Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giới Uy Nghi

24 Tháng Sáu 201000:00(Xem: 7743)
Giới Uy Nghi
GIỚI BẢN KHẤT SĨ TÂN TU
(The Revised Pratimoksha)

Nghi thức Tụng Giới Nam Khất Sĩ

Hội Đồng Giáo Thọ Đạo Tràng Mai Thôn Thực Hiện 12-01-2004

Giới Uy Nghi
(Chúng Học)


Các vị đại đức! Đây là bảy mươi giới Uy nghi (Chúng học), mỗi nửa tháng tụng một lần.

01-    Vị nam khất sĩ không nên vừa đi vừa nói chuyện, cười giỡn, huýt gió, ca hát, gọi từ xa, nhai thức ăn, xỉa răng hoặc nói chuyện điện thoại.
02-    Vị nam khất sĩ không nên vừa đi vừa xá chào, búng tay, đánh đằng xa, lắc lư, chạy nhảy, ngẩng đầu lên trời hoặc có vẻ vội vàng hấp tấp.
03-    Vị nam khất sĩ không nên vừa đi vừa mặc hoặc chỉnh sửa pháp phục.
04-    Vị nam khất sĩ không nên lết dép guốc, bước chân quá dài hoặc nện gót xuống nền.
05-    Vị nam khất sĩ không nên nói giọng mỉa mai, xoi mói, cộc cằn hay ngắt lời người khác.
06-    Vị nam khất sĩ nên tập nói năng nhỏ nhẹ, khoan thai, không nên nói quá nhanh và nuốt chữ hay nói quá lớn, lấn át cả tiếng người khác.
07-    Vị nam khất sĩ không nên kể chuyện ma quái mà tưới tẩm hạt giống sợ hãi cho người khác.
08-    Vị nam khất sĩ không nên nhái giọng điệu của người khác để trêu chọc.
09-    Vị nam khất sĩ không nên cười quá lớn tiếng hoặc há miệng quá to. Khi ngáp hoặc xỉa răng nên che miệng lại.
10-    Vị nam khất sĩ không nên ngồi chò hỏ hoặc vừa ngồi vừa rung đùi, lắc lư hay nhịp chân; nên ngồi cho thẳng lưng, vững vàng mà buông thư.
11-    Vị nam khất sĩ không nên ngồi những chỗ có người đang uống rượu, ăn thịt, cờ bạc, chửi mắng, cợt nhả hoặc nói xấu kẻ khác.
12-    Vị nam khất sĩ nên tránh nằm ngửa hoặc nằm úp, nên tập nằm nghiêng hông phải vì đó là thế an lành nhất.
13-    Vị nam khất sĩ không nên nằm chỗ có người đang đi qua lại hoặc vừa nằm vừa đọc tụng kinh, trừ trường hợp đặc biệt.
14-    Vị nam khất sĩ không nên chắp tay sau lưng hay chống nạnh.
15-    Vị nam khất sĩ không nên chỉ lựa chọn thức ăn ngon.
16-    Vị nam khất sĩ trong khi ăn không nên nhai và nuốt quá gấp, nên nhai chậm rãi khoảng 30 lần trước khi nuốt. Khi đang ăn không nên nói chuyện.
17-    Vị nam khất sĩ không nên nhai hoặc húp lớn tiếng hoặc le lưỡi liếm thức ăn trong bát, đĩa hoặc há miệng quá to để ăn.
18-    Vị nam khất sĩ khi ăn cơm quá đường không nên đặt bát không xuống khi những người lớn tuổi tu hơn mình còn đang ăn. Không nên đứng dậy giữa buổi ăn hoặc ăn xong rồi đứng dậy trước khi có chuông báo.
19-    Vị nam khất sĩ không nên bỏ thừa thức ăn.
20-    Vị nam khất sĩ nên ăn ít vào buổi chiều để trong người được nhẹ và tránh mất thì giờ nấu nướng.
21-    Vị nam khất sĩ không nên mua những loại thực phẩm như trà, bánh... loại thượng hạng, sang trọng, đắt tiền, trừ trường hợp đặc biệt.
22-    Vị nam khất sĩ nên giữ gìn bình bát một cách trân quý và không nên sử dụng hơn một bình bát.
23-    Vị nam khất sĩ không nên dùng muỗng đũa khua vào bình bát.
24-    Vị nam khất sĩ nên mặc y giáo phục chỉnh tề khi đi ra khỏi chùa.
25-    Vị nam khất sĩ nên phơi đồ lót nơi qui định.
26-    Vị nam khất sĩ không nên ăn mặc xốc xếch, dơ bẩn hoặc để cơ thể hôi hám nhiều ngày không tắm.
27-    Vị nam khất sĩ nên thường xuyên vận động để sức khỏe được tráng kiện, nên học kỹ phương pháp bảo tồn tinh, khí và thần.
28-    Vị nam khất sĩ nên chải răng sau mỗi bữa ăn. Khi chải răng không nên đi qua đi lại nói chuyện, cười giỡn.
29-    Vị nam khất sĩ không nên ngủ chung giường với người nam cư sĩ, trừ trường hợp đặc biệt và có báo cho các vị nam khất sĩ khác biết.
30-    Vị nam khất sĩ không nên ngủ chung giường với một vị nam xuất gia. Trường hợp thiếu giường thì cũng có thể tạm ngủ chung, nhưng không nên cùng đắp một chăn. Nếu bất đắc dĩ phải đắp chung thì phải mặc quần áo đầy đủ.
31-    Vị nam khất sĩ không nên cởi trần hay chỉ mặc quần ngắn khi ngủ.
32-    Vị nam khất sĩ gặp ác mộng thì đừng ngủ lại ngay, nên ngồi dậy xoa bóp cho máu chảy đều hoặc bước ra ngoài đi thiền hành khoảng mười phút rồi vào ngủ lại, hoặc nếu bị chất hữu cơ tiết ra thì nên dậy sớm để tắm và thay quần áo để kịp giờ đi công phu.
33-    Vị nam khất sĩ không nên xá chào cho có lệ mà không có chánh niệm. Mỗi khi nhận một phẩm vật do người khác trao cho cũng nên chắp tay sen búp xá chào.
34-    Vị nam khất sĩ khi lạy năm vóc phải sát đấtquán chiếu trong tư thế phủ phục mà không nên lạy một cách máy móc.
35-    Vị nam khất sĩ không nên đại tiểu tiện gần chỗ tháp miếu, chỗ trống trải không có vật ngăn che, trong vườn rau hay vào dòng nước chảy.
36-    Vị nam khất sĩ nên gõ cửa ba tiếng thật khoan thai trước khi vào phòng người khác.
37-    Vị nam khất sĩ không nên để giày dép bừa bãi, không ngay hàng thẳng lối.
38-    Vị nam khất sĩ nên sắp xếp gọn gàng mọi thứ sau khi sử dụng xong.
39-    Vị nam khất sĩ không nên ngâm quần áo lâu ngày mà không chịu giặt và phơi cất để tránh cho quần áo khỏi bị mục rách sớm.
40-    Vị nam khất sĩ nên thở ba hơi thật sâu theo bài kệ thỉnh chuông trước khi thỉnh chuông, kiểng hay khánh. Khi nghe chuông thỉnh lên thì dừng lại mọi tư duy, nói năng và hành động để thực tập hơi thở chánh niệm.
41-    Vị nam khất sĩ phải tôn trọng thời khóa của đại chúng, có mặt đầy đủ và đúng giờ để làm gương cho các bạn đồng tu.
42-    Vị nam khất sĩ không nên vào pháp đường sau vị pháp sư và giữa pháp thoại bỏ ra ngoài. Khi nghe pháp thoại dù là băng giảng cũng nên ngồi nghiêm trang bằng tất cả sự cung kính.
43-    Vị nam khất sĩ khi nghe chuông điện thoại nên phát khởi chánh niệm, theo dõi hơi thở ít nhất ba lần rồi mới cầm máy lên nói. Khi nghe điện thoại phải ngồi ngay ngắn, chỉ nên nói những điều  cần thiếtsử dụng ái ngữ, không nên nói quá to hoặc đùa giỡn.
44-    Vị nam khất sĩ khi nghe người ở đầu dây điện thoại bên kia nói những chuyện không cần thiết thì dùng lời nhã nhặn xin lỗi trước khi gác ống nghe.
45-    Vị nam khất sĩ không nên sử dụng điện thoại di động trong giờ ngồi thiền, thiền hành, tụng kinh, họp chúng hay trong lớp học.
46-    Vị nam khất sĩ không nên vừa tắm vừa hát, đọc kinh, nói lớn tiếng hay đùa giỡn.
47-    Vị nam khất sĩ trong khi làm bếp hoặc chấp tác cũng thực tập chánh niệm giống như ngồi thiền hay thực tập các pháp môn khác. Cần duy trì chánh niệm, đi đứng khoan thai, không vội vã hấp tấp.
48-    Vị nam khất sĩ được tăng thân giao cho một công tác đặc biệt đừng nên cho đó là quyền hành hay cho công việc của mình quan trọng hơn công việc của người khác. Nên biết tất cả các công việc phục vụ cho tăng thân đều quan trọng như nhau.
49-    Vị nam khất sĩ nhận lãnh một công việc dù rất đặc biệt, cũng phải làm trong thảnh thơi, không nên lấy cớ đó mà bỏ những giờ sinh hoạt khác.
50-    Vị nam khất sĩ nên thực tập nói lời từ chối khi cảm thấy khả năng hay tình trạng sức khỏe của mình không thể kham lãnh thêm công việc, đừng vì sợ phiền lòng mà lãnh lấy để rồi lo âu, mệt mỏi và chán nản.
51-    Vị nam khất sĩ khi học hỏi những giáo điển siêu việtuyên áo, phải thường tự hỏi làm sao áp dụng được giáo lý này vào đời sống hằng ngày để chuyển hóa đau khổ và đạt tới sự giải thoát.
52-    Vị nam khất sĩ không nên chỉ đọc sách vở và kinh điển mà không thực tập những pháp môn căn bản và cốt tủy của đạo Bụt để chuyển hóa phiền nãotập khí.
53-    Vị nam khất sĩ nên đọc thêm những sách về lịch sử các nền văn minh trên thế giới, về đại cương lịch sửgiáo lý các tôn giáo, về đại cương tâm lý học áp dụng và về đại cương những khám phá hiện đại nhất trong lĩnh vực khoa học, vì những kiến thức ấy có thể giúp mình hiểu và diễn bày giáo lý cho đời một cách khế cơ.
54-    Vị nam khất sĩ chỉ nên xin rời chúng đi tu học nơi khác khi thấy hoàn cảnh hiện tại của mình không có đủ điều kiện cho sự tiến tu. Nên chọn một tu viện mà trong đó có tăng thân tu học hài hòa và hạnh phúc.
55-    Vị nam khất sĩ khi thấy cơn giận bắt đầu phát khởi, thì phải dừng lại mọi nói năng và hành động để quay về hơi thở chánh niệm, đừng tiếp tục nghe và chú ý tới người mà mình cho là nguyên do của cơn giận. Nếu cần thiết, có thể đi ra ngoài để thực tập thiền hànhquán chiếu để thấy được nguyên nhân chính là hạt giống giận hờn ở nơi mình.
56-    Vị nam khất sĩ nên có một đệ nhị thân là nam xuất gia để chăm sóc và nâng đỡ, cũng như mình là đệ nhị thân của một nam xuất gia khác để được vị này chăm sóc và nâng đỡ.
57-    Vị nam khất sĩ không nên đi ra khỏi chùa vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải thưa trình cho đại chúng biết và phải có một vị nam xuất gia khác cùng đi theo.
58-    Vị nam khất sĩ nên mang một y lễ phục khi đi ra ngoài cách đêm.
59-    Vị nam khất sĩ không nên vừa lái xe vừa sử dụng điện thoại, nói chuyện huyên thuyên, đùa giỡn, xem bản đồ hoặc chạy xe song song với một người khác để nói chuyện. Không nên bóp còi để trách móc xe khác hoặc chạy xe quá tốc độ cho phép.
60-    Vị nam khất sĩ khi lên xe phải vén gọn tà áo và cài dây an toàn. Phải nhớ mang theo bằng lái và giấy tờ xe.
61-    Vị nam khất sĩ lái xe đường xa nếu thấy buồn ngủ hoặc hơi mệt thì nên đổi người lái. Nếu không có người lái thế thì dừng lại để nghỉ ngơi cho đến khi thực sự tỉnh táo. Nên nhớ sinh mạng người ngồi trên xe nằm trong sự thận trọng của mình.
62-    Vị nam khất sĩ không nên vào chỗ bán sách báo và tranh ảnh độc hại.
63-    Vị nam khất sĩ không nên đùa giỡn với người bán hàng.
64-    Vị nam khất sĩ khi ra phố gặp một vị tôn túc phải dừng lại chắp tay hỏi thăm, hoặc gặp một người xuất gia đạo khác cũng nên làm như thế.
65-    Vị nam khất sĩ không nên về thăm gia đình thường xuyên. Có thể viết thư về gia đình để chia sẻ hạnh phúc và sự tu học của mình để gia đình có thêm đức tinhạnh phúc. Không nên kể về những khó khăn gặp phải trong đời sống xuất gia để gia đình khỏi bận lòng lo lắng.
66-    Vị nam khất sĩ khi góp mặt giải quyết những tình trạng khó khăn của gia đình nên sử dụng năng lượng tâm linh và các phép lắng nghe, ái ngữ.
67-    Vị nam khất sĩ về thăm gia đình không nên xin hết cái này đến cái khác. Được gia đình hiến tặng vật gì thì nên chia xẻ với tăng thân.
68-    Vị nam khất sĩ khi tiếp chuyện với người cư sĩ đến chùa nên từ chối không tham dự vào những câu chuyện thị phi ngoài đời, trái lại chỉ lắng nghe những nỗi khổ niềm đau của họ, rồi căn cứ trên kinh nghiệm thực tập của mình mà cống hiến cho họ những pháp môn có thể chuyển hóa được bản thân cũng như gia đìnhxã hội.
69-    Vị nam khất sĩ khi tiếp chuyện với người cư sĩ đến chùa nên cương quyết từ chối không lắng nghe những lời đàm tiếu về các vị xuất gia và các đạo tràng khác.
70-    Vị nam khất sĩ không nên chỉ tìm cách thân cận gần gũi với người có chức quyền, giàu có hay nổi tiếng.

Các vị đại đức! Tôi đã tuyên thuyết xong bảy mươi giới Uy nghi (Chúng học). Vị nam khất sĩ nào phạm vào một trong bảy mươi giới ấy thì nên biết là sự thực tập của mình còn yếu kém, cần phải phát tâm hối quá và hứa với thầy Y chỉ là mình sẽ thực tập vững chãi hơn.

Nay xin hỏi các vị đại đức: Đối với bảy mươi giới Uy nghi ấy trong đại chúng có sự thực tập vững vàng không? (ba lần)

Các vị đại đức im lặng, vì thế tôi biết trong đại chúng có sự thực tập vững vàng. Điều này chúng ta ý thức, ghi nhận và thông qua. (C)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13309)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14482)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20245)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30784)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12454)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15534)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13794)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13558)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14502)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13757)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16753)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15419)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31285)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18867)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15045)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14615)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13836)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19736)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14480)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14556)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14804)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17972)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13623)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13748)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14991)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14203)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16481)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15382)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13552)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13199)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13314)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13024)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14133)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14757)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14283)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14653)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13048)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13824)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13291)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13791)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14721)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14821)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13333)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12873)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13721)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13374)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13923)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13729)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12654)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14869)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12900)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12506)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant