Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

NGHI THỨC TRUYỀN GIỚI THẬP THIỆN

22 Tháng Chín 201000:00(Xem: 12691)
NGHI THỨC TRUYỀN GIỚI THẬP THIỆN

NGHI THỨC TRUYỀN GIỚI THẬP THIỆN

(Phần mở đầu y theo nghi thức thọ tam quy ngũ giới)

Các Phật tử,

Các người đã vâng lãnh ba pháp quy y đã thọ trì năm giới cấm, tức đã thành tựu phần thứ nhất của ba tụ tịnh giới. Trong giây lát nữa đây, tôi sẽ trao truyền cho các người mười pháp nghiệp đạo, là phần thứ hai của ba tụ tịnh giới. Giờ đây các người hãy chuyên tâm nhất ý lắng nghe tôi nói về giới tánh của mười pháp thiện nghiệp đạo.

Mười thiện nghiệp đạo là mười hành vi thiện của thân miệng và ý, là con đường mà mười hành vi thiện đi qua, để đưa đến phước lạc nhân thiên, đưa đến đạo quả niết bàn. Các người từ vô thỉ đến nay đã trải qua vô số kiếp, trôi lăn trong biển bùn lầy sinh tử do những ác nghiệp lôi kéo mà đã từng nhận lãnh bao thống khổ của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ngày nay may mắn được sanh làm thân người, được nghe Phật pháp, ấy là do thiện căn đã được gieo trồng từ trước. Vậy các người hãy nỗ lực tinh tấn tu tập cho thiện căn ấy càng ngày càng lớn mạnh thêm lên. Bởi vì một phen mất thân người thì muôn kiếp khó gặp lại.

Đức Phật ra đời vì thương tưởng chúng sanh do vô minh mà tạo nên những ác nghiệp, rồi do ác nghiệplãnh thọ khổ quả, cho nên, Ngài đã phương tiện, tuỳ theo căn cơ, tùy theo trình độ của nhiều loại chúng sanhthiết lập nhiều thứ bậc giới pháp. Chúng sanhvô lượng vô biên phiền não ác nghiệp, thì Phật pháp cũng có vô lượng vô biên giới pháp để phòng hộ và đối trị.

Như chiến sĩ ra trận có áo giáp hộ thân kiên cố mới có thể chiến thắng địch. Cũng vậy, người học Phật phải có giới pháp kiên cố phòng hộ để có thể chiến thắng được ma quân.

Giới pháp của Phật tuy nhiều vô lượng vô biên như vậy, nhưng tựu trung được bao gồm lại trong ba tụ chính yếu gọi là ba tụ tịnh giới. Tụ thứ nhất là nhiếp luật nghi giới, người học Phật phải tu tập để tránh xa mọi hành vi bất thiện. Tụ thứ hai là nhiếp thiện pháp giới, người học Phật phải thực hiện hết thảy mọi điều lành, vì phước lạc cho mình và cho mọi người trong đời này và trong đời sau. Tụ thứ ba là nhiêu ích hữu tình giới, người học Phật phải phát tâm quảng đại phụng sự hết thảy chúng sanh, đem lại phước lạc cho hết thảy mọi loài.

Nay các người sau một thời gian dài đã thọ trì năm giới cấm, là những học xứ thuộc về nhiếp luật nghi giới, tự mình xét thấy đã thanh tịnh, tự mình xét thấy đã có khả năng tránh xa những ác nghiệp của thân và miệng vì chúng mà gây tổn hại cho mình và cho người khác, nay các người lại muốn tiến thêm bước nữa trên con đường học Phật, gieo trồng thêm gốc rễ thiện nghiệp dẫn đến phước lạc nhân thiên và đạo quả niết bàn, để làm lợi ích cho chính mình và cho hết thảy chúng sanh; Cho nên, các người phát nguyện thọ trìtu hành mười thiện nghiệp đạo. Mười thiện nghiệp đạo này là căn bản của bồ đề tâm giới, là bước đầu đi lên bồ tát đạo; các người phải cẩn trọng hành trì, không nên xem thường!

Bây giờ, các người hãy nhất tâm thanh tịnh, nhớ lại hết thảy những việc đã làm từ trước đến nay, suy xét kỹ càng xem trong năm điều cấm giới mà các người đã phát nguyện thọ trì có được thanh tịnh chăng, có sai phạm điều gì chăng. Nếu có sai phạm thì hãy phát lồ sám hối, không được che giấu, sau khi sám hối sẽ được an lạc. Các người hãy nghe tôi hỏi, thành khẩntrả lời, nếu có thanh tịnh thì hãy đáp là thanh tịnh. Bằng nếu chưa thanh tịnh thì hãy đáp là chưa thanh tịnh.

Các Phật tử,

Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?

Tôi hỏi lần thứ hai:

Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?

Tôi hỏi tiếp lần thứ ba:

Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?

Lành thay, trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được hoàn toàn thanh tịnh, nay tôi sẽ hướng dẫn các người sám hối những tội lỗi sai lầm từ vô thỉ đến nay, do tham, sân, si mà tạo ra mười bất thiện nghiệp khiến cho nhiều đời phải đọa lạc những nơi thống khổ. Vậy nên các người hãy chí thành sám hối ba bất thiện nghiệp thuộc về thân, bốn bất thiện nghiệp thuộc về miệng và ba bất thiện nghiệp thuộc về ý. Đây gọi là mười bất thiện nghiệp đạo, là con đường đưa đến các cõi khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.

Bây giờ các người hãy chí thành cung kính hướng về mười phương Tam Bảosám hối những tội lỗi thuộc về mười bất thiện nghiệp đạo ấy. Các người hãy nhất tâm nói theo tôi:

Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu si vô trí mà gây ra ba ác nghiệp thuộc về thân: một là sát sanh, hai là trộm cướp, ba là tà dâm, nay chí thành cầu xin sám hối để cho thân nghiệp được thanh tịnh.

Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu si vô trí mà gây ra bốn ác nghiệp thuộc về miệng: một là nói dối, hai là nói hai lưỡi, ba là nói thêu dệt, bốn là nói lời thô lỗ, nay chí thành cầu xin sám hối để cho khẩu nghiệp được thanh tịnh.

Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu si vô trí mà gây ra ba ác nghiệp thuộc về ý: một là tham lam bỏn sẻn, hai là sân hận thù oán, ba là tà kiến cố chấp, nay chí thành cầu xin sám hối để cho ý nghiệp được thanh tịnh.

Xưa con đã tạo các ác nghiệp

Đều do vô thỉ tham sân si

Từ thân miệng ý phát sinh ra

Tất cả con đều xin sám hối.

(Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp

Giai do vô thỉ tham sân si

Tùng thân ngữ ý chi sở sanh

Nhất thiết ngã kim giai sám hối).

Nam mô Cầu sám hối bồ tát ma ha tát.

Các Phật tử, Các người đã chí thành sám hối các tội lỗi từ vô thỉ đến nay thuộc về mười bất thiện nghiệp đạo, như thế, thân nghiệp, khẩu nghiệpý nghiệp đã thanh tịnh, vậy nay tôi có thể truyền trao cho các người mười pháp thiện nghiệp đạo.

Các Phật tử,

Các người nên biết rằng, trong giờ phút này đang có vô số thiên long bát bộ hộ pháp thiện thần, hiện diện đầy khắp hư không, đang rải đủ các thứ hoa trời hoan hỷ tán thán rằng: "Kể từ giờ phút này, một số chúng sinh đang tránh xa mười bất thiện nghiệp đạo để bước lên mười thiện nghiệp đạo, đang vượt qua những ác thú để tiến về các cảnh giới phước lạc của thiên nhân.

Các người nên biết rằng, trong giờ phút này, hết thảy chư Phật và chư Đại bồ tát trong mười phương vô tận thế giới đang tập hội và đang phóng ra vô lượng ánh sáng của đại trí, đại bi, đại nguyện của vô lượng ba la mật, hoan hỷ gia hộtán thán rằng, hiện tại trong cõi Diêm phù đề (ở nước Việt Nam, tại..). có những Phật tử vừa gieo trồng gốc rễ của bồ đề tâm, đang bước đầu phát nguyện tu học các hạnh ba la mật của các bồ tát để được sanh vào chủng tộc của Như lai. Vậy, các người hãy trân trọng! Hãy trân trọng!

Các Phật tử,

Các người hãy nhất tâm thanh tịnh, hướng đến chư Phật, chư đại bồ tát trong mười phương vô tận thế giới, chí thành khẩn nguyện đọc theo tôi để thọ trì mười thiện nghiệp đạo.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không giết hại sự sống, mà còn đem sự sống đến cho mọi loài, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không giết hại sự sống mà còn đem sự sống đến cho mọi loài.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không lấy của không cho, mà còn đem của mình bố thí cho kẻ khác, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không lấy của không cho mà còn đem của mình bố thí cho kẻ khác.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không tà dâm, mà còn đem tịnh hạnh đến cho kẻ khác, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không tà dâm, mà còn đem tịnh hạnh đến kẻ khác.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không nói dối, mà còn luôn luôn nói lên sự thật, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không nói dối mà còn luôn luôn nói lên sự thật.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không nói hai lưỡi, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hòa hợp, đoàn kết, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không nói hai lưỡi, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hòa hợp đoàn kết.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không nói lời thêu dệt, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hữu ích, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không nói lời thêu dệt, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hữu ích.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không nói lời thô lỗ, mà còn luôn luôn nói những lời dịu dàng từ ái, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không nói lời thô lỗ, mà còn luôn luôn nói những lời dịu dàng từ ái.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không tham lam bỏn sẻn, mà còn luôn luôn hướng tâm đến sự thí xả, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không tham lam bỏn sẻn, mà còn luôn luôn hướng tâm đến sự thí xả.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không sân hận thù oán, mà còn luôn luôn hướng tâm đến từ bi, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không sân hận thù oán, mà còn luôn luôn hướng tâm đến từ bi.

Như chư Phật, Bồ tát vĩnh viễn không tà kiến cố chấp, mà còn luôn luôn hướng tâm đến chánh kiếntrí huệ, con... nguyện từ nay cho đến trọn đời, không tà kiến cố chấp, mà còn luôn luôn hướng tâm đến chánh kiếntrí huệ.

Các Phật tử,

Nay các người đã phát nguyện thọ trìtu hành theo mười pháp thiện nghiệp đạo, không chỉ xa lánh ba bất thiện nghiệp thuộc về thân mà còn tu tập phát triển ba thiện nghiệp thuộc về thân, không chỉ xa lánh bốn bất thiện nghiệp thuộc về miệng mà còn tu tập phát triển bốn thiện nghiệp thuộc về miệng, không chỉ xa lánh ba bất thiện nghiệp thuộc về ý mà còn tu tập phát triển ba thiện nghiệp thuộc về ý. Vậy từ đây về sau, các người hãy nỗ lực tinh tấn tu hành cẩn thận chớ buông lung.

Giới tử đồng thanh đáp:

Y giáo phụng hành.

Hồi hướng, Theo thường lệ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15594)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15037)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14880)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13309)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14478)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20245)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18464)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30784)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12453)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15534)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13794)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13966)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13558)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14501)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13756)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16752)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15416)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31284)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18866)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15044)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14615)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13836)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19732)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14480)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14556)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14754)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14803)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17972)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13620)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13747)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14990)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14202)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16481)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15382)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13552)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13199)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13314)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13024)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14131)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14755)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14279)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14650)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13046)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13824)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13291)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13789)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14720)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14818)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13333)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12871)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13720)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13373)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13921)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13728)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12653)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14866)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12899)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12503)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant