Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lời Tựa

07 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 10436)
Lời Tựa

CON ĐƯỜNG KIM CƯƠNG THỪA VỀ SỰ TỊNH HÓA

LAMA THUBTEN YESHE.
Bản dịch Việt : Kiến Không
Nhà Xuất Bản Thiện Tri Thức, 1999
blank
blank

LỜI TỰA

blankLama Thubten Yeshe (1935-1984) truyền pháp Heruka Vajrasattva lần đầu tiên cho khoảng hai mươi lăm người đệ tử phương Tây tại tu viện Kopan thuộc Nepal vào tháng 4 năm 1974.

Những chi tiết đáng chú ý về cuộc đời Lama Yeshe giờ đây có thể tìm thấy ở một số nơi, từ cuốn sách tuyệt vời của Vicki Mackenzie, Sự Tái Sanh của Hài đồng Lama, và phụ trương của Tạp chí Trí Huệ, cho đến sự giới thiệu, lời mở đầu, lời tựa của những tác phẩm xuất bản trước của Ngài : Năng lực của Trí huệGiới thiệu về Tantra. Adèle Hulse đang viết một tiểu sử chính thức cho nhà xuất bản Trí Huệ.

Nhưng có lẽ sự mô tả hùng biện nhất về những phẩm tính phi thường của Lama Yeshe là của Lama Thubten Zopa Rinpoche. Ngài là đệ tử chính và tâm đắc, trong quyển “Lòng từ ái của Đạo Sư” và trong bài điếu văn của Ngài Zopa đọc sau khi Lama Yeshe viên tịch năm 1984.

Lama Yeshe không chỉ là Vị Kim Cương Sư siêu tuyệt mà còn là người gợi ý ra xây dựng Hội Bảo Tồn Truyền Thống Đại Thừa (FPMT), một tổ chức thế giới của những trung tâm giáo lýthiền định Phật giáo cả nông thôn lẫn thành thị, những tu viện, những nơi nhập thất, những trung tâm chữa bệnh, và những nhà xuất bản trên khắp thế giới.

Lần đầu tiên tôi gặp Lama năm 1972, trong lúc tham dự khóa thiền định Kopan thứ ba, khóa đầu tiên của tôi. Việc giảng dạy được ngài Zopa đảm nhiệm, và hầu hết năm mươi học sinh đang theo học đều không biết có vị Lama khác ở Kopan. Có ai đó biết tôi là thầy thuốc và khoảng một tuần vào khóa học, tôi được mời đi thăm bệnh một Lama bị nhiễm trùng ở chân. Tôi được dẫn vòng ra sau một ngôi nhà cũ kỹ ở Kopan (bây giờ tiếc thay ngôi nhà đã hư hoại), ở đó có một vị tu sĩ Tây Tạng khiêm tốn với nụ cười rộng mở, hết lời cảm ơn dù tôi chưa làm gì. Nhưng ngài biết điều tôi không biết, rằng cuộc đời tôi đã bắt đầu thay đổi.

Khi mũi chích penicillin đầu tiên của tôi bắn vọt ra khắp phòng thay vì vào mông của Ngài, với một nụ cười, Ngài mời tôi trở lại : “Bạn thân mến, ngày mai cố gắng làm lại nhé.” Vì thế, tôi đến gặp Ngài mỗi ngày vào tuần sau, các bạn đạo của tôi bắt đầu loan truyền rằng nghề của tôi đã dở đi. Mười tám tháng sau, khóa học ở Kopan nổi tiếng đến bây giờ, tổ chức hai lần trong năm đã thu hút trên hai trăm người, đa số họ đều là người phương Tây trẻ đi du lịch Ấn Độ và Nepal. Hai mươi người chúng tôi được nguồn cảm hứng từ tấm gương vô song của Thầy chúng tôi, đã thọ giới làm Tăng, Ni. Vào mùa xuân năm 1974, đúng sau khóa học Kopan thứ sáu sau vài năm giảng dạy kinh điển về con đường tiệm đạo giác ngộ, Lama cảm thấy chúng tôi đã sẵn sàng cho Tantra. Ngài chọn sự thực hành tịnh hóa Heruka Vajrasattva và biên tập cho chúng tôi sadhana hay phương pháp thành tựu từ Tantra Chakrasamvara. Rồi Ngài ban cho năm buổi thuyết pháp bình giảng về sadhana và một bài giảng rộng về việc nhập thất thiền định như thế nào.

Quyển sách này bao gồm những bài giảng của Lama về thực hành Vajrasattva, những giáo huấn chi tiết về ẩn tu chủ yếu căn cứ trên sự giảng dạy lúc đầu, sáu bài giảng đặc biệt, phần lớn được đưa ra như sự mở đầu giới thiệu vào những buổi lễ quán đảnh Heruka Vajrasattva tại những trung tâm FPMT trên khắp thế giới, và hai bình giảng về Heruka Vajrasattva Tsok do chính Ngài biên soạn năm 1982. Trong phần phụ lục sẽ thấy sadhana và bản văn tsok bằng Tạng ngữ, phiên âm Tây Tạng và tiếng Anh để dễ tán tụng, và một phương pháp cúng cho những hồn linh địa phương, shi-dak torma. Nhưng Lama đã nhấn mạnh trong phần giới thiệu “để thực hành Heruka Vajrasattva bạn cần phải được làm lễ truyền pháp tantra yoga tối thượnggiáo huấn từ một vị Lama đầy đủ phẩm tính.”

Trong tính cách này, người đọc cũng cần chú ý rằng vì những giảng dạy trong sách này đến từ truyền thống khẩu truyền và nhắm vào những hành giả. Phạn ngữ và Tạng ngữ không được diễn đạt theo cách học giả mà là cách phát âm đúng và không có các dấu phụ.

Một điểm khác là trong những bài giảng, Lama Yeshe thường dùng từ “người phương Tây” để chỉ những thính giả vào lúc đó và không được loại bỏ. Tuy nhiên, những đọc giả không phải người phương Tây không nên cảm thấy bị bỏ rơi vì lòng bi và trí huệ của Lama chiếu sáng mười phương hoàn toàn không thiên vị.

Những bài viết của Lama năm 1974 đã được các Tăng Ni của Viện Đại Thừa Quốc Tế ghi âm và sao chép. Trước tiên cho công việc nhập thấttu hành Heruka Vajrasattva của họ vào mùa xuân 1974. Tôi đã dành thời gian hơn bốn tháng cho bản viết tay tại hang động Charok ở Lawudo, không cách xa Lawudo Gompa nơi ẩn tu của Lama Lawudo, là tiền kiếp của Lama Zopa Rinpoche. Đây là đỉnh cao của cuộc đời tôi, và tôi khuyến khích cho mọi người việc nhập thất theo những bình giảng của Lama. Và khoảng chừng mười huynh đệ kim cương lên xuống núi Lawudo ở quanh tôi, cùng làm một sự thực hành, là một cảm hứng lớn lao. Đó là thời gian tuyệt vời.

Cùng lúc ấy, khoảng chừng hai mươi thiền giả khai mạc nhóm nhập thất cùng với FPMT tại Kopan Gompa và một nhóm nhập thất ba tháng Heruka Vajrasattva vẫn được hướng dẫn hàng năm tại Trung tâm Nhập thất Tushita, phía trên Dharamsala Ấn Độ, và trung tâm Milarepa, Vermont USA và một số không thường xuyên thuộc các trung tâm khác.

Sau nhập thất, Lama làm việc với Thượng tọa Marcels Bertel và Thượng tọa Yeshe Kharda để bổ sung cho sadhana và bản bình giải. Trong hầu hết hai mươi năm, nhiều hành giả nhập thất Heruka Vajrasattva đã dựa vào ấn bản tuyệt vời của Marcels, và sau đó được in lại trong dạng chép tay nhiều lần bởi hai tu viện Kopan và Trí Huệ. Nó là căn bản của phần 1 và 2 trong quyển sách này.

Tôi bắt đầu làm việc về quyển “Con đường Tantra về sự tịnh hóa” sau khi Lama Yeshe cử tôi làm giám đốc nhà xuất bản Trí Huệ vào năm 1981. Sau những lời giảng dạy của Lama về Sáu Yoga của Naropa tại viện Lama Tsong Khapa vào đầu năm 1983, bảy người chúng tôi như được mô tả chi tiết bởi Jon Landaw trong quyển Giới thiệu về Tantra cùng nhau nhập thất biên soạn gần Cécina, Italy, làm việc với một số những lời giảng khác của các Lama để xuất bản. Trong nhiều chuyện khác, chúng tôi được biết Lama thật độc đáo trong việc sử dụng cực kỳ sáng tạo tiếng Anh như nhà nhập thất Robin Bretano tinh tế nhận xét, đến nỗi sự biên tập lời ngài cũng giống như chuyển dịch. Sự khó khăn do việc biên soạn những lời giảng của Lama là đáp ứng đúng với ý nghĩa của Ngài, văn phạm chính xác, âm điệu giống như Lama. Tất cả chúng tôi đã làm hết khả năng với những khó khăn này.

Tôi đọc bản phác thảo của bình giảng chính cho Lama nghe tại Trung tâm nhập thất Tushita vào tháng 4 năm 1983 và Ngài đã bổ sung nhiều sửa chữa. Tôi cất giữ những băng ghi âm về những buổi gặp đó cũng như ghi nhớ tất cả những lúc tôi ở với Lama. Tất cả mọi đề nghị của Ngài đều được kết hợp vào trong sách này.

Tôi biên soạn những lời dạy sau – những bài giảng Heruka Vajrasattva không thường xuyên của Lama và những bài viết của Ngài về cúng dường Heruka Vajrasattva Tsok năm 1993 tại Kinglake, Victoria, Australia.

Lama Yeshe là một người ủng hộ lớn lao cho việc thực hành tịnh hóa Heruka Vajrasattva. Một lần ngài bày tỏ hy vọng rằng tất cả đệ tử của Ngài dành thời gian nhập thất tối thiểu một lần trước khi chết. Sau khi Lama ra đi, theo như ước mong của Ngài, một nhóm đệ tử duy trì thời khóa suốt ngày đêm việc thực hành Heruka Vajrasattva trong vòng mười hai tháng tại tu viện Kopan, và những giai đoạn ngắn hơn tại Trung tâm nhập thất Osel Ling, Spai và Mahamudra (Đại Ấn) ở New Zealand.

Từ lòng đại bi của Lama và phước nguyện nhỏ bé của những đệ tử, vào ngày 12 tháng 2 năm 1985 Ngài đã trở lại với thế gian này như là Lama Tenzin Osel Rinpoche, và chúng tôi cầu nguyện Ngài một lần nữa giảng dạy việc thực hành Heruka Vajrasattva cho những đệ tử của Ngài và có lẽ, sẽ sửa chữa những lỗi lầm có trong sách này.

Lời cảm tạ

“Cảm ơn Rinpoche vì ngài đã thay đổi cuộc đời con.” Tôi đã nói với Lama Zopa Rinpoche vào lúc kết thúc khóa thiền định Kopan đầu tiên của tôi (Ngài chỉ cười). Tất cả chúng tôi trong FPMT tiếp tục cảm ơn Lama Zopa Rinpoche, ngọn hải đăng sáng rỡ của trí huệđại bi của chúng tôi và là một khuôn mẫu sống của những chứng ngộ. Khi Lama Yeshe viên tịch, Rinpoche duy trì liên tục việc phát triển của FPMT cho đến nay gồm hơn bảy mươi trung tâm ở mười bảy nước trên khắp thế giới, trong lúc tiếp tục dẫn dắt tâm linh những đệ tử ngày càng phát triển trên khắp thế giới bằng cả cách ứng xử vô song và những lời dạy thâm sâu của Ngài.

Dự án này và nhiều dự án khác đã và sẽ làm lợi lạc ngay cả trong tương lai xa hơn, từ công việc đặc biệt do Peter và Nicole Kedge và Thượng tọa Alisa Cameron trong xây dựngduy trì Tài Liệu Trí Huệ về những lời dạy của Lama Yeshe và Lama Zopa Rinpoche. Mỏ kim cương được vi tính hóa này sẽ tiếp tục sản sinh những lời dạy vì lợi ích chúng sanh trong một thời gian dài và với tư cách là nhà xuất bản những lời dạy này, chúng tôi đặc biệt biết ơn công việc thiện nguyện của họ.

Không cần phải liệt kê những gì họ đã giúp đỡ, vì họ đã làm quá nhiều. Tôi cũng cám ơn Ven. Geshe Lama Lhudrub Rigsel, Viện trưởng tu viện Kopan, Ven. Marcel Petels, Ven. Yeshe Khardo, Ven. Thubten Peno, Ven. Thubten Wongmo, Ursula Bernis, Ven. Ann McNeil, Ven. Max Matthew, Ven. Ronina Courtin, Jonathan Landaw, Ven. Roger Kunsang, Tim McNeil, Thubten Chošdak, Piero Cerri, những thành viên biên soạn nhập thất của Cecina Mare, Mary Moffat, Gookie Claire, Ritter, Beatrice Ribush mẹ tôi, Dorian và Alison Ribush, Wendy Cook, Ven. Geshe Tsulga (Tsultrim Chopel), David Molk, Ven. George Churinoff và Vincent Montenegro. Tôi cũng cám ơn FPMT dã cung cấp những lời dạy cho quyển sách này và những đệ tử thiện nguyện đã biên soạn lại những băng ghi âm. Chúng tôi đặc biệt cám ơn Peter Iseli đã trang hoàng bìa sách bằng bức họa Heruka Vajrasattva thật đẹp, chuyển từ mẫu vẽ đẹp đẽ của Lisa Sawlit.

 Nicolas Ribush


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 188695)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi tam-bảo
(Xem: 43804)
Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều.
(Xem: 25047)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 30806)
"Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm bát nhã ba la mật đa thời chiếu kiến ngã uẩn giai không độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc..."
(Xem: 21023)
Từ trước đến nay, nhiều người đã giảng rộng về Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni, nhưng chưa có vị nào giảng giải về chú Đại Bi. Thực vậy, rất khó giảng giải về chú Đại Bi.
(Xem: 38745)
Phật giáo được sáng lập trên cơ sự tự giác của đức Thích Ca, tuy có chỗ siêu việt các tư tưởng nhất ban, nhưng cũng có nhiều điểm thừa thụ nền tư tưởng cố hữu của Ấn Độ mà phát đạt...
(Xem: 27364)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 31086)
Kinh Pháp Cú (Kinh Lời Vàng), The Path of Truth - Việt dịch: Hòa Thượng Thích Minh Châu - Họa sĩ: Mr. P. Wickramanayaka (vẽ theo bản tiếng Anh mà HT Thích Minh Châu dịch) - Vi tính: Tâm Tịnh
(Xem: 33097)
Tích truyện Pháp Cú - Thiền viện Viên Chiếu - Nguyên tác: "Buddhist Legends", Eugène Watson Burlingame
(Xem: 23955)
Sau 45 năm thuyết pháp, những lời giảng daỵ của Đức Phật không những không bị quên lãng, thất lạc mà còn được lưu giữ, truyền bá mãi đến ngày nay...
(Xem: 16967)
Người học luật mà không hành trì, khó mà hiểu hết những điều được học có nghĩa lý gì. Trì luật, không phải chỉ sống thanh bạch một mình trên núi rừng với nai với khỉ...
(Xem: 20501)
Sự tập thành của Hoa nghiêm (Gaṇḍavyūha) có lẽ là do ở một cuộc biến chuyển đã thành hình trong tâm trí của Phật tử đối với cuộc sống, với cõi đời, và nhất là với đức Phật.
(Xem: 31898)
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tử tại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạng hộ trìhoằng dương chánh pháp...
(Xem: 18080)
Mục tiêu của đạo đứchạnh phúc, hay nói cách khác, muốn sống có hạnh phúc thì phải sống có đạo đức. Đạo đức phải được xây dựng trên cơ sở những tiêu chuẩn phù hợp...
(Xem: 20541)
Mặc dầu hư vọng phân biệt là một khái niệm liên quan mật thiết với đối cảnh sở duyên của chỉ quán, nhưng thực ra, hư vọng phân biệt là thức và thức là duyên sinh...
(Xem: 27016)
Đời nhà Đường, ngài Tam Tạng pháp sư tên là Huyền Trang tạo ra bài luận này. Ngài Huyền Trang sau khi dịch kinh luận về Duy Thức tôn, lại tạo ra Duy Thức luận...
(Xem: 18042)
Giới bát quan trai được Phật thuyết cho các Thánh đệ tử; những người tuy sống đời tại gia, hưởng thụ ngũ dục của thế gian, nhưng tâm tư đã vững chắc trên Thánh đạo.
(Xem: 25547)
Ta Bà là chốn tạm ở thôi Cửa không mau phải hồi đầu lại Hai sáu nguyện vương tiêu tai chướng Ba ngàn hoá Phật chứng lòng thành
(Xem: 26631)
Cuộc đối thoại đầy đạo vị hứng thú dĩ nhiên được truyền tụng khắp nơi trong giới Phật giáo cũng như ngoài nhân gian. Về sau, vào thế kỷ đầu sau Tây lịch, sợ để khẩu truyền lâu ngày
(Xem: 36580)
Ở phương Ðông cách đây hơn mười căn dà sa cõi Phậtmột thế giới tên là Tịnh Lưu Ly. Ðức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
(Xem: 28047)
Kinh Thập Thiện tuy ngắn gọn, nhưng rất thiết yếu đối với người tu tại gia cũng như người xuất gia. Cư sĩ tại gia khi thọ Tam qui và nguyện giữ Ngũ giới
(Xem: 27279)
Lúc Đức Phật Thích-ca chứng đắc, Chuyển bánh xe chánh pháp độ sanh, Kiều-trần-như được duyên lành, Năm anh em họ viên thành lý chân,
(Xem: 30321)
Phật Thùy Ban Niết Bàn Lược Thuyết Giáo Giới Kinh (Kinh Di Giáo) - Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; HT. Thích Trí Quang dịch Việt
(Xem: 37098)
Đạo Phật là đạo giác ngộ, toàn bộ giáo lý của Phật dạy đều nhằm đánh thức con người sớm được giác ngộ. Mê lầm là cội nguồn đau khổ, chỉ có giác ngộ mới cứu được mọi khổ đau của chúng sanh.
(Xem: 37246)
Một thời Ðức Phật ở nước Xá Vệ, trong vườn Cấp Cô Ðộc, cây của thái tử Kỳ Ðà, cùng với các đại Tỳ Kheo Tăng... Thích Minh Định dịch
(Xem: 23862)
Đây là những điều tôi được nghe hồi Bụt còn ở tại tu viện Kỳ Thọ Cấp Cô Độc gần thành Xá Vệ, với đại chúng khất sĩ gồm một ngàn hai trăm năm mươi vị. Hôm ấy vào giờ khất thực, Bụt mặc áo và ôm bát đi vào thành Xá Vệ.
(Xem: 32276)
Nhóm 1: 8 pháp Ba la di Nhóm 2: 17 pháp Tăng tàn Nhóm 3: 30 pháp Xả đọa Nhóm 4: 178 tám pháp Đọa Nhóm 5: 8 pháp Hối quá Nhóm 6: 100 pháp Chúng học Nhóm 7: 7 pháp Diệt tránh.
(Xem: 55130)
Hệ Bát-nhã là một bộ phận trọng yếu trong Tam tạng Thánh giáo, cánh cửa thật tướng mở toang từ đó, chân trời Tánh Không, kho tàng pháp bảo cũng toàn bày nơi đó...
(Xem: 36902)
Khuyến phát Bồ Đề Tâm văn; Âm Hán Việt: Cổ Hàng Phạm Thiên Tự Sa môn Thật Hiền soạn; Dịch: Sa môn Thật Hiền chùa Phạm Thiên Cổ Hàng soạn
(Xem: 27565)
Ngũ Bách Danh Quán Thế Âm Kinh - Năm trăm Danh Hiệu Phật và Bồ Tát Quán Thế Âm
(Xem: 28299)
Công Phu Khuya
(Xem: 37938)
Ngày nay tai nạn binh lửa lan tràn khắp thế giới, đó là do nghiệp sát của chúng sanh chiêu cảm. Vì thế nên cổ đức đã bảo: "Tất cả chúng sanh không nghiệp sát. Lo gì thế giới động đao binh!"
(Xem: 25396)
Giới học là một trong ba học: Giới, Định, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát...
(Xem: 24128)
Nói một cách vắn tắt, sự xuất hiện của Duy-ma-cật là xu hướng khẳng định vai trò tích cực của chúng đệ tử tại gia trong giáo pháp của Phật, về các mặt hành đạo cũng như hóa đạo.
(Xem: 11223)
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy
(Xem: 14498)
Đại Bát Niết Bàn Kinh Trực Chỉ Đề Cương - HT Thích Từ Thông biên soạn
(Xem: 10621)
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna) Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập Việt dịch: Thích Viên Lý
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant