Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

29-pháp Hội Ưu Đà Diên Vương

01 Tháng Năm 201000:00(Xem: 7884)
29-pháp Hội Ưu Đà Diên Vương

KINH ĐẠI BẢO TÍCH
Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Xuất bản: Ban Văn Hóa Thành Hội TP. Hồ Chí Minh PL 2543 - DL 1999

XXIX
Pháp hội

ƯU ĐÀ DIÊN VƯƠNG

Thứ hai mươi chín

Hán Dịch: Nhà Đường, Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi
Việt Dịch: Việt Nam Tỳ Kheo Thích Trí Tịnh

Như vậy tôi nghe một lúc đức Phật ở nước Câu Viêm Di tại vườn Cù Sư La cùng đại Tỳ Kheo ngàn hai trăm năm mươi người câu hội. 

Bấy giờ đệ nhất phu nhơn của vua Ưu Đà Diên tên Xá Ma đối với đức Như Lai và hàng Thánh chúng thân tín cung kính thân cận cúng dường và thường ca ngợi công đức của Như Lai

Đệ nhị phu nhơn tên Đế Nữ có lòng ganh siễm đến vua nói dốiđức Như Lai và hàng đệ tử có chỗ phi pháp đối với đại phu nhơn. 

Nhà vua giận lắm lấy cung tên bắn phu nhơn Xá Ma. Vì thương xót vua, Phu nhơn Xá Ma nhập từ tam muội, mũi tên bắn ra liền quay trở lại dừng tại trên không ngay đỉnh đầu vua, mũi tên ấy cháy đỏ như khối lửa rất đáng sợ. Vua bắn ba phát tên cũng đều như vậy 

Vua Ưu Đà Diên thấy sự việc ấy toàn thân lông tóc đều dựng lên kinh sợ hối hận nói với phu nhơn rằng: «Bà có phải là Thiên nữ hay Long nữ chăng? Hay bà là Dạ Xoa nữ, Càn Thát Bà nữ, Tì Xá Gía nữ, La Sát nữ chăng? ».

Phu nhơn Xá Na nói; «Tôi chẳng phải Thiên nữ cũng chẳng phải La Sát nữĐại vương nên biết tôi nghe đức Phật thuyết pháp thọ trì ngũ giới làm Ưu Bà Di. Vì thương vua nên tôi nhập từ tam muội. Dầu vua đối với tôi sanh lòng bất thiện, nhưng do sức nguyện từ tâm nên tôi không bị thương tổn. Lành thay Đại Vương nên đối với đức Như Lai qui mạng đảnh lễ chắc sẽ được an vui ».

Vua nghĩ rằng phu nhơn nghe pháp làm Ưu Bà Di còn có sức oai thần dường ấy huống là đức Như Lai Đẳng Chánh Giác

Vua Ưu Đà Diên liền đến chỗ Phật lễ chưn hữu nhiễu ba vòng trình bày sự việc trên rồi bạch rằng: Ngưỡng mong đức Như Lai và hàng Thánh chúng hoan hỉ cho tôi sám hối khiến tội lỗi ấy sớm siêu diệt ».

Đức Phật ấy nói: «Như lời vua tự thuật vì lầm cho Như Lai và hàng Thánh chúng như phàm nhơn ngu si có lỗi nên vua sanh lòng giận oán. Nay vua nếu có thể y Phật pháp luật tự ăn năn tội lỗi chẳng có lòng che giấu cùng tận đời vị lai chẳng tái phạm thì ta sẽ nhiếp thọ cho vua tăng trưởng thiện pháp

Vua bạch rằng: « Bạch đức Thế Tôn! Vì tôi bị nữ nhơn mê hoặc cuồng loạn điên đảo không hiểu biết nên phát sanh giận dữ, tội nghiệp nầy sẽ đọa địa ngục. Ngưỡng mông đức Như Laian lạc chúng sanhxót thương khai thị lỗi họa siễm khúc hư dối của nữ nhơn, chớ để chúng tôi thân cận nữ nhơn hầu sẽ được mãi mãi thoát các sự khổ lụy ».

Đức Phật nói: « Để sự ấy lại, sao vua cần hỏi sự ấy mà chẳng hỏi sự khác? ».

Vua bạch: »tôi không hỏi sự khác. Vì nữ nhơn khiến tôi tạo tội địa ngục, nay tôi chỉ muốn biết lỗi họa nữ nhơn siểm khúc hư cuống tà mỵ. Mông đức Thế Tôn khai thị cho ».

Vua Ưu Đà Diên ba lần thỉnh hỏi như vậy. 

Đức Phật nói: « Đại Vương trước phải biết lỗi họa của trượng phu rồi sau sẽ quan sát lỗi họa của nữ nhơn ».

Vua bạch; «Vâng,bạch đức Thế Tôn! Xin thích muốn được nghe.

Đức Phật nói: «Tất cả trượng phu đều do bốn thứ lỗi lầm bất thiện nên bị nữ nhơn làm mê loạn. 

Một là ở nơi dục nhiễm đam trước không chán ưa thích nữ nhơn mà túng dật, chẳng biết gần gũi Sa MônBà La Môn đủ tịnh giới tu phước nghiệp. Vì chẳng thân cận những bực như vậy nên những tịch tín, thi lađa văn bố thí, trí huệ đều thối thất. Do vì không có tín giới văn thí huệ nên người ấy chẳng phải thiện trượng phu làm nghiệp đạo ác, không có trí huệ say mê dục lạc, bị dục bắt, bị dục trói, lấy dục làm mạng sống, gần kẻ ngu xa người trí, làm bạn với kẻ ác tạo tội lỗi, tham ưa cảnh bất tịnh của nữ nhơn bèn bị nữ nhơn chế phục như tôi đòi, hệ thuộc sa ngã ở chỗ nữ nhơn, không biết hổ thẹn, gần kề đến ở cửa ghẻ máu mủ hôi tanh mũi dãi thường chảy như cảnh bất tịnh ở bãi tha ma. Đến đỗi trái bỏ cha mẹ chẳng biết ơn dưỡng. Bỏ lìa Sa Môn Bà La Môn, chẳng có lòng tôn trọng cung kính cúng dường. Với Phật pháp và Tăng chẳng tín kính sẽ mất hẳn Niết bàn giới. Hạng trượng phu nầy sẽ đọa vào địa ngục Chúng Hiệp và địa ngục A Tì, cũng sẽ phải đọa ngạ quỉ súc sanh không ai cứu được. Dầu nghe lời dạy của Phật, nhưng vẫn mãi nhớ tưởng nữ nhơn ca vũ đùa cười chẳng biết chán lìa. Người nầy quen thói ngu ác chẳng thích tu hành sự việc của thiện trượng phuĐại Vương nên biết lúc trượng phu thân cận nữ nhơn chính là lúc thân cận nghiệp ác đạo. Đây là lỗi họa thứ nhứt của trượng phu vậy ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

« Cảnh dục đều khổ 
Hạ liệt dơ xấu
Máu mủ tanh hôi 
Rất đáng chán sợ
Là chỗ chứa họp 
Nhiều thứ lỗi họa 
Nào có người trí 
Ưua thích cảnh nầy 
Như trong hầm tiêu 
Dơ uế đầy tràn 
Cũng như chó sình 
Như dã can chết 
Như rừng thây ma 
Dầy những uế dơ 
Dục nhiễm dơ uế 
Đáng chán cũng vậy 
Những người ngu si 
Ái luyến nữ nhơn 
Như chó sanh con 
Chưa từng bỏ lìa 
Cũng như ruồi thấy
Đồ ăn ói mửa 
Lại như bầy heo 
Ham chỗ dơ dáy 
Nữ nhơn hay phá 
Giới cấm thanh tịnh 
Cũng lại làm hư 
Công đức danh văn 
Làm nhơn địa ngục 
Chướng sanh cõi trời 
Nào có người trí 
Lại thích cảnh dục 
Lại như có người 
Uống ăn thuốc độc 
Thân tâm đao khổ
Chẳng vận động được 
Do dục nhơn nầy 
Hay làm gốc khổ 
Như thân có đọc 
Ngu chẳng hay biết 
Cũng như chẳng rõ
Pháp thuật ảo hóa 
Vọng theo tìm cầu
Luống tự khổ nhọc 
Người ngu cũng vậy 
Đối với dục nhiễm 
Thường khổ tham cầu 
Phải đọa địa ngục 
Hoặc thiết tiệc tùng 
Ca vũ kỹ nhạc 
Cưới con gái người 
Về làm vợ mình 
Chứa họp nhiều thứ 
Khổ chẳng lợi ích 
Người ngu gây tạo 
Nghiệp khổ vô lợi 
Thêm lớn các tội 
Lui mất căn lành 
Trong việc vô lợi 
Chẳng tiết thân mạng 
Do đây sa đọa 
Hố sâu ác đạo 
Chiêu vời địa ngục 
Hoàn sắt cháy đỏ 
Núi dao lưỡi nhọn 
Tên độc các khổ
Nữ nhơn hay họp
Nhiều sự việc khổ 
G iả mượn hoa hương
Để chưng diện đẹp 
Người ngu ở đây 
Vong lầm tham cầu
Gần kề ngợi khen 
Cảnh sắc hạ liệt 
Thối thất trí huệ 
Sa đọa tam đồ 
Đây do ngu si 
Nên bị mê hoặc 
Như chim biển mệt 
Mê mất hướng bờ 
Lại như người ngu 
Lấy dây sắt nóng 
Đeo vào cổ mình 
Như trâu mang ách 
Cảnh dục như rượu
Làm say cuồng người 
Tại sao người ngu 
Chẳng biết ngốc khổ 
Hoặc với cha mẹ 
Chẳng biết ơn thương 
Điều do nhục nhiễm 
Sanh họa lỗi nầy 
Thường với tà dục 
Các pháp như vậy 
Ca ngợi tập làm 
Chẳng biết hổ thẹn 
Họ do ngu si 
Nên bị mê loạn 
Tạo tội ấy rồi 
Sẽ đến tam đồ 
Người tối cuồng say
Đam mê cảnh dục 
Dầu ơn cha mẹ 
Họ cũng bỏ được 
Nếu người tham nhiễm 
Gần kề cảnh dục
Thì là chống trái 
Vô thượng phước điền 
Vô lượng câu chi
Vọng tưởng phiền nhiễu 
Xoay vần bức não 
Từ đây mà sanh 
Hoặc lại mong cầu 
Danh lợi thế gian 
Đem phi pháp ấy 
Khuyên dụ lẫn nhau 
Do đây hiện tại 
Chiêu vời sự khổ
Chết chắc phải đọa 
Địa ngục an tỳ
Hiện thấy những khổ 
Đều họp trên thân 
Bạn lành lìa xa
Cung trời mất hẳn 
Nào có người trí 
Ưu thích nơi đây 
Thà vào địa ngục 
Chạy trên núi đao 
Nằm trên lò lửa 
Chẳng gần nữ sắc
Nếu người thường nhiễm 
Ham mê tà dục 
Hư mất rất nhiều 
Những sự lợi lạc 
Người nữ hay làm 
Nhơn các sự khổ 
Tham dục hay hoại 
Tất cả an lạc 
Ác pháp chứa họp
Thiện hữu xa lìa 
Đều do gốc nơi 
Tham cầu người nữ 
Nếu người được nghe 
Lời Phật răng dạy 
Đối với nữ nhơn 
Hay sanh chán lìa 
Thì là trang nghiêm 
Báo trời thanh tịnh 
Cũng sẽ mau chứng 
Vô thượng Bố đề. 

Lại nửa, nầy Đại Vương! Luận về cha mẹ đều muốn cho con mình được lợi lạc nên hay làm việc khó làm hay nhẫn sự khó nhẫn, dầu tất cả thứ bất tịnh dơ uế đều chịu được cả, lại muốn thân thể sắc lực của mình mau tăng trưởng nên khiến nó thấy những sự thắng diệu trong Diêm Phù bú mớm nuôi nấng không có lòng mỏi nhàm, lại vì muốn cho con mình được vui sướng nên kinh doanh cầu tìm tài vật để cung cấp đầy đủ cho con và đến nhà người cầu hôn cưới con gái cho con. Hôn thú xong đứa con ái luyến vợ quên mất cha mẹ. Hoặc nó thấy cha mẹ lần suy già nên khinh khi trái nghịch lãng phí tài vật, hoặc dời cha mẹ cho ở chổ khác. Đây đều do tham dục làm mê hoặc đên đảo, nên với cha mẹ thì vất bỏ không kính thương nuôi dưỡng, với con gái nhà người thì trân trọng cung kính cung cấp không biết mỏi nhàm, đây là thành tựu gốc địa ngục, cũng là lỗi họa thứ hai của trượng phu vậy ».

Đức Thế Tôn kệ rằng: 

«Các ông nên biết 
Đối với cha mẹ 
Tôn trọng cúng duờng 
Người nầy thường được 
Thích Phạm Hộ Thế 
Vệ hộ phò trì 
Hay khiến ở nhà 
An ổn khoái lạc 
Hoặc nhơn buôn bán 
Đi biển phương xa 
Qua lại an ổn 
Được những tài lợi
Chính đây gọi là 
Đại bửu vô gía 
Hay cho hiệu qủa 
Tên tối thượng điền 
Như vậy hiện đời 
Qủa báo trân bửu 
Đều do cúng dường 
Cha mẹ mà được 
Còn ở đời sau 
Sẽ được xa rời 
Thân hình lừa ngựa 
Mang nặng sai khiến 
Cũng chẳng sa đọa 
Ngục phẩn sông tro 
Núi dao mũi nhọn 
Đồng sôi sắc đỏ 
Lại ở đời kế 
Sanh trong loài người 
Giàu có của báu 
Thóc lụa dư thừa 
Vợ con quyến thuộc 
Thảy đều hòa mục 
Hoặc đến tương lai 
Được sanh trên trời 
Cung điện vườn tược
Âm nhạc tự nhiên 
Tha hồ vui chơi 
Hưởng thọ diệu lạc 
Đâu có người trí 
Nghe pháp âm nầy
Với ruộng cha mẹ
Chẳng siêng cúng dường

Lại nầy Đại vương! Nếu là trượng phu do nơi tà kiến chẳng biết tự thân mau diệt hoại nên gây tạo nghiệp ác mà tự khi dối. Người ngu si nầy luống bỏ qua thời giờ, Như gổ đá chạm trổ làm thành, dầu hình giống người mà không hiểu biết quen làm tham dục, thế là thành tựu nghiệp nhơn ác đạo. Đây là lỗi thứ ba của trượng phu».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

Trượng phu thì dục
Làm cho mê loạn 
Nên thường gây tạo 
Các thứ tội ác
Điên đão tối tăm 
Che chướng tâm họ 
Nhơn đó sẽ sanh 
Ngục tù ác đạo 
Những kẻ tà hạnh 
Sẽ còn xa lìa 
Tất cả thánh hiền 
Cũng chẳng cung kính 
Các hàng Sa Môn 
Do điên đảo kiến 
Nhẫn đến qui mạng 
Núi sông tà mị 
Do vì tham dục 
Hoặc lại giết hại 
Các loài cầm thú 
Thờ tế thần kỳ 
Nhơn vì đảo kiến 
Phi pháp cầu phước 
Do đây lìa hẳn 
Tất cả an lạc
Nếu ở trong hàng 
Người tạo ác nầy 
Chẳng biết tịnh tín
Hung hiểm không thẹn 
Những người như vậy
Lìa hẳng Hiền Thánh 
Họ chắc sẻ đọa 
Địa ngục kêu la
Hoặc vì tham dục
Bức khổ người khác 
Sẽ đọa địa ngục 
Đốt cháy tột đốt cháy 
Lại vì đảo kiến 
Với Phật pháp tăng 
Chẳng thể thân cận 
Cung kính cúng dường 
Pháp bửu chánh giáo 
Mà chẳng lắng nghe 
Xa lìa thánh hiền 
Sa đọa ác thú 
Ví thế người trí 
Đã được thân người 
Chớ nên lầm lẫn 
Điên đảo vọng kiến 
Nên tu bố thí 
Và giữ tịnh giới 
Sẽ được sanh thiên 
Chứng đạo Bồ đề

Lại nầy Đại Vuơng! Hoặc có trượng phuthân mạng mình mà quá lao nhọc chứa họp tài vật, rồi bị nữ nhơn ràng buộc phải cung phụng như tôi đòi nên lại càng tham cầu của báo chẳng bố thí cho Sa MônBà La Môn, họ cũng cam chịu luật vua trị phạt. Thấy nữ nhơn buồn rầu họ liền tự nghĩ nay tôi phải làm sao cho nàng vui vẻ? Những trượng phu nầy là tôi tớ của tham dục, với cảnh hạ liệt bất tịnh ấy lại tưởng là tịnh mà lại sanh lòng ái nhiễm. Lúc gần kề nữ nhơn như vậy chính là tạo thành nghiệp ác đạo. Đây là lỗi thứ tư của trượng phu vậy ».

Đức Thế Tôn nói kệ rằng: 

«Người tham dục sai mê 
Họ thiệt không an lạc 
Vì gần kề ác pháp
Chẳng gọi thiện trượng phu
Nếu người tự phóng vật 
Không biết gìn cấm giới 
Tùy tâm ý mà làm 
Hư mất những phước lợi 
Người không trí huệ kia 
Hành các pháp súc sanh 
Chạy đuổi theo ngũ sắc
Như theo thích phẩn dơ 
Người ngu chẳng biết xem 
Lỗi họa của nhục nhiễm 
Vọng tưởng là ân trọng 
Như người mù lòa kia 
Bị sắc dục trói buộc
Thêm lớn lòng ái dục
Dường như loài dã can
Chẳng rời khỏi tha ma 
Nơi thanh hương vị xúc 
Mà sanh lòng ái nhiễm
Luân chuyển trong sanh tử
Như con khỉ cột 
vô minh bao che 
Bị nữ nhơn mê loạn 
Như kẻ chợ cầu lợi 
Dối phỉnh đến thân cận 
Người ngu thân cận dục 
Là vào cảnh giới ma 
Dường như Ế Đồ Ca 
Thèm ưa mùi phẩn dơ 
Cũng như trận mưa đá 
Hay tổn hại lúa mạ 
Thợ gốm thường gần lửa 
Phần nhiều bị phỏng nóng 
Những người chưa kiến đế 
Bị dục mất pháp lành 
Như gió thổi cám nhuyễn 
Nghiã ấy cũng như vậy 
Giả như thiện trượng phu 
Bị kẻ nhơn bắt
Thà chiu khổ nạn nầy 
chẳng nên gần nữ nhơn 
Nếu ham thích nữ sắc 
Lòng tham cầu càng nhiều 
Người phàm ngu thủ tướng 
Thêm lớn lòng ái dục 
Như trong mùa hạ nóng 
Đi lâu trong đồng hoang 
Khát quá uống nước mặn
Uống xong khát càng tăng
Người chưa thấy chơn thiệt 
Ngu si luống sanh sống 
Thân cận cùng nữ nhơn 
Tham dục ái vững chắc 
Nếu người chạm rắn độc 
Thì bị rắn làm hại 
Người phàm phu phạm dục 
Bị dục hại cũng vậy 
Ví như bình màu đẹp 
Trong đựng toàn thuốc độc 
Trong bình thiệt đáng sợ 
Mặt ngoài hiện đoan nghiêm 
Trang sức cho nữ nhơn 
Bảo họ là sinh đẹp 
Thân họ rất dơ dáy 
Như túi da đầy phẩn 
Lại như lấy lụa màu 
Quấn lấy lưỡi dao bén 
Trang sức cho nữ nhơn 
Nghiã ấy cũng như vậy 
Như lửa đầy hố sâu 
Không khói hay đốt cháy 
Nữ nhơn cũng như vậy 
Bạo ác không xót thương 
Như thây chó thây rắn 
Xấu dơ mà rã thúi 
Cũng như đốt phẩn dơ 
Mọi người đều gốm nhờm 
Thây chó rắn cùng phẩn 
Dầu rất đáng gớm nhờm 
Nhưng các nữ nhơn kia
Đáng gớm lại càng hơn 
Ví như thuở kiếp hoại 
Đại địa đều nổi lửa 
Rừng rậm những cỏ cây 
Tất cả đều bị cháy
Loài vật to ở biển 
Nước cạn không lần hết 
Tu Di các bửu sơn 
Thế giới bị cháy khắp 
Thưở kiếp thiêu như vậy 
Đốt cháy cả núi biển 
Không có chúng sanh nào 
Mà có người cứu được 
Nhơn ái dục nữ nhơn 
Đốt hại các ngu phu 
Dường như kiếp hỏa tai 
Tất cả bị cháy hết 
Thân bất tịnh thường chảy 
Mũi dãi đàm máu mủ
Sao kẻ ngu mê kia 
Lại ái luyến thân ấy 
Gân xương kết chỏi nhau 
Gói ghém nhờ da thịt
Hôi dơ rất đáng gớm 
Như đồ ăn thiêu bỏ 
Cũng như của kho vựa 
Trấu rơm thường bừa bãi 
Thân nầy nhiều dơ xấu 
Sung mãn cũng như vậy 
Gan mật cật tì vị 
Tim phổi ruột phẩn dơ 
Cùng óc tủy mủ máu 
Tám vạn hộ trùng nhỏ 
Ở đó thường ăn nút 
Các người ngu tối tăm
Lưới si thường quấn trùm 
Không hiểu rõ điều ấy 
Ăn uống cặn bã thừa 
Chín lỗ thường chảy luôn 
Thân tội lỗi như vậy 
Do nghiệp dơ đời trước 
Người ngu ham nữ nhơn 
Ái luyến nơi thanh sắc 
Do đây sanh nhiễm trước 
Chẳng từng biết như thiệt 
Như ruồi thấy ói mửa 
Liền sanh lòng ưa thích 
Người ngu ưa nữ nhơn
Cảnh giới cũng như vậy 
Nghiêng ngả nơi nữ sắc 
Thường ố quế thân mình 
Tại sao người ngu kia 
Thích gần kề nơi ấy 
Như chim chóc kiếm ăn 
Chẳng biết tránh lưới bẫy 
Tham ái nơi nữ nhơn 
Bị hại cũng như vậy 
Ví như cá trong nước 
Lội bơi trước người chài 
Liền bị họ bắt được 
Há chẳng là tự hại 
Nữ nhơn như người chài 
Siểm cuống khác vì lưới 
Nam tử đồng với cá 
Bị bắt cũng như vậy 
Dao bén của sát nhơn 
Dầu cũng là đáng sợ 
Dao bén nữ nhơn kia 
Tổn hại lại còn hơn 
Như bướm đáp lửa đèn 
Và lúc nhà bị cháy 
Côn trùng bị thiêu đốt 
Không ai cứu vớt nó 
Mê say nơi nữ nhơn 
Bị lữa dục đốt cháy 
Do đây đọa ác thú 
Không được cứu cũng vậy 
Những người ngu tà hạnh 
Ái luyến thê thiếp người 
Vọng sanh tưởng ưa thích 
Dường như gà trống nhà 
Cũng như chim trĩ rừng 
Lầm vào chỗ giết hại 
Nhơn đó tự tổn thương 
Mà không ai cứu giúp 
Bỏ rời Phật chánh pháp
Gần kề nữ nhơn kia 
Do nghiệp nhơn duyên nầy 
Sa đọa ba ác đạo 
Lại như bầy khỉ kia 
Chuyền nhảy trong gộp cây 
Tất sẽ bị tổn thương 
Há chẳng vì tham ngu 
Cũng vậy người tham dục 
Với các nữ nhơn kia 
Bị lưới si chụp bắt 
Luôn bị khổ sanh tử
Như người tội thế gian 
Bị xử giáo nhọn đâm 
Kẻ mê say dâm dục 
Thường luyến rừng gươm nhọn 
Như dùng ngọn lửa mạnh 
Đốt nấu vạc nước sôi 
Đem bắp mè ném vào
Theo nước sôi trôi chìm
Cũng vậy người tham dục 
Chẳng hiểu biết thiện ác 
Chết sẽ đọa ác đạo 
Bị nấu trong vạc sôi 
Số lớn của vạc sôi 
Sáu mươi bốn câu chi 
Những kẽ gây nghiệp ác 
Lấy đó làm chỗ ở 
Mỗi mỗi vạc như vậy 
Rộng lớn một do tuần 
Lửa mạnh đốt khắp bề 
Đáy và bốn bên vạc 
Có kẻ mãn trăm năm 
Hoặc hai ba bốn trăm
Chịu khổ nung nấu nóng 
Đều do nghiệp mình tạo 
Ngục tốt cầm móc bén 
Thỉnh thoảng lại móc ra 
Da thịch đều nhừ rã 
Chỉ còn lại xương trắng 
Bấy giờ các ngục tốt 
Lại đem đến chuồng sắt 
Lấy chài đâm giã nát 
Không ai cứu giúp được 
Bấy giờ các xương tủy 
Đều nát nhỏ như bụi 
Do gió nghiệp thổi đến 
Chết rồi mà sông lại 
Nếu có kẻ xâm bức 
Vợ con của kẻ khác 
Sẽ phải leo gai sắt 
bị nạn búa chày 
Thiết xoa ba chia nhọn 
Hoặc có bốn năm chia
Xâm bức vợ con người 
Sẽ bị hình phạt ấy 
Lại có quạ mỏ sắt 
Mổ moi lấy tủy óc 
Các bầy sói dã can 
Tranh đến táp liếm ăn 
Người tà dục như vậy 
Sẽ đọa địa ngục phẩn 
Hoặc chạy trên mũi dao 
Cũng phải trèo núi dao 
Người tà dục như vậy 
Sẽ đọa ngục nóng đốt 
Đã bị khổ cháy thiêu 
Rồi đài qua ngục băng 
Người tà dục như vậy 
Cũng đọa ngục cực nhiệt
Hiều kiếu và đại kiếu 
Cùng qua ngục hắc thằng 
Người tà dục như vậy 
Sẽ chìm sông hèm nóng 
Lại trãi qua ngục tro
Chưa tới đáy đã chết
Có ngục tật lê sắc
Năm gốc gai nhọn bén 
Bị chó sắt rượt cắn 
Sợ chạy vào rừng gai 
Ái luyến nơi nữ nhơn 
Đọa vào chỗ đại bố 
Hoặc phải nuốt hoàn sắt 
Hoặc phải uống nước đồng 
Có hai núi sắc nóng 
Kia đây ép vào nhau 
Người tham dục ngày xưa 
Nay bị khổ trong ấy
Lúc khổ như vậy 
Đều không ai cứu giúp
Bị tội báo khổ ấy 
Đều do nghiệp mình gây 
Người đồng vui ngày trước 
Nay nào thấy họ đâu 
Chỉ riêng mình chiệu khổ
Họ chẳng đến cứu nhau 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến cha mẹ 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến con cái 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến anh em 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến chị em 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Do vì ở đời trước 
Tự gây tạo tội nghiệp 
Dầu cho đến bằng hữu 
Cũng chẳng cứu nhau được 
Kẻ ngu vì tà dục 
Tham tìm cầu nữ nhơn 
Nơi địa ngục vô gián 
Bị những khổ như vậy 
Nói nữ nhơn bất tịnh 
Dơ xấu nhiều như vậy 
Chỗ kẻ ngu đến gần 
Người trí đều lìa xa 
Thân cận nữ nhơn kia 
Rất là tột hạ liệt 
Là ác trong những ác 
Nào có đáng vui ưa 
Các phàm phu tham dục 
Thường ôm ấp túi phẩn
Do nghiệp nhơn duyên nầy 
Sẽ nhận vô lượng khổ 
Người ngu vì nữ nhơn
Cam chịu những hình phạt
Tù trói và đáng đập 
Vẫn không lòng chán lìa 
Người ngu vì nữ nhơn 
Bị các thứ thiêu hại 
Hay nhịn chịu khổ đau 
Vẫn không lòng chán lìa 
Hoặc đặt trên cây nhọn 
Hoặc giết hoặc nhận nước 
Hoặc ném vào hố to 
Chịu đủ mọi khổ độc 
Dầu thấy khổ như vậy 
Còn ở trong dâm dục 
Khen gợi các nữ nhơn 
Chưa hề biết chán lìa 
Hoặc có người trí ít 
Biết là gốc sự khổ 
Biết mà vẫn thân cận 
Như keo sơn gập lửa 
Nghe lời Phật răng dạy 
Dầu có lòng tin nhận 
Vẫn nuôi chứa nữ nhơn 
Đông nhiều như bầy dê 
Hoặc nghe lời Phật dạy 
Vừa khởi lòng hối nhàm 
Gây lát hại sanh tham 
Như bịnh độc lại phát 
Dường như heo bị bố 
Tạm dừng trong gây lát 
Nếu thấy vũng phẩn dơ 
Lòng tham ái lại sanh 
Người ngu nghe pháp rồi 
Tạm thời lòng kinh sợ 
Lúc sau thấy sắc dục 
Lòng tham ái lại sanh 
Dường như có trượng phu 
Từ trên thân đầu mình 
Lột bỏ vòng hoa vàng 
Lại đội nón sắt nóng 
Người ngu vì tham dục 
Ném bỏ lời Phật dạy 
Tham cầu pháp hạ liệt 
Gây tạo các tội nghiệp 
Người say mê sắc dục 
Đọa trong cõi Diêm La 
Thường nuốt hoàn sắt nóng
Lại uống nước đồng sôi 
Người sai mê sắt dục 
Bỏ lành mà làm quấy 
Bỏ rời chỗ thanh lương 
Đến hẳng cõi Diêm La 
Nếu người có trí huệ 
Nghe Phật nói pháp nầy 
Phải bỏ tất cả dục 
Mau cầu đạo xuất ly ».

Đức Thế Tôn nói kệ rồi, vua Ưu Đà Diên bạch rằng: « Bạch đức Thế Tôn! Những lời vừa được nghe đây thật là hi hữu hi hữuĐức Như Lai Ứng Cúng Đẳng Chánh Giác khéo nói lỗi họa của sắc dục. Nay tôi quy y Phật Pháp Tăng tam bửu. Từ đây đến trọn đời tôi quy y Phật Pháp Tăng làm Ưu Bà Tắc, ngưỡng mong đức Thế Tôn nhiếp thọ tôi ».

Đức Phật nói kinh nầy rồi, vua Ưu Đà Diên và các đại chúng Trời Người thế gian Thiên Long Bát Bộ nghe lời đức Phật dạy tất cả đều hoan hỉ phụng hành

PHÁP HỘI ƯU ĐÀ DIÊN VƯƠNG
THỨ HAI MƯƠI CHÍN
HẾT

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19861)
Chân lý tự chứng (bản thân của Thực Tại) thì không phải một, không phải hai (bất nhị). Do năng lực tự chứng này mà (Thực Tại) là khả năng làm ích lợi bình đẳng cho tất cả kẻ khác...
(Xem: 28968)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20694)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19445)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30502)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36429)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33234)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35571)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 20990)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21925)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25263)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25799)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 31266)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18565)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25146)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23774)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28943)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20867)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31446)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25552)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29724)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22527)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25725)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23286)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25748)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23726)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40616)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23356)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22453)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22101)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23511)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 16971)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23289)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 24316)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41109)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 18996)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20493)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27729)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38126)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 34079)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 36789)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 24004)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29197)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60162)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27623)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68749)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24537)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 24501)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22719)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26362)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 26550)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 20825)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20065)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27555)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46442)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 53586)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23617)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21100)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 25580)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29269)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant