Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Kinh Tittha: Những Tôn Giáo Khác Nhau (song ngữ)

12 Tháng Năm 201604:40(Xem: 11651)
Kinh Tittha: Những Tôn Giáo Khác Nhau (song ngữ)

KINH TITTHA: NHỮNG TÔN GIÁO KHÁC NHAU (1)

Dịch từ tiếng Pali: John D. Ireland - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến

Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org - Picture-Hình: library.timelesstruths.org
(Tittha Sutta: Sectarians (1) - Translated from the Pali by John D. Ireland)

Kinh Tittha Những Tôn Giáo Khác Nhau (song ngữ)

 

Tôi nghe như vầy. Có một lúc, Đức Phật đã sống ở gần Xá Vệ (Savatthi) trong Khu Rừng Kỳ Đà (Jeta Wood) ở tu viện Cấp Cô Độc (Anathapindika). Vào lúc đó, có một số ẩn sĩtu sĩ Bà La Môn, các du tăng thuộc các giáo phái khác nhau, sống ở chung quanh Xá Vệ. Họ đã có các quan điểm khác nhau, các niềm tin khác nhau, các ý kiến khác nhau, và họ đã dựa vào sự hỗ trợ của các người khác, đối với các quan điểm khác nhau của họ. Có một số ẩn sĩtu sĩ Bà La Môn khẳng-định, và nắm chặt lấy quan niệm như sau: "Thế giới nầy là vĩnh cữu; và chỉ có điều nầy là đúng, còn tất cả các quan niệm khác là sai." Có một số ẩn sĩtu sĩ Bà La Môn lại khẳng-định quan niệm ngược lại như sau: "Thế giới nầy không-phải là vĩnh cữu; và chỉ có điều nầy là đúng, còn tất cả các quan niệm khác là sai." Có một số người khác lại khẳng-định quan niệm như sau: "Thế giới nầy là hữu hạn ... Thế giới nầy là vô hạn ... Tâm-linh và thân-xác là giống nhau ... Tâm-linh và thân-xác là khác nhau ... Sau khi chết, Đức Phật (Như Lai) tồn-tại ... Sau khi chết, Đức Phật không-tồn-tại ... Sau khi chết, Đức Phật vừa tồn-tại, vừa không-tồn-tại; Sau khi chết, Đức Phật vừa-không tồn-tại, vừa-không không-tồn-tại; và chỉ có điều nầy là đúng, còn tất cả các quan niệm khác là sai." Rồi họ bắt đầu gây gỗ, cãi vã, tranh luận, gây thương tổn (về tinh thần) bằng các lời-nói sắc-như-dao-đâm vào người kia: "Giáo Pháp thì phải như thế nầy, Giáo Pháp thì không phải như thế kia! Giáo Pháp thì không phải như thế nầy, Giáo Pháp thì phải như thế kia!"

Trước đó vào buổi sáng, một số Tỳ Kheo, đắp ymang theo áo choàng bên ngoài, họ ôm bình bát, đi bộ vào Xá Vệ để khất thực. Sau khi đi khất thựcXá Vệ, các nhà sư dùng bữa trưa, rồi họ trở về, đi đến gặp Đức Phật, họ đảnh lễ ngài, rồi họ ngồi qua một bên, và họ thưa với Đức Phật như sau: "Bạch Thế Tôn, vào lúc nầy đây, có một số ẩn sĩtu sĩ Bà La Môn, các du tăng của các giáo phái khác nhau, họ sống ở chung quanh Xá Vệ. Họ có các quan niệm khác nhau ... và họ tranh luận rằng: 'Giáo Pháp thì phải như thế nầy! ... Giáo Pháp thì phải như thế kia!'"

"Nầy các Tỳ Kheo, các du tăng của các giáo phái khác nhau, giống như người mù, họ không trông thấy gì cả. Họ không biết điều gì có lợi, họ không biết điều gì có hại. Họ không biết điều gì là Giáo Pháp, họ không biết điều gì không phải là Giáo Pháp. Họ không biết điều gì có lợi, và điều gì có hại, họ không biết điều gì là Giới Pháp, và điều gì không phải là Giới Pháp, họ đang gây gỗ với nhau ... và họ tranh luận rằng: 'Giáo Pháp thì phải như thế nầy! ... Giáo Pháp thì phải như thế kia!'

"Nầy các Tỳ Kheo, vào một kiếp trước đây có một ông vua cũng ở vùng Xá Vệ nầy. Nhà vua đã ra lệnh cho một vị quan (1): 'Nầy hiền khanh, khanh hãy cho tụ họp tất cả các người bị mù từ khi lọt lòng mẹ, ở Xá Vệ đến đây.'

"'Tâu Bệ Hạ, thần xin vâng lệnh,' vị quan trả lời, rồi sau đó ông ra lệnh dẫn tất cả những người mù ở Xá Vệ đến triều đình, và ông đến gặp nhà vua, rồi ông nói rằng, 'Tâu Bệ Hạ, tất cả các người mù đã được dẫn đến đây rồi.'

"'Nầy hiền khanh, bây giờ khanh hãy dẫn những người mù nầy đi gặp một con voi.'

"'Tâu Bệ Hạ, thần xin vâng lệnh,' vị quan trả lời, ông quan liền dẫn các người mù nầy đến gặp một con voi, rồi ông nói với họ. 'Các ông mù ơi, trước mặt các ông là một con voi.'

"Với một số người mù, vị quan đã để tay họ chạm vào đầu voi, rồi nói rằng, 'Đây là con voi.' Với một số người mù khác, vị quan đã để tay họ chạm vào tai voi, rồi nói rằng, 'Đây là con voi.' Còn với một số người mù khác, vị quan đã để tay họ chạm vào ngà voi ... tương tự như thế, rồi với vòi voi ... thân thể con voi ... chân voi ... phần thân và chân sau con voi ... đuôi voi ... cái chùm ở phía đuôi voi, rồi vị quan nói rằng, 'Đây là con voi.'

"Nầy các Tỳ Kheo, sau đó vị quan mà dẫn người mù đi gặp voi, đến gặp nhà vua, rồi ông nói rằng, 'Tâu Bệ Hạ, các người mù đã gặp con voi rồi. Xin mời Bệ Hạ quyết định.' Sau đó, nhà vua đi tới gặp các người mù nầy, rồi hỏi họ rằng, 'Các ông đã gặp con voi chưa?'

"'Tâu Bệ Hạ, chúng tôi đã gặp con voi rồi.'

"'Nầy các ông mù, hãy cho ta biết con voi thì giống như vật gì?'

"Các người mù đã chạm tay vào đầu voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cái bình chứa nước.' Các người mù đã chạm tay vào tai voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cái rổ để sàng lọc.' Các người mù đã chạm tay vào ngà voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cái lưỡi cày.' Các người mù đã chạm tay vào vòi voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cái cán gắn vào lưỡi cày.' Các người mù đã chạm tay vào thân voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cái nhà kho.' Các người mù đã chạm tay vào chân voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cái cột nhà.' Các người mù đã chạm tay vào thân và chân sau voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cái cối.' Các người mù đã chạm tay vào đuôi voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cái chày.' Các người mù đã chạm tay vào cái chùm ở phía đuôi voi trả lời, 'Tâu Bệ Hạ, con voi thì giống như một cây chổi.'

"Rồi, các người mù tranh luận rằng 'Con voi thì phải như thế nầy, con voi thì không phải như thế kia! Con voi thì không phải như thế nầy, con voi thì phải như thế kia!' và vì thế, họ đánh nhau, và đấm đá lẫn nhau. Nhà vua khi trông thấy cảnh tượng (ngộ nghĩnh) nầy, nhà vua đã phải phì cười.

"Nầy các Tỳ Kheo, các du tăng của các giáo phái khác nhau, cũng như thế, họ giống như người mù, họ không trông thấy gì cả ... vì họ nói rằng, 'Giáo Pháp thì phải như thế nầy! ... Giáo Pháp thì phải như thế kia!'"

Để giúp cho mọi người nhận biết được ý nghĩa quan trọng của bài học nầy, Đức Phật đã nói lên bài kệ như sau, để thức tỉnh mọi người:

Một số ẩn sĩtu sĩ Bà La Môn,

tối tăm [như người mù] (2)

Họ khư khư nắm chặt lấy quan-điểm của riêng họ;

Cho nên họ đã cãi cọ, và tranh chấp với nhau

Bởi vì họ chỉ nhìn thấy một góc cạnh của sự vật.

[Người mù, cũng như thế

Họ không nhìn thấy những góc cạnh còn lại của sự vật]

Ghi Chú Của Người Chuyển Ngữ [NCN]:

1) Dựa theo ý của bài kinh nầy, NCN đã chuyển ngữ:

a man là vị quan (thay vì là người đàn ông)

2) Ở phần cuối của bài kinh nầy, trong bài kệ, chữ trong ngoặc [] là lời chú thích của NCN.

Source-Nguồn: http://www.accesstoinsight.org/tipitaka/kn/ud/ud.6.04.irel.html

 

Tittha Sutta: Sectarians (1)
Translated from the Pali by John D. Ireland -
Source-Nguồn: www.accesstoinsight.org

Thus have I heard. At one time the Lord was staying near Savatthi in the Jeta Wood at Anathapindika's monastery. At that time there were a number of recluses and brahmans, wanderers of various sects, living around Savatthi. And they were of various views, of various beliefs, of various opinions, and they relied for their support on their various views. There were some recluses and brahmans who asserted and held this view: "The world is eternal; only this is true, any other (view) is false." There were some recluses and brahmans who asserted: "The world is not eternal; only this is true, any other (view) is false." There were some who asserted: "The world is finite... The world is infinite... The life-principle and the body are the same... The life-principle and the body are different... The Tathagata exists beyond death... The Tathagata does not exist beyond death... The Tathagata both exists and does not exist beyond death; The Tathagata neither exists nor does not exist beyond death; only this is true, any other (view) is false." And they lived quarrelsome, disputatious, and wrangling, wounding each other with verbal darts, saying: "Dhamma is like this, Dhamma is not like that! Dhamma is not like this, Dhamma is like that!"

Then a number of bhikkhus, having put on their robes in the forenoon and taken their bowls and outer cloaks, entered Savatthi for almsfood. Having walked in Savatthi for almsfood and returned after the meal, they approached the Lord, prostrated themselves, sat down to one side, and said to the Lord: "At present, revered sir, there are a number of recluses and brahmans, wanderers of various sects, living around Savatthi. And they are of various views... saying: 'Dhamma is like this!... Dhamma is like that!'"

"The wanderers of other sects, bhikkhus, are blind, unseeing. They do not know what is beneficial, they do not know what is harmful. They do not know what is Dhamma, they do not know what is not Dhamma. Not knowing what is beneficial and what is harmful, not knowing what is Dhamma and what is not Dhamma, they are quarrelsome... saying: 'Dhamma is like this!... Dhamma is like that!'

"Formerly, bhikkhus, there was a certain king in this very Savatthi. And that king addressed a man: 'Come now, my good man, bring together all those persons in Savatthi who have been blind from birth.'

"'Yes, your majesty,' that man replied, and after detaining all the blind people in Savatthi, he approached the king and said, 'All the blind people in Savatthi have been brought together, your majesty.'

"'Now, my man, show the blind people an elephant.'

"'Very well, your majesty,' the man replied to the king, and he presented an elephant to the blind people, saying, 'This, blind people, is an elephant.'

"To some of the blind people he presented the head of the elephant, saying, 'This is an elephant.' To some he presented an ear of the elephant, saying, 'This is an elephant.' To some he presented a tusk... the trunk... the body... the foot... the hindquarters... the tail... the tuft at the end of the tail, saying, 'This is an elephant.'

"Then, bhikkhus, the man, having shown the elephant to the blind people, went to the king and said, 'The blind people have been shown the elephant, your majesty. Do now what you think is suitable.' Then the king approached those blind people and said, 'Have you been shown the elephant?'

"'Yes, your majesty, we have been shown the elephant.'

"'Tell me, blind people, what is an elephant like?'

"Those blind people who had been shown the head of the elephant replied, 'An elephant, your majesty, is just like a water jar.' Those blind people who had been shown the ear of the elephant replied. "An elephant, your majesty, is just like a winnowing basket.' Those blind people who had been shown the tusk of the elephant replied, 'An elephant, your majesty, is just like a plowshare.' Those blind people who had been shown the trunk replied, 'An elephant, your majesty, is just like a plow pole.' Those blind people who had been shown the body replied, 'An elephant, your majesty, is just like a storeroom.' Those blind people who had been shown the foot replied, 'An elephant, your majesty, is just like a post.' Those blind people who had been shown the hindquarters replied, 'An elephant, your majesty, is just like a mortar.' Those blind people who had been shown the tail replied, 'An elephant, your majesty, is just like a pestle.' Those blind people who had been shown the tuft at the end of the tail replied, 'An elephant, your majesty, is just like a broom.'

"Saying 'An elephant is like this, an elephant is not like that! An elephant is not like this, an elephant is like that!' they fought each other with their fists. And the king was delighted (with the spectacle).

"Even so, bhikkhus, are those wanderers of various sects blind, unseeing... saying, 'Dhamma is like this!... Dhamma is like that!'"

Then, on realizing its significance, the Lord uttered on that occasion this inspired utterance:

Some recluses and brahmans, so called,

Are deeply attached to their own views;

People who only see one side of things

Engage in quarrels and disputes.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 28988)
Thiên Như lão nhơn đang tĩnh tọa nơi thất Ngọa Vân, bổng có người đẩy cửa bước vào, tự xưng là Thiền khách. Lão nhơn im lặng gật đầu chào, đưa tay ra ý mời ngồi...
(Xem: 20700)
Chính tínniềm tin chân chính, chính xác, là sự tin hiểu chính thống, là sự tin tưởnghành trì ngay thẳng, là sự tin tưởng và nương tựa đúng đắn.
(Xem: 19457)
Để phát Tâm Bồ đề (The spirit of enlightenment; bodhicitta-sanskrit), bạn trước nhất phải phát triển tâm bình đẳng ( equanimity: tâm bình đẳng, tâm xả) đối với tất cả hữu - tình...
(Xem: 30528)
Ở đây giáo sư tiến sĩ Alexander Berzin từng nghiên cứutu tập với những đạo sư Tây Tạng gần ba mươi năm tại Dharamsala, Ấn Độ, sẽ giảng giải việc thực hành bảy điều quán nguyện trong đời sống tu tập thực tiễn hằng ngày.
(Xem: 36458)
Hòa Thượng Tịnh Không, chủ giảng những bài pháp thoại của tập sách này, hiện nay là một danh tăng của Phật giáo thế giới, người có công làm phát triển Phật giáo phương Tây...
(Xem: 33249)
Ngài Sàntideva (Tịch Thiên, 691-743) viết luận này tại Học Viện Nalanda, Ấn Độ vào thế kỷ 8. Ngài diễn giảng đường tu hạnh Bồ Tát, hạnh Lục độ và tu mười đại hạnh của Phổ Hiền Bồ Tát.
(Xem: 35584)
Nói một cách tổng quát, nội dung bộ Nhập Bồ Tát Hạnh muốn chỉ rõ thứ lớp tu tập pháp môn Ðại thừa: Thế nào phát khởi Bồ Ðề tâm và tu tập Bồ Tát hạnh.
(Xem: 21004)
Từ xưa, Ấn Độ là một nước tôn giáo, triết họcthi ca, cho nên trào lưu tư tưởng phát sinh và nảy nởẤn Độ rất nhiều và dưới những hình thức khác nhau, nhưng tư trào rộng lớn hơn cả là tư trào Phật Giáo.
(Xem: 21931)
Phật giáo cũng như cái cây có ba phần: phần gốc, phần thân cây và phần ngọn bao gồm nhiều cành lá. Phần gốc là căn bản Phật giáo, phần thân cây là Tiểu Thừa Phật Giáo.
(Xem: 25277)
Các Phật tử, Bồ Tát ban sơ phát Bồ Đề tâm, ví như biển lớn lúc ban đầu từ từ sinh khởi, phải hiểu đó là chỗ chứa cho các châu báu như ý giá trị từ hạ trung thượng cho đến vô giá...
(Xem: 25814)
PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN, là một trong số rất nhiều tác phẩm của Bồ Tát THẾ THÂN thuyết minh, được các Thánh giả kết tập thành Tạng Luận trong Tam tạng Thánh giáo.
(Xem: 31278)
Đức Phật gọi là bực người tự nhiên, đem Nhất-Thiết-Chủng-Trí biết tất cả tự-tướng của các pháp sai khác; lìa tất cả điều chẳng lành; nhóm tất cả đìều lành; thường cầu lợi-ích cho tất cả chúng sinh, nên gọi là Phật.
(Xem: 18578)
Ðức Phật không chỉ nhận thức được sự thực tối cao, Ngài còn biểu lộ kiến thức cao cả của Ngài, kiến thức cao hơn tất cả kiến thức của các "Thần linh và Người".
(Xem: 25156)
Trí Khải (538-597), một trong những triết gia vĩ đại của Phật giáo Trung Hoa, đã đưa ra một cái nhìn quảng bác phi thường đối với pháp Phật với thiên tài của một môn đồ thành tín trên đường Đạo.
(Xem: 23786)
Luận này chuyên thuyết minh hạnh bố thí. Bố thí nghĩa là sự hy sinh triệt để; hy sinh được triệt để mới là bực đại trượng phu, nên luận này mệnh danh là ĐẠI TRƯỢNG PHU LUẬN...
(Xem: 28959)
"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia.
(Xem: 20887)
Hãy nôn ra lòng sân hận độc hại khỏi cõi lòng bạn. Sự sân hận đầu độc và bóp nghẹt tất những gì thiện mỹ nơi bạn. Tại sao bạn phải hành động chỉ vì con quái vật độc hại dấu mặt này?
(Xem: 31463)
Đức Phật ra đời và thuyết pháp “vì hạnh phúcan lạc cho số đông”. Những lời dạy của Ngài cho con người chỉ nhắm vào hai mục tiêu chính: khổ và diệt khổ.
(Xem: 25557)
Phương pháp tu tập thì nhiều, nhưng cốt yếu không ra ngoài Chỉ quán. Có Chỉ mới uốn dẹp được mê lầm, phiền não, có Quán mới nhận rõ pháp tánh chân như.
(Xem: 29732)
Bài pháp này căn cứ vào bản kinh Satta Sutta trong Saṃyutta Nikāya. Nhân dịp Tỳ Khưu Rādha hỏi Đức Phật về nghĩa chữ Satta (chúng sanh).
(Xem: 22535)
Trên thế giới đã có nhiều tôn giáo, tại sao lại còn cần thiết cho chúng ta có một đạo khác nữa gọi là Đạo Phật? Phải chăng có cái gì thật đặc sắc...
(Xem: 25738)
Ðạo Phật không phải chỉ là một siêu hình học, dù đạo Phật có đề cập đến những thắc mắc siêu hình. Siêu hình chỉ là một phương diện của đạo Phật...
(Xem: 23303)
Theo ý kiến thông thường được chấp nhận thì trong các kinh Phật, kinh Diệu Pháp Liên Hoa (Saddharma - pundarika - sùtra), thường được gọi là kinh Liên Hoa (1) là kinh tuyệt diệu nhất.
(Xem: 25757)
Học Phật là tìm biết vai trò của đạo Phật trong suốt lịch sử của sự sống nhân loại, những đóng góp của đạo Phật trong văn hóa nhân loại, những luồng sinh khíđạo Phật đã thổi vào...
(Xem: 23743)
Toàn bộ giáo lý đức Phật đều nhằm mục đích ''chuyển mê khai ngộ'' cho chúng sanh. Vì mê ngộ là gốc của khổ vui. Mê thì khổ, ngộ thì vui.
(Xem: 40622)
Tiểu thừa – cỗ xe nhỏ, và Ðại Thừa – cỗ xe lớn tuy xuất phát từ hai nhánh của Tiểu thừa là Ðại chúng bộ và Nhất thiết hữu bộ, có một số đặc tính khác nhau.
(Xem: 23360)
Chúng ta vui mừng và tự hào rằng, Phật giáo Việt Nam là một bộ phận quan trọng của di sản đạo đứcvăn hóa quý báu của dân tộc.
(Xem: 22470)
Tập cẩm nang này đúc kết tinh hoa những lời dạy của vị Thánh-tăng cận đại - Hòa-Thượng Quảng-Khâm (1892-1986). Là người đã giác ngộ, mỗi lời dạy của Ngài trực tiếp phá vỡ vô minh...
(Xem: 22105)
Hành giả Bồ Tát phải tích cực hành Bồ Tát hạnh, nghĩa là mỗi hành động, mỗi lời nói, mỗi ý niệm đều hướng về chúng sinh, vì lợi ích chúng sinh.
(Xem: 23519)
Khi chúng ta hiện diện ở đây, chúng ta phải thiết lập một động cơ đặc biệt: tâm giác ngộ (tâm bồ đề) nhằm hướng đến giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
(Xem: 16974)
Con người khác với loài động vật ở chổ biết đặt vấn đề về giá trị của đời sống; sống như thế nào thì gọi là thiện là tốt hoặc ngược lại là ác là xấu?
(Xem: 23298)
“Nếu Phật tử cố ăn thịt. Tất cả thịt của mọi loài chúng sanh đều không được ăn. Luận về người ăn thịt thì mất lòng đại từ bi, dứt giống Phật tánh...
(Xem: 24327)
Đề kinh Kim cang gồm hai phần. Tên tiếng Phạn là Vajrachedikā Prajñāpāramitā, trong đó phần đầu là tính từ phẩm định cho từ theo sau.
(Xem: 41127)
Kinh Phạm Võngkinh đầu tiên trong Trường bộ kinh và qua toàn văn chúng ta cũng đủ hiểu giá trị của kinh này như thế nào.
(Xem: 19010)
Muni có nghĩa là một bậc tiên nhân, một bậc thánh nhân, một bậc hiền giả sống một mình trong rừng. Trong kinh Vệ Đà chữ muni tương đương với chữ rishi.
(Xem: 20507)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 27740)
Ðức Phật là một nhà cách mạng, ngài đã không thỏa mãn với những giáo điều cổ truyền bà la môn nên đã tự mình tìm ra một Ðạo lý mới.
(Xem: 38135)
Trúc Lâm Yên Tử là một phái Thiền mà người mở đường cho nó, Trần Thái Tông vừa là người khai sáng ra triều đại nhà Trần, một triều đại thịnh trị đặc biệt về mọi mặt...
(Xem: 34089)
Tiểu Bộ Kinh - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
(Xem: 36811)
Thiện namthiện nữ, nay các người lãnh thọ giới pháp rồi thì phải tôn kính mà vâng giữ, không được vi phạm giới pháp cần phải phụng trì.
(Xem: 24023)
Quy mạng Lô Xá Na, Mười phương Kim Cương Phật. Ðảnh lễ đức Di Lạc, Sẽ hạ sanh thành Phật. Nay tụng ba tựu giới, Bồ Tát đều cùng nghe.
(Xem: 29218)
Tôi nghe như vầy: Một thời Thế-tôn, châu du giáo hóa các nước đến thành Quảng-nghiêm, ở nghỉ dưới cây Nhạc-âm, cùng với tám ngàn vị đại tỳ-kheo...
(Xem: 60177)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27631)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68762)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 24547)
Một thuở nọ Thế Tôn an trụ Xá Vệ thành Kỳ Thụ viên trung Mục Liên mới đặng lục thông Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm luân.
(Xem: 24512)
Quyển Kinh Viên Giác tôi giảng khá lâu rồi, nay được Tăng Ni chép lại trình lên tôi duyệt qua. Ðọc lại quyển Kinh Viên Giác, tôi thấy đây là con mắt của người tu Thiền.
(Xem: 22735)
Kinh PHÁP BẢO ĐÀN là một tài liệu thiết yếu cho những người tu theo Thiền tông, bởi vì cốt tủy Thiền tông đều nằm gọn trong những lời dạy đơn giản bình dị của Lục Tổ.
(Xem: 26388)
Lăng-già (Lanka) là tên núi, núi này do sản xuất châu Lăng-già nên lấy tên châu mà gọi tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ-xoa.
(Xem: 26560)
Kinh Kim Cang cũng có người đọc là Kim Cương. Kinh này do đức Phật nói, nguyên văn bằng chữ Phạn, sau truyền sang Trung Quốc được dịch ra chữ Hán.
(Xem: 20832)
Lư hương xạ nhiệt, Pháp-giới mông huân. Chư Phật hải hội tất diêu văn, Tùy xứ kiết tường vân
(Xem: 20081)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phảng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 27586)
Làm người Phật tử ở đời Đêm ngày tụng niệm những lời dạy khuyên Tám điều giác ngộ kinh truyền Ghi lòng tạc dạ tinh chuyên tu hành
(Xem: 46466)
Đấng Pháp vương vô thượng Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người Cha lành chung bốn loài.
(Xem: 53597)
Kinh Pháp Hoabộ kinh Đại thừa được nhiều dịch giả phiên dịch, được nhiều học giả nghiên cứu chú giải, lại được lưu truyền sâu trong giới trí thức...
(Xem: 23624)
Con người bình thường không thể nào so sánh được với bậc Bồ Tát; chỉ có những kẻ phi thường xuất chúng mới tiến lên gần gũi đôi chút với trí huệ Bồ Tát.
(Xem: 21110)
Giá trị của tập sách này là diễn đạt được tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba giai đoạn: Phật giáo nguyên thủy, Phật giáo các bộ phái, và Phật giáo Ðại thừa.
(Xem: 25607)
Phụng dịch theo bản đời Đường của Ngài Thiệt Xoa Nan Đà. Tham khảo các bản dịch đời Ngụy, Tống và bản dịch Anh Ngữ của Suzuki. - Dịch Giả: Thích Nữ Trí Hải
(Xem: 29293)
VIMALAKĪRTINIRDEŚA - SŪTRA - Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết - Đường Huyền Trang dịch - bản dịch Việt: Tuệ Sỹ
(Xem: 189087)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant