Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

6. Tam Luận Tôn

23 Tháng Mười Hai 201000:00(Xem: 9336)
6. Tam Luận Tôn

TAM LUẬN TÔN

I. DUYÊN KHỞI LẬP TÔN

 Tôn này căn cứ vào các bộ Trung luận, Bách luận, Thập nhị môn luậnthành lập, cho nên gọi là Tam luận tôn. 

Tam luận

1.- Bộ luận Trung quán 4 cuốn, do ngài Long Thọ Bồ-tát làm ra, chánh thức là phá chấp của Tiểu thừa, một phần kiêm phá về ngoại đạo, để chỉ rõ nghĩa Đại thừa

2.- Bộ Bách luận 2 cuốn, do ngài Đề-bà Bồ-tát làm ra, chánh thức là phá chấp ngoại đạo, một phần kiêm phá về Tiểu thừa, cùng là cốt chỉ rõ Đại thừa

3.- Bộ luận Thập nhị tôn 1 cuốn, cũng do ngài Long Thọ Bồ-tát làm ra, gồm phá cả Tiểu thừangoại đạo, để tỏ bày nghĩa sâu xa mầu nhiệm của Đại thừa

Ấy là Tam luận, nếu thêm bộ Trí độ luận vào, tức gọi là Tứ luận. Bộ Trí độ luận cả thảy 100 quyển, cũng là ngài Long Thọ Bồ-tát làm ra để giải thích lý nghĩa trong kinh đại phẩm Bát-nhã. Đời Dao Tần ngài Cưu-ma-la-thập dịch ra bộ luận này, hoằng dương rất thạnh; đời Đường ngài Gia Tường đại sư (tức Cát Từng) làm ‘Tam luận sớ’, chuyên dùng tôn này dạy bảo học trò, xương thạnh trong một thời.

II.- PHÁ TÀ CHẤP BÀY CHÁNH LÝ

 Mục đích của tôn này là phá điều tà chấp rõ bày chánh lý làm cương yếu. Phá tà chấp có 4:

 1.- Phá ngoại đạo : Ngoại đạo là những học phái ngoài phạm vi Phật pháp họ không rõ lý ngã khôngpháp không, một mặt chấp trước tà kiến như là nhơn tà quả, không nhơn có quả, có nhơn không quả v.v... cho nên cần phải phá trừ.

 2.- Bài bác Tỳ-đàm : Tiểu thừa Tỳ-đàm tôn (tức Cu-xá tôn) - tôn ấy nói về lý ngã không pháp hữu, vì tuy biết ngã chấp nơi thân người là không, mà không biết các pháp cũng không, cho nên phải phá trừ.

 3.- Bài bác tôn Thành thật : Tôn này nói về lý không, tuy rằng biết ngã pháp đều không, nhưng chưa trừ được cái tính chấp về thiên không (còn thiên chấp cái không ấy là thật có) chứ không biết không ấy cũng không, rõ không chỗ đặng, cho nên phải phá trừ.

 4.- Quở trách chỗ chấp trước của người tu về Đại thừa : Về Đại thừa Phật giáo, vốn là để phá trừ chỗ mê chấp về ngã, pháp của kẻ phàm phuTiểu thừa, khiến cho họ xa lìa những thành kiến chấp có, chấp không, chấp đoạn, chấp thường đặng rõ bày chơn lý trung đạo, chỉ vì người học đạo thường thường ôm chặt cái sở đắc của mình, nghe nói có thời sa vào có, nghe nói không thời trệ vào không, nghe nói trung đạo thời chấp trước về trung đạo, cho nên phải phá trừ.

 Trong bộ Tam luận huyền nghĩa nói rằng : “Nói tóm lại, sự phá là hiển chánh, phàm có 4 loại : 

1.- Phá mà không thâu ; 

2.- Thâu mà không phá ; 

3.- Cũng phá mà cũng thâu ; 

4.- Không thâu cũng không phá. 

Nói không hiệp đạo thời phá mà không thâu ; chỗ nói hiệp chơn lý thời thâu mà không phá ; còn như người học đạo mà đầy lòng mê chấp, thời cũng phá mà cũng thâu, tức là phá trừ chỗ mê chấp, thâu lại giáo nghĩa mà họ đã hiểu lầm. Đến như chơn lý thì xa lìa nói phô, bặt dứt tâm niệm lự, thiệt không thể nói rằng phá, không thể nói rằng thâu; tiêu trừ ba loại nói trên, qui về một chơn thật tướng, hễ người soi thấu bốn câu ấy thời chỗ phá lập rõ ràng”. 

Như vậy, tà chấp phá thời chánh lý tụu bày, ngoài sự phá tà không có chánh lý nào riêng nữa vậy. Chánh có ba loại : 

1.- Đối với thiên chấp mà nói là chánh, gọi là thiên chánh ; 

2.- Đối với sự trừ hết thiên chấp mà nói là chánh, gọi là tận thiên chánh ; 

3.- Thiên chấp đã bỏ, chánh lý cũng không còn, không phải thiên mà cũng phải chánh, không thể gọi là gì, gượng nói là chánh, vì bặt dứt sự đối đãi, gọi là tuyệt đãi chánh.

III.- BỐN TẦNG LỚP CỦA HAI ĐẾ

 Tôn này đã dùng sự phá tà rõ chánh làm chủ đích nhưng cái chánh gọi là rõ bày chánh lý, có thể chánh và dụng chánh; Dụng chánh là giáo lý về tục đếchơn đế; xuất thế gianchơn đế, cũng gọi là đệ nhất nghĩa đế; còn pháp thế giantục đế, cũng gọi là thế đế. Tôn khác cũng lập ra hai đế, nhưng đều lấy hai đế làm lý sở chứng hoặc cảnh sở quán, ấy là chính nơi lý mà lập ra hai đế; tôn này thời chủ trọng chính nơi giáo pháp mà lập ra hai đế, nghĩa là nói Phật vì muốn phá chấp không, cho nên đứng về tục đề mà nói là có; muốn phá cái chấp có, cho nên đứng về chơn đế mà nói là không. Nhưng người học đạo đối với ngôn giáo của Phật, lại sanh ra kiến chấp mê lầm, nên cũng phải phá trừ; vì vậy, cho nên tôn này mới mở hai đế lập thành bốn tầng, không thường gọi là tứ trùng nhị đế, để triệt để phá trừ chỗ mê chấp.

 1.- Muôn tượng sai biệt trong thế gian, hiện có rõ ràng, nhưng đều do nhơn duyên hòa hiệp mà thành, không có tự tánh, đương thể tức không, cho nên tục đế là có, chơn đế là không; nhưng cái không và cái có ấy là chính nơi một vật mà đứng về hai phương diện để quan sát, cho nên tục đế cho là có, là cái có tức nơi không, chơn đế cho là không, là cái không tức nơi có. Tôn khác có người chấp không và có làm hai đế, nghĩa là nói ngoài cái không thiệt có cái có, ngoài cái có thiệt có cái không, tôn này dùng lý này mà đối phá, nói cái có tức không là tục đế, là muốn chỉ rõ cái có không thiệt có - chỉ là giả dối - để phá chỗ chấp có của chúng sinh; nói cái không tức là có là chơn đế ý là muốn chỉ rõ cái không không phải không - không, phải không hẳn như hư không để phá chỗ chấp không của Tiểu thừa ngoại đạo; ấy là từng thứ nhất về hai đế.

 2.- Có tôn khác lại chấp giả có, giả không là hai đế, nay phải đối phá: gọi rằng giả có và giả không lập riêng, còn thuộc về tục đế; chính cái có không thật có, đồng thời tức cái không không phải không, có, không, xưa nay chẳng phải hai, cho nên lấy sự có, không về tầng thứ nhất cho là tục đế, mà dùng cái đạo lý chẳng phải có, chẳng phải không là chơn đế; ấy là tầng thứ hai về hai đế.

 3.- Có, không là hai; không phải có, không phải không, mới là không hai; phân biệt hai cùng không hai mà quán tưởng, còn là tục đế. Không hai mà cũng không phải là không hai, mới là chơn đế; ấy là từng thứ ba về hai đế.

 4.- Ba tầng về hai đế trước đều là lời dạy bảo, để phá trừ chỗ chấp trướcSở dĩ nói ra ba pháp môn ấy, là khiến người ngộ đến cái chơn lý không ba, phải dứt bỏ lời nói phô, tâm niệm lự, quy về chỗ vô sở đắc, mới hiệp với chơn lý. Cho nên ba tầng trước điều là tục đế; không phải là không có, cũng không phải là không không, mới là chơn đế; ấy là từng thứ tư về hai đế. Lý thuyết hai đế này mục đích là rõ bày chơn lý vô sở đắc của trung đạo, thật tướng của vũ trụ.

IV.- TRUNG ĐẠO BÁT BẤT

 Tôn khác gọi rằng sự phá trừ điều mê lầm, riêng có lý trung đạo ; Tôn tam luận này thời khác hẳn, chủ trương; phá hết mê tình tức là trung đạo, cho nên mới có cái lý thuyết bát bất trung đạo, là : bất sanh, bất diệt, bất đoạn, bất thường, bất nhất, bất dị, bất khứ, bất lai. Không ngộ được tám moon ấy tức là không rõ chơn đếtục đế, cho nên dùng năm câu và ba lý trung đạophân biệt

Câu thứ nhất : Thiệt có sanh diệt ; ấy là nhận sanh diệt làm thiệt, gọi là đơn tục (đứng riêng về mặt thế tục). 

Câu thứ hai : Không sanh không diệt; ấy là chấp không sanh không diệt làm thiệt, gọi là đơn chơn, đều là chếch lệch, chưa hiệp về trung đạo

Câu thừ ba : Giả sanh giả diệt, là sanh diệt tức nơi bất sanh bất diệt, cho nên gọi là giả; ấy là trung đạo về thế tục

Câu thứ tư : Cái giả của bất sanhbất diệt. Vì sự sanh diệt đã giả, thời sự bất sanh bất diệt cũng là giả; ấy là trung đạo về chơn đế

Câu thứ năm : Không phải sanh diệt mà cũng không phải là không sanh diệt; ấy là dung hiệp cả tục đếchơn đế mà nói lý trung đạo ; vì rằng thật tướng của pháp giới không sanh diệt cũng không phải là không sanh diệt, bặt dứt lời nói phô và tâm niệm lự.

 Trên đây từ câu thứ ba đến câu thứ năm, ba lý trung đạo, thường gọi là tam trung; ấy là chính nói chỗ sanh diệt mà lập; từ đoạn thường sắp xuống cũng như lý ấy mà suy xét thời rõ.

V.- HAI TẠNG VÀ BA PHÁP LUÂN.

 Tôn này nói rằng kinh điển Tiển thừa và Đại thừa, đồng tỏ bày một đạo lý lấy Ềvô đắc chánh quanỂ làm tôn. Phật nói ra các pháp môn, đều là đối trị những phiền não của chúng sinh, tùy theo chứng bệnh mà cho thuốc, thuốc không cao thấp, lành bịnh là hay, cho nên các kinh giáo trong một đời của Phật, mỗi mỗi đều đủ đẳng, thắng, liệt ba bậc, gọi là môn đẳng, thắng, liệt nương nhau mà thành. Nhưng căn khí của chúng sinh không đồng nhau, thời pháp môn cũng nhơn đó mà sai biệt, cho nên lại dùng hai tạng và ba pháp mônphân biệt, gọi là môn nhiếp hóa ứng bịnh hco thuốc.

 Hai tạng, hai tạng là Thanh văn tạng và Bồ-tát tạng. Thanh văn tạng là giáo Tiểu thừa, cũng gọi là bán tự giáo; Bồ-tát tạng là giáo Đại thừa, cũng gọi là mãn tự giáoThanh văn và Bồ-tát là theo bậc người mà đặt tên; Đại thừaTiểu thừa là theo giáo pháp mà lập tên; còn bán tựmãn tự là theo nghĩa mà lập tên. Bậc Tiểu thừaThanh vănDuyên giác, nhưng đây chỉ gọi là Thanh văn tạng, là vì bậc Thanh văn nghe theo giáo lý của Phật, mà bậc Duyên giác thời không. Duyên giác cũng có bậc gọi là độc giác, ra đời không gặp Phật chỉ tự mình quán theo lý nhơn duyênchứng đạo. Còn như Đại thừa thời có Phật và Bồ-tát, nhưng đây chỉ nói Bồ-tát, là vì bậc Bồ-tát y theo giáo lý của Phật.

 Ba pháp luân - Ba pháp luân tức là ba lần chuyển bánh xe Pháp

1.- Căn bổn pháp luận tức là giáo lý nhất thừa. Khi Phật mới thành đạo ở trên hội Hoa nghiêm toàn vì các bậc Bồ-tát, khai thị pháp môn một nhơn một quả (tu nhơn Phật thành quả Phật, chứ không thành Thanh vănDuyên giác); ấy tức là giáo nghĩa về căn bổn. 

2.- Chi mạt pháp luân là giáo lý về tam thừa. Vì các chúng sinh phước đức mỏng manh, căn tánh chậm lụt, không thể nghe được lý một nhơn một quả, cho nên ở trong một Phật thừa nói ra có ba; ấy gọi là giáo lý về chi mạt. 

3.- Nhiếp mạt qui bổn pháp luân, tức là thâu nhiếp ba thừa về nhất thừa. Phật trong 45 năm, nói ra giáo lý tam thừa, rèn đúc tâm tánh cho chúng sinh, đến hội Pháp hoa mới hội qui ba thừa về một Phật đạo; ấy gọi là giáo lý nhiếp mạt qui bổn (thâu nhiếp nhánh nhóc về nơi cội gốc).

VI. BA THỜI GIÁO

 Tòn này lại có chia giáo lý của Phật ra làm ba thời kỳ, ấy là ngài Trí Quang luận sưẤn Độ lập ra. 

Trong bộ “Hoa nghiêm thám huyền ký” của ngài Hiền Thủ nói rằng : Ngài Trí Quang luận sư y theo kinh Bát-nhã, Luận trung quán v.v... lập ra ba thời giáo, nghĩa là nói đức Phật đầu tiên ở nơi vườn Lộc giả, vì các bậc căn trí hẹp hòi, nói các Tiểu thừa, tâm cảnh đều có. Đến thời kỳ thứ hai, Phật vì các bậc căn trí bậc trung, nói pháp tướng Đại thừa, chỉ rõ đạo lý duy thức cảnh không (thế giới hiện tượng không thật có), tâm có (tâm thức thật có - thế giới tinh thần) ; vì căn cơ người còn kém chưa thể dẫn vào chỗ bình đẳng chơn không, nên mới nói ra giáo lý ấy. Đến thời kỳ thứ ba, Phật vì các bậc thượng căn thượng trí, nói ra giáo lý vô tướng Đại thừa, biện bạch tâm cảnh đều không, một mực bình đẳng là chơn liễu nghĩa. Nói tóm lại, như trên đã nói, tâm cảnh đều có là thời kỳ thứ nhất; cảnh không tâm có là thời kỳ thứ hai; tâm với cảnh đều không là thời kỳ thứ ba. Lại ba thời kỳ ấy có thể chia ra làm ba nghĩa đặng giải bày : 

1.- Những căn cơ nhiếp hóa trong ba thời kỳ ấy, thời kỳ đầu tiên chỉ nhiếp hóa được bậc Tiểu thừa; vì tôn Pháp tướng nói có một phần nhị thừa, không tu tớI quả Phật vậy; đến thời kỳ thứ ba chỉ thâu nhiếp các bậc Bồ-tát, thông cả tiệm giáođốn giáo, chủ trương các bậc nhị thừa đều tu tới quả Phật, không đường nẻo khác vậy. 

2.- Giáo pháp của Phật nói trong ba thời kỳ, ban đầu chỉ dạy Tiểu thừa; thời kỳ thứ hai thông cả tam thừa, thời kỳ thứ ba chủ nói nhất thừa

3.- Những giáo lý đã nói rõ trong ba thời kỳ, ban đầu thời phá cái chấp về tự tánh, thần ngã của ngoại đạo, cho nên nói pháp duyên sanh, xác định là thật có; thời kỳ thứ hai, lần hồi phá trừ chỗ chấp của nhị thừa về lý duyên sanh thật có, mà nói lý duyên sanh ấy chỉ là giả dối như tuồng có mà thôi, vì họ sợ về chỗ chơn không, cho nên phải để giả hữu lại (như tuồng có) mà dìu dắt họ. Đến thời kỳ thứ ba mới thật là chỗ rốt ráo của Đại thừa, nói duyên sanh ấy tức là tánh không, một mực bình đẳng, viên dung cả hai đế không ngại.

VII.- THÀNH PHẬT

 Tôn này nói rõ nghĩa thành Phật, có chia làm chơn, tục hai môn : 

1.- Trong môn chơn đế nói rõ chúng sinh và Phật như nhau, nhiễm, tịnh đều bình đẳng; hết thảy chúng sinh xưa nay là Phật, sáu đạo luân hồi văn tự tịch diệt, không mê không ngộ, đâu luận đến thành Phật cùng không thành Phật, cho nên nói “mê ngộ vốn không, vắng lặng tịch diệt”. 

2.- Trong môn tục đế thời nói các pháp do nhơn duyênsanh khởi ra, vì đạo lý ấy, nên căn cơ người có lanh lợi có chậm lụt, thời sự tu hành thành Phật cũng có chậm có mau; căn cơ rất lanh lợi, thời trong một niệm thành tựu chánh quán bát bất, tức thành quả Phật; như chậm thời phải trải qua ba đại kiếp, tu hành lục độ vạn hạnh, mới được thành Phật - nhưng một niệm không ngại ba kỳ (ba đại kiếp), ba kỳ không ngại một niệm, một niệm tức ba kỳ, ba kỳ tức một niệm, niệm và kiếp dung thông, cũng như trong một giấc chime bao, rõ ràng thấy việc trăm năm, việc trăm năm ví bằng giấc ngủ. Mà nếu luận về sự tu hành trong ba đại kiếp thời phải trải qua 51 vị, sau mới thành Phật. Cho nên tôn này từ bậc Bồ-tát tới quả Phật, tổng cộng lập thành 52 vị, 52 vị là thập tín, thập trụ, thập hạnh, thạp hồi hướng, thập địa, đẳng giácdiệu giác (xen bản đồ kê ở Pháp tướng tôn).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 49743)
Khi ta phát triển định tâm, ta sẽ có thể giữ những chướng ngại tạm thời ở một bên. Khi những chướng ngại được khắc phục, tâm ta trở nên rõ ràng trong sáng.
(Xem: 34629)
Nếu kẻ nam tử người nữ nhơn thân có tai ách, trong nhà nên an trí tháp xá-lợi và hình tượng Phật, họa vẽ tượng đức Văn-thù-sư-lợi Đồng tử, thiêu các thứ hương...
(Xem: 33444)
Phật dạy A-nan: “Đời quá khứ, cõi Diêm-phù-đề này có một vị Tỳ-khưu tên là Truyền Giáo. Ngày 15 tháng chín đi du hành về phương Bắc, cách nước Chi Na không xa...
(Xem: 43927)
Lúc bấy giờ, khắp vì lợi ích tất cả chúng sanh, đức Thế tôn nói đà-ra-ni rằng: Na mồ một đà nẫm Ma đế đa na nga đa Bác ra đát dũ đát bán na nẫm...
(Xem: 57063)
Tập sách Thiền và Bát-nhã này là phần trích Luận Năm và Luận Sáu, trong bộ Thiền luận, tập hạ, của D. T. Suzuki. Tập này gồm các thiên luận về Hoa nghiêm và Bát-nhã.
(Xem: 47562)
Thật ra sanh tử là do tâm thức vô minh của chúng ta “quán tưởng” ra là có tự tánh, là có thật, như ví dụ “hư không khônghoa đốm mà thấy ra có hoa đốm”.
(Xem: 39417)
Bát Thức Quy Củ Tụng - Những bài tụng khuôn mẫu giảng về tám thức tâm vương; tác giả: Huyền Trang; người toát yếu: Khuy Cơ, người dịch giảng: HT Thích Thắng Hoan
(Xem: 38475)
Quyển "Vi Diệu Pháp Nhập Môn" ngoài tác dụng của bộ sách giáo Khoa Phật Học; còn là cuốn sách đầu giường của học giả nghiên cứu về Triết lý Ấn độ, cũng như Văn Học A Tỳ Ðàm...
(Xem: 52934)
Kinh Ðại Bát Niết bàn, vì là lời nói sau cùng của Ðức Phật, trước khi Ngài Niết Bàn, nên bao quát hầu như đủ mọi thắc mắc của chúng sinh...Nguyễn Minh Tiến; Đoàn Trung Còn
(Xem: 36594)
Như Lai là bậc A-la-hán, chánh đẳng chánh giác, dùng pháp thắng tri (tuệ tri: biết sát na hiện tiền) hay pháp chánh tri kiến để liễu tri sự vật, không dục hỷ...
(Xem: 32239)
Nếu có ai hỏi ngài Duy Ma Cật: “Bản thể của thế giới này là gì?” thì trước sự im lặng của ngài Duy Ma Cật mà lại được Văn Thù Sư Lợi hết sức tán thưởng là có ý nghĩa sâu xa của nó.
(Xem: 40467)
Như thật tôi nghe: Một thời đức Phật ở tại Pháp Giả Ðại Bồ-đề Ðạo tràng thuộc nước Ma-già-đà, vừa thành Chánh giác cùng các Bồ-tát Ma-ha-tát chúng gồm có tám vạn người...
(Xem: 43483)
"Có đà-ra-ni tên là Túc Mạng Trí. Nếu có chúng sanh nghe đà-ra-ni này mà hay chí tâm thọ trì, thì bao nhiêu nghiệp tội cực nặng trong một ngàn kiếp thảy đều tiêu diệt.
(Xem: 31446)
Nakulapita là một người chủ gia đình sinh sống trong vùng Bhagga, đã trọng tuổithường hay đau yếu. Ông rất kính mến Đức PhậtĐức Phật cũng xem ông như một người con của mình.
(Xem: 46708)
Vì lòng thương xót chúng sanh đời Mạt Pháp, đức Thế Tôn đặc biệt nói ra pháp này để rộng cứu tế, ngõ hầu chúng sanh dẫu chẳng được gặp Phật, mà nếu gặp được pháp môn này...
(Xem: 36206)
Sự kiện Đức Phật chấp nhận thành lập giáo hội Tỳ kheo ni, nâng vị trí người nữ đến mức quan trọng nhất, là việc làm duy nhất và chưa từng thấy trong lịch sử tôn giáo...
(Xem: 28695)
"Có một lần Đấng Thế Tôn lưu ngụ với những người dân trong vùng Bhagga, gần thị trấn Sumsumaragiri, thuộc khu rừng Lộc Uyển...
(Xem: 29238)
Cách tốt nhất để mang lại sự an ổn cho bản thân là hướng về điều thiện, và quy y Tam bảo là nền tảng đầu tiên cho một cuộc sống hướng thiện.
(Xem: 31886)
Lúc bấy giờ, rừng cây Ta La ở thành Câu Thi Na, rừng ấy biến thành màu trắng giống như con hạc trắng. Ở trong hư không tự nhiên mà có tòa lầu các bảy báu với những hoa văn...
(Xem: 28828)
Phật dạy Tu-bồ-đề: “Các vị Đại Bồ Tát nên hàng phục tâm như thế này: ‘Đối với tất cả các loài chúng sinh, hoặc sinh từ bào thai, hoặc sinh từ trứng, hoặc sinh nơi ẩm thấp, hoặc do biến hóa sinh ra...
(Xem: 33360)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0376, Hán dịch: Đời Đông Tấn, Sa-môn Pháp Hiển, Việt dịch: Thích Nguyên Hùng
(Xem: 29136)
Gương trí vằng vặc của Như Lai cũng như thế, là pháp giới vắng lặng không có gián đoạn không có dao động, vì muốn giúp vô lượng vô số chúng sanh thấy rõ nhiễm-tịnh...
(Xem: 60976)
Kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni - một trong các pháp môn - là trí ấn của tất cả Như Lai, mầu nhiệm rộng sâu, khác chi thuyền bè trong biển ba đào, nhật nguyệt giữa trời u ám.
(Xem: 39765)
Phật dạy đại chúng: “Lúc nào cõi nước không an, tai nạn nổi lên và kẻ nam người nữ bị tai ương biến họa, chỉ thỉnh chúng Tăng như Pháp kiến lập đạo tràng...
(Xem: 26673)
Phật tử có nghĩa là tự nguyện theo Tam quy (ti-sarana), Ngũ giới (pañca-sila), tức là nương tựa vào Tam bảo (ti-ratana) và giữ gìn năm giới căn bản của đạo Phật.
(Xem: 29663)
Trong Kiến Đàn Giải Uế Nghi của Thủy Lục Chư Khoa có lời tán thán bồ tát Quán Thế Âm rằng: “Nhân tu sáu độ, quả chứng một thừa, thệ nguyện rộng sâu như biển lớn mênh mông không thể đo lường...
(Xem: 37373)
Nếu có chúng sanh muốn vãng sanh về Chín phẩm Tịnh độ như thế, hãy phụng quán 12 Viên diệu ấy, ngày đêm ba thời, xưng Chín phẩm Tịnh độ như vậy...
(Xem: 40088)
Trong thể trạng giác ngộ, chúng ta có hai thân Phật được biết như thân hình thể và thân chân thật, tức là sắc thânpháp thân. Sắc thân Phật là thân tự tại...
(Xem: 26833)
Nếu các chúng sanh ác tâm hướng nhau, hãy xưng danh hiệu Địa Tạng Bồ-tát, nhất tâm quy y, khiến chúng sanh kia nhu hòa nhẫn nhục, hổ thẹn với nhau, từ tâm sám hối...
(Xem: 42653)
Nếu trong sự thuần tưởng, lại gồm cả phước huệ và tịnh nguyện thì tự nhiên tâm trí khai mở mà được thấy mười phương chư Phật, tùy theo nguyện lực của mình mà sanh về Tịnh-độ.
(Xem: 37280)
Khi chúng ta thấy những chức năng của luật nhân quả, chúng ta có thể phân biệt hai loại chủ thể trải nghiệm mối quan hệ nhân quả này. Đây là thế giới của thân thể vật lýtâm thức.
(Xem: 28283)
Sự hiện hữa của các pháp trên mặt hiện tượng của tướng đó là một sự hiện hữu giả hợp do duyên và, mặt khác tánh của chúng là Không cũng do duyên mang lại.
(Xem: 28894)
Bàn tay cầm chiếc chìa khóa vô thườngchánh niệm. Dùng hơi thở chánh niệm ta tiếp xúc với mọi sự vật, quán chiếu và thấy được tính vô thường của mọi sự vật.
(Xem: 26394)
Này các thầy! Tánh Không thì rỗng không, không vọng tưởng, không sanh, không diệt, lìa tất cả tri kiến. Vì sao? Vì tánh Không không có nơi chốn, không thuộc sắc tướng...
(Xem: 27170)
Phật dạy: Tự tính của Không là không nằm trên bình diện có không, không nằm trong khuôn khổ các vọng tưởng, không có tướng sinh, không có tướng diệt, và vượt thoát mọi tri kiến.
(Xem: 26184)
Đức Phật thấy rõ bản chất của phiền não tham, sân, si là nguồn gốc khổ đau, Ngài chế ra ba phương thuốc Giới-Định-Tuệ để chữa tâm bệnh tham, sân, si cho chúng sinh...
(Xem: 34636)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 27801)
Tôi nghĩ nhiệm vụ quan trọng nhất của bất cứ một hành giả của một tôn giáo nào là thẩm tra chính họ trong tâm hồn của chính họ và cố gắng để chuyển hóa thân thể, lời nói
(Xem: 30473)
Bụt là bậc có Nhất Thiết Trí, bản chất của Người là đại nhân từ, vì thương xót nhân gian cho nên mới xuất hiện trên cuộc đời này để mở bày đạo nghĩa, giải cứu cho con người.
(Xem: 33281)
Nói đến tịnh độ tất phải nói đến hai khái niệm tự lựctha lực. Tự lực nói đến phương pháp chúng ta thực hành cho tự thân, dựa vào nội lực của chính tâm chúng ta.
(Xem: 28566)
Khi Phật thành đạo là do đạt được Trí Tuệ hay Giác Trí Tuệ thì các pháp giải thoát được thiết lập thực hành Giác Trí Tuệ trong các thời thiền tập.
(Xem: 30073)
Khi tuệ giác nội quán của chúng ta vào trong bản chất tối hậu của thực tạiTính Không được sâu sắc và nâng cao, chúng ta sẽ phát triển một nhận thức về thực tại...
(Xem: 25491)
Thông thường mà nói Bát Nhã có ba ý nghĩa. Thứ nhất là thực tướng, tướng là tướng trạng, thực tướng chính là hình ảnh chân thực. Nghĩa thứ hai là quán chiếu Bát Nhã, cũng chính là chỗ dụng của thực tướng.
(Xem: 21844)
Trong lời phàm lệ của quyển Tứ phần giới bổn như thích, Luật sư Hoằng Tán (1611-1685) nói: "Tam thế chư Phật câu thuyết Kinh-Luật-Luận tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 51294)
Kinh Hoa Nghiêm nói: “Lòng tin là gốc của đạo, sanh ra các công đức. Lòng tin có thể nuôi lớn các căn lành. Lòng tin có thể vượt khỏi các đường ma.
(Xem: 26721)
Tận cùng tư duy của Đạo Phật quan tâm, định luật căn bản là: chúng ta muốn hạnh phúc. Quyền căn bản của chúng tađạt được hạnh phúc.
(Xem: 28623)
Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyến khích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bihiền lành.
(Xem: 27704)
Thế Tôn, nếu có người nghe được kinh này mà có lòng tin thanh tịnhđạt được cái thấy chân thật thì nên biết người ấy đã thực hiện được công đức hiếm có vào bậc nhất.
(Xem: 24352)
Tự tánh giả danh hay tùy thuộc cũng nằm trong phạm trù Tánh không. Tự tánh giả danh được thể hiện tướng sanh diệt do tác động thời gian thì có sanh có diệt...
(Xem: 27455)
Tuệ quán là tri nhận một cách sáng suốt, vô thời gian. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác.
(Xem: 31926)
Chết là một phần của đời sống chúng ta. Cho dù chúng ta thích hay không, nó bắt buộc phải xảy ra. Thay vì tránh nghĩ về điều đó, chúng ta tốt hơn thấu hiểu ý nghĩa của nó.
(Xem: 30184)
Sau khi Như Lai diệt độ, nếu có thiện nam, thiện nữ nào muốn vì chúng sinh mà nói kinh Pháp Hoa này thời thiện nam hay thiện nữ ấy phải vào nhà Như Lai... Pháp sư Thích Thiện Trí
(Xem: 27702)
“Dược Sư Lưu Ly Quang” là tên gọi của đức Phật này; “Như Lai” là một trong mười tôn hiệu của mỗi vị Phật; “Bổn Nguyện” là các lời phát nguyện của đức Phật này khi Ngài phát tâm Bồ-đề...
(Xem: 35442)
Trong việc phát triển hành xả, chúng ta cần thấu hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thù hận và dính mắc là không thích đáng và không lành mạnh...
(Xem: 27441)
Ngày nay, Kinh Chuyển Pháp Luân thuộc Tương Ưng Sự ThậtTương Ưng Bộ SN 56.11 trong kinh điển Pali được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật.
(Xem: 30011)
Để tìm về tính nguyên thủy ấy, lẽ tự nhiên là ta cần khảo sát cẩn trọng bản kinh được xem là lời dạy đầu tiên của Đức Phật. Đó là Kinh Như Lai Thuyết...
(Xem: 31773)
Chúng ta chẳng thể nào mang theo bất kỳ thứ gì khi từ giã thế giới này ngoại trừ nghiệp và những giá trị tâm linh như tình yêu thương, lòng bi mẫntrí tuệ mà ta đã trưởng dưỡng...
(Xem: 23021)
Kinh Điềm Lành (Mangala Sutta) -- còn có tên là kinh Phước Đức hay kinh Hạnh Phúc -- là bài kinh số 5 trong Tiểu Tụng (Khuddakapātha), thuộc Tiểu Bộ (Khuddhaka Nikāya).
(Xem: 24179)
Cách mà chúng ta đang sống sẽ là một trong các nhân tố chính yếu có thể mang lại cho chúng ta sự thanh thảnđiềm tĩnh trong giây phút lâm chung.
(Xem: 23016)
Kinh này có tám phương pháp tu hành thành Phật, mà bậc Đại nhân gánh vác sự nghiệp lớn liễu sinh thoát tử, hóa độ chúng sinh cần phải giác ngộ, nên gọi là Kinh Tám Điều Giác Ngộ Của Bậc Đại Nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant