Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

12. Lục Độ Ba La Mật

21 Tháng Năm 201000:00(Xem: 8393)
12. Lục Độ Ba La Mật

TÌM HIỂU KINH PHÁP CÚ (DHAMMAPADA) 
Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Diệu Phương Xuất Bản - 2006

LỤC ĐỘ BA LA MẬT

 Người Phật tử tu hạnh Bồ Tát ngoài mười điều thiện, phải tu tập pháp “Lục Độ Ba La Mật”. Lục là sáu. Độ là vượt qua. Ba la mật nguyên âm tiếng Phạn là Paramita, người Trung hoa dịch nghĩa là “bỉ ngạn đáo”, nói theo tiếng Việt là “đến bờ bên kia”. Đây là sáu món tu tậpcông năng như một chiếc thuyền, đưa mình từ bờ bên này, bờ vô minh của thế gian, vượt sang bờ bên kia, bờ giác ngộ của chư Phật. Kẻ tu hành muốn đến bờ giải thoát hoàn toàn, cần phải tu cả phước lẫn tuệ. Tu phước gồm có: “bố thí, trì giới, tinh tấn và nhẫn nhục”. Tu tuệ là “thiền định và trí tuệ”.

BỐ THÍ BA LA MẬT

 Đạo Phật thường được gọi là đạo từ bi. Vậy người Phật tử, khi noi theo dấu chân Phật, cũng phải thể hiện được lòng từ bi và làm cho nó tăng trưởng. Phương pháp mầu nhiệm nhất là thực hành pháp môn “bố thí ba la mật”. “Bố” nghĩa là rộng rãi, cùng khắp. “Thí” là cho, là trao tặng. Bố thí là cho, là tặng cùng khắp, tặng cho tất cả mọi người, mọi vật, mọi nơi. “Bố thí Ba la mật” gồm các loại sau đây: 

 1. Tài thí: Đem tiền bạc, của cải, vật thực của mình ra cho người thiếu thốn. Đôi khi đem những vật quý báu nhất của mình như thân mạng, đời sống của mình để cứu vớt kẻ khác ra khỏi nguy nan. 

 2. Pháp thí: Đem chân lý, giáo pháp, những lời dạy của Đức Phật để chỉ bày, khuyên bảo người khác; hoặc chính mình y theo giới luật của Phật tu hành để làm khuôn mẫu cho người bắt chước, bỏ dữ theo lành, cải tà quy chánh. Pháp thíhiệu quả lâu bền vì giúp cho người hiểu được lẽ thật, phá được vô minhđạt đến hạnh phúc chân thật. Bởi vậy Pháp thí là một hành động cao quý và có công năng cứu độ, giải thoát hơn cả. Đức Phật dạy:

(Pháp Cú 354)
Coi như bố thí hàng đầu
Là đem Chân Lý nhiệm mầu tặng nhau,
Coi như hương vị tối cao
Hương vị Chân Lý ngọt ngào dài lâu
Coi như hoan hỷ hàng đầu
Niềm vui Chân Lý thấm sâu tuyệt vời,
Người nào ái dục diệt rồi
Vượt qua phiền não, xa rời khổ đau.

 3. Vô úy thí: Vô úy nghĩa là không sợ. Vô úy thí là lấy lời nói hay việc làm giúp cho người khác đang sợ hãi thành hết sợ. Đem sự bình tĩnh và an vui đến cho mọi ngườimọi vậtĐời sống đã khổ, lại càng khổ thêm vì sợ. Cho nên làm cho người hết sợ, chính là đã cứu cho họ bớt đi quá nửa khổ đau trong kiếp sống. 

 Sự bố thí theo ba cách nói trên, thật ra không khó và không hiếm. Rất nhiều người có thể làm được. Nếu nhìn bề ngoài, thì những hành động ấy đều là bố thí cả. Nhưng nếu xét về tâm lýđộng lực thúc đẩy bên trong, thì có thể có hai trường hợp khác xa nhau

 1. Bố thí “chấp tướng”: Nghĩa là bố thí với một dụng tâm không trong sạch như cầu danh, cầu tài lợi, hoặc vì ganh đua, hoặc vì bị ép buộc, hoặc cho với một tâm lý khinh rẻ, hối tiếc, phân biệt kẻ thân người sơ, kẻ ưa người ghét… Như thế là chấp tướng, là còn “bám níu lấy hình tướng”, phước đức của những hành động ấy rất mỏng manh, như mây nổi giữa hư không, gặp gió thổi liền tiêu tan

 2. Bố thí “không chấp tướng”: Nghĩa là bố thí với một dụng ý trong sạch, đúng với ý nghĩa của nó. Bố thítâm từ bi bình đẳng. Nhận biết tài sản cũng như thân mạng mình đều là giả tạm, vô thường, nên không tham lam, tiếc nuối. Biết cái ngã không có thật, nên khi cho không thấy có kẻ cho và người nhận, không tự cao, tự đại. Bố thí như trên mới đúng là bố thí Ba la mật

 Chúng ta đã thấy rõ giá trị của pháp bố thí Ba la mật. Công đức của nó không những chỉ riêng cho người nhận, mà lẫn cả người cho nữa. Nó vừa độ người mà vừa độ mình. Có công năng đưa mình và người từ bờ mê lầm đến bờ giác ngộ, từ địa vị phàm phu đến quả vị Bồ Tát

TRÌ GIỚI BA LA MẬT

 “Trì” là giữ chặt chẽ. “Giới” là những điều răn dạy, ngăn cấm, những quy luậtđức Phật đã chế ra. Đạo Phậtmục đích đưa người đến chỗ giác ngộ. Vậy những giới luật, những giáo điều của Đạo Phật tất nhiên là có một giá trịcông dụng. Trì giới Ba la mật là môn tu bằng cách giữ gìn nghiêm chỉnh, trọn vẹn giới luậtĐức Phật đã răn dạy. 

 Căn cơ của chúng sinh không đồng nhau, và sự tu hành của các đệ tử Phật cũng có nhiều cách. Vì thế, Đức Phật phải chế ra rất nhiều giới luật và phân ra nhiều loại. Nói chung là dù tại gia hay đã xuất gia, tất cả đều cần giữ cho “thân, miệng, ý” được sáng suốt, trong sạch, không ô nhiễm. Thân không làm, miệng không nói và ý không nghĩ đến những điều sai lầm, độc ác nữa. Như thế sẽ trừ diệt được hết những nghiệp ác sinh ra đau khổ, luân hồi. Một thiện tín giàu tâm đạo, có niềm tin tưởng chân thành nơi Tam Bảo nên được hết sức quý trọng mỗi khi đến hầu Phật. Đại đức A Nan bạch hỏi Phật rằng nếu thiện tín đó viếng một vị giáo chủ khác, không phải là Đức Phật, thời vị đó có được quý trọng như vậy chăng. Đức Phật dạy “Người có đủ niềm tin nơi giáo pháp, trì giới chặt chẽ, có tài đức thời đến đâu cũng được quý trọng, tôn vinh”: 

(Pháp Cú 303)
Tâm ai tràn ngập niềm tin
Lại thêm giới hạnh giữ gìn thanh cao
Có thêm tài đức dồi dào
Đi đâu cũng được đón chào tôn vinh.

 Phần đông thiện tín ưng thuận dâng một bộ y quý giá đến Đại đức Đề Bà Đạt Đa thay vì dâng đến Đại đức Xá Lợi Phất là một vị đại đệ tử của Đức Phật. Một vài thiện tíntâm đạo, thấy Đề Bà Đạt Đa đắp y, nói rằng thầy không xứng đáng được danh dự ấy. Nhân cơ hội này Đức Phật kể rằng trong một tiền kiếp Đề Bà Đạt Đa đã hành động tương tự. Ngài dạy là ngoài việc trì giới ra còn cần làm, cần nói và cần nghĩ tới tất cả mọi việc lành, lợi ích cho mình và lợi ích cho người và vật khác, cứu khổ toàn thể chúng sinh, hoá độ khắp hết mọi loài, không sợ khó nhọc và tốn thời giờ, không phân biệt chủng loại. “Người bỏ hết tham dục, giữ gìn giới luật nghiêm minh, tự kiềm chế được mình và chân tình thì đáng mặc áo nhà tu”:

(Pháp Cú 10)
Người mà ô nhiễm chẳng vương
Giữ gìn giới luật vững vàng, nghiêm minh
Luôn tự chế, rất chân tình
Áo cà sa khoác vào mình xứng thay.

 Trì giới Ba la mật cũng có hai cách. Trì giới “chấp tướng” là chỉ có hình thức bên ngoài, chứ bên trong thì rất nhiễm ô. Trì giới như thế chẳng ích lợi gì, chỉ thêm mất thời giờ và không phải là trì giới Ba la mật. Chỉ có trì giới “không chấp tướng” là làm theo đúng các điều răn cấm mà Đức Phật đã chỉ dạy, làm vì hoàn toàn tự nguyện, không vì danh lợi, không vì háo thắng, không vì bị hoàn cảnh ép buộc mà làm. Trì giới như thế mới đúng là trì giới Ba la mật, công đức sẽ vô lượng vô biên

TINH TẤN BA LA MẬT  

 “Tinh” là thuần một thứ, chuyên một việc, không có xen lẫn một ý gì, một việc gì khác vào. “Tấn” là tiến tới mãi mãi không dừng, không gián đoạn hay thối lui. Hai chữ tinh tấn nói theo nghĩa thông thường là siêng năng, chuyên cần tu tập để tiến trên con đường Đạo.

 Người sống tiêu cực, uể oải, không tinh tấn, dù trẻ tuổi và khoẻ mạnh, vẫn lười biếng và có tinh thần suy nhược, những người như thế không có trí tuệ để ngộ đạo. Truyện tích kể rằng một thời ở nước Xá Vệ có nhiều thanh niên trẻ tuổi được thâu nhận vào giáo hội. Nhiều vị vào rừng hành thiền và mấy tháng sau đắc quả A La Hán. Trong lúc đó một nhóm khác không chịu đi, ở lại chùa. Nhóm đi hành thiền được Đức Phật khen ngợi, chào đón. Ngài giảng rằng:

(Pháp Cú 280)
Lúc cần nỗ lực lại lười
Dù đang cường tráng, dù thời thiếu niên,
Tinh thần suy nhược triền miên
Còn đâu trí tuệ mà tìm được ra
Con đường ngộ đạo thơm hoa. 

 Người tu tập trước hết phải tinh tấn ngăn ngừa để các điều ác đừng phát sinh ra. Nghĩa là từ trước tới nay chưa làm ác thời nên tiếp tục giữ cái tính thiện đó. Một bà vợ hàng ngày thường mang cung tên đưa cho chồng đi săn. Các vị Tỳ kheo thắc mắc không biết hành động như vậy bà có tạo nghiệp ác không. Đức Phật giải thích rằng vì bà không có ý định làm ác mà chỉ vâng lệnh chồng nên không tạo nghiệp ác, cũng như “cầm thuốc độc mà tay không trầy trụa thì chất độc không ngấm vào người, do đó vô hại”: 

(Pháp Cú 124)
Bàn tay không có vết thương
Dù cầm thuốc độc chẳng phương hại
Người không làm ác sợ chi
Chẳng bao giờ bị ác kia hại mình.

 Truyện tích kể rằng một tên trộm rất ác tâm. Y đã bảy lần đốt ruộng, bảy lần đốt nhà, bảy lần chặt chân bò của một trưởng giả giàu có. Còn chưa vừa lòng y lại đốt luôn hương phòngtrưởng giả đã dâng hiến Phật. Do tạo nghiệp ác như thế, khi mạng chung tên trộm bị đọa vào địa ngục A Tỳ, chịu hình phạt ở đó rất lâu. Nhưng quả báo chưa hết, đến khi đầu thai hắn phải chịu đau khổ làm thân ngạ quỷ, dưới thân hình một con trăn to lớn, mình luôn luôn bị ngọn lửa đốt cháy lần lần từ đầu đến đuôi, rồi từ đuôi đến đầu không ngưng nghỉ. Đức Phật nhân đó dạy rằng người dại khờ làm điều ác mà không biết rằng sau này chịu khổ như nhóm lửa để tự đốt mình :

(Pháp Cú 136)
Kẻ ngu nghiệp ác gây nên
Để rồi quả báo đến liền hay đâu,
Tương lai chịu vạn khổ đau
Như là lấy lửa thiêu mau chính mình.

 Cho nên nếu đã lỡ làm việc ác thời cần tinh tấn diệt cho mau các điều ác đã phát sinh. Một thầy Tỳ kheo bất mãn với giới luật đời tu, thường lặp đi lặp lại hành động phạm giới sai lầm. Đức Phật trách cứ và răn dạy “Dù lỡ làm việc ác thời nên ngưng ngay để tránh khổ đau sau này”:

(Pháp Cú 117)
Lỡ làm việc ác mất rồi
Chớ nên tiếp tục bước đời lầm sai
Chớ vui với việc ác này
Tâm hay chứa ác có ngày khổ đau.

 Tiến thêm một bước nữa, người tu tập cần tinh tấn làm cho các điều lành phát sinh và sau đó tinh tấn làm cho các điều lành tăng trưởng. Nên nắm ngay lấy mọi cơ hội để làm điều thiện. Những hành động như thế sẽ ảnh hưởng tốt đẹp đến hạnh phúc trường cửu của chúng ta. Truyện tích kể rằng hai vợ chồng người kia chỉ có mỗi một cái quần và hai người chia nhau mặc một cái áo. Lúc vợ mặc áo thì chồng không mặc. Lúc chồng mặc thì vợ không. Ngày kia người chồng mặc áo đi nghe Đức Phật thuyết Pháp và lấy làm thỏa thích, phát tâm muốn dâng cái áo duy nhất của hai vợ chồng anh, nhưng lúc ấy anh bị tâm luyến ái chế ngự. Suốt đêm ấy anh chiến đấu chống lại tính vị kỷ của mình. Cuối cùng anh reo lên: “Ta đã thắng, ta đã thắng”, và chạy đem dâng cái áo. Câu chuyện đến tai vua. Vua khen ngợi và ban thưởng anh xứng đáng. Đức Phật dạy:

(Pháp Cú 116)
Hãy mau thực hiện điều lành
Còn bao điều ác tránh nhanh đừng làm,
Điều lành lười biếng không ham
Làm càng chậm trễ lại càng khổ đau
Trong tâm chuyện ác đến mau.

 Tinh tấn, cũng như bố thítrì giới, đều có hai phương diện. Thứ nhất là tinh tấn có “chấp tướng”. Loại tinh tấn này chỉ để được tiếng khen, hoặc vì sợ người trên la rầy, quở phạt hoặc với một tâm lý háo thắng, quyết hơn người để tự cao tự đại. Như vậy không đúng là tinh tấn Ba la mật. Loại thứ hai là tinh tấn “không chấp tướng”. Đây là tinh tấn một cách chân thành, quyết tâm sửa chữa, thấy mình cần giải thoát ra khỏi luân hồi, nên phải gấp rút chuyên cần tu luyện

 Trong tất cả sự nghiệp vĩ đại ở đời hay kết quả vẻ vang trong đạo, cái bí quyết duy nhất để thành công là pháp tinh tấn. Cho nên câu nói cuối cùng của Đức Phật Thích Ca với các đệ tử trước khi Ngài nhập diệt là: “Hỡi các người! Hãy tinh tấn lên để giải thoát”. Công việc tu hành, đi từ bờ mê đến bến ngộ, đường dài muôn trùng vạn dặm, trải qua bão táp mưa sa, nếu không có được đức tinh tấn, như các bùa hộ mệnhbí quyết tiến thủ, thì chúng ta chỉ quanh quẩn mãi trong biển sinh tử luân hồi

NHẪN NHỤC BA LA MẬT

 “Nhẫn” là nhịn, chịu đựng những cảnh trái mắt nghịch lòng. “Nhục” là điều sỉ nhục, điều xấu hổ, làm tổn thương đến lòng tự ái của mình. Nhẫn nhục Ba la mậtnhẫn nhục đến chỗ cùng tột không còn ai có thể nhẫn nhục hơn thế nữa. Nhẫn nhục Ba la mật gồm có ba thứ về “thân”, về “miệng” và về “ý”.

 1. Thân nhẫn: Đối với nghịch cảnh như nắng mưa, nóng lạnh, đói khát, đau ốm, hoặc bị người đánh đập, hành hạ, làm bức não nơi thân, mình cũng cam chịu, không phàn nàn hay chống cự lại. Đây là chịu đựng về thể xác.

2. Khẩu nhẫn: Tuy gặp việc trái ý miệng cũng không thốt ra những lời nguyền rủa độc ác, những lời nhục mạ chua cay, mắng nhiếc tồi tệ. Luôn tỏ ra thanh nhã, êm ái.

 3. Ý nhẫn: Dẫu gặp nghịch cảnh vẫn nhẫn nhục trong tâm, không hề phát ra một tư tưởng căm hờn, oán giận, không nổi lên ý phản đối, những tư tưởng hắc ám để trả thù. Trong ba thứ nhẫn này, “ý nhẫn” là khó nhất và quan trọng nhất. Nhiều khi thân có thể chịu đựng được cực hình, miệng có thể không thốt ra những lời nguyền rủa, nhưng ý vẫn ngấm ngầm phản đối và tức giận đốt cháy tim gan. Đến khi “tâm ý” cũng không ngấm ngầm nổi dậy phản đối, sự tức giận lắng xuống tận đáy lòng, thì nhẫn nhục mới thật là hoàn toàn và do đó những đau khổ, oán thù đều dứt hết. 

 Một Đại đức nọ ỷ mình là em họ Đức Phật nên không tôn trọng các vị Sư cao hạ khác. Khi các vị này chỉ dạy để sửa sai hạnh kiểm lầm lạc ấy thì Đại đức cảm thấy tự ái bị tổn thương, đến than phiền với Đức Phật. Đức Phật biết rõ mọi chuyện nên khuyên nhủ Đại đức nên sám hối, nhưng Đại đức không nghe. Lúc bấy giờ Đức Phật thuật một câu chuyện nhắc lại rằng trong tiền kiếp có lần Đại đức đã từng hành động tương tự. Về sau Đại đức chịu nghe lời dạy của Đức Phật, đến xin sám hối với các vị Sư cao hạ. Đức Phật nhân dịp này dạy rằng lòng sân hận không nguôi trong tâm của người còn ôm ấp những ý tưởng như “nó lăng mạ tôi, đánh đập tôi, chiến thắng tôi, cướp giựt của tôi” rồi từ đó đưa đến chuyện trả thù báo oán sẽ không dẫn đến an tịnh:

(Pháp Cú 3)
“Người kia chửi bới, đánh tôi
Lại còn lấn lướt, cướp hoài. Giận thay!”
Ai mà nghĩ mãi điều này
Làm sao dứt bỏ được ngay hận thù.
Khi hành pháp nhẫn nại thời tất cả mọi hận thù tiêu tan:

(Pháp Cú 4)
“Người kia chửi bới, đánh tôi
Lại còn lấn lướt, cướp hoài. Giận thay!”
Ai không còn nghĩ điều này
Sẽ mau dứt bỏ được ngay hận thù.

 Một thiếu phụ nọ có thói quen đọc hồng danh của Đức Phật mỗi khi có chuyện không may xảy đến. Ông chồng phản đối, nhưng bà vẫn không bỏ thói quen ấy. Người chồng tức giận chạy đi tìm Đức Phật và nêu lên vài câu hỏi. Lối giải đáp của Đức Phật bộc lộ một sức nhẫn nại phi thường làm người chồng nóng giận kia dịu dần, xin theo Ngài và thọ lễ xuất gia. Mấy người anh của ông hay tin, đến lăng mạ Đức Phật và chất vấn Đức Phật tại sao quyến rũ ông. Ngài nhẫn nại trước những lời nguyền rủagiảng Pháp cho các người ấy. Rốt cuộc họ cũng xin quy y. Khi các Tỳ kheo tán dương hạnh nhẫn nại của Đức Phật thời Ngài dạy:

(Pháp Cú 399)
Ai không tức giận với người
Chịu lời khiển trách, đòn roi, phạt hình
Lấy điều nhẫn nhục lặng thinh
Làm quân lực bảo vệ mình một bên
Bà La Môn thật xứng tên.

 Một vị Tỳ kheo thường nặng lời lăng mạ một vị khác và vị này cũng trả lời lại. Đức Phật khuyên các thầy không nên gây thù trả oán và giảng dạy về sự lợi ích của người biết giữ im lặng trước những lời lăng mạ của kẻ khác. Người hành đúng theo lời thực tiễn này, dầu còn tại thế, cũng được xem như đã đắc quả Niết Bàn vì đã không còn phẫn nộ và không có tâm lấy oán trả oán: 

(Pháp Cú 134)
Nếu mà ngươi giữ lặng yên
Như chuông bể nứt im lìm chẳng vang
Trước lời ác độc phũ phàng
Niết Bàn ngươi đã thênh thang bước vào:
Chẳng còn sân hận chút nào.

 Đức Phật hằng ngày khuyên dạy hàng tín đồ không nên trả thù báo oán mà phải hành pháp nhẫn nại, luôn luôn, trong mọi trường hợp, ở mọi nơi, trước mọi khiêu khích. Đức Phật tán dương những ai sẵn sàng chịu đựng lỗi lầm của kẻ khác, mặc dù trong tay có đủ quyền lực để trả thù. Trong quyển Kinh Pháp Cú này có nhiều trường hợp cho thấy rằng Đức Phật luôn luôn hành pháp nhẫn nại, dù lắm khi Ngài cũng bị chỉ trích thậm tệ, bị chửi mắng và bị tấn công. 

 Nhẫn nại không bao giờ là dấu hiệu của sự sợ sệt, hèn nhát, của ươn hèn yếu kém, hay chủ bại, đầu hàng. Trái lại đó là sức mạnh bất khuất của con người tự chủ. Người tu tập nhẫn nhục vì đã nhận được thật tính của con người là luôn luôn yên lặng, bình đẳng đối với tất cả mọi sự, mọi việc, không hề bị lay động bởi một cảnh vật gì dù là thuận hay nghịch, hợp với mình hay trái với mình.

Muốn có đức tính không sân hận thì cần phải tu pháp quán “từ bi” hay “nhẫn nhục” mới rưới tắt được lửa sân hận. Một thiếu nữ nhan sắc rất đẹp. Cha cô chưa ưng gả cô cho ai. Đến khi ông trông thấy dáng mạo trang nghiêm của Đức Phật trên đường đi khất thực, ông liền ngỏ ý cầu thân. Đức Phật thẳng thắn từ chối. Cô gái bị chạm tự ái, nguyện trả thù. Sau này cô được chọn vào hoàng cung làm vương phi. Khi nghe tin Đức Phật cùng chư Tăng đi ngang qua vùng của cô, cô bèn âm mưu thuê người đi theo lăng mạ Ngài thậm tệ. Đại đức A Nan không chịu nổi, bạch với Đức Phật, xin Ngài rời đi nơi khác. Nhưng Đức Phật khuyên thầy A Nan nên thực hành pháp nhẫn nhụcĐức Phật tự ví “như voi chiến lâm trận, bình thản vững tiến giữa lằn tên mũi đạn, sẵn sàng và thản nhiên hứng chịu những lời nguyền rủa”:

 (Pháp Cú 320)
Như voi ra trước trận tiền
Luôn luôn hứng chịu cung tên bắn mình
Như Lai nhẫn nhục tu hành
Chịu điều phỉ báng cũng đành lòng thôi,
Sống vô tư cách lắm người
Xa điều giới luật, ghét nơi cửa thiền.

 Nhẫn nhục cũng có hai phương diện. Thứ nhất là nhẫn nhục có “chấp tướng”. Đây là nhẫn nhục vì sợ quyền thế, vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, hoặc mong cầu được người khen, hay được chức trọng, quyền cao; vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người. Nhẫn nhục như thế là vì còn do dục vọng “tham, sân, si, và mạn” thúc đẩy, chưa phải là nhẫn nhục Ba la mật. Thứ nhì là nhẫn nhục “không chấp tướng”. Đây là nhẫn nhục do ý muốn diệt trừ lòng sân hận, kiêu mạn, tự ái, tham lam... Hơn nữa, còn nhắm mục đích trau dồi lòng từ bi và hỷ xả.

 Đức Phật dạy “Niết Bàn là tối thượng, nhẫn nhụckhổ hạnh tối cao, người tu hành không gây hại cho người khác”:

(Pháp Cú 184)
Phật thường dạy đã lâu rồi
Niết Bàn là chốn tuyệt vời cao siêu
Cũng như nhẫn nhục trăm chiều
Lấy điều khổ hạnh làm điều tối cao,
Xuất gia chẳng hại ai nào
Sa Môn tu tập nỡ sao hại người.

 Lửa sân hận có thể đốt thiêu tất cả những gì quí báu, mà loài người đã xây dựng được trên thế giới này. Lửa sân hận chỉ có thể bị dập tắt bằng nước nhẫn nhục Ba la mật

THIỀN ĐỊNH BA LA MẬT

 Thiền Địnhtu tập bằng phương pháp tập trung tư tưởng, tâm trí vào một đối tượng duy nhất không cho tán loạn, để tâm trí được vắng lặng và mạnh mẽ, hầu quan sátsuy xét một vấn đề cho đến cùng cực và do đó nghiệm ra được chân lý. Trong Bát Chánh Đạo cũng có Định. Trong sự suy tầm nghiên cứu của các nhà khoa học cũng cần đến Định. Tâm có định thì trí mới sáng suốt để suy nghĩtìm tòi được sâu xa.

 Tu tập Thiền định có nhiều kết quả tốt đẹp như giữ được tâm từ bi, thương yêu chúng sinh; các phiền não tham, sân, si, không còn phát sinh nữa; gìn giữ được các giác quan không cho sắc, thanh, hương, vị, xúc lay động; vui vẻ lạc thú; xa lìa được ái dục; chứng được chân không; cởi mở được tất cả những dây trói buộc sự giải thoát; khai phát được trí tuệ vô lượngan trú trong cảnh giới của chư Phật. Khi tâm đã được điều phục, cảnh thiền đã được chứng đắc, thời cùng với trí tuệ được đưa đến cảnh giới an lạc Niết Bàn

(Pháp Cú 23)
Nhờ tu thiền định thâm sâu
Tháng năm kiên nhẫn, trước sau chuyên cần
Người hiền trí được bình an
Thân tâm giải thoát, Niết Bàn hưởng vui.

 Riêng với thiền định Ba la mậtthiền định lên cao đến mực xuất thế gian. Tâm và ý lúc ấy tuyệt đối thanh tịnh, đến nỗi không còn biết là thanh tịnh, không còn thấy tướng thanh tịnh nữa. Khi ấy trí tuệ sáng suốt cùng cực mới phát sinh. 

TRÍ TUỆ BA LA MẬT

 Trong Đạo Phật, hai tiếng vô minh được nhắc nhở đến luôn, vì chính vô minh là nguồn gốc, là đầu dây mối nhợ của đau khổ của sinh tử luân hồi. Đức Phật thường dạy chúng sinh rằng: “Cái khổ của lạc đà, của lừa ngựa chở nặng mãn kiếp, cái khổ trôi lăn trong tam giới chưa gọi là khổ. Ngu si không trí tuệ, tin tưởng sai lạc, không biết hướng đi, cái ấy mới thật là khổ”. 

 Đức Phật còn dạy “Si là nguồn gốc của bao tội lỗi, trí tuệ là nguồn gốc của muôn hạnh lành”. Chúng taPhật tử chúng ta không muốn gây tội lỗi để chịu quả khổ đau, chúng ta chỉ mong làm được các hạnh lành để hưởng phước quảđược giải thoát. Vậy tất nhiên chúng ta phải tu để cố đạt được trí tuệ Ba la mật. Trí tuệ Ba la mậtthể tánh sáng suốt có khả năng soi sáng sự vật một cách thấu đáo tinh tường đến nơi đến chốn, không thể sai lầm được, trông thấy rõ ràng chân lý của vạn vật, vũ trụ. Muốn vậy cần diệt vô minh. Đức Phật dạy rằng “Vô minh là điều ô trược, cấu uế, xấu xa dơ bẩn tệ hại nhất. Hãy dứt bỏ vô minh để trở thành người trong sạch không ô trược”:

(Pháp Cú 243)
Điều dơ bẩn, việc xấu xa
Đứng đầu tất cả chính là vô minh
Tỳ Kheo nên diệt tận tình
Diệt trừ cho hết vô minh, ngu đần
Thành người thanh tịnh thân tâm.

 Muốn có được trí tuệ, Đức Phật chế ra nhiều pháp tu. “Giới, Định, Tuệ” và “Văn, Tư, Tu” là những pháp được thực hành nhiều nhất. “Giới, Định, Tuệ” đã được đề cập tới trong một phần trước. Nơi đây cần tìm hiểu thêm về “Văn, Tư và Tu”. “Văn” là nghe. Nghe lời giảng của thầy, của bạn, nghe lời nói chứa trong kinh, trong sách của chư Phật, Bồ Tátthánh hiền. Đọc kinh sách Phật và nghe thuyết phápbước đầu. Khi đã gom góp, tích trữ được ít nhiều tài liệu rồi thời ta yên lặng nghiền ngẫm, suy nghĩ. Đây là giai đoạn “Tư”. “Tư” là suy tư, có suy tư mới thấu hiểu được những lời dạy của chư Phật và Thánh hiền, mới thấu hiểu được những giáo lý cao siêu của Đức Phật. Khi đã hiểu rồi thời cần phải đem những điều hiểu ấy ra thực hành. Đó là giai đoạn thứ ba trong việc tu học, giai đoạn “Tu”. “Tu” là tu học. Giai đoạn này mới là giai đoạn quan trọng, khó khăn, nhưng vô cùng thiết thựcích lợi, vì nó đưa chúng ta đến chỗ giải thoát. Để có một quan niệm tương đối rõ ràng, chúng ta có thể nêu lên ba công năng chính của trí tuệ như sau: 

 1. Dứt trừ phiền não: Phiền não là do mê lầm phát sinh. Khi trí tuệ đã có thì mê lầm phải mất, như khi ánh sáng phát ra thì bóng tối tất phải tan biến đi. Mê lầm đã mất thì phiền não tất không còn phát sinh ra nữa. 

 2. Chiếu sáng sự vật: Sự vật bị vô minh che khuất, như màn sương sớm che phủ cảnh vật, nay trí tuệ phát chiếu vào sự vật, chẳng khác gì khi ánh sáng mặt trời lên, thì màn sương tất phải tan biến, lúc bấy giờ thực tướng thực tánh của sự vật được lộ bày như thật

 3. Thể nhập chân lý: Khi bị vô minh phủ lấp, ngăn che thì ta với người, ta với vật tưởng như riêng biệt, sai khác. Nay nhờ trí tuệ soi sáng, thấy rõ được tâm cảnh đều chân không, nên thể nhập được chân lý, giác ngộ hoàn toàn

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 49779)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 34657)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33470)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43961)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57121)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47595)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39446)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38497)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52982)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36625)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32265)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40515)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43518)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31482)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46740)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36230)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28735)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29274)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31925)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28864)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33401)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29172)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 61028)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39813)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26710)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29703)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37420)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40125)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26875)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42707)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37308)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28323)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28910)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26417)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27199)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26209)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34721)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27834)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30502)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33325)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28589)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30103)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25504)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21868)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51352)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26761)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28650)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27737)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24377)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27494)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31978)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30226)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27740)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35489)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27479)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 30045)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31815)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 23055)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24209)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 23057)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant