Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

103. Kinh Nghĩ như thế nào? (Kinti sutta)

10 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 16451)
103. Kinh Nghĩ như thế nào? (Kinti sutta)

Ðại Tạng Kinh Việt Nam
KINH TRUNG BỘ
Majjhima Nikàya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt

103. Kinh Nghĩ như thế nào?
(Kinti sutta)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn trú ở Kusinara, tại khu rừng Baliharana. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: "Này các Tỷ-kheo", --"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau: 

-- Này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như thế nào? Có phải vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp? Hay có phải vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp?

-- Thưa không phải vậy, bạch Thế Tôn! Chúng con không nghĩ rằng: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp Hay vì nhân đồ ăn khất thực, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay nhân sàng tọa, Sa-môn Gotama thuyết pháp. Hay vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp".

-- Và như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông không nghĩ như sau: "Vì nhân y áo, Sa-môn Gotama thuyết pháp... vì nhân thành bại, Sa-môn Gotama thuyết pháp". Vậy này các Tỷ-kheo, đối với ta, các Ông nghĩ như thế nào?"

-- Như thế này, bạch Thế Tôn, đối với Thế Tôn, chúng con nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp".

-- Như vậy, này các Tỷ-kheo, đối với Ta, các Ông nghĩ như sau: "Với từ tâm, vì lợi tha và do lòng từ, Thế Tôn thuyết pháp".

Do vậy, này các Tỷ-kheo, những pháp Ta giảng cho các Ông với thượng trí, như là Bốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ đề phần, Thánh đạo tám ngành. Ở đây, các ông phải học tập tất cả, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau. Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập trong các pháp ấy, trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có hai vị Tỷ-kheo nói khác nhau về Thắng pháp (Abhidhamma). 

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các vị Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn"; ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phái bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên. 

Ở đây, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Giữa các bậc Tôn giả này, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn". Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau. "Giữa các Tôn giả, có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự sai khác về nghĩa, có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì khó nắm giữ, cần phải thọ trì là khó nắm giữ, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên. 

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn". Ở đây, Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt tức là văn: Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau vì một vấn đề nhỏ nhặt". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy nghĩ đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa, có sự sai khác về văn như thế này. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là văn. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau, vì một vấn đề nhỏ nhặt" Như vậy, cái gì dễ nắm giữ, phải thọ trì là dễ nắm giữ, cái gì khó nắm giữ, phải thọ trì là khó nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, sau khi thọ trì là khó nắm giữ cái gì khó nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật phải được nói lên. 

Ở đây, nếu các Ông nghĩ như sau: "Giữa các Tôn giả này có sự đồng nhất về nghĩa có sự đồng nhất về văn"; ở đây, vị Tỷ-kheo nào các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn nhau". Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Giữa các Tôn giả, có sự đồng nhất về nghĩa và có sự đồng nhất về văn. Về vấn đề này, các Tôn giả phải biết có sự đồng nhất về nghĩa và cũng có sự đồng nhất về văn như thế này. Các Tôn giả chớ có cãi lộn với nhau". Như vậy, cái gì dễ nắm giữ phải thọ trì là dễ nắm giữ. Sau khi thọ trì là dễ nắm giữ cái gì dễ nắm giữ, cái gì thuộc về Pháp, cái gì thuộc về Luật hãy được nói lên".

Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể có một Tỷ-kheo khác phạm giới, phạm luật

Ở đây, này các Tỷ-kheo, chớ có khiển trách hấp tấp, cá nhân người kia cần phải giác sát. (Các Ông phải suy nghĩ): "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ không có tổn hại gì cho người kia. Nếu người kia không phẫn nộ, không uất hận, có ý kiến lanh lợi, và dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải. 

Nhưng nếu, này các Tỷ-kheo, các Ông nghĩ như sau: "Sẽ không có hại gì cho ta, và sẽ có tổn hại cho người kia. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, nhưng dễ thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải. 

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Sẽ có hại cho ta và không có tổn hại cho người kia. Người kia không có phẫn nộ, uất hận, có ý kiến lanh lợi, nhưng khó thuyết phục, và ta có thể khiến người ấy vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là sự tổn hại cho ta. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải. 

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Sẽ có hại cho ta và sẽ có tổn hại cho người kia. Người khác phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục và ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện. Nhưng đây chỉ là một vấn đề nhỏ nhặt, tức là hại cho ta và tổn hại cho người kia. Và đây là sự việc to lớn hơn, là ta có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như vậy, thời các Ông nên nói là phải. 

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông suy nghĩ như sau: "Ta sẽ bị hại và người kia cũng bị tổn hại. Người kia phẫn nộ, uất hận, có ý kiến chậm chạp, khó thuyết phục, và ta không có thể khiến người này vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện". Ðối với một người như vậy, này các Tỷ-kheo, hãy xã, chớ có nên khinh miệt.

Và này các Tỷ-kheo, khi các Ông học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn với nhau, có thể khởi lên giữa các Ông, một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Ở đây, một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn, hãy đến vị ấy và nói như sau: "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau, có khởi lên một khẩu hành, một ý kiến ngoan cố, một tâm hiềm hận, ưu não, phẫn nộ. Nếu biết được như thế, vị Sa-môn sẽ quở trách". Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, dầu cho, chúng tôi học tập các pháp ấy trong tinh thần hòa đồng, hoan hỷ, không cãi lộn nhau... , vị Sa-môn sẽ quở trách." 

Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được". 

Rồi một Tỷ-kheo nào của phe bên kia mà các Ông nghĩ là nhu thuận dễ nói hơn hãy đến vị ấy và nói như sau: "Này Hiền giả, dầu chúng tôi học tập các pháp ấy... ,vị Sa-môn sẽ quở trách". Trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, dầu cho chúng tôi ... , vị Sa-môn sẽ quở trách." 

Nhưng này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn có thể chứng được chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Này Hiền giả, nếu không từ bỏ điều kiện ấy, Niết-bàn không có thể chứng được".

Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu các Ông khác hỏi Tỷ-kheo ấy, nói rằng: "Các Tỷ-kheo ấy có được Tôn giả khiến cho vượt khỏi bất thiện, an trú vào thiện chăng?" Nếu trả lời một cách chơn chánh, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải trả lời như sau: "Ở đây, này Hiền giả, tôi đi đến Thế TônThế Tôn thuyết pháp của Ngài cho tôi. Sau khi nghe pháp ấy, tôi đã nói lại cho các Tỷ-kheo ấy. Khi các Tỷ-kheo ấy nghe pháp ấy xong, các vị ấy tự vượt khỏi bất thiệnan trú vào thiện". Trả lời như vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không tự khen mình chê người. Vị ấy giải thích tùy pháp đúng với pháp, và không một ai trong các Pháp hữu nói lời tùy thuyết, có thể đưa đến phỉ báng.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ-kheo hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy.

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15033)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14870)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13294)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14466)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20232)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18451)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30773)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12437)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15529)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13958)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13554)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14494)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13746)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16745)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15409)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31272)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18853)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15028)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14632)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14605)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19717)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14474)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14549)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14749)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14799)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17966)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13608)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13738)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14987)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14196)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16475)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15372)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13544)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13191)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13301)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13020)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14119)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14742)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14256)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13035)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13282)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13774)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14712)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13326)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13778)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13715)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13362)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13913)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13721)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12640)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14862)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12893)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12497)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant