Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 10

12 Tháng Ba 201100:00(Xem: 13566)
Phần 10

KINH BÁCH DỤ
Thích Nữ Như Huyền
Phật Học Viện Quốc Tế Xuất Bản 1996


91. Người nghèo

Thuở xưa có một người nghèo làm lụng vất vả, để dành được một ít tiền, xem thấy người giàu khác trong tâm tưởng rằng:

- Tiền của ta phải cho nhiều mới cùng người nhà giàu kia so sánh được. Nếu phải đem ra so sánh thì thật là thua xa, do đó y buồng bả thất vọng, muốn đem số tiền ít ỏi của mình đã có ném xuống sông.

Người chung quanh thấy thế can rằng:

- Tiền của anh tuy rất ít, nhưng có thể nuôi sống được anh bao nhiêu ngày. Nếu anh quăng xuống nước hết, chẳng phải là một xu cũng không còn không?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong hàng tăng chúng xuất gia, thấy các Ðại đức, Thượng toạ được người cúng dường nồng hậu, còn mình thì được ít, lợi dưỡng không bằng các Ðại đức kia, chẳng những tự mình không chịu gắng gổ tinh tấn tu học, mà lại nhân tài đức lợi dưỡng không bằng, rồi muốn bỏ đạo không tu, thật là hành động trái ngược.
 
 

92. Ðứa nhỏ đuợc đuờng 

Thuở xưa, có một người đàn bà bồng đứa con nhỏ đi đường rất mệt mỏi, bèn ngồi lại bên lề đường nghỉ chân, mơ màng ngũ thiếp lúc nào không biết. 

Bây giờ có một người đi lại, tay cầm một cục đường đưa cho đứa nhỏ ăn.

Ðứa nhỏ được đường, chỉ tham ăn đường ngọt, mà bao nhiêu kiềng vàng, vòng vàng và tất cả đồ trang sức quý báu, đều bị người kia lột hết mang đi.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Tăng chúng xuất gia, có người tham chút lợi của thế tục, ưa ở chỗ ồn ào, bỏ phế sự tấn tu Phật pháp. Kết quả tài bảo công đức tịnh giới, đều bị giặc phiền não cướp giựt mang đi.
 
 

93. Bà già đánh cọp

Có một bà già ngủ dưới gốc cây, bỗng nhiên có một con cọp đến muốn ăn thịt bà ấy. Bà lật đật lồm cồm ngồi dậy, chạy vòng quanh gốc cây, để tránh khỏi bị cọp vật. Bà chạy quanh nhiều vòng, con cọp dùng nhìều chân bấu gốc cây, một chân nắm bà già nọ.

Bà hoảng hốt chạy bổ lại ôm gốc cây, nắm hai chân cọp ghì chặt trong cây, chân cọp không thể lại động được. Nhưng bây giờ bà già không thể buông tay ra.

Trong lúc nguy cấp, trước mắt lại có một người, bà già bảo người kia rằng:

- May quá, mời anh lại đây, cùng tôi giết con cọp nầy, chúng ta cùng chia thịt.

Người kia tin lời bà già, liền chạy lại đánh nhau với cọp.

Bà già bỏ cọp, cắm cổ chạy một mạch.

Người kia mới rỏ biết âm mưu của bà già kia, nhưng ăn năn đã muộn. Chỉ còn có cách là rán hết sức bình sanh cùng cọp chiến đấu; cầm cự quá lâu, sức lực kiệt dần không đường nào tẩu thoát, không bao lâu thì y bỏ mạng.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có hạng phàm phu, không phải là bực cao minh, mà lại ưa tạo luận, lập thuyết, văn từý nghĩa của họ lập rất thường không có chi hay ho đáng chú ý. Nhưng phần nhiều họ làm chưa xong mà đã hết. Ðệ tử của họ, góp nhóm những bản thảo bỏ dở, vì không hiểu bản ý của người chết, chỉ tưởng tượng ức thuyết tiếp tục làm thành, chú giải thêm. Trước tác nhiều chừng nào, chỉ càng tạo thành những tác phẩm sai lạc chừng ấy.
 
 

94. Hiểu lầm

Thuở xưa có một người cùng vợ của người khác ngoại tình. Ðêm nọ y ở trong phòng cô tình nhân, trong khi chồng cô đi vắng. Thình lình chồng cô trở về. Phát giác trong phòng vợ mình có người đàn ông, người chồng giận dữ, ra đứng ngoài cửa đợi gã tình địch ra đặng giết chết cho xong đời tên dâm phu.

Sau khi cô vợ biết thế, bèn nới với tình nhân:

- Chồng em đã hay biết, vậy anh hãy chạy ra mau để thoát thân; nhưng phải từ "Ma ni" mới có thể ra được. 

Nguyên laiẤn độ đối với hai chử "Ma ni" có nhiều ý nghĩa: 1) là rạch nước, 2) là ngọc bảo châu, cô bảo với tình nhân ấy là muốn bảo hảy nói theo rạch nước mà ra. 

Nhưng sau khi nghe rồi, y lầm hiểu là phải lấy được ngọc châu Ma ni rồi mới ra, cứ mãi chạy quanh trong vòng vây trăm ngàn khủng khiếp với một ước vọng tìm ra cho được ngọc Ma ni, và cương quyết rằng:

- Nếu không tìm được ngọc Ma ni, thì ta quyết định không ra khỏi.

Than ôi! Không đầy mười lăm phút, y đã ngã gục dưới mủi dao căm hờn của tình địch.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Trong Phật pháp thuyết minh: Y theotrung đạo lìa đoạn, thường hai bên mà tu học, có thể được giải thoát đời đời

Có người lầm hiểu hai chử "hai bên" là "có bên" "Không bên" của thế giới. Do sự hiểu lầm đây mà không thể quán thấy lý trung đạo, dần dà qua ngày, liền bị tử ma vô thường giết hại. Ví dụ nầy là nói nhân lầm hiểu Phật pháp mà không thể kiến tạo tu hàng, chung cuộc liền bị sanh tử làm hại.
 
 
 

95. Hai con hạc

Có hai con hạc trống, mái ở chung trên một ổ trên cây. Ðến mùa thu các thứ trái cây đều chính đỏ, chúng nó đi lượm trái rất nhiều, chứa đầy trong ổ; vì khi trời hanh nực, sau đó vài ngày, trái đều khô teo lại, xẹp xuống còn chừng nửa ổ. Con trống trách con mái rằng: 

- Chúng ta lượm trái cây đều cùng chuyên cần lao nhọc, mà nay bà lén ăn một mình. Nầy! Bà xem trái cây chỉ còn có phân nửa.

Con hạc mái trả lời:

- Tôi không hề lén ăn riêng, trái cây tự nó teo bớt đấy.

Con hạc trống không tin, lập tức nổi giận đùng đùng quát tháo:

- Nếu bà không lén ăn, tại sao trái cây giảm mất phân nửa?

Nói xong hạc trống dùng mỏ nhọn mổ con hạc mái chết tức khắc.

Cách vài ngày sau, trời mưa lớn, trái cây nhờ có hơi nước và khí lạnh mà nở ra nhiều như trước.

Hạc trống trông thấy, mới biết trước kia mình hiểu lầm, ăn năn vô hạn. Rỏ ra là hạc mái không ăn trái nào cả, mà mình lầm giết oan. Bấy giờ rất buồn khổ, kêu la thảm thiết, nức nở kêu hạc mái:

- Em ơi! Em đến chốn nào? Em ở đâu?

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có một ít người tham cầu danh lợi không chán, chẳng phân biệt trắng đen, ý chí không bền chắc, hành động nông nổi, bồn chồn, kết quả thường thất bại nặng nề, có khi bị sa vào vòng tội lỗi, sau ăn năn không kịp.
 
 

96. Giả mù 

Thuở xưa có nhiều công thợ bị vua bắt làm công dịch rất khổ cực, còn đối đãi với bọn họ ngược đãi vô cùng, bọn họ đau khổ không thể chịu được, có người vì thế phải chết oan.

Trong ấy có một người nghĩ ra phương pháp; Giã mù cho khỏi bị công dịch khổ sở của vua, quả nhiên được khỏi, y trở về nhà. Nhưng công thợ khác thay thế, đều muốn móc mắt mình cho mù, để tránh công dịch khổ sở. 

Ðương khi bọn họ toan móc mắt, trong bọn có người can:

- Nầy các bạn! Nếu mắt mù không thấy, sẽ làm cho chúng ta đau khổ suốt đời. Chúng ta thiếu gì cách lừa dõi vua để tránh khỏi khổ dịch, mà làm chi cái công việc nguy hiểm như thế.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người đời thường thường vì ham chút danh lợitha hồ gian dối láo xược, đến nổi hủy phạm giới luật thanh tịnh, tạo thành nổi thống khổ muôn đời.
 
 

97. Cướp áo lông dê

Có hai người đi đường, trải qua một cánh đồng mênh mông bát ngát, gặp bọn cường đạo, một người rất lạnh lẹ chạy trốn dưới lùm cây, bọn cường đạo không trông thấy. Còn một người chạy trốn không kịp bèn bị tên cường đạo giựt cái áo lông dê đang mặc trong mình. Người bị ăn cướp, vốn có một vài đồng tiền vàng giấu trong bâu áo lông, nên y nói với tên cường đạo

- Tôi muốn dùng một đống tiền vàng để đổi lấy cái áo lông ấy lại.

Tên cường đạo hỏi: - Tiền vàng của mầy ở đâu?

Người kia liền lấy tiền để trong cổ áo ra đưa cho tên cường đạo xem và nói:

- Tiền nầy thật là tiền vàng, nếu ông không tin lời tôi nói, thì trong lùm cây kia có một người thợ kim hoàn, ông hãy đến đó hỏi.

Tên cường đạo nghe nói trong bụi cây có người, lập tức lôi người núp trong bụi ra, lột lấy hết quần áo.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Người tu hành làm được chút ít công đức, thường thường không địch nổi với cướp giặc tậc khí phiền não, mà phải tán mất pháp lành và hư hỏng cả công đức thanh tịnh. Ðiều ấy chẳng những tổn thất lợi ích của chính mình, cũng khiến cho nhiều người lui sụt đạo tâm.
 
 

98. Ðứa nhỏ bắt rùa

Thuở xưa có một đứa nhỏ chạy chơi trên khoảng đất trống, bắt được một con rùa phi thường, nó muốn giết ngay, nhưng không biết cách nào để giết. Có người bày cho nó rằng:

- Em nên đem thả vào trong nước, nó sẽ bị chết chìm.

Nghe xong, đứa nhỏ tin theo, bèn nắm con rùa bỏ vào trong nước. 

Rùa gặp nước tha hồ bợi lội ngao du.

** Chuyện nầy tỉ dụ: Có người tu trì theo Phật pháp rất thuận thành, nhưng sau đó nghe lời ngoại đạo dụ hoặc, trở lại để cho đời lôi cuốn, chung quy đành hỏng mất căn lành.
 
 

Lời cuối quyển

Của nhà biên dịch Pháp Sư Tăng Già Tu Na

Tôi biên dịch bổn kinh nầy, dùng những điều thí dụ để thuyết minh chánh pháp

Xem qua dường như không được trang trọng lắm, nhưng ngẫm kỹ tất sẽ nhận thấy chơn lý chứa nơi trong.

Như thuốc hay vị đắng trộn trong đường phèn, ăn vào, vừa ngon miệng vừa làm lành bệnh.

Lại như dùng lá cây gói thuốc A Dà Ðà, lấy thuốc giải độc xong, đem lá bỏ.

Chuyện vui như là gói, thật nghĩa chứa trong ấy. Xem ngụ ngôn tìm ý nghĩa, rõ được lý mầu tâm bịnh liền trừ.

Kiểm thảo trọn tập xong ngày 7 tháng 11 Âm Lịch (1958) 

Thượng Toạ: Thích Trí Tịnh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12835)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12765)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11806)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11793)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12405)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12454)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19910)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 12048)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 12074)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16951)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12738)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15154)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16209)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12958)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12312)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11975)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11979)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13226)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16571)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13297)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12576)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11909)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19928)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11234)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11327)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10464)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11157)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 11027)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10079)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11805)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11692)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 12020)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11165)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11399)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12125)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12606)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10830)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 18048)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11774)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 10007)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 11289)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 13242)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 16642)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 11922)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10983)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 11917)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 28882)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12433)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 53181)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35566)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 16126)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 12249)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12388)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 11474)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17273)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 15047)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 14669)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13925)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11785)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15114)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant