Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06 Phá Nhiễm - Người Nhiễm – Phẩm 6

03 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 7486)
06 Phá Nhiễm - Người Nhiễm – Phẩm 6

TRUNG QUÁN LUẬN 13 PHẨM
Bồ Tát Long Thọ - Cưu Ma La Thập Hán dịch
Chân Hiền Tâm Việt dịch & Giải thích
Nhà Xuất Bản Tổng Hợp TP Hồ Chí Minh 2007

Phá NHIỄM - NGƯỜI NHIỄM

NHIỄM là pháp nhiễm, chỉ cho ba thứ tham - sân - si. NGƯỜI NHIỄM là chỉ cho người tham, người sân, người si. Gọi là nhiễm vì chúng không phải là bản chất thực của con người. Như con nít vốn không uống rượu. Nhưng do quá trình tiếp xúc trong môi trường uống rượu, tập quen mà thành uống rượu. Quen rồi, rượu trở thành máu huyết của mình. Thiếu nó mình không thể sống. Quá trình tập uống đó, gọi là huân tập. Chỉ do huân tập mà thành, không huân tập nữa thì hết, không phải tự bản chất là vậy, nên nói NHIỄM. 

NHIỄM và NGƯỜI NHIỄM là pháp Duyên khởi-không tánh. Nhưng khi ta nhìn chúng như những thực thể thì có chuyện để bàn. 

LUẬN GIẢI TOÀN PHẨM

Khi cho NGƯỜI NHIỄM là pháp có tự tánh, thì NGƯỜI NHIỄM không nhờ PHÁP NHIỄM vẫn tồn tại. Đây là tính chất của pháp có tự tánh. Do độc lập với nhau nên NGƯỜI NHIỄM có thể có trước, có đồng thời hoặc có sau PHÁP NHIỄM.

Không có người thì pháp không nương đâu để hiển tướng, nên NGƯỜI NHIỄM có sau PHÁP NHIỄM là không thể được. Vì vậy, đây chỉ đề cập đến 2 trường hợp là NGƯỜI NHIỄM có trước và có đồng thời với PHÁP NHIỄM. 

若離於染法 Nếu lìa pháp nhiễm ra 
先 自有染者 Trước tự có người nhiễm
因 是染欲者 Nhơn người nhiễm dục ấy
應 生於染法 Nên sanh ra pháp nhiễm (1)
若 無有染者 Nếu không có pháp nhiễm
云 何當有染 Làm sao có người nhiễm
若 有若無染 Hoặc có hoặc không nhiễm 
染 者亦如是 Người nhiễm cũng như vậy (2)

Trường hợp 1 : NGƯỜI NHIỄM có trước PHÁP NHIỄM. (P.1) nói lên tình trạng người nhiễm có tự tánh. Tức không cần có tướng sân, tướng tham v.v… người nhiễm vẫn tồn tại. (P.2) là kết quả nhận được từ (P.1) : Nếu vậy, có tướng nhiễm hay không có tướng nhiễm, ta đều gọi đó là người nhiễm. Như người sân là do thấy hiện tướng sân mới gọi là người sân. Không có tướng sân mà vẫn gọi là người sân thì không hợp lý. Vì thế NGƯỜI NHIỄM không thể có trước PHÁP NHIỄM. 

染者及染法 Người nhiễm và pháp nhiễm 
俱 成則不然 Đồng thời thì không đúng
染 者染法俱 Người nhiễm pháp nhiễm đồng
則 無有相待 Thì không có tương đãi (3) 

Trường hợp 2 : Vậy người nhiễm và pháp nhiễm đồng có? Cũng không đồng. Vì sao? Vì NGƯỜI NHIỄM là nhơn nơi PHÁP NHIỄM mà có : Như nhơn thấy tướng sân hiện hình mà ta biết đó là người sân. PHÁP NHIỄM là nhân, NGƯỜI NHIỄM là quả. Nhân quả, nhân duyên thì không có thực tánh. Trên mặt hiện tượng, ta thấy pháp nhân duyên và pháp đồng thời giống nhau. Có cái này mới có cái kia. Song thực chất thì hoàn toàn khác. Pháp nhân duyên không có thực tánh. Còn nói ‘đồng thời’ đây là muốn cho pháp có thực tánh. 

TƯƠNG ĐÃI là chờ nhau. Cái này có nên cái kia có. Đây là chỉ cho quan hệ nhân duyên

Đến đây, xuất hiện thuyết Kết hợp để giải quyết việc 2 thực thể xảy ra đồng thời nhưng vẫn có quan hệ với nhau.

染者染法一 Người nhiễm pháp nhiễm một
一 法云何合 Một pháp làm sao hợp?
染 者染法異 Người nhiễm pháp nhiễm khác
異 法云何合 Khác pháp làm sao hợp? (4)

PHÁP NHIỄM chỉ có khi có NGƯỜI NHIỄM, nên muốn kết hợp thì phải kết hợp giữa NGƯỜI NHIỄM và PHÁP NHIỄM. Vì cái dính mắc lắc léo này mà có vấn đề một và khác. Một hay khác đều không thể hợp. Sẽ nói rõ ở phần kế tiếp.

若一有合者 Nếu một mà có hợp
離 伴應有合 Lìa bạn nên có hợp
若 異有合者 Nếu khác mà có hợp
離 伴亦應合 Lìa bạn cũng nên hợp (5)

BẠN là chỉ cho những pháp có thể hòa hợp cùng nhau để cho ra một pháp mới. Như muối kết hợp với nước cho ra nước muối. Muối và nước là hai pháp bạn. 

KHÁC là chỉ cho hai pháp có tự thể độc lập tách biệt. Nói theo quan hệ nhân duyên, chúng không có nhân duyên với nhau. Theo quan hệ kết hợp, chúng không là bạn của nhau. Như nước không thể hòa với cát, nên không phải là hai pháp bạn.

Qua (P.5) ta có thể hình dung được nội dung của thuyết Kết hợp như sau : Pháp nào là bạn của nhau thì có thể kết hợp cho ra một pháp mới.

MỘT, tức pháp A và pháp B chỉ là một pháp duy nhất, không có tướng tách biệt, đồng nhất từ tướng tới thể. Song không có hai pháp thì không thể nói đến việc kết hợp. Nếu MỘT mà cũng nói đến việc hợp kết hợp thì không đặt ra vấn đề bạn hay không bạn. Nên nói “Nếu một mà có hợp, lìa bạn nên có hợp”. 

KHÁC thì như cát và muối, chúng luôn tồn tại trong vị trí của mình, không phải là những pháp bạn, nên không thể kết hợp. Nếu khác mà có hợp thì cũng không đặt trường hợp có bạn mới hợp được, nên nói “Nếu khác mà có hợp, lìa bạn cũng nên hợp”. 

若異而有合 Nếu khác mà có hợp
染 染者何事 Nhiễm người nhiễm, sự gì?
是 二相先異 Hai tướng ấy trước khác
然 後說合相 Sau mới nói tướng hợp (6)
若 染及染者 Nếu nhiễm và người nhiễm
先 各成異相 Trước mỗi cái tướng khác
既 已成異相 Đã thành tướng khác rồi
云 何而言合 Làm sao mà nói hợp? (7) 

NHIỄM là một sự kiện, NGƯỜI NHIỄM là người. Hai pháp đó không phải một. Không xảy ra theo quan hệ Duyên khởi [17] nên mới nói đến kết hợp. Vậy chúng phải rơi vào một trong hai trường hợp, hoặc là MỘT hoặc là KHÁC. Không phải MỘT thì phải KHÁC. Nên nói “Hai tướng ấy trước khác, sau mới nói tướng hợp”. Song nếu KHÁC, liền rơi vào cái “không phải bạn” đã luận trên. Không phải bạn, cũng không thể kết hợp.

異相無有成 Tướng khác không có thành
是 故汝欲合 Thế nên ông muốn hợp
合 相竟無成 Tướng hợp trọn chẳng thành
而 復說異相 Mà lại nói tướng khác? (8)
異 相不成故 Vì tướng khác chẳng thành 
合 相則不成 Tướng hợp ắt chẳng thành
於 何異相中 Sao ở trong tướng khác 
而 欲說合相 Mà muốn nói tướng hợp ? (9)

Chỉ ra chỗ loanh quanh của ngoại nhân khi dùng pháp kết hợp thay thế cho pháp nhân duyên. Do lúc đầu không thể tồn tại tách biệt, nên mới nảy sinh thuyết Kết hợp. Kết hợp được bàn đến là để bảo tồn thực thể của 2 pháp, tức 2 pháp này phải hoàn toàn khác nhau. Vì pháp có tự tánh là tự có, duy nhấtthường trụ. Song khác nhau, tức không phải bạn để nói kết hợp

如是染染者 Như vậy nhiễm người nhiễm
非 合不合成 Chẳng hợp chẳng hợp thành
諸 法亦如是 Các pháp cũng như thế
非 合不合成 Chẳng hợp chẳng hợp thành (10)

Kết luận về nhiễm và người nhiễm. Các pháp ở thế gian đều như vậy. 

Tổng kết

Đây biện để thấy người nhiễm và pháp nhiễm là những pháp không tánh. Biện vậy để thấy không có gì mà không bỏ được. Thứ mà người đời gọi là tánh sân, tánh tham … được nhìn như những thứ bất di bất dịch không thể thay đổi cải hóa ở một con người, thật ra chỉ là những thứ được huân tập dài lâu hơn những thứ khác mà thôi. Không huân tập thì sẽ thấy tánh của sân hay tham v.v… vốn không. SI là chỉ cho vô minh, cũng là thứ do huân tập từ đời này qua đời khác. Tất cả đều không có thực thể. Chỉ cần học tập Phật pháp, ứng dụng tu hành thì nhiễm ô sẽ hết.

Thứ gì mới huân tập trong một đời, bỏ dễ hơn những thứ huân tập trong nhiều đời. Thứ gì huân tập lâu dài, cần đến ý chíthời gian nhiều hơn là thứ mới huân tập. Duy thức học phân biệt hoặc nhiễm thành hai loại là CÂU SANH và PHÂN BIỆT. Câu sanh ngã chấp là những thứ khi sanh ra đã có. Phân biệt ngã chấp, là những thứ mới huân tập trong đời này. Nắm được qui luật đây thì việc trừ bỏ nhiễm ô không phải không làm được. Có ý chí là có thể làm được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15034)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14876)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13297)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14468)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20234)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18455)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30774)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12438)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15531)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13958)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13554)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14499)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13748)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16749)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15410)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31276)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18856)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15031)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14638)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14608)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13824)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19721)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14476)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14551)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14749)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14801)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17966)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13613)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13741)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14988)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14200)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16475)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15373)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13547)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13192)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13306)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13021)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14122)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14748)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14259)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14648)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13040)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13283)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13782)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14714)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14805)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13327)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13780)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13717)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13364)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13915)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13725)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12641)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14862)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12894)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12499)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant