Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. Chân NhưNhư Lai (Tathatà - Tathàgata)

13 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 9436)
14. Chân Như và Như Lai (Tathatà - Tathàgata)

ĐẠI CƯƠNG TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN

Tác Giả: Jaidev Singh - Dịch Giả: Thích Viên Lý
Viện Triết Lý Việt NamTriết Học Thế Giới Xuất Bản

 
CHƯƠNG V 
14. CHÂN NHƯNHƯ LAI 
 (TATHATÀ-TATHÀGATA)

 

 Chúng ta đã thấy rằng dharma-dhatu hay dharmatà (pháp tánh), hoặc tathata (chân như) là những chữ mà triết lý của Trung Quán Phái dùng để biểu thị cho tuyệt đối. Nguyệt Xứng bảo rằng:

 “Yà sà dharmànam dharmata nama 
 saiva tatsvarùpam”
 (Minh Cú Luận, p.116)

 “Cái gọi là bản thể của tất cả những thành tố của
 sự tồn hữu chính là bản chất của Thực Tại.”

 Nó, tathata (chân như: Thực Tại chân chính). Theo Bradley thì chúng ta chỉ có thể nói nó “như thế” mà không thể nói nó là “là cái gì”. Căn cứ theo Nguyệt Xứng thì:

 “Tathàbhàvo vikàritvam sadàivà sthàyita”
 (Minh Cú Luận, p. 116)

 “Như tánh của Thực Tại bao gồm trong bất biến
 tánh của nó, trong sự giữ vững bản chất của nó
 một cách vĩnh viễn.”

 Chân như (tathata) là chân lý, nhưng nó là phi nhân cách (impersonal). Để hiển hiện, nó cần có một môi giới. Như Lai (Tathagata) chính là một môi giới của nó. Như Lai là trực ngộ về Thực Tại. Ngài là thực Tại được nhân cách hóa. Đồng thời ngài còn có cả hai loại tính chất của Tuyệt Đốihiện tượng. Ngài đồng nhất với Chân Như (Tathata), nhưng được thể hiện trong hình dạng của một con người. Đó là lý do tại sao Chân Như cũng còn được gọi là “Như Lai Tạng” (Tathàgatagarbha).

 Chữ “Như Lai” (Tathàgata) có thể diễn giải là tathà + gata, hoặc tathà + àgata, có nghĩa “như khứ” (đi như thế) hoặc “như lai” (đến như thế), cũng có nghĩa những vị Phật trước đây đã đến và đi. Nhưng, cách giải thích này không rõ ràng khi giải thích khái niệm về Như Lai. Khi tôi đọc “Đại Chiến Thi” (Mahàbhàrata) trong đó có một câu thơ có thể trừ khử hoàn toàn sự thiếu rõ chung quanh chữ này.

 Sakuntànàmivàkàse matsyànamiva codake /
 Padam yathà nadrsyate tathà jnànavidàm gatih //
 (Santiparva’ 181, 12)

 “Như dấu chân chim bay trên bầu trời và cá lội
 dưới nước không thể nào trông thấy được: 
 ‘Thế’ hoặc ‘như thế’ là ‘bước đường’ của những
 bậc chứng ngộ Chân Lý.”

 Chính chữ tathà-gati (chỉ là một lối viết khác của chữ tathà-gata) dùng để chỉ các bậc đắc đạo như trên mà dấu chân của họ không thể truy tìm (“bất khả tầm”)

 Trong “Trung A Hàm” (Majjhimanikàya), (Vol. I, p, 140, P.T.S, ed) chữ “bất khả tầm” được dùng để chỉ cho “Như Lai”:

 “Tathàgatam ananuvejjoti vadàmi”

 “Ta bảo rằng Như Lai là ananuvejja, nghĩa là dấu
 vết của ngài không thể truy tìm, ngài vượt lên trên
 tất cả những nhị nguyên của tư tưởng.”

 Trong “Kinh Pháp cú” (Dharmmapada) cũng vậy, Đức Phật được gọi là apada (vô tích) – như trong câu “Tam 
Buddhamanantagocaram apadam kena padena nessatha (thi cú 179). Và trong thi cú 254 của “Kinh Pháp Cú” (Dharmapada) đã sử dụng chữ Tathagata (Như Lai) trong tương quan với àkàse padam natthi (không thể truy tầm dấu tích không trung). Dường như ý nghĩa của “Như Lai” chỉ là “như thị khứ” (đã đi như thế), tức là “không có dấu tích”, dấu tích ấy không thể sử dụng phạm trù tư tưởng để tư duytruy tầm.

 “Đại Chiến Thi” (Mahabharata) được một số học giả coi là đã được sáng tác trước thời đại Phật giáo. Dầu cho bộ sách này xuất hiện sớm hay muộn hơn Phật Giáo, chữ tathagata dường như đã được dùng để chỉ những người đã giác ngộ chân lý mà không thể truy tìm được dấu tích của họ.

 Bất luận khởi nguyên của chữ Tathagàta như thế nào, chức năng của nó đã rất rõ ràng. Ngài giáng thế để truyền thọ ánh sáng của Chân Lý cho thế nhân và sau đó đã ra đi mà không để lại dấu vết nào. Ngài là hiện thân của Chân Như (Tathata). Khi Đức Phật được gọi là Như Lai (Tathagata) nhân cách cá biệt của ngài đã được gác qua một bên, ngài được xem như là một loại “kiểu mẫu điển hình” thỉnh thoảng lại xuất hiện trên đời. Ngài là sự thể hiện trên trần thế của “Pháp” (Dharma).

 Bậc Như Lai siêu việt lên trên tất cả đa nguyên tánh và phạm trù của tư tưởng (sarvaprapànca-citta) thì có thể coi là không phải vĩnh hằng mà cũng không phải phi vĩnh hằng. Ngài là bậc không thể truy tìm dấu tích. Vĩnh hằng và phi vĩnh hằng chỉ có thể dùng ở lãnh vực nhị nguyên tánh mà không thể dùng trong trường hợp phi nhị nguyên. Bởi lẽ bậc Chân Như đều giống nhau trong sự hiển hiện, vì thế, tất cả chúng sinh đều có tiềm năng trở thành Như Lai. Chính “Như Lai tánh” hiện hữu trong chúng ta khiến cho chúng ta khát cầu Niết Bàn và, tối hậu nó sẽ giải thoát chúng ta.

 Không tánh (sùnyata) và từ bi (karunà) là đặc tính căn bản của Như Lai. Ý nghĩa chữ “không tánh” ở đây có nghĩa là bát nhã (prajnà: trí tuệ siêu việt). Vốn có sẵn không tánh hoặc bát nhã (prajnà), cho nên Chân Như (Tathata) hoặc “Không Tá́nh” (Sùnyatà); vốn sẵn có từ bi (karuna) cho nên ngài là đấng cứu độ của tất cả chúng sanh hữu tình.

 Khi nói sự “tồn hữu chân chính của Như Lai cũng là sự tồn hữu chân chính của tất cả” là điều bất khả tư nghì. Trong bản chất chung cực của ngài thì Như Lai là “cực kỳ thâm sâu, không thể đo lường”.

 Các “pháp” (dharmas), những thành tố của sự tồn tại, là bất khả xác định, vì chúng chịu những điều kiện và vì chúng là tương đối. Bậc Như Lai là bất khả xác định hiểu theo một ý nghĩa khác. Như Lai là bất khả xác định là vì bản chất chung cực của ngài, ngài không phải được sanh ra từ nhân duyên. Tính cách bất khả xác định của bản chất chung cực thực sự có nghĩa là “sự bất khả áp dụng của những phương pháp khái niệm.” Long Thọ trong Trung Quán Tụng đã phát biểu một cách tuyệt diệu rằng:

 Prapancayanti ye Buddhamprapàncàtìtàm avyayam /
 Te prapancahatah sarve na pasyanti tathàgatam //
 (XXII, 15)

 “Đức Phật siêu việt đối với tư tưởngngôn ngữ,
 và vô sanh vô tử; những ai sử dụng khái niệm
 phạm trù để mô tả Đức Phật đều là nạn nhân của
 prapanca (loại tri tuệ bị ngôn ngữ chi phối, hí luận),
 như vậy là không thể thấy được Như Lai trong bản
 thể đích thực của ngài.”

 Nguyệt Xứng đã dẫn dụng một thi kệ (câu 43) trong “Năng Đoạn Kim Cang Kinh” (Vajracchedikà):

 Dharmato Buddhà drastavyà dharmakayà hi nàyakàh /
 Dharmatà càpyavijneyà na sà sakyà vijànitum //
 (Minh Cú Luận, p. 195)

 “Chư Phật được nhìn thấy trong thực tướng của pháp
 tánh, vì các bậc thầy chí tôn này (của nhân loại) có
 pháp tánh trong tâm của họ. Nhưng, bản chất của
 pháp tánh siêu việt đối với tư tưởng và không thể lãnh
 hội được bằng tác dụng khái niệm.”

 Chân như (tathata) hoặc Thực Tại phi nhân duyên không phải là một thực thể tách rời khỏi Thực Tại bị nhân duyên hạn định. Thực Tại phi nhân duyên là cơ sở của Thực Tại nhân duyên. Nghĩ rằng những sự vật hạn định là vật chung cực và tự tồn trong bản chất riêng biệt của chúng là phạm vào sự sai lầm của vĩnh hằng luận (sàsvata-vàda); và, nghĩ rằng vật phi hạn định hoặc phi nhân duyên hoàn toàn khác với vật hạn định thì lại phạm vào sự sai lầm của phủ định luận.

 Đối với Chân Như, “Đại Trí Độ Luận” (Mahàprajnaparamita Sastra) đã chia thành ba loại. Loại thứ nhứt là về tánh đặc thù của mỗi sự vật, loại thứ hai là về phi chung cực tánh của những bản chất đặc thù của sự vật, về hạn định tánh hay tương đối tánh của sự vật; và loại thứ ba là thực tại chung cực của mỗi sự vật. Nhưng, thật ra, hai điểm trước được gọi là “chân như” (tathata) một cách miễn cưỡng. Chỉ có bản chất chung cực, vô hạn định (phi nhân duyên) của tất cả sự vật mới được coi là chân như theo ý nghĩa tối cao của chữ này (tathata).

 Chân như (tathata) hoặc “bản thể chân thực” (thực tánh) của sự vật ở những cấp độ khác nhau, nghĩa là thế tục hoặc biểu hiện và siêu thế tục hoặc Thực Tại cũng được gọi là dharmatà (pháp tánh) ở hai cấp độ khác nhau.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13309)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14477)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20245)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30783)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12448)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15534)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13793)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13557)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14501)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15416)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31283)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18864)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15044)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14615)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13836)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19731)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14480)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14556)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17971)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13620)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13747)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14990)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14202)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16480)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15381)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13551)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13198)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13314)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13024)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14131)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14278)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14650)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13045)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13823)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13290)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13789)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14718)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14817)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13333)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13373)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13921)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13728)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12653)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14866)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12899)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12503)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant