- Phẩm Thứ Nhất: Bồ-Tát Được Thọ Ký
- Phẩm Thứ Hai: Cúng Dường Được Thọ Báo
- Phẩm Thứ Ba: Thọ Ký Bích-chi Phật
- Phẩm Thứ Tư: Bồ-Tát Ra Đời
- Phẩm Thứ Năm: Làm Ác Đọa Ngạ Quỷ
- Phẩm Thứ Sáu: Chư Thiên Cúng Dường
- Phẩm Thứ Bảy: Chư Phật Ra Đời
- Phẩm Thứ Tám: Các Vị Tỳ-Kheo Ni
- Phẩm Thứ Chín: Các Vị Thanh Văn
- Phẩm Thứ Mười: Các Nhân Duyên Khác
MỘT
TRĂM BÀI KINH PHẬT
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
Trong thành Vương-xá có một người thương chủ tên là Phù Hải, cùng với nhiều khách thương đi ra biển cả tìm châu báu. Vợ người còn trẻ trung, dung nhan xinh đẹp, sầu lo về nỗi chồng đi xa, đêm ngày mong mỏi cho được sớm về.
Bà liền đến đền thờ thần ngoại đạo Na-la-diên mà khấn vái rằng: “Như ngài phò hộ cho chồng tôi an ổn mà về sớm, tôi sẽ dâng cúng các thứ vàng bạc, châu báu mà báo ơn ngài. Còn nếu chồng tôi gặp nạn chẳng về, tôi sẽ đem các thứ phân uế nhơ nhớp mà bôi trét lên tượng ngài.”
Không bao lâu, chồng bà trở về được bình an vô sự. Bà liền sắp sửa các thứ châu báu, vàng bạc, cùng với một đoàn tùy tùng mang đến cúng thần Na-la-diên.
Trên đường đi, bà gặp Phật đang cùng với chư tỳ-kheo đi khất thực trong thành. Từ xa trông thấy vẻ trang nghiêm của Phật, với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, dáng đi uy nghi, thanh thản, có hào quang rạng chiếu rực rỡ quanh thân, bà liền sanh tâm hoan lạc, vui mừng, muốn mang hết những châu báu, vàng bạc mà dâng lên cúng dường. Những người tùy tùng liền cản lại, nói rằng: “Vị này chẳng phải là thần Na-la-diên.”
Nhưng bà chẳng nghe theo lời can ngăn ấy nữa, vì lòng bà rất kính mộ. Bà đến trước đức Thế Tôn, quỳ xuống rồi tung hết những châu báu, vàng bạc mang theo lên không trung mà cúng dường ngài. Những vàng bạc, châu báu ấy bay lên hư không bỗng nhiên biến hóa thành một cái lọng báu, bay theo che bên trên Phật.
Người phụ nữ nhìn thấy sự thần biến như vậy, lòng bà sanh ra tin kính sâu vững nơi đức Phật, liền chí thành lễ bái mà phát lời đại nguyện rằng: “Con nhờ công đức cúng dường Phật hôm nay, nguyện trong đời vị lai sẽ được thành chánh giác, cứu độ chúng sanh như Phật ngày nay không khác.”
Khi bà phát nguyện như vậy rồi thì đức Thế Tôn liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc chiếu khắp thế giới, hóa hiện đủ các màu sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.
Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”
Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy người phụ nữ cúng dường trân bảo cho ta hôm nay chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”
Phật bảo A-nan rằng: “Người phụ nữ này trong tương lai không còn bị đọa vào các đường ác nữa, thường được hưởng những điều khoái lạc trong cõi trời người. Trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật, hiệu là Kim Luân Anh Lạc, hóa độ chúng sanh số lượng nhiều không thể tính đếm. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Đoàn Trung Còn - Nguyễn Minh Tiến dịch và chú giải
PHẨM THỨ BA: THỌ KÝ BÍCH-CHI PHẬT
CÚNG DƯỜNG TRÂN BẢO
Lúc ấy, Phật ở thành Vương-xá, nơi tinh xá Trúc Lâm.Trong thành Vương-xá có một người thương chủ tên là Phù Hải, cùng với nhiều khách thương đi ra biển cả tìm châu báu. Vợ người còn trẻ trung, dung nhan xinh đẹp, sầu lo về nỗi chồng đi xa, đêm ngày mong mỏi cho được sớm về.
Bà liền đến đền thờ thần ngoại đạo Na-la-diên mà khấn vái rằng: “Như ngài phò hộ cho chồng tôi an ổn mà về sớm, tôi sẽ dâng cúng các thứ vàng bạc, châu báu mà báo ơn ngài. Còn nếu chồng tôi gặp nạn chẳng về, tôi sẽ đem các thứ phân uế nhơ nhớp mà bôi trét lên tượng ngài.”
Không bao lâu, chồng bà trở về được bình an vô sự. Bà liền sắp sửa các thứ châu báu, vàng bạc, cùng với một đoàn tùy tùng mang đến cúng thần Na-la-diên.
Trên đường đi, bà gặp Phật đang cùng với chư tỳ-kheo đi khất thực trong thành. Từ xa trông thấy vẻ trang nghiêm của Phật, với ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, dáng đi uy nghi, thanh thản, có hào quang rạng chiếu rực rỡ quanh thân, bà liền sanh tâm hoan lạc, vui mừng, muốn mang hết những châu báu, vàng bạc mà dâng lên cúng dường. Những người tùy tùng liền cản lại, nói rằng: “Vị này chẳng phải là thần Na-la-diên.”
Nhưng bà chẳng nghe theo lời can ngăn ấy nữa, vì lòng bà rất kính mộ. Bà đến trước đức Thế Tôn, quỳ xuống rồi tung hết những châu báu, vàng bạc mang theo lên không trung mà cúng dường ngài. Những vàng bạc, châu báu ấy bay lên hư không bỗng nhiên biến hóa thành một cái lọng báu, bay theo che bên trên Phật.
Người phụ nữ nhìn thấy sự thần biến như vậy, lòng bà sanh ra tin kính sâu vững nơi đức Phật, liền chí thành lễ bái mà phát lời đại nguyện rằng: “Con nhờ công đức cúng dường Phật hôm nay, nguyện trong đời vị lai sẽ được thành chánh giác, cứu độ chúng sanh như Phật ngày nay không khác.”
Khi bà phát nguyện như vậy rồi thì đức Thế Tôn liền mỉm cười, từ nơi trán, giữa hai lông mày phóng ra một đạo hào quang năm sắc chiếu khắp thế giới, hóa hiện đủ các màu sắc, bay quanh Phật ba vòng rồi lại theo chỗ trên trán Phật mà bay trở vào.
Khi ấy, A-nan bạch Phật rằng: “Như Lai là đấng tôn quý, chẳng vô cớ mà cười bao giờ. Nay vì nhân duyên gì mà Phật mỉm cười, xin giảng giải cho được biết.”
Phật bảo A-nan: “Ngươi có nhìn thấy người phụ nữ cúng dường trân bảo cho ta hôm nay chăng?” A-nan thưa: “Bạch Thế Tôn, con đã thấy.”
Phật bảo A-nan rằng: “Người phụ nữ này trong tương lai không còn bị đọa vào các đường ác nữa, thường được hưởng những điều khoái lạc trong cõi trời người. Trải qua ba a-tăng-kỳ kiếp nữa sẽ thành Phật, hiệu là Kim Luân Anh Lạc, hóa độ chúng sanh số lượng nhiều không thể tính đếm. Vì nhân duyên ấy mà ta mỉm cười.”
Các vị tỳ-kheo nghe Phật thuyết nhân duyên này xong thảy đều vui mừng tin nhận.
Gửi ý kiến của bạn