KINH AN TRÚTHANH TỊNH TRONG THỜI GIAN ĐI KHẤT THỰC
(Thanh TịnhKhất Thực Trú Kinh, Tạp A Hàm kinh 236) Thích Đức Thắng dịch
Tôi nghe như vầy:
Một thời, Phật ở tại vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vào buổi sáng sớm, Tôn giả Xá-lợi-phất đắp y mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong trở vềtinh xá, cất y bát, rửa chân xong; cầm tọa cụ vào trong rừng, tọa thiền nghỉ trưa. Sau khi tọa thiền xong, Tôn giả Xá-lợi-phất đến chỗ Phật, đảnh lễ dưới chân, rồi ngồi lui qua một bên. Bấy giờ, Đức Phật hỏi Xá-lợi-phất:
“Ngươi từ đâu lại?”
Xá-lợi-phất đáp:
“Bạch Thế Tôn, con từ chỗ tọa thiền nghỉ trưa ở trong rừng lại.”
Phật hỏi Xá-lợi-phất:
“Hôm nay ngươi nhập vào thiền nào mà an trú?”
Xá-lợi-phất bạch Phật:
“Hôm nay con ở trong rừng, nhập an trụ thiền Không tam-muội[22].”
Phật bảo Xá-lợi-phất:
“Lành thay! Lành thay! Xá-lợi-phất, hôm nay ngươi đã nhập thiền trú bậc thượng tọa mà tọa thiền[23]. Nếu các Tỳ-kheo nào, muốn nhập thiền thượng tọa, thì phải học như vầy:
“Khi vào thành, khi đi khất thực, hoặc lúc ra khỏi thành, thì phải tư duy như thế này: ‘Hôm nay mắt ta thấy sắc, có khởi lên dục, ân ái, ái lạc, niệm tưởng, đắm nhiễm không?’ Này Xá-lợi-phất, Tỳ-kheo quán sát như vậy, nếu nhãn thức đối với sắc mà có ái niệm, đắm nhiễm, thì Tỳ-kheo này vì để đoạn ácbất thiện nên phải phát khởiquyết ýtinh cần, có khả năng buộc chặtý niệm để tu học. Ví như có người bị lửa đốt cháy đầu và áo, vì muốn dập tắt hết lửa, nên phải phát khởinỗ lựcquyết tâm để dập tắt lửa. Tỳ-kheo này lại cũng phải như vậy, phải phát khởiquyết ýtinh cần, buộc chặtý niệm để tu học.
“Nếu Tỳ-kheo khi quán sát, hoặc ở giữa đường, hoặc đi khất thực ở trong làng xóm, hoặc đi ra khỏi làng xóm, ngay trong lúc đó mà nhãn thức đối với sắc không có ái niệm, đắm nhiễm, thì Tỳ-kheo này ước nguyện bằng thiện cănhỷ lạc này, ngày đêm tinh cần cột niệm tu tập. Đó gọi là Tỳ-kheo đi, đứng, ngồi, nằm, với sự khất thực đã được thanh tịnh. Cho nên kinh này gọi là Thanh tịnhkhất thực trụ.”
Phật nói kinh này xong, Tôn giả Xá-lợi-phất nghe những gì Đức Phật đã dạy, hoan hỷphụng hành.
______________________________
BẢN DỊCH CỦA THẦY THÍCH NHẤT HẠNH
Kinh An trúThanh tịnh trong Thời gian đi khất thực
Thích Nhất Hạnh dịch
(Thanh TịnhKhất Thực Trú Kinh, Tạp A Hàm kinh 236)
Đây là những điều tôi được nghe trong thời gian Bụt ở tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở thành Vương Xá. Lúc bấy giờ, Tôn giả Xá Lợi Phất, vào buổi sáng khoác y, ôm bát, đi vào thành Xá Vệ để khất thực. Khất thực xong, thầy trở vềtinh xá, cất y bát, rửa chân xong, mang tọa cụ vào rừng, thực tậptọa thiền buổi ban ngày. Sau đó, thầy Xá Lợi Phất xuất thiền, tới chỗ Đức Thế Tôn ở, làm lễ dưới chân Bụt, rút lui và ngồi xuống một bên, phía trước Đức Thế Tôn.
Lúc bấy giờ, Bụt hỏi thầy Xá Lợi Phất: “Thầy từ đâu tới đây?”
Thầy Xá Lợi Phất đáp: “Lạy Đức Thế Tôn, con vừa mới thực tậpthiền tọa buổi ban ngày trong rừng. Thực tập xong, con tới đây.”
Bụt hỏi Thầy Xá Lợi Phất: “Trong buổi thiền tập hôm nay, thầy an trụ trong loại thiền định nào?”
Thầy Xá Lợi Phấttrả lời Bụt: “Thế Tôn, con ở trong rừng, đi vàoan trú trong pháp thiền định “không tam muội”.
Bụt bảo Thầy Xá Lợi Phất: “Hay lắm, hay lắm, Thầy Xá Lợi Phất. Đó là Thầy đang thực tập một loại thiền định cao cấp gọi là thượng tọa thiền.
“Này Xá Lợi Phất, nếu các vị tì khưu nào muốn đi vàothượng tọa thiền thì phải thực tập như sau:
“Trong khi đi vào thành phố để khất thực, hoặc trong khi đi ra khỏi thành phố, (vị khất sĩ) phải thực tậptư duy như sau: trong khi mắt tôi đang thấy sắc, thì tâm tôi có phát khởidục tưởng (vào sắc ấy) hay không? Tôi đang có bị tâm niệmân áiràng buộc hay không?
“Này Xá Lợi Phất, nếu trong khi vị khất sĩthực tậpquán niệm như thế, mà thấy trong khi mắt đối sắc có tâm niệmái nhiễm phát sinh thì vị khất sĩ ấy lập tứctìm cách đoạn trừ ngay tâm niệmái nhiễm ấy, tâm niệm không có lợi lạc cho đường tu ấy. Vị khất sĩ ấy phải có thao thức tìm ra những phương pháp có thể giúp mình nắm lấy tâm ý mà tu tập (hệ niệmtu học).
“Ví như có một người kia biết là lửa đang cháy trên chiếc khăn chít đầu của mình, liền lập tức tìm mọi cách dập tắt ngọn lửa, vị khất sĩ cũng phải làm như thế, nổ lực tìm raphương tiện để nắm lấy tâm ý mà tinh tiếntu học. Nếu vị khất sĩ đang đi trên đường, hoặc đang đi khất thực ở trong xóm làng, hoặc đang rời bỏ xóm làng mà biết phát khởichánh niệm để quan sát và nhận thấy rằng khi con mắt mình tiếp xúc với hình sắc, mà trong tâm mình không có sự nhiễm trước của ái niệm, thì vị khất sĩ này nên có ý nguyệngìn giữ gốc rễ tốt đẹp của cái niềm vui và cái hạnh phúc này để tinh cần nắm lấy tâm mình mà tu học ngày đêm. Như vậy vị khất sĩ này trong bốn tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, thực tập được pháp tịnh hóa trong suốtthời gian đi khất thực. Ta có thể gọi kinh này là Kinh Thanh TịnhKhất Thực.”
Bụt đã nói kinh này xong. Tôn giả Xá Lợi Phấtnghe lời Bụt dạy vui mừng đem ra thực tập theo những lời ấy.
Mông SơnThí Thực là một nghi thức đã được sử dụng rất phổ cập trong các ngôi Già lam thuộc hệ phái Phật giáoBắc tông. Có ba loại nghi thứcMông Sơn: Đại Mông Sơn, Trung Mông Sơn và Tiểu Mông Sơn.
Tiếng Phạn “Sa Di”, ở đây dịch là Tức Từ, ý nói: Dứt ác, hành điều từ, dứt nhiễm ôthế gian mà từ bi cứu giúp chúng sanh. Còn dịch là Cần Sách, hoặc dịch là Cầu Tịch.
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
Tất cả nam nữ ở thế giangiàu sang hay nghèo hèn, chịu khổ vô cùng hoặc hưởng phước vô lượng đều do nghiệp nhân gieo tạo đời trước mà cảm thọquả báohiện tại.
Thành thật luận (Satyasiddhi-sastra) do Ha-lê-bat-ma tạo luận, Cưu-ma-la-thập dịch Hán, Nguyên Hồng dịch Việt, thâu lục trong Đại chính, Đại Tạng Kinh số No 1647.
Nguyện cầu hồng ânTam bảogia hộ cho toàn thể quý học chúng Bồ tát giớitại gia, có đầy đủ bi trí lực để hoàn thànhbản nguyện tự lợi, lợi tha, trong khung trời giải thoáttự tại của chánh phápNhư Lai.
Kinh AN BAN THỦ Ý là một trong những bản kinh được xuất bản sớm nhất ở Viễn Đông và đã góp phần vào việc phổ biếnPhật giáo qua việc giảng dạy cách thức thiền tập...
Trong Luật tạng, bộ Luật đầu tiên theo trong sử nhắc đến là bộ Bát thập tụng luật do Tôn giả Ưu-ba-li tám mươi lần ngồi tụng thì mới xong bộ Luật của Phật dạy.
Vãng sinh tập đều ghi chép nhiều truyện có thật đời xưa tu Tịnh độ được vãng sinhTây phương của đủ các hạng người xuất gia lẫn tại gia, của cả loài vật... Chúc Đức dịch Việt
Kinh PHÁP-HOA là một bộ kinh lớn mà từ xưa đến nay, sau khi đức Phật diệt-độ, được lưu thông nhứt và được nhiều người tụng-trì nhứt trong các bộ kinh lớn... HT Thích Trí Tịnh
Sám văn gồm có ba cuốn ngày nay là sám văn ấy. Đem nước từ bitam muội rửa sạch oan nghiệp nhiều kiếp, lấy ý nghĩa đó để mệnh danh Thủy sám... HT Thích Trí Quang
Tăng đoànthực hành đúng Pháp và Luật của Phật đã chế định trong sự cùng nhau cộng trú hòa hợp và thanh tịnh, cùng nhau giải tán trong sự hòa hợp và thanh tịnh.
Phật Thừa Tôn Yếu luận là một trong nhiều tác phẩm của Đại sưThái Hư, mang ý nghĩa bao quát nội dung giáo nghĩaĐại thừaTiểu thừa... Thích Thiện Hạnh Dịch
Luận Phật ThừaTông Yếu là tùy thuận theo thời cơ lược nói về tông bản và cương yếu của Phật pháp... Nguyên tác: Đại sưThái Hư; Thích Nhật Quang dịch Việt
Quyển "Thập thiện nghiệp đạo kinh giảng yếu" của ngài Thái HưPháp sư, thấy tóm tắtdễ hiểu, lời lẽ giản dị mà ý nghĩa đầy đủ, lại rất hợp với căn cơhiện tại... Thái Hư
Theo Viên Trừng – Trạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhã và trước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
Chủ ý đó là muốn Tỷ kheo phải là bậc Chúng trung tôn, thân miệng ý, cả 3 nghiệp ấy đừng có những tội lỗi và cử động bất xứng... Hòa thượng Thích Trí Quang dịch giải
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.