Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bốn Lớp Mật Thừa

14 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 9910)
Bốn Lớp Mật Thừa

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

Bốn Lớp Mật Thừa

 

Hệ thống Mật thừa được phân chia thành bốn lớp, như được nói trong mật điển diễn giải Kim Cương Điện. Như chúng ta đã thảo luận ở trên rằng, chỉ trong Mật thừa Du-già Tối Thượng đáp ứng những tính năng thậm thâmđặc biệt nhất của của Mật thừa, do thế, chúng ta phải nhìn những Mật thừa bậc thấp như những nấc thang đi lên Mật thừa Du-già Tối Thượng. Mặc dù sự diễn giải về những cách đem khát vọng vào con đường là một tính năng chung của tất cả bốn lớp Mật thừa, thì những mức độ của khát vọng có khác nhau. Trong lớp đầu tiên của Mật thừa, Mật thừa Hành Động[1], phương pháp tiếp nhận khát vọng vào trong con đường là liếc nhìn đối ngẫu. Trong những lớp tiếp theo của Mật thừa, những phương pháp bao gồm cười, nắm tay hay ôm và hợp nhất[2].

Bốn lớp của Mật thừa được đặt tên theo chức năng và những cơ chế khác nhau của sự tịnh hóa. Trong lớp thấp nhất của các mật điển thủ ấn hay những thế xếp của bàn tay được xem như quan trọng hơn du-già nội thể, vì thế được gọi là Mật thừa Hành Động.

Lớp thứ hai, mà trong ấy có nhấn mạnh bình đẳng trên cả hai khía cạnh, được gọi là Mật thừa Thiện Hạnh[3]. Thứ ba là Mật thừa Du-già[4], là nơi Du-già nội thể được nhấn mạnh hơn những hoạt động bên ngoài.[5] Lớp thứ tư được gọi là Mật thừa Du-già Tối Thượng[6] bởi vì nó không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của Du-già nội thể, mà không có Mật thừa nào siêu việt hơn nó.

Trường phái Nyingma Đại Toàn Thiện nói về chín cổ xe [cửu thừa][7]. Ba thừa thứ nhất gồm đến Thanh Văn, Độc Giác, và Bồ-tát thừa mà đã cấu thành nên hệ thống kinh điển hiển giáo. Ba thừa thứ hai được gọi là ngoại vi thừa, cổ xe bên ngoài, gồm có Mật thừa Hành Động, Mật thừa Thiện Hạnh và Mật thừa Du-già, vì chúng nhấn mạnh sự thực hành của những hành vi bên ngoài, mặc dù chúng cũng đề cập đến với những hạnh kiểm nội thể và ngoại vi của hành giả. Cuối cùng, có ba Mật thừa nội thể, những Mật thừa được liên hệ đến thuật ngữ Đại Toàn Thiện[8] như Đại Du-già, Chuyển Hóa Du-già và Siêu Việt Du-già. Ba thừa nội thể này được xem là những phương tiện hay những cổ xe để đạt đến sự kiểm soát, bởi vì chúng bao hàm những phương tiện để làm hiển lộ của những mức độ vi tế nhất của tâm thứcnăng lượng. Bằng những phương tiện này, một hành giả có thể đặt tâm thức của mình trong một trạng thái sâu thẩm ngoài sự phân biệt của tốt và xấu, thanh tịnh hay ô nhiễm, là điều có thể cho phép người ấy siêu việt khỏi những quy ước trần gian.

 blank

Mạn-đà-la Thời Luân



[1] Mật thừa Hành Động (Kriyātantra) — là cỗ xe đầu tiên trong 3 lớp Mật tông ngoại vi. Các Mật điển Hành Động có tên như thế vì chúng chú trọng chính yếu vào các hạnh kiểm bên ngoài, các thực hành về lễ tịnh hóa, tẩy uế và vân vân.

“Kriya Tantra”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Kriya_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[2] Theo Atisha's lamp for the path to enlightenment (Bồ-đề Đạo Đăng Luận của Atisha): Mật thừa Hành Động cho những ai có thể sử dụng tham chấp được gợi lên qua việc nhìn đối ngẫu nhưng không thể khống chế tham chấp mạnh mẽ hơn. Mật thừa Thiện Hạnh cho người có khả năng tiện ích được tham chấp gợi lên từ nụ cười và ve vãn với đối ngẫu. Mật thừa Du-già cho kẻ có thể khai thác tham chấp khởi lên từ việc sờ chạm và ôm đối ngẫu. Tất cả các điều này đều là các hành vi của sự quán tưởng. Mật thừa Du-già Tối Thượng cho các đối tượng có thể khống chế được tham muốn phát khởi bởi việc thật sự tiếp xúc giữa các cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, từ quan điểm nhận thức tính Khôngthực hành du-già bổn tôn thì không có sự khác nhau giữa các lớp này.

"Atisha's lamp for the path to enlightenment". C6. P212. Geshe Sonam Rinchen. Eng. Trans. Ruth Sonam. Snow Lion. 1997. ISBN 15593908242.

[3] Mật thừa Thiện Hạnh (Caryātantra) còn gọi là Mật thừa Cận Du-già (UpaYogatantra) or hay Mật thừa Lưỡng Thể (Ubhayatantra) — là lớp thứ nhì trong 3 lớp ngoại vi. Được gọi là Mật thừa Thiện Hạnh vì nó nhấn mạnh một cách bình đẳng giữa các hành vi bên ngoài của thân khẩu và sự nuôi dưỡng bên trong của định lực. Do đó tên Mật thừa Lưỡng Thể tương hợp với Mật thừa Du-già trong khi hạnh kiểm của nó lại tương tự như Mật thừa Hành Động.

“Charya Tantra”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Charya_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[4] Mật thừa Du-già (Yogatantra) — thuộc lớp ngoại vi thứ ba của Mật thừa. Được gọi như thế vì nó nhấn mạnh trên thiền du-già nội thể, kết hợp các phương tiện thiện xảotrí huệ.

“Yoga Tantra”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Yoga_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[5] Các lớp Mật thừa ngoại vi hay các lớp Mật thừa thấp này có chung cho cả Cổ Mật [Ninh Mã, Nyingma] và các trường phái tân dịch. Chúng còn được gọi là Thủ trương khổ hạnh Vệ-đà bao gồm các Mật thừa Hành Động, Thiện Hạnh, và Du-già.

“Three outer classes of tantra”. Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Three_outer_classes_of_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[6] Mật thừa Du-già Tối Thượng (AnuttaraYoga, Yoganiruttara, Yogānuttara) là lớp cao nhất của bốn lớp Mật thừa. Theo truyền thống Tân dịch thì Mật thừa Tối Thượng này được chia thành Mẫu Mật thừa [Mật thừa mẹ] , Phụ Mật thừa [Mật thừa cha] và Bất Nhị Mật thừa. Theo truyền thừa Cổ Mật thì Mật thừa Du-già Tối Thượng tương ứng với ba Mật thừa nội thể Đại Du-già, Chuyển Hóa Du-già và Siêu Việt Du-già.

” Highest Yoga Tantra”. Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Highest_Yoga_Tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[7] Chín cỗ xe hay Cữu Thừa Tất Thắng — là theo cách phân loại của truyền thống Cổ Mật Toàn bộ phổ của lộ trình tu tập của Phật Pháp được chia làm chín cỗ xe: Thanh Văn (Shravaka yana), Độc Giác (Pratyekabuddha yana), Bồ-tát (Bodhisattva yana), Hành Động (Kriyātantra), Thiện Hạnh (Caryātantra), Du-già (Yogatantra), Đại Du-già (mahāyoga), Chuyển Hóa Du-già (Anuyoga), và Siêu Việt Du-già (Atiyoga).

“Nine Yanas”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Nine_yanas>. Truy cập 19/08/2010.

[8] Đại Toàn Thiện hay Đại Viên Mãn (Mahāsaṅdhi, Atiyoga) — là truyền thống Phật giáo cổ sơ nhất và trực hướng về Trí Huệ trong các truyền thừa tại Tây Tạng được Sogyal Rinpoche mô tả như là “trọng tâm của tất cả lộ trình tu tập tinh thần và là đỉnh cao của tất cả các tiến hóa tinh thần của cá nhân. Như là một lộ trình để thực chứng bản tính nội tại nhất của tâm mà chúng ta thật sự là, thì Đại Toàn Thiện là rõ rànghiệu quả nhất cũng như thích đáng nhất trong thế giới hiện đại”. Dù là pháp tu thuộc phái Cổ Mật nhưng nó được thực hành qua nhiều thế kỷ bởi các đại sư của tất cả các trường phái khác như là tu tập tối nội.

“Dzogchen”. Rigpa Shedra Wiki. <http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Great_Perfection >. Truy cập 19/08/2010.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15607)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15047)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14885)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13315)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14492)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20258)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18481)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30790)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12461)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15549)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13800)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13974)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13568)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14518)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13773)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16767)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15431)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31293)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18873)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15051)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14658)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14619)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13841)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19742)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14488)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14558)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14763)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14816)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17984)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13627)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13752)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14998)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14209)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16489)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15384)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13563)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13204)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13318)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13035)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14136)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14760)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14289)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14659)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13054)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13826)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13297)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13801)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14730)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14830)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13351)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12887)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13784)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13727)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13378)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13926)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13734)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12666)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14877)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12907)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12510)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant