Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Miễn Học (Thượng)

25 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 6654)
4. Miễn Học (Thượng)

TRUY MÔN CẢNH HUẤN
Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu Việt dịch


4. MIỄN HỌC (THƯỢNG)

Trung-nhân chi tính, tri vu học nhi hoặc đọa ư học, nãi tác miễn học.

Ô hô, học bất khả tu-du đãi. Đạo bất khả tu-du ly. Đạo do học nhi minh. Học khả đãi hồ! Thánh hiền chi vực, do đạo nhi chí. Đạo khả ly hồ! Tứ phàm dân chi học bất đãi, khả dĩ chí ư hiền. Hiền nhân chi học bất đãi, khả dĩ chí ư thánh. Nhiễm-Cầu chi học khả dĩ chí ư Nhan-Uyên, nhi bất đãi cụ thể giả, trung- tâm đãi nhĩ. Cố viết: “ Phi bất duyệt tử chi đạo, lực bất túc dã”. Tử viết: “Hoạn lực bất túc giả, trung đạo phế. Kim nhữ họa, Nhan-Uyên chi học khả dĩ ư Phu-tử nhi bất tề ư thánh-sư giả, đoản mệnh tử nhĩ. Như bất tử, an tri kỳ bất như Trọng-Ni tai. Dĩ kỳ học chi bất đãi dã”. Cố viết: “Hữu Nhan-thị-tử hiếu học, bất hạnh đoản mệnh tử hỹ. Kim dã tắc vong”!

VĂN KHUYẾN GẮNG HỌC (Bài Trên)

Tính tình của người bậc trung biết chuyên về viêc học vấn, nhưng sợ họ sa-đọa, nên tôi làm bài văn khuyến gắng học này.

Than ôi, học không thể chốc lát rồi sinh lười biếng. Đạo không thể chốc lát rồi liền lìa bỏ. Đạo do sự học mà sáng suốt, há nên lười biếng ư! Cõi thánh hiền do đạo mà đến, vậy đạo nên lìa bỏ sao! Thả cho người dân thường gắng học không lười biếng, có thể tiến đến bậc hiền. Người hiền gắng học không lười biếng, có thể tiến tới bậc thánh. Sự học của ông Nhiễm-Cầu có thể tiến bằng ông Nhan-Uyên, nhưng ông không theo kịp một cách cụ thể, trung tâm của vấn đề ấy là lười biếng. Cho nên có chỗ nói rằng: “ Không phải là không thích đạo của bậc thánh, nhưng vì sức không đủ vậy”. Đức Khổng-Tử nói rằng: “Chỉ lo sức không đủ, nửa đường bỏ dở. Nay ông thử hoạch định ra coi: Sở học của ông Nhan-Uyên có thể sánh bằng bậc Phu-tử. Nhưng, ông ấy không bằng bậc thánh-sư, vì ông ấy đoản mệnh. Nếu ông ấy không đoản mệnh, há ông ấy không bằng Trọng-Ni này sao! Vì sự học của ông ấy không lười biếng vậy”. Cho nên có chỗ nói rằng: “Có người họ Nhan ham học, không may chết sớm, nay thời mất vậy!”.

Hoặc vấn: “Thánh-nhân học da?” – Viết: “Thị hà ngôn dư! Thị hà ngôn dư! Phàm dân dữ hiền do tri học, khởi thánh-nhân đãi ư học da?” Phù, thiên chi cương dã, nhi năng học nhu ư địa, cố, bất can tứ thời yên! Địa chi nhu dã, nhi năng học cương ư thiên, cố, năng xuất kim thạch yên! Dương chi phát sinh dã, nhi diệc học túc sát ư âm, cố, mỹ thảo tự yên! Âm chi túc sát dã, nhi diệc học phát sinh ư đương, cố, tề mạch sinh yên! Phù, vi thiên hồ, địa hồ, đương hồ, âm hồ, giao tương học nhi bất đãi, sở dĩ thành vạn vật. Thiên bất học nhu, tắc vô dĩ phú. Địa bất học cương, tắc vô dĩ tái. Dương bất học âm, tắc vô dĩ khải. Âm bất học đương, tắc vô dĩ bế. Thánh-nhân vô tha dã. Tắc thiên địa âm dương nhi hành giả, tứ giả học bất đãi. Thánh-nhân ố hồ đãi.

Hoặc có người hỏi rằng: “Thánh nhân còn học ư? – “Hỏi điều ấy làm chi vậy! Hỏi điều ấy làm chi vậy! Người thường và bậc hiền còn biết học, há là bậc thánh-nhân lại lười học ư? Trời cứng mạnh còn học sự nhu hòa của đất, khiến cho bốn mùa không bị can-hệ. Đất còn học sự cứng mạnh của trời, mới sản xuất ra được vàng, đá. Khí dương phát sinh cần học sự nghiêm-ngặt của khí âm, khiến cho thảo mộc lướt qua sự chết. Khí âm nghiêm-ngặt cũng học sự phát sinh của khí dương, khiến cho rau lúa được nẩy nở. Trời, đất, âm, dương học lẫn nhau không lười biếng, nên vạn vật thành. Trời không học nhu hòa thì không che rợp được. Đất không học cứng mạnh thì không gánh chịu được. Dương không học âm thì không mở tỏ được. Âm không học dương thì không ngăn giữ được.Thánh nhân không có gì khác người. Học theo bốn loại: trời, đất, âm, dương ấy một cách không lười biếng mà thôi. Thánh nhân ghét sự lười biếng!

Hoặc giả, Tị-Tịch viết: “Dư chi cô lậu dã, hạnh tử phát kỳ mông, nguyện văn thánh-nhân chi học”. Trung-Dung-Tử viết: “Phục tọa, ngô ngữ nhữ, Thư bất vân hồ: “Duy cuồng khắc niệm tác thánh, duy thánh võng niệm tác cuồng”. Thị cố thánh-nhân, tháo thứ điên bái, vị thường bất niệm chính-đạo, nhi học chi dã. Phu-tử đại-thánh-nhân dã. Bạt hồ kỳ tụy, xuất hồ kỳ loại. Tự sinh dân dĩ lai, vị hữu như Phu-tử giả! Nhập thái miếu mỗi sự vấn. Tắc thị học ư miếu nhân dã. Tam nhân hành, trạch kỳ thiện giả nhi tòng chi. Tắc thị học ư giai hành dã. Nhập Chu tắc vấn lễ ư Lão-tử. Tắc thị học ư trụ sử dã. Khởi Trọng-Ni chi thánh, bất nhược miếu-nhân, hành-nhân, trụ-sử da! Cái thánh-nhân cụ phù bất niệm chính-đạo nhi học chi, tắc chí ư cuồng dã hỹ! Cố viết: “Tất hữu như Khâu chi trung tín yên. Tất bất như Khâu chi hiếu học dã”.

Hoặc giả như Tị-Tịch viết rằng: “Tôi là người cô-lậu, may được bậc thánh-nhân mở tỏ sự mê mờ của tôi, tôi nguyện theo cái học của Ngài”. Trung-Dung-Tử cũng viết: “Ông hãy ngồi lại, ta dạy cho ông điều này: kinh thư nói: “Kẻ cuồng dại khắc phục được vọng niệm là bậc thánh. Bậc thánh quên khắc phục vọng niệm là kẻ cuồng dại”. Cho nên, dù gặp khi hoảng hốt, khi nghiêng ngả, bậc thánh nhân vẫn thường không quên chính-đạo để học hỏi. Đức Khổng-phu-tử là bậc đại-thánh-nhân. Ngài là bậc cao tột, vượt ra khỏi đồng đàn, đồng loại. Từ khi có dân- chúng đến nay, chưa có ai hiếu học như đức Phu-tử. Vào nhà thái-miếu, mỗi việc ngài đều hỏi, đó là ngài học những người trong thái-miếu. Ba người cùng đi với nhau, học theo người thiện, đó là học những điều của những người cùng đi. Ngài vào triều đình nhà Chu, hỏi lễ nơi đức Lão-tử, đó là học những điều cột- trụ của lịch-sử vậy. Há, ngài Trọng-Ni là bậc thánh lại không bằng những người trong thái-miếu, những người đi đường, cùng những điều cột-trụ trong lịch-sử sao? Hẳn là, bậc thánh-nhân sợ không niệm được chính-đạo nên phải học, để khỏi đi đến chỗ như kẻ cuồng dại vậy. Cho nên có chỗ nói: “Quyết phải có sự trung-tín như Khổng-Khâu, nhưng, hẳn không bằng sự hiếu học của Khổng-Khâu”!

- Viết: “Thánh-nhân sinh nhi tri chi hà tất học vị?” – Viết: “Tri nhi học, thánh- nhân dã. Học nhi tri, thường nhân dã”. Tuy thánh-nhân, thường nhân, mạc hữu bất do ư học yên. Khổng-tử viết: “Quân-tử bất khả bất học”. Tử- Lộ viết: “Nam sơn hữu trúc, bất nhu tự trực, chảm nhi dụng chi, đạt hồ tê cách. Dĩ thử ngôn chi, hà học chi hữu?” Khổng-tử viết: “Quát nhi vũ chi, thốc nhi lệ chi, kỳ nhập chi bất diệc thâm hồ!” Tử-Lộ tái bái viết: “Kính thụ giáo hỹ”. Y, Thánh-nhân chi học, vô nãi quát, vũ, thốc, lệ sử thâm nhập hồ! Khởi sinh nhi tri chi giả, ngột nhiên bất học da!

Có người hỏi rằng: “Bậc thánh-nhân sinh ra đã biết, hà tất còn phải học? – Đáp rằng: “Biết mà còn học là bậc thánh. Học mới biết là người thường. Bậc thánh và người thường, ai cũng do nơi học cả”. Đức Khổng-tử nói rằng: “Người quân tử không thể không học”. Ông Tử-Lộ nói rằng: “Nam-sơn có loại trúc, thân không mềm, mọc thẳng, chặt nó đem về dùng, đạt tới chỗ bền chắc. Đem cây trúc mà ví, đâu cần phải học”? Đức Khổng-tử nói: “Đẽo nhọn, thêm cánh, bịt sắt, mài sắc, đóng vào cái gì lại không sâu, chắc hơn hay sao!” Ông Tử-Lộ nói: “ Con xin kính vâng lời Thầy dạy”. À, cái học của bậc thánh-nhân, tuy đã biết rồi, nhưng còn phải đẽo nhọn, thêm cánh, bịt sắt, mài sắc, khiến cho nó càng thâm nhập thêm. Như vậy, há sinh ra đã biết, ngất ngưởng vậy mà không học nữa ư!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14990)
Đại chánh tân tu số 0070, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13436)
Đại chánh tân tu số 0068, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15108)
Đại chánh tân tu số 0069, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16460)
Luận Du Già Sư Địa (Phạn: Yogacàrabhùmi – sàtra), tác giảBồ tát Di Lặc (Maitreya) thuyết giảng, Đại sĩ Vô Trước (Asànga) ghi chép, Hán dịch là Pháp sư Huyền Tráng (602 -664)... Nguyên Hiền
(Xem: 13211)
Đại chánh tân tu số 0067, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12570)
Đại chánh tân tu số 0066, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13438)
Đại chánh tân tu số 0065, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13395)
Đại chánh tân tu số 0064, Hán dịch: Thích Pháp Cự, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12749)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 12059)
Đại chánh tân tu số 0063, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11953)
Đại chánh tân tu số 0062, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12627)
Đại chánh tân tu số 0061, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11458)
Đại chánh tân tu số 0060, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11765)
Đại chánh tân tu số 0059, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11132)
Đại chánh tân tu số 0058, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13269)
Đại chánh tân tu số 0057, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13149)
Đại chánh tân tu số 0056, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11567)
Đại chánh tân tu số 0055, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12151)
Đại chánh tân tu số 0054, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12345)
Đại chánh tân tu số 0052, Hán dịch: Thí Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11926)
Đại chánh tân tu số 0051, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12720)
Đại chánh tân tu số 0050, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12346)
Đại chánh tân tu số 0048, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12177)
Đại chánh tân tu số 0047, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12232)
Đại chánh tân tu số 0046, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11994)
Đại chánh tân tu số 0045, Hán dịch: Pháp Hiền, Thí Quang Lộc Khanh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11943)
Đại chánh tân tu số 0044, Hán dịch: Khuyết Danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11209)
Đại chánh tân tu số 0043, Hán dịch: Huệ Giản; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11357)
Đại chánh tân tu số 0042, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12362)
Đại chánh tân tu số 0041, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12449)
Đại chánh tân tu số 0040, Hán dịch: Ðàm Vô Sấm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11990)
Đại chánh tân tu số 0039, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12945)
Đại chánh tân tu số 0038, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12025)
Đại chánh tân tu số 0037, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12591)
Đại chánh tân tu số 0036, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12991)
Đại chánh tân tu số 0035, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13926)
Đại chánh tân tu số 0034, Hán dịch: Thích Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12719)
Đại chánh tân tu số 0033, Hán dịch: Pháp Cự; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14852)
Đại chánh tân tu số 0032, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 11907)
Đại chánh tân tu số 0031, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12168)
Đại chánh tân tu số 0030, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12870)
Đại chánh tân tu số 0029, Hán dịch khuyết danh; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12761)
Đại chánh tân tu số 0028, Hán dịch: Thi Hộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14752)
Đại chánh tân tu số 0027, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12730)
Đại chánh tân tu số 0022, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15370)
Đại chánh tân tu số 0021, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12567)
Đại chánh tân tu số 0020, Hán dịch: Chi Khiêm; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13202)
Đại chánh tân tu số 0018, Hán dịch: Pháp Thiên; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14216)
Đại chánh tân tu số 0017, Hán dịch: Chi Pháp Ðộ; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15528)
Đại chánh tân tu số 0016, Hán dịch: An Thế Cao; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13725)
Đại chánh tân tu số 0015, Hán dịch: Pháp Hiền; Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13127)
Đại chánh tân tu số 0014, Hán dịch: Sa Môn An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc và Tâm Hạnh
(Xem: 13555)
Kinh Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0006) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12447)
Kinh Phật Bát Nê Hoàn (Đại Chánh Tân Tu số 0005) - Bạch Pháp Tổ; Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12062)
Kinh Thất Phật Phụ Mẫu Tánh Tự (Đại Chánh Tân Tu số 0004) - Thích Chánh Lạc dịch
(Xem: 12878)
Kinh Phật Tỳ Bà Thi (Đại Chánh Tân Tu số 0003) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 12955)
Kinh Thất Phật (Đại Chánh Tân Tu số 0002) Hán Dịch: Tống Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Tâm Hạnh
(Xem: 13180)
Đức Phật dạy: Ai muốn tin Ta, làm đệ tử Ta, cần phải đủ trí quán sát, mới tin; không rõ nguyên nhân Ta, mà tin Ta ấy là phỉ báng Ta... HT Thích Hành Trụ dịch
(Xem: 21309)
Thiện Ác Nghiệp Báo (Chư Kinh Yếu Tập) Đại Chánh Tân Tu số 2123 - Nguyên tác: Đạo Thế; Thích Nguyên Chơn dịch
(Xem: 143574)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant