Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

XV. Phẩm Hạnh Phúc

28 Tháng Chín 201000:00(Xem: 11360)
XV. Phẩm Hạnh Phúc

XV. Phẩm Hạnh Phúc

1. Mối Tranh Chấp Giữa Hai Lân Bang

Vui thay, chúng ta sống ...

Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn đang ngự gần thân tộc Thích-ca, liên quan đến việc chấm dứt sự tranh chấp giữa các bộ tộc lân bang.

Dân cư trong thành Ca-tỳ-la-vệ và dân cư thành Câu-lợi (Koliya) có chung một con sông. Sông Rohinì bắt nguồn từ một đập nước giữa hai thành phố, và cung cấp nước cho hai cánh đồng của cả hai bên. Vào tháng Jetthamùla, lúa bắt đầu chín, nông dân hai bên họp lại, dân thành Câu-lợi nói:

- Nếu nước sông chia đôi cho hai bên sẽ không đủ, lúa chúng tôi cần nước để chín. Hãy nhường nước cho chúng tôi.

Phía Thích-ca trả lời:

- Sau khi các anh đã thâu hoạch đầy bồ, chúng tôi chỉ còn nước chết đói và xách túi đi xin ăn các anh. Lúa của chúng tôi cũng cần nước để chín. Bây giờ hãy để chúng tôi lấy nước.

- Không, chúng tôi không để các anh lấy nước.

- Hừm! Chúng tôi không bao giờ nhường nước cho các anh.

Cuộc bàn cãi trở nên gay cấn, đến lúc bên này đấm bên kia một đấm, bên kia đấm trả lại và do đó có hận thù. Cuộc tranh cãi gay cấn hơn khi đôi bên bắt đầu nói xấu về cội nguồn của nhau.

Nông dân thành Câu-lợi nói:

- Hỡi dân thành Ca-tỳ-la-vệ, hãy cõng vợ bồng con đi nơi khác. Chúng ta không muốn sử dụng voi, ngựa, khí giới với lũ các người đê tiện như lang sói, cưới chị làm vợ.

Dân chủng tộc Thích-ca gào lên:

- Ðồ cùi, hãy mang vợ con đi khuất mắt. Các người tưởng rằng chúng ta thích đem khí giới, voi ngựa để đánh lại lũ ngươi, chỉ sống dưới cây táo như súc vật?

Ðán nông dân hai bên trình bày câu chuyện lên quan Tổng Trấn của họ, và các quan Tổng Trấn tâu lên vua của họ. Dòng Thích-ca chuẩn bị khí giới và la lên:

- Chúng ta sẽ chứng tỏ sức mạnh của những kẻ kết hôn với chị em bà con.

Dòng Câu-lợi cũng sửa soạn chiến tranh và đáp trả:

- Chúng ta sẽ chứng tỏ thế nào là sức mạnh của kẻ sống dưới cây táo.

Khi đức Thế Tôn quan sát thế gian vào mỗi sáng sớm, Ngài thấy sự kiện trên và nghĩ thầm: "Nếu Ta không đến giảng hòa, họ sẽ giết hại lẫn nhau mất". Ngài bay lên hư không, ngay trên chỗ tụ họp của hoàng gia Thích-ca, và ngồi kiết già trên khoảng không của sông Rohinì . Hoàng tộc Thích-ca thấy Ngài, họ ném khí giớiđảnh lễ Phật. Thế Tôn hỏi:

- Ðại vương! Gây hấn vì chuyện gì thế?

- Bạch Thế Tôn, con không biết.

- Vậy thì ai biết?

- Có lẽ thống tướng quân binh biết.

Ông thống tướng trả lời:

- Có lẽ phó vương biết.

Cứ thế, Phật hỏi tuần tự, đến đám nông dân, và họ trả lời:

- Bạch Thế Tôn, cuộc chiến tranh này là vì con sông.

Ðức Phật hỏi nhà vua dòng Thích-ca:

- Ðại vương! Giá trị của một chút nước ruộng là ra sao?

- Bạch Thế Tôn! Chẳng đáng gì.

- Giá trị của các chiến sĩ dòng Sát-lợi như thế nào?

- Dòng Sát-lợi vô giá, bạch Thế Tôn!

- Không có gì vô lý bằng chỉ vì chút nước mà các ông tiêu diệt dòng Sát-lợi như thế.

Họ im lặng. Ðức Phật khuyên dạy:

- Chư đại vương! Vì sao chư đại vương hành động như thế? Nếu Ta không đến đây hôm nay, các ông sẽ cho máu chảy thành sông. Các ông hành động thật sai lầm. Các ông sống trong hận thù, nuôi dưỡng sân giận. Ta đã thoát khỏi sân hận. Các ông sống trong sự hèn yếu của dục vọng. Ta đã thoát khỏi dục vọng. Các ông say mê theo đuổi ngũ dục. Ta đã thoát ngoài ngũ dục.

Phật nói kệ:

(197) Vui thay, chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù.
Giữa những người thù hận,
Ta sống không hận thù.

(198) Vui thay, chúng ta sống,
Không bệnh giữa ốm đau,
Giữa những người bệnh hoạn,
Ta sống không ốm đau.

(199) Vui thay chúng ta sống,
Không rộn giữa rộn ràng.
Giữa những người rộn ràng,
Ta sống không rộn ràng.

2. Ma Vương Chế Ngự Thôn Dân

Vui thay, chúng ta sống...

Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại ngôi làng Bà-la-môn Pancasala, liên hệ đến Ma vương.

Một hôm, đức Phật quan sát căn cơ dân làng Ba-la-môn nọ và nhận thấy có năm trăm cô gái trong làng có khả năng chứng quả Tu-đà-hoàn, Ngài bèn đi đến gần làng ấy. Bấy giờ vào ngày lễ, các thôn nữ đi đến gần bờ sông tắm, tắm xong các cô trang sức nhiều vòng tay vòng chân, đi về làng. Ngay lúc đó, đức Thế Tôn đi vào làng khất thực, Ma vương khống chế toàn bộ dân làng khiến không ai cúng dường Thế Tôn dù chỉ một muỗng nhỏ, Phật ra khỏi làng với cái bát rỗng. Ma vương đứng ở cổng làng hỏi:

- Sa-môn, ông không nhận được gì ư?

- Này hiện thân của xấu ác! Vì sao ông sắp đặt để Ta không khất thực được gì?

- Tốt lắm! Sa-môn hãy trở vào làng.

Khi nói như thế, Ma vương thầm nghĩ: "Nếu Cồ-đàm trở vào trong làng, ta sẽ dùng quyền lực khiến dân chúng vỗ tay, cười vào mặt ông ấy, và làm mọi trò chế giễu".

Khi đó các cô gái về đến cổng thấy đức Phật, họ dùng lại đảnh lễ và đứng qua một bên. Ma vương nói với đức Phật:

- Bạch Thế Tôn, Ngài không xin được chút thức ăn nào, chắc là đói bụng lắm.

- Này Ma vương, dù cho ngày hôm nay Ta bị quấy rầy, Ta vẫn an lạc như ở cõi trời Quang Âm.

Ngài nói kệ:

(200) Vui thay, chúng ta sống,
Không gì, gọi của ta.
Ta sẽ hưởng hỷ lạc,
Như chư thiên Quang Âm.

3. Vua Ba-Tư-Nặc Bại Trận

Chiến thắng sinh thù oán...

Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên quan đến vua Ba-tư-nặc nước Kosala.

Chuyện kể rằng, vua Ba-tư-nặc đánh nhau với A-xà-thế, gần làng Kasika và ba lần bại trận. Trở về sau lần thất bại thứ ba, nhà vua nghĩ thầm: "Nếu không thắng được tên miệng còn hôi sữa ấy, ta sống làm gì?". Nhà vua bỏ ăn nằm dài trên long sàng. Tin tức bay đi khắp thành và đến tinh xá.

Các Tỳ-kheo thuật lại chuyện cho đức Thế Tôn nghe:

- Bạch Thế Tôn, nhà vua sau ba lần chiến bại ở gần làng Kasika, đã trở về bỏ ăn, nằm dã dượi trên giường, nói: "Nếu ta không thắng được tên vua trẻ tuổi kia, ta sống làm gì?".

Sau khi nghe kể, Phật dạy:

- Này các Tỳ-kheo, kẻ thắng bị oán ghét, người thua phải buồn rầu.

Ngài nói kệ:

(201) Chiến thắng sinh thù oán,
Thất bại chịu khổ đau.
Sống tịch tịnh an lạc,
Bỏ sau mọi thắng bại.

4. Ðừng Nhìn Say Ðắm Nữ Nhân

Lửa nào sánh lửa tham ...

Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Kỳ Viên, liên quan đến một cô gái dòng quý tộc.

Chuyện kể rằng, vào ngày hôn lễ của con gái, cha mẹ cô mời đức Thế Tôn đến nhà cúng dường. Ðức Phật cùng chúng Tỳ-kheo đến nhà cô thọ trai, cô dâu lăng xăng tới lui để tiếp đãi chúng Tăng. Khi đó, chú rể đứng nhìn cô chăm chăm và lòng khởi lên tham dục. Chú không thấy đức Phật, cả đến tám mươi vị Trưởng lão, chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: "Ta muốn ôm choàng lấy nàng".

Ðức Phật biết được ý nghĩ của chàng, và Ngài làm cho chú rể không thấy cô dâu nữa, mà quay sang chiêm ngưỡng Thế Tôn. Khi chàng trai đứng đấy, nhìn Phật chăm chăm, Ngài nói với chàng trai:

- Này con, không lửa nào bằng lửa tham dục, không ác nào bằng lòng sân hận, không khổ nào bằng khổ uẩn, không vui nào bằng vui Niết-bàn.

Ngài nói kệ:

(202) Lửa nào sánh lửa tham?
Ác nào bằng sân hận?
Khổ nào sánh khổ uẩn?
Lạc nào bằng tịnh lạc?

Nghe xong, đôi vợ chồng trẻ chứng quả Tu-đà-hoàn. Vào lúc đó, Phật cho phép họ lại nhìn thấy nhau.

5. Phật Ban Thức Ăn Cho Người Ðói

Ðói ăn, bệnh tối thượng ...

Câu chuyện này được kể lại khi đức Thế Tôn ở tại Alavi, liên quan đến một nam cư sĩ.

Ngày nọ, đức Thế Tôn ngồi trong hương thấtKỳ Viên, Ngài quan sát căn cơ chúng sanh, và nhận thấy một nông dân nghèo ở Alavi có duyên đắc quả Tu-đà-hoàn. Ngài bèn đi cùng với năm trăm Tỳ-kheo đến Alavi. Dân cư tại đây liền mời Phật thọ trai. Người nghèo nọ cũng nghe tin Phật đã đến Alavi, và định đi nghe thuyết pháp. Nhưng hôm đó, con bò của ông đi lạc, ông suy tính: "Ta sẽ đi tìm bò hay đi nghe pháp?" Cuối cùng ông quyết định: "Ta sẽ đi tìm bò trước, rồi đi nghe pháp sau". Do đó, sáng sớm ông bương bả đi tìm bò.

Cư dân của Alavi sắp đặt cúng dường đức Phậtchư Tăng. Sau khi Phật thọ trai xong, họ dọn cất bình bát và đợi nghe Pháp. Thế Tôn nghĩ thầm: "Ta đi ba mươi dặm đường chỉ vì một chúng sanhcăn cơ chứng quả, kẻ ấy đang lang thang trong rừng tìm con bò. Khi nào người đó trở lại, Ta sẽ nói pháp". Và Ngài ngồi làm thinh.

Ðến trưa, người nông dân kia tìm được con bò và đánh nó về chuồng. Ông nghĩ: "Dù chưa ăn uống gì, ít ra ta cũng đi đảnh lễ Phật". Ngay khi đó, dù đang đói meo, ông ta cũng quyết định không về nhà mà vội vã đi đến chỗ Phật, cung kính đảnh lễ và ngồi một bên. Phật bèn hỏi người coi về thức ăn:

- Thức ăn của chư Tăng còn thừa chăng?

- Bạch Thế Tôn, vẫn còn.

- Tốt lắm! Hãy cho người nghèo này một phần ăn.

Và người ta dọn chỗ cho người kia theo sự chỉ dẫn của Phật, cung cấp đầy đủ các loại thức ăn cứng, mềm. Người nông dân ăn xong, súc miệng.

(Ðây là trường hợp ngoại lệ duy nhất, trong ba tạng không hề ghi lại việc Thế Tôn để tâm đến việc phân phối thức ăn). Sau khi anh nông dân đã no lòng, tâm tư anh trở nên an tĩnh. Ðức Phật giảng dạy Tứ đế theo thứ tự Khổ-Tập-Diệt-Ðạo. Cuối bài pháp, anh nông dân chứng quả Tu-đà-hoàn. Ðức Thế Tôn hồi hướng công đứctrở về tinh xa, thính chúng theo sau Ngài một đoạn đường rồi ai về nhà nấy.

Các Tỳ-kheo tùy tùng đức Phật hôm ấy bất mãn tột độ, xì xào:

- Huynh đệ nghĩ xem, Thế Tôn đã làm như thế. Một chuyện không hề xảy ra từ xưa đến nay. Vậy mà trưa nay khi thấy một người nghèo đói, Ngài đã hỏi thức ăn và dạy đem cho anh ta.

Ðức Phật dừng bước, quay lại hỏi:

- Các Tỳ-kheo, các ông bàn tán việc gì?

Sau khi nghe thuật lại, Ngài nói:

- Ðúng thế! Này các Tỳ-kheo, Ta đến đây qua một đoạn đường dài ba mươi dặm đầy nhọc nhằn, chỉ với mục đích duy nhất, vì Ta thấy rõ người nông dân kia có khả năng chứng quả Tu-đà-hoàn. Từ sáng sớm, ông ta vào rừng tất tả tìm con bò, lòng không bụng đói. Ta nghĩ nếu Ta nói pháp cho người này nghe trong khi y khổ sở vì đói, y sẽ không hiểu gì cả. Vì thế Ta phải làm như thế. Này các Tỳ-kheo, không gì khổ sở cho bằng đói.

Ngài nói kệ:

(203) Ðói ăn, bệnh tối thượng,
Các hành ,khổ tối thượng,
Hiểu như thực là vậy,
Niết-bàn, lạc tối thượng.

6. Ăn Uống Tiết Ðộ

Không bệnh, lợi tối thượng ...

Câu chuyện này được kể lại khi đức PhậtKỳ Viên, liên quan đến vua Ba-tư-nặc.

Có một lúc, vua Ba-tư-nặc có thói quen ăn uống vô độ, ăn nhiều cơm, canh, cà-ri. Ngày kia sau khi dùng điểm tâm, nhà vua không cưỡng nổi cơn ngầy ngật vì quá no, bèn đi đến chỗ đức Phậtloanh quanh bên Ngài với vẻ mặt đau khổ. Nhà vua chỉ muốn nằm ngủ, nhưng không dám, khi hiện diện bên Phật. Cuối cùng vua đến ngồi một bên Thế Tôn. Phật hỏi:

- Ðại vương, đến đây mà chưa ngủ nghỉ ư?

- Bạch Thế Tôn, không phải như vậy, nhưng con luôn luôn khổ sở sau khi ăn xong.

- Này Ðại vương! Ăn uống quá độ thường mang lại sự khổ nhọc.

Ngài nói kệ:

Người ưa ngủ, ăn lớn,
Nằm lăn lóc qua lại,
Chẳng khác heo no bụng,
Kẻ ngu nhập thai mãi.

Sau khi nói kệ khuyên vua, Phật dạy tiếp:

- Ðại vương, cần phải giữ tiết độ khi ăn uống, đó là điều tốt.

Ngài nói kệ tiếp:

Người lo chừng mực uống ăn,
Khổ đau giảm bớt, thêm tăng tuổi trời.

Nhà vua không tài nào nhớ hết câu kệ (Vì rất buồn ngủ). Nên đức Phật nói với hoàng tử Sudassana (Tu-đà-na), vừa là cháu ruột vừa theo hầu cận nhà vua:

- Hãy ghi nhớ câu kệ này.

- Bạch Thế Tôn, sau khi học thuộc câu kệ, con sẽ làm gì?

- Khi nhà vua dùng cơm, ngay khi xới chén cơm cuối cùng con hãy đọc bài kệ. Nhà vua sẽ hiểu ýlập tức buông chén. Hôm sau, khi nấu cơm cho nhà vua, con hãy bớt đi số gạo tương đương chén cơm cuối cùng đó.

- Thưa vâng! Bạch Thế Tôn!

Và mỗi buổi sáng chiều khi vua Ba-tư-nặc dùng cơm, hoàng tử làm như lời Phật dạy. Và mỗi khi nghe bài kệ trên, nhà vua bố thí cả ngàn đồng. Nhà vua tự hài lòng với lượng cơm giới hạn mỗi ngày. Sau một thời gian nhà vua trở nên thon ốm và rất vui tươi.

Một ngày khác, vua đến đảnh lễ Phật và bạch:

_ Bạch Thế Tôn, bây giờ con rất sung sướng, con có thể tham dự cuộc săn bắn gấu rừng, ngựa rừng. Con từng giận hờn đứa cháu, nhưng sau đó con đã gả công chúa Vajirà cho nó, con tặng công chúa ngôi làng này để nàng có hồ tắm. Mối giận hờn tan biến và con thấy hạnh phúc. Ngày hôm kia, một viên ngọc quý, tài sản của hoàng cung bị mất, nhưng rồi tìm lại được, vì thế con cảm thấy hạnh phúc. Muốn kết tình thân với đệ tử Phật, con đã có được một công nương trong hoàng tộc của Ngài về sống với hoàng tộc con, và vì thế con cũng hạnh phúc.

Phật dạy:

- Sức khỏehạnh phúc lớn nhất mà mọi người mong muốn. Bằng lòng với những gì hiện cógiàu có nhất. Trung tín là điều tốt nhất khi giao hảo. Nhưng không có hạnh phúc nào có thể so sánh với Niết-bàn.

Ngài nói kệ:

(204) Không bệnh, lợi tối thượng,
Biết đủ, tiền tối thượng.
Thành tín đối với nhau,
bà con tối thượng.
Niết-bàn, lạc tối thượng.

7. Sống Chân Chánh Là Tôn Kính Phật

Ðã nếm vị độc cư ...

Câu chuyện này kể lại khi đức Thế Tôn ở Vệ-xá-ly (Vesali) liên quan đến một thầy Tỳ-kheo.

Khi nghe đức Phật tuyên bố:

- Này các Tỳ-kheo, bốn tháng nữa ta sẽ vào Niết-bàn.

Bảy trăm thầy Tỳ-kheo tràn đầy lo sợ. Các A-la-hán chứng nghiệm giáo lý vô thường, còn những vị chưa đắc Sơ quả thì không ngăn nổi nước mắt. Các Tỳ-kheo, tụ tập thành từng nhóm nhỏ, và bàn tán, hỏi han:

- Chúng ta sẽ làm gì?

Lúc bấy giờ, có một thầy Tỳ-kheo tên Tissa nghĩ thầm: "Nếu quả thật bốn tháng nữa Thế Tôn vào Niết-bàn, thì vì ta chưa thoát khỏi tham dục, ta phải đạt được quả A-la-hán trong khi Thế Tôn còn ở tại thế". Lập tức, thầy thúc liễm bốn oai nghi và sống riêng một mình không giao tiếp với các thầy khác và không nói với ai lời nào. Các Tỳ-kheo hỏi han:

- Này huynh Tissa, tại sao huynh làm như vậy?

Tuy nhiên, Tissa không lưu tâm đến lời lẽ ấy.

Các Tỳ-kheo lặp lại câu chuyện cho đức Phật nghe:

- Bạch Thế Tôn, Tissa không có lòng tôn kính Ngài.

Ðức Phật gọi thầy Tissa đến và hỏi:

- Tissa! Tại sao ông làm như thế?

Khi Tissa thuật lại động cơ đã tác động thầy, đức Phật khen ngợi:

- Lành thay, Tissa!

Và Ngài bảo các Tỳ-kheo:

- Các Tỳ-kheo! Chỉ có người như Tissa mới thật sự tôn kính Ta. Dù cho mọi người tôn kính Ta với hương hoa, cũng không phải thật sự tôn kính.

Nhưng người nào thực hành chân lý tối thượng và giữ đúng luật nghi, người ấy mới thật sự tôn vinh Ta.

Ngài nói kệ:

(205) Ðã nếm vị độc cư,
Ðược hưởng vị nhàn tịnh,
Không sợ hãi, không ác,
Nếm được vị pháp hỷ.

 

8. Ðế Thích Săn Sóc Thế Tôn

Lành thay thấy thánh nhân ...

Câu chuyện này được kể lại khi đức Phật ở tại làng Beluva, liên quan đến trời Ðế Thích.

Vào những ngày cuối đời, đức Phật bị bệnh kiết lỵ, nên rất đau đớn, trời Ðế-thích lo lắng nghĩ thầm: "Ta phải đi đến chỗ đức Phậtsăn sóc Ngài trong cơn đau ốm". Lập tức, trời Ðế-thích rời bỏ thân hình cao lớn đi đến chỗ Phật, đảnh lễ và dùng hai tay xoa bóp chân Phật, Phật hỏi: - Ai đấy?

- Bạch Thế Tôn, con Ðế Thích.

- Vì sao ông đến đây?

- Con săn sóc Thế Tôn trong cơn đau.

- Này Ðế Thích! Ðối với chư thiên, mùi của phàm nhân hôi hám khó ngửi, dù cách xa một trăm dặm. Ông hãy rời khỏi nơi đây vì Ta đã có các Tỳ-kheo săn sóc.

- Bạch Thế Tôn, con nghe được hương thơm đức hạnh của Ngài lan xa từ tám muôn bốn ngàn dặm. Con đến đây chỉ là muốn được săn sóc Ngài trong cơn đau.

Ðế Thích không cho ai mó tay đến thùng phân của đức Phật, chính tự mình đội nó lên đầu, và không chút tỏ vẻ nhờm gớm, như thể vua trời đang đội một bình đầy hương thơm. Cứ như vậy Ðế Thích săn sóc Thế Tôn, và chỉ rời khỏi chỗ khi Phật đã bớt đau.

Các thầy Tỳ-kheo bàn tán:

- Ôi! Thật lớn lao làm sao là lòng tôn kính của Ðế Thích đối với Thế Tôn! Thử nghĩ Ðế Thích đã rời cung trời lộng lẫy, để đến săn sóc Thế Tôn trong cơn đau như thế! Thử nghĩ, ông ấy đã đội thùng phân của Thế Tôn trên đầu như là đội bình hương, không tỏ vẻ nhờm gớm dù chỉ một nét nhích môi!.

Nghe thế Phật dạy:

- Các ông nói gì? Không có gì lạ khi Ðế Thích, vua chư thiên đã tận tâm chăm sóc Ta. Bởi vì nhờ Ta, trời Ðế Thích này đã cởi bỏ lốt thân Ðế Thích già nua, chứng được quả Tu-đà-hoàn và nhận một thân Ðế Thích mới, trẻ trung. Ở thân trước, ông ấy đến viếng Ta với sự sợ hãi vì mình sắp chết, được dự báo bởi nhạc thần Càn-thát-bà. Khi ấy Ta ngồi trong động Indasala giữa chư thiên, Ta trấn an ông ta bằng bài kệ:

Hãy hỏi, Vasava
Muốn gì cứ nói ra
Ta sẵn sàng giải đáp

Những gì ngươi hỏi ta. Sau đó, Ta thuyết pháp cho Ðế Thích nghe. Cuối cùng, có một trăm bốn mươi triệu thiên thần được Pháp nhãn. Ðế Thích chứng quả Tu-đà-hoàn ngay sau đó và đổi thân làm Ðế Thích hiện nay. Vì Ta đã cứu độ ông ấy nên không có gì lạ khi ông ấy bày tỏ lòng tôn kính Ta. Này các Tỳ-kheo! Thật là hạnh phúc khi được sống gần gũi và chăm nom chư Phật, còn sống với người ngu chỉ đem lại đau khổ.

Phật nói kệ:

(206) Lành thay, thấy thánh nhân,
Sống chung thường an lạc,
Không thấy những người ngu,
Thường thường được an lạc.

(207) Sống chung với người ngu,
Lâu dài bị lo buồn,
Khổ thay gần người ngu,
Như thường sống kẻ thù.
Vui thay, gần người trí
Như chung sống bà con.

Do vậy:

(208) Bậc hiền sĩ, trí tuệ,
Bậc nghe nhiều, trì giới,
Bậc tự chế, thánh nhân,
Hãy gần gũi thân cận,
Thiện nhân, trí giả ấy,
Như trăng theo đường sao.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15708)
Đại Chánh Tân Tu số 0018 - Hán dịch: Ðại Sư Pháp Hiền (đời Tống), Việt Dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16401)
Giới là nguồn cội của hết thảy Thiện pháp, là nền tảng của Tam vô lậu học và mọi quả vị Giải thoát... Nguyên tác: Lý Viên Tịnh; Thích Giác Quả dịch
(Xem: 23626)
Tại Gia Bồ Tát Giới Bổn - 3 ngôn ngữ Anh, Việt, Hoa - Nhiều Tác Giả
(Xem: 17518)
Tập Tổng quan kinh Đại Bát Niết-bàn này được chúng tôi biên soạn như một phần trong công trình dịch thuật và chú giải kinh Đại Bát Niết-bàn... Nguyễn Minh Tiến
(Xem: 81361)
Kinh Nhật Tụng - Kinh Tụng Hằng Ngày
(Xem: 19621)
Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Chư Đồng Tử Đà La Ni - Đời Đường, nước Kế Tân, Tam Tạng Sa môn Phật Đà Ba Ly vâng chiếu dịch, Việt dịch: Sa-môn Thích Thiện Thông.
(Xem: 20275)
Kiền Long Đại Tạng Kinh bao gồm 168 tập, chứa đựng 1669 bộ Kinh văn... Tổng hợp Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 47473)
Bấy giờ, năm trăm công tử Ly-xa, dẫn đầu bởi Bảo Tích (Ratnākāra), mỗi người mang theo một cây lọng quý, biểu hiệu quyền quý, đến vườn Xoài cúng dường Phật... Tuệ Sỹ
(Xem: 39241)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 15851)
“Vũ trụ vạn hữu bản thể luận” của Định Hy là một kiến giải nhân sinh vũ trụ trên hai phương diện bản thểhiện tượng, tuy vậy không rời tính thực dụng của Phật pháp trong đời sống tu tập... Thích Đức Trí
(Xem: 23266)
Niệm Phật Vô Tướng - Lí Luận và Nhập Môn Pháp Môn Niệm Phật Viên Thông của Bồ Tát Đại Thế Chí, Nguyên tác: Tiêu Bình Thật cư sĩ, Cư sĩ Hạnh Cơ dịch
(Xem: 19307)
Kinh Vô Lượng Nghĩa - Tam tạng pháp sư Đàm Ma Già Đà Da Xá, người Thiên-trúc, dịch từ Phạn văn ra Hán văn tại Trung-quốc, vào đời Tiêu-Tề; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 15219)
Kinh Hạnh Nguyện Phổ Hiền - Tam Tạng pháp sư Bát Nhã, người nước Kế-tân, dịch từ Phạn văn ra Hán văn, tại Trung-quốc, vào đời Đường; Cư sĩ Hạnh Cơ dịch từ Hán văn ra Việt văn
(Xem: 16828)
Bản nầy thứ tự kinh văn số 1726 được khắc vào đời nhà Minh Vạn Lịch -Trung Quốc - và đang lưu trữ tại Báo Ân Tạng thuộc chùa Jojoji - Tăng Thượng tự - Tokyo, Nhật Bản... HT Thích Như Điển
(Xem: 13102)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 13164)
Đây là những điều tôi nghe Bụt nói vào một thời mà người còn lưu trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ Đà. Hôm ấy, cư sĩ Cấp Cô Độc cùng với năm trăm vị cư sĩ khác đã tìm đến nơi cư ngụ của thầy Xá Lợi Phất.
(Xem: 49050)
Trong khế kinh, Đức Phật nói. "Chỉ vì đại sự nhơn duyên duy nhấtĐức Phật xuất hiện thế gian, đó là muốn mọi người, mọi chúng sanh đều thành Phật đồng như Đức Phật"... HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 23367)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19454)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 17198)
Luật Học Tinh Yếu - Muốn qua sông phải nhờ thuyền bè, muốn vượt bể khổ sinh tử phải nương nhờ Giới pháp... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 32174)
Cúi đầu lễ chư Phật, Tôn Pháp, Tỳ-kheo Tăng, Nay diễn pháp Tỳ-ni, Để Chánh pháp trường tồn... HT Thích Trí Thủ dịch
(Xem: 27503)
Luật Tứ Phần - Việt dịch: HT Thích Đổng Minh; Hiệu chính và chú thích: Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng
(Xem: 14351)
Du Già Sư Địa Luận Thích - Trước tác: Bồ Tát Tối Thắng Tử; Hán dịch: Tam-Tạng Pháp Sư Huyền Trang; Việt dịch: Thích Tâm Châu
(Xem: 14821)
Pháp Hoa Tông Yếu, Thứ tự kinh văn số 1725 trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh do Ngài Nguyên Hiểu sọan chữ Hán, Sa Môn Thích Như Điển dịch.
(Xem: 18656)
Bộ Pháp Hoa Huyền Nghĩa xuất bản hôm nay không có một liên quan nào, về mọi phương diện, với những bộ Kinh danh đề tương tựchúng ta thấy trong Đại tạng... Chánh Trí Mai Thọ Truyền
(Xem: 16450)
Tỳ Kheo Huệ Chiểu chùa Đại Vân ở Chuy Châu sọan, Sa Môn Thích Như Điển Phương Trượng chùa Viên Giác Hannover Đức Quốc dịch từ Tiếng Hán sang tiếng Việt trên chuyến Hoằng Pháp Âu Châu năm 2013
(Xem: 13957)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh quyển thứ 32, thuộc Luận Tập bộ toàn. Thứ tự kinh văn số 1663 (562-563)... HT Thích Như Điển
(Xem: 17310)
Tác Giả: Tăng Triệu Ðại Sư - Lược Giải: Hám Sơn Ðại Sư; Việt Dịch: Tỳ Kheo Thích Duy Lực
(Xem: 19418)
Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Văn Cú - Do HT Thích Như Điển dịch Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh
(Xem: 28080)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 14422)
Toàn thể đại dụng, thu nhiếp xưa nay ngay trên đường; dứt trí tuyệt ngu, vật và ta ngang bằng nơi kiếp ngoại ... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 16974)
Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa - Phiên dịch, chú giải: Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno - Phiên dịch, thi hóa: Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm
(Xem: 22212)
Suốt trong 45 năm thuyết pháp, đức Phật đã nói rất nhiều Pháp ngữ, bao gồm nghĩa lý thâm thiết để cởi mở nghiệp khổ cho chúng sanh... HT Thích Thiện Siêu dịch
(Xem: 23352)
Thiện nam tử! Có một loại pháp Bồ tát nên diệt trừ. Ðó là pháp tham. Thiện nam tử ! Ðây là một pháp phải nên diệt trừ vĩnh viễn.
(Xem: 28059)
Bộ kinh Lăng Nghiêm Tông Thông này được Ngài Thubten Osall Lama, tức Nhẫn Tế thiền sư, Đức Sơ Tổ Tây Tạng Tự, dịch và chú thích thêm từ bản Hán văn sang Việt văn...
(Xem: 64904)
Một thuở nọ Thế-tôn an-trụ Xá-vệ thành Kỳ-thụ viên trung, Mục-liên mới đặng lục-thông, Muốn cho cha mẹ khỏi vòng trầm-luân.
(Xem: 33279)
Thế Tôn, nếu con nghĩ rằng con đắc đạo A La Hán, thì Thế Tôn chẳng nói Tu Bồ Đề là một hành giả thanh tịnh hạnh. Vì Tu Bồ Đề vốn là vô sở hành...
(Xem: 40230)
Tam thế chư Phật, chư Đại-Bồ-tát, thật chứng và nhập một với Pháp-giới-tính nên phát-khởi vô-duyên đại-từ, đồng-thể đại-bi, hiện ra vô số thân, theo duyên hóa-độ vô-lượng vô-biên chúng-sinh...
(Xem: 25165)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
(Xem: 50288)
Khi bạn tiếp tục tiến tới trên đạo lộ một cách đúng đắn, với ý định trở thành một con người giác ngộ, bạn phải kiểm soát tâm theo đúng cách...
(Xem: 38600)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 27368)
Kinh Trường Bộ thi hóa (3 tập) - Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch sang tiếng Việt từ Tam Tạng Pàli - Chuyển thể Thơ: Giới Lạc Mai Lạc Hồng
(Xem: 28628)
Trọng tâm cứu khổ của Ngài Quán Thế Âm nhằm giải thoát sự khổ tâm, khổ tinh thần. Một khi con người đã giải thoát khổ tinh thần thì thân thể sẽ lành mạnh.
(Xem: 52288)
Đại Luận Về Giai Trình Của Đạo Giác Ngộ (Lamrim Chenmo) - Nguyên tác: Je Tsongkhapa Losangdrakpa - Việt dịch: Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
(Xem: 35935)
Địa Tạng Bồ Tát Bản Tích Linh Cảm Lục - Liêu Nguyên dịch, Hiệu đính: HT Thích Như Điển
(Xem: 32943)
Kinh Kim Cương lấy vô tướng làm tông, vô trụ làm thể, diệu hữu làm dụng. Từ khi Bồ-đề Đạt-ma đến từ Tây Trúc truyền trao ý chỉ kinh này khiến người đời ngộ lý đạo, thấy tính.
(Xem: 50897)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 74960)
Kinh chữ Hán - ĐĐ. Thích Hạnh Phú sưu tầm & biên soạn
(Xem: 36188)
Sắc là vô thường. Vô thường tức là khổ. Khổ tức là chẳng phải ta. Cái gì chẳng phải ta thì cũng chẳng phải sở hữu của ta. Quán sát như vậy gọi là chân thật chánh quán.
(Xem: 49039)
Người nhất tâm nghe kinh có hai hạng: nghe rồi thọ trì pháp và nghe rồi không thọ trì pháp. Người nghe rồi thọ trì pháp là hơn, người nghe rồi không thọ trì pháp là kém.
(Xem: 31054)
Nếu dùng hình sắc để thấy ta, Dùng âm thanh để cầu ta, Người nầy hành tà đạo, Chẳng thể thấy Như Lai... HT Thích Như Điển
(Xem: 33992)
Kinh Bại Vong (Parabhava-sutta) rút từ Tập Kinh (Suttanipata), kệ số 91-115, trang 18-20, Pali Text Society... HT Thích Thiện Châu dịch
(Xem: 28954)
Trải qua nửa thế kỷ thuyết pháp độ sinh, Ðức Ðạo sư đã hóa độ đủ mọi hạng người, không phân biệt màu da, chủng tộc, giai cấp, sang hèn... Thích Phước Sơn
(Xem: 58882)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Bạc-già-phạm ở tại Trúc Y Ðạo tràng trong thành Thất-la-phiệt, cùng các vị đại Tỳ-khưu chúng gồm 1.250 người đều đầy đủ.
(Xem: 46318)
“Ðức Thế Tôn nghe Phạm vương ba lần ân cần thưa thỉnh, liền dùng Phật nhãn soi khắp thế giới chúng sanh, thấy sự ô nhiễm của chúng sanh có dày có mỏng...
(Xem: 43862)
Khi Đức Phật nói danh hiệu chư Phật đời quá khứ, có mười ngàn Bồ Tát, được Vô sinh nhẫn, tám trăm Thanh Văn, phát thiểu phận tâm, năm ngàn Tỷ khưu...
(Xem: 43257)
Kinh vừa là Kinh Phật, lại vừa là miệng Phật. Tâm Phật thì thường rỗng lặng tròn đầy trong sáng tột bực, thuần là trí huệ Bát Nhã...
(Xem: 45985)
Này các Kàlàmà, chớ có tin vì nghe báo cáo, chớ có tin vì nghe truyền thuyết; chớ có tin vì theo truyền thống; chớ có tin vì được kinh điển truyền tụng...
(Xem: 48066)
Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa - Trọn bộ 11 tập - 600 cuốn; Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Nghiêm
(Xem: 63788)
Đàn Kinh được các môn đệ của Huệ Năng nhìn nhận đã chứa đựng giáo lý tinh nhất của Thầy mình, và giáo lý được lưu truyền trong hàng đệ tử như là một di sản tinh thần...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant