Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm Thứ 9: Ủng Hộ Phật Pháp

02 Tháng Ba 201100:00(Xem: 12664)
Phẩm Thứ 9: Ủng Hộ Phật Pháp

PHÁP BẢO ĐÀN KINH
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải, Nguyễn Minh Hiển hiệu đính Hán văn

PHẨM THỨ IX: ỦNG HỘ PHẬT PHÁP

Ngày tiết thượng nguyên Rằm tháng giêng. trong năm đầu niên hiệu Thần Long, Tức là năm 684, đời vua ĐườngTrung Tông. Tắc Thiên Thái hậuTrung Tông Hoàng đế ban chiếu rằng:

“Trẫm thỉnh hai vị sư Huệ An Tức Quốc sư Huệ An. và Thần Tú vào cung cúng dường, để khi việc nước rảnh rangthể tham học giáo pháp Nhất thừa. Hai sư từ chối, nói rằng: ‘Phương Nam có Huệ Năng Thiền sư được Hoằng Nhẫn Đại sư mật truyền y pháp, hiện truyền tâm ấn Phật, nên thỉnh vị ấy mà hỏi.’ Nay sai nội thị là Tiết Giản mang chiếu chỉ đến thỉnh rước. Mong sư mở niệm từ, mau đến kinh thành.”

Sư dâng biểu cáo là có bịnh, xin được trọn đời ở nơi rừng núi. Tiết Giản thưa rằng:

“Các vị thiền đức tại kinh thành đều nói rằng: ‘Muốn được hiểu đạo, phải ngồi thiền tập định. Như chẳng nhờ thiền địnhđược giải thoát, thật là chưa có.’ Chẳng hay ý thuyết pháp của Ngài như thế nào?”

Sư đáp: “Đạo do tâm ngộ, có phải ở chỗ tập ngồi đó sao? Kinh nói: ‘Nếu bảo Như Lai ngồi hoặc nằm, ấy là hành đạo tà.’ Ở đây dẫn Kinh Kim Cang. Cớ sao vậy? Vì không do chỗ nào mà lại, cũng không đi đến chỗ nào, không sanh không diệt, ấy là phép thiền thanh tịnh của Như Lai. Các pháp đều như hư không tịch tĩnh, ấy là phép ngồi thanh tịnh của Như Lai. Rốt cuộc còn không có chỗ chứng đắc, huống lại phải ngồi sao?”

Tiết Giản thưa rằng: “Đệ tử về kinh, Chúa thượng ắt phải hỏi. Nguyện sư từ bi, chỉ bảo cho chỗ tâm yếu để tâu lên hai cung Tức là Vua và Thái hậu. và truyền lại với những người học đạo nơi kinh thành. Ví như một ngọn đèn nối qua trăm ngàn ngọn đèn, các chỗ tối đều sáng, sáng hoài không dứt.”

Sư nói: “Đạo không có sáng tối. Sáng tối là nghĩa thay đổi nối tiếp nhau. Sáng hoài không hết, cũng nghĩa là có hết. Đối đãi nhau mà thành tên, Do có sáng, mới gọi chỗ không sáng là tối, và ngược lại. Tất cả các pháp đối đãi đều như vậy. Xem phẩm Phó Chúc. cho nên Kinh Tịnh Danh nói: Pháp khôngso sánh, không có đối đãi.”

Tiết Giản nói: “Sáng ví cho trí tuệ, tối ví cho phiền não. Người tu hành nếu chẳng đem trí tuệ chiếu phá phiền não thì vòng sanh tử từ vô thủy đến nay nhờ đâu mà ra khỏi?”

Sư nói: “Phiền não tức Bồ-đề, không hai, không khác. Nếu đem trí tuệ chiếu phá phiền não, đó là kiến giải của hàng nhị thừa, Thừa Thanh văn và thừa Duyên giác. là căn cơ của hạng xe dê, xe hươu. Các ví dụ dùng trong Kinh Pháp Hoa, chỉ hai thừa Thanh vănDuyên giác. Xem phẩm Cơ Duyên. Hàng đại căn, thượng trí chẳng phải như vậy.”

Tiết Giản hỏi: “Thế nào là kiến giải của đại thừa?”

Sư đáp: “Sáng với không sáng, kẻ phàm phu thấy là hai. Người trí giả liễu đạt thấy tánh của sáng tối vốn chẳng có hai. Tánh không hai đó là tánh thật. Tánh thật ở người phàm phu chẳng bớt; chỗ bậc hiền thánh cũng chẳng thêm; trụ nơi phiền não mà chẳng tán loạn; ở nơi thiền định cũng chẳng vắng lặng, chẳng dứt mất, chẳng thường còn, chẳng lại, chẳng qua; chẳng ở khoảng giữa cùng là trong ngoài, chẳng sanh ra, chẳng diệt mất, tánh tướng đều như như, thường trụ chẳng chuyển dời, đó gọi là Đạo.”

Tiết Giản hỏi: “Sư nói chẳng sanh chẳng diệt, có khác gì ngoại đạo?”

Sư đáp: “Ngoại đạo nói chẳng sanh chẳng diệt, đó là lấy chỗ diệt mà dừng chỗ sanh; lấy chỗ sanh mà bày rõ chỗ diệt. Chỗ này rơi vào pháp đối đãi. Chỗ diệt, họ nói thành chẳng diệt; chỗ sanh, họ nói là chẳng sanh. Ta nói chẳng sanh chẳng diệt đây là vốn xưa không sanh, nay cũng chẳng diệt, cho nên chẳng đồng với ngoại đạo. Ngươi nếu muốn biết chỗ tâm yếu, chỉ cần đối với hết thảy việc thiện ác đều không suy lường, Tổ Sư khai ngộ cho Huệ Minh cũng nói: “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác...” Xem phẩm Hành Do. tự nhiên sẽ được tâm thể thanh tịnh, sáng tỏ thường tịch, chỗ diệu dụng nhiều như cát sông Hằng.”

Tiết Giản nhờ ơn chỉ dạy, hoát nhiên đại ngộ. Lễ bái từ biệt về triều, dâng biểu tâu lên lời nói của Sư. Ngày mùng ba tháng chín năm ấy, Tức cùng trong năm 684. có chiếu dụ ban khen Sư rằng:

“Sư lấy cớ già yếu, vì trẫm mà lo tu đạo, ấy là ruộng phước Tức là nơi mọi người có thể gieo hạt giống phước đức vào để được hưởng quả tốt đẹp về sau. của cả nước. Sư cũng như ngài Tịnh Danh Tức là ngài Duy-ma-cật, vị Bồ-tát hiện thân cư sĩ thuyết pháp trong kinh Tịnh Danh, cũng gọi là kinh Duy-ma-cật sở thuyết. cáo bịnh ở thành Tỳ-da Tức là thành Tỳ-da-ly, hay Tỳ-xá-ly, chữ Phạn, dịch nghĩa là Quảng Nghiêm, là nơi ngài Duy-ma-cật thuyết pháp., xiển dương đại thừa, truyền tâm của chư Phật, luận pháp bất nhị. Tiết Giản có truyền lại lời Sư chỉ rõ tri kiến Như Lai, Trẫm nhờ chất chứa nhân lành, trồng sẵn thiện căn, nên mới gặp lúc Sư ra đời, đốn ngộ pháp thượng thừa, cảm đội ơnmãi mãi không hết! Nay xin dâng tấm áo cà-sa Ma-nạp và bình bát thủy tinh. Lệnh cho quan Thứ sử Thiều Châu sửa sang lại cảnh chùa, và ban hiệu cho chỗ ở cũ của Sư là Chùa Quốc Ân.”


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15593)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Kinh Tập, số 0431 - Tùy Thiên Trúc Tam Tạng Xà Na Quật Đa dịch Hán; Thích Hạnh Tuệ dịch Việt
(Xem: 15033)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0395 - Hán dịch: Pháp Hộ; Như Hòa dịch Việt
(Xem: 14870)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0394 - Hán dịch: Thất Dịch; Lệ Nhã dịch Việt
(Xem: 13294)
Hán dịch: Đời Tống, Tam tạng Đại sư Thi Hộ người nước Thiên Trúc phụng chiếu dịch. Việt dịch: Thích Nữ Đức Thuận
(Xem: 14466)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0390 - Huyền Trang dịch Hán; Thích Nữ Như Tuyết dịch Việt
(Xem: 20232)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Thích Viên Giác dịch Việt
(Xem: 18450)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0389 - Cưu Ma La Thập dịch Hán; Trí Nguyệt dịch Việt
(Xem: 30773)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Niết Bàn, Kinh số 0385 - Hán dịch: Diêu Tần Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Nữ Tịnh Quang
(Xem: 12435)
Đại Chánh Tân Tu số 0367, Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: Như Hòa
(Xem: 15529)
Đại Chánh Tân Tu số 0366, Hán dịch: Cưu Ma La Thập, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 13783)
Đại chánh tân tu số 0360, Hán dịch: Khương Tăng Khải, Việt dịch: HT Thích Trí Tịnh
(Xem: 13958)
Đại chánh tân tu số 0353, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 13554)
Đại chánh tân tu số 0349, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14494)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0430 - Hán dịch: Tăng Già Bà La, Việt dịch: Nguyên Thuận
(Xem: 13745)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Sử Truyện, Kinh số 2031 - Hán dịch: Huyền Trang, Việt dịch: HT Thích Trí Quang
(Xem: 16745)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0309 - Hán dịch: Trúc Phật Niệm, Việt dịch: Thích Tâm Khanh
(Xem: 15406)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0261 - Hán dịch: Bát Nhã, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Tâm Châu
(Xem: 31270)
Đại Chánh Tân Tu, Bộ Bát Nhã, Kinh số 0220 - Hán dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền Trang, Việt dịch: Hòa Thượng Thích Trí Nghiêm, Khảo dịch: Hòa Thượng Thích Thiện Siêu
(Xem: 18852)
Đại chánh tân tu số 0202, Hán dịch: Tuệ Giác Đẳng, Việt dịch: HT Thích Trung Quán
(Xem: 15028)
Đại chánh tân tu số 0199, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14631)
Đại chánh tân tu số 0197, Hán dịch: Khương Mạnh Tường, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14604)
Đại chánh tân tu số 0191, Hán dịch: Pháp Hiền, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 13820)
Đại chánh tân tu số 0189, Hán dịch: Cầu Na Bạt Đà La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 19716)
Đại chánh tân tu số 0187, Hán dịch: Địa Bà Ha La, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14474)
Đại chánh tân tu số 0158, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo
(Xem: 14549)
Đại chánh tân tu số 0151, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14749)
Đại chánh tân tu số 0116, Hán dịch: Đàm Vô Lang, Việt dịch: Thích Nữ Như Tuyết
(Xem: 14798)
Đại chánh tân tu số 0104, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì; Thích Nguyên Chơn; Thích Nhất Hạnh
(Xem: 17965)
Đại chánh tân tu số 0102, Hán dịch: Nghĩa Tịnh, Việt dịch: Lý Hồng Nhựt
(Xem: 13607)
Đại chánh tân tu số 0098, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13738)
Đại chánh tân tu số 0097, Hán dịch: Chơn Ðế, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14986)
Đại chánh tân tu số 0096, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14196)
Đại chánh tân tu số 0095, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 16475)
Đại chánh tân tu số 0094, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 15372)
Đại chánh tân tu số 0093, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13544)
Đại chánh tân tu số 0092, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13191)
Đại chánh tân tu số 0091, Hán dịch: An Thế Cao, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13301)
Đại chánh tân tu số 0090, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13020)
Đại chánh tân tu số 0089, Hán dịch: Trở Cừ Kinh Thanh, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14119)
Đại chánh tân tu số 0088, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14742)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: HT Thích Tâm Châu
(Xem: 14256)
Đại chánh tân tu số 0087, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14646)
Đại chánh tân tu số 0086, Hán dịch:Trúc Đàm Vô Sấm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13035)
Đại chánh tân tu số 0085, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13821)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Thiện Trì
(Xem: 13282)
Đại chánh tân tu số 0084, Hán dịch: Thi Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13774)
Đại chánh tân tu số 0083, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14711)
Đại chánh tân tu số 0082, Hán dịch: Trúc Pháp Hộ, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14802)
Đại chánh tân tu số 0081, Hán dịch: Thiên Tức Tai, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13326)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Tuệ Thông
(Xem: 12868)
Đại chánh tân tu số 0080, Hán dịch: Pháp Trí, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13778)
Đại chánh tân tu số 0079, Hán dịch: Cầu Na Bạt Ðà La, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13713)
Đại chánh tân tu số 0078, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13361)
Đại chánh tân tu số 0077, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13913)
Đại chánh tân tu số 0076, Hán dịch: Chi Khiêm, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 13719)
Đại chánh tân tu số 0075, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12640)
Đại chánh tân tu số 0074, Hán dịch: Pháp Thiên, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 14862)
Đại chánh tân tu số 0073, Hán dịch: Cầu Na Tỳ Ðịa, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12892)
Đại chánh tân tu số 0072, Hán dịch: Thất Dịch, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
(Xem: 12495)
Đại chánh tân tu số 0071, Hán dịch: Trúc Ðàm Vô Lan, Việt dịch: Thích Chánh Lạc
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant