Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phẩm 27: Việc Cũ Của Diệu Trang Nghiêm Vương

20 Tháng Năm 201100:00(Xem: 9466)
Phẩm 27: Việc Cũ Của Diệu Trang Nghiêm Vương

KINH PHÁP HOA
(Hoa Sen Của Chánh Pháp)
Phần CHÍNH VĂN – Thích Trí Quang dịch

CUỐN 7

Phẩm 27: Việc Cũ Của Diệu Trang Nghiêm Vương

Khi ấy đức Thế Tôn bảo cả Đại hội các chúng, xưa, cách nay hơn vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn thời kỳ vô số, có đức Phật danh hiệu là Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí, bậc Đến như chư Phật, bậc Thích ứng hiến cúng, bậc Biết đúng và khắp. Quốc độ của ngài tên Quang Minh Trang Nghiêm, thời kỳ của ngài tên Hỷ Kiến. Trong giáo pháp của ngài có quốc vương tên Diệu Trang Nghiêm, vương hậu tên Tịnh Đức, có hai vương tử, thứ nhất tên Tịnh Tạng, thứ hai tên Tịnh Nhãn. Hai vương tử có đại thần lực, đại phước đức và đại tuệ giác, và từ lâu đi theo đường đi của Bồ tát như Bố thí Ba la mật, Trì giới Ba la mật, Nhẫn nhục Ba la mật, Tinh tiến Ba la mật, Thiền định Ba la mật, Bát nhã Ba la mật, Phương tiện Ba la mật, như từ bi hỷ xả, cho đến ba mươi bảy thành phần hỗ trợ tuệ giác cũng thấu suốt tất cả. Hai vương còn được các định của Bồ tát như định Trong suốt, định Thái dương tinh tú, định Ánh sáng trong suốt, định Sắc tướng trong suốt, định Soi sáng trong suốt, định Trang sức lâu dài, định Kho tàng uy đức vĩ đại, đối với các định như vậy hai vương tử cũng thấu suốt toàn thể.

Thời ấy, đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai muốn dắt dẫn Diệu Trang Nghiêm Vương và thương tưởng chúng sinh, nên cũng đã tuyên thuyết Pháp Hoa. Sự thể như vầy. Hai vương đến chỗ của mẹ, chắp tay mà thưa, xin mẹ đi đến chỗ đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai. Chúng con xin đi theo hầu mẹ để được thân gần hiến cúng và lễ bái ngài. Ngài đang tuyên thuyết Pháp Hoa ở giữa tất cả chúng nhân loạichư thiên. Chúng ta nên đến lắng nghe và tiếp nhận. Vương hậu bảo hai vương tử, vương phụ các con tin chịu kiến thức ngoài chánh pháp, vướng sâu vào học thuyết Bà La Môn. Các con nên đến thưa với ngài cùng đi. Tịnh TạngTịnh Nhãn chắp tay thưa mẹ, chúng con là con đấng pháp vương, vậy mà sinh vào gia đình kiến thức sai lầm! Vương hậu bảo, các con nên lo nghĩ cho cha các con mà biểu hiện thần biến. Thấy được thần biến thì tâm trí vương phụ các con chắc chắn trong sạch và có thể chấp nhận cho chúng ta đi đến chỗ Phật. Hai vương tử nghĩ đến vương phụ nên vọt lên không gian với độ cao bảy cây Đa la, biểu hiện các thần biến. Ở trong không gian mà đi đứng nằm ngồi. Trên mình ra nước thì dưới mình ra lửa, dưới mình ra nước thì trên mình ra lửa. Mình lớn ra đầy không gian rồi nhỏ lại, nhỏ lại rồi lớn ra. Thoáng mất trong không gian thì đã ở trên mặt đất. Vào đất như vào nước, đi trên nước như đi trên đất. Hai vương tử biểu hiện nhiều thần biến cùng loại như vậy, cốt làm cho tâm trí vương phụ tin hiểu một cách trong sáng.

Diệu Trang Nghiêm Vương thấy thần biến của hai con đến như thế ấy thì lòng rất hoan hỷ, được sự chưa từng có, nên chắp tay, hướng lên hai vương tử mà hỏi, vị nào là bổn sư của các con, các con là đệ tử của vị nào? Hai vương tử thưa, khải tấu vương phụ, đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai hiện đang ngồi trên pháp tòa dưới cây Bồ đề bằng bảy chất liệu quý báu, ở giữa các chúng thế giớichư thiên nhân loại có trong đó, tuyên thuyết phong phú về kinh Pháp Hoa, ngài là bổn sư của chúng con, chúng con là đệ tử của ngài. Diệu Trang Nghiêm Vương nói với các con, cha cũng muốn yết kiến bổn sư của các con. Chúng ta nên cùng đi.

Hai vương tử liền từ trong không gian mà hạ xuống, trở lại chỗ mẹ, chắp tay mà thưa, vương phụ nay đã có sự tin hiểu đủ khả năng phát tâm tuệ giác vô thượng. Chúng con đã làm việc Phật làm cho cha chúng con. Xin mẹ chấp nhận cho chúng con được xuất gia tu tập nơi đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai. Hai vương tử dùng lời chỉnh cú mà thưa lại về ý nguyện của mình:

(1) Xin mẹ buông thả

để cho chúng con

thoát ly gia đình

mà làm Sa môn.

Phật đà là đấng

cực kỳ khó gặp,

chúng con ước nguyện

theo ngài tu học.

(2) Như hoa Ưu đàm

lâu lắm mới có,

gặp được Phật đà

còn khó hơn nữa,

cơ hội thuận tiện

cũng rất khó có;

xin mẹ cho phép

chúng con xuất gia.

Vương hậu Tịnh Đức nói liền, mẹ cho các con xuất gia, vì lẽ Phật đà rất khó gặp được. Hai vương tử tâu với cha mẹ, lành thay phụ hoàng mẫu hậu, xin cha mẹ đi liền đến chỗ đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai để thân gần hiến cúng. Bởi vì Phật thì khó gặp như hoa Ưu đàm hiếm có; lại hiếm có như dịp con rùa một mắt nổi chìm hoài trong biển cả mà cổ nó gặp được cái lỗ nơi tấm ván cây trôi nổi trong biển cả ấy. Vậy mà chúng con nhờ phước đời trước sâu dày, đời này sinh ra đã gặp Phật và gặp Pháp của Phật, nên xin cha mẹ chấp thuận cho chúng con xuất gia. Phật đã khó gặp mà cơ hội thuận tiện cũng khó có.

Bấy giờ hậu cung của Diệu Trang Nghiêm Vương có tám vạn bốn ngàn người mà toàn là người có khả năng tiếp nhận ghi nhớ Pháp Hoa. Bồ tát Tịnh Nhãn thì đã thấu suốt từ lâu đối với định Hoa sen chánh pháp. Bồ tát Tịnh Tạng thì đã nhiều ức thời kỳ thấu suốt định Thoát ly đường dữ, vì muốn làm cho chúng sinh thoát ly đường dữ. Vương hậu Tịnh Đức thì được định Qui tụ của Phật, thấu suốt kho tàng bí mật của chư Phật. Hai vương tử bồ tát vận dụng phương tiện lực như trên, hoán cải khéo léo cho tâm trí vương phụ tin hiểu và ưa thích Phật pháp. Nên quốc vương Diệu Trang Nghiêm cùng với quần thần tùy thuộc, vương hậu Tịnh Đức cùng với hậu cung thể nữ tùy thuộc, hai vương tử cùng với bốn vạn hai ngàn người, tất cả cùng lúc đi đến chỗ đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai. Đến rồi, ai cũng đem đầu mặt lạy ngang chân ngài, đi quanh ngài ba vòng rồi lui lại đứng vào một phía. Bấy giờ đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai thuyết pháp cho Diệu Trang Nghiêm Vương với đủ cách trình bày, thuyết phục, khuyến khích và tán thưởng. Diệu Trang Nghiêm Vương rất hoan hỷ, đẹp dạ.

Diệu Trang Nghiêm Vương và vương hậu Tịnh Đức mở chuỗi ngọc chân châu đang mang nơi cổ, giá trị cả trăm ngàn, tung rải lên trên đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai. Trong không gian ngọc ấy hóa thành đài ngọc có bốn trụ. Trong đài có cái giường ngọc lớn, trải trăm ngàn vạn loại vải thiêng, và trên đó có đức Phật ngồi xếp bằng, phóng ra ánh sáng vĩ đại. Diệu Trang Nghiêm Vương nghĩ thân Phật thật hiếm có, tuyệt đẹp, uy nghiêm, cao lớn, đặc biệt, có đủ hết thảy sắc tướng tinh tế bậc nhất. Bấy giờ đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai nói với bốn chúng, các người thấy Diệu Trang Nghiêm Vương đang chắp tay đứng trước Như Lai đây không? Trong giáo pháp của Như Lai, vị hoàng đế này sẽ làm tỷ kheo, tinh tiếntu tập và hỗ trợ các pháp tuệ giác vô thượng của Như Lai, và rồi sẽ thành Phật đà với danh hiệu Sa La Thọ Vương, quốc độ tên Đại quang, thời kỳ tên Đại cao vương. Sa La Thọ Vương Như Laivô lượng bồ tátvô lượng thanh văn, quốc độ bằng phẳng. Thành quả của Diệu Trang Nghiêm Vương sẽ có đến như thế ấy.

Diệu Trang Nghiêm Vương tức thì đem quốc chính giao phó vương đệ, rồi cùng vương hậu, hai vương tử và những người tùy thuộc đều xuất gia, tu tập trong giáo pháp của đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai. Sau khi xuất gia, Diệu Trang Nghiêm Vương trải qua tám vạn bốn ngàn năm thường xuyên nỗ lực, tinh tiến tu hành Pháp Hoa. Qua thì gian ấy, Diệu Trang Nghiêm Vương được định Mọi sự trang sức đầy phẩm chất trong suốt, liền thăng lên không gian với độ cao bảy cây đa la mà thưa, bạch đức Thế Tôn, hai con của con đã làm việc Phật làm, đem thần biếndi chuyển tâm trí của con ra khỏi học thuyết sai lầm, làm cho con đứng vững trong giáo pháp của đức Thế Tôn và được gặp ngài. Hai con của con đúng là bạn tốt của con, muốn khơi dậy gốc rễ điều lành đời trước để ích lợi cho con nên sinh vào gia đình con. Đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai bảo Diệu Trang Nghiêm Vương, đúng như vậy, đúng như lời ông nói. Thiện nam hay thiện nữ nào biết gieo trồng gốc rễ điều lành thì đời đời được gặp bạn tốt, và bạn tốt thì có năng lực làm việc Phật làm, là trình bày, thuyết phục, khuyến khích, tán thưởng mà làm cho nhập vào tuệ giác vô thượng. Đại vương, ông nên ý thức bạn tốt là yếu tố lớn lao, cảm hóa dắt dẫn cho ông được thấy Như Laiphát tâm tuệ giác vô thượng. Đại vương, ông thấy hai vương tử không? Hai vương tử đã từng phụng sự, thân gần và tôn kính cực nhiều trăm triệu hằng sa chư Phật. Nơi chư Phật ấy, hai vương tử đã tiếp nhận kính giữ Pháp Hoa, thương tưởng chúng sinh thấy biết sai lầm mà làm cho họ đứng trong thấy biết chính xác.

Diệu Trang Nghiêm Vương liền từ không gian hạ xuống mà thưa, bạch đức Thế Tôn, ngài thật hiếm có. Do phước đứctuệ giác nên trên đỉnh đầu của ngài nổi lên gò thịt mà từ đó ánh sáng rực rỡ chiếu tỏa. Mắt ngài thì dài và rộng với màu sắc xanh biếc. Lông trắng giữa hai hàng lông mày thì trắng ngời như trăng sáng với màu sắc bạch mã não. Răng thì trắng, đều, khít, và thường xuyên lóng lánh. Môi thì đỏ và đẹp như trái tần bà... Đồng đẳng như vậy, Diệu Trang Nghiêm Vương tán dương hàng ức những sự đặc thù của đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai rồi, đối trước ngài, ông nhất tâm, chắp tay mà thưa thêm nữa, bạch đức Thế Tôn, thật là chưa từng có: giáo pháp của ngài thì có đủ phẩm chất tinh tế và ngoài tầm nghĩ bàn; giới pháp của giáo pháp ấy thì làm theo là yên vui, thích thú, tốt đẹp. Từ ngày hôm nay, con không đi theo tâm ý của mình nữa, không sinh ra nữa những thứ tà kiến, ngạo mạn, sân hận và bao nhiêu tư tưởng tội ác. Trình bạch như vậy rồi, Diệu Trang Nghiêm Vương đảnh lễ đức Vân Lôi Âm Tú Vương Hoa Trí Như Lai mà lui ra.

Đức Thế Tôn bảo đại hội các chúng, ý các người nghĩ thế nào, Diệu Trang Nghiêm Vương có phải ai khác, mà nay là bồ tát Hoa Đức. Vương hậu Tịnh Đức thì nay là bồ tát Quang Chiếu Trang Nghiêm Tướng đang đứng trước Như Lai đây; lúc ấy vì thương Diệu Trang Nghiêm Vươngquyến thuộc của ông mà vị bồ tát này đã sống với họ. Còn hai vương tử thì nay là bồ tát Dược Vươngbồ tát Dược Thượng. Hai vị này thành tựu những công đức lớn lao đại loại như sự thể vừa nói, là vì ở nơi vô lượng đức Phật, hai vị này đã từng gieo trồng đủ loại gốc rễ công đứchoàn thành những phẩm chất ngoài tầm nghĩ bàn. Người nào nhận thức được danh hiệu của hai vị bồ tát này thì cả thế giới, trong đó có chư thiênnhân loại, cũng nên lễ kính người ấy.

Khi đức Thế Tôn tuyên thuyết phẩm Việc cũ của Diệu Trang Nghiêm Vương thì có tám vạn bốn ngàn người tách xa bụi bặm, tách rời dơ bẩn, được sự trong sáng của con mắt nhìn các pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12837)
Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt.
(Xem: 12767)
Do lìa chấp, nên gồm thâu tất cả pháp, trụ nơi tri kiến bình đẳng, tức tri kiến chân thật.
(Xem: 11812)
Tâm bình đẳng như vắng lặng thì tâm ấy vui vẻ, nhu nhuyến tự nó gắn liền với lời dạy của Phật.
(Xem: 11803)
Trí tuệ kia không chỗ nào không khắp tỏ ngộ, là chỗ coi trọng của tất cả, bởi thế mà không cho đó là sự nhọc nhằn, khổ sở.
(Xem: 12412)
Kinh chỉ dạy cho ta đường lối phá vỡ và siêu việt những ý niệm ràng buộc ta trong vô minh, sanh tử và khổ đau,
(Xem: 12461)
Yếu chỉ của Kinh này là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo.
(Xem: 19920)
Đặc điểm kinh này nói về thiên và thần là giữa họ với nhân loại có sự tương quan. Ấy là nhân loại sống theo chánh pháp thì họ được nhờ và họ hộ vệ.
(Xem: 12054)
Bài kinh ngắn này được trích từ một trong những tuyển tập kinh xưa cổ nhất của Đại thừa Phật giáo, kinh Đại Bảo Tích (Ratnakuta), nói về ý nghĩa tánh Không.
(Xem: 12081)
Đạo lý căn bản trong Phật-Học, nếu không tín giải đạo lý luân hồi nầy, ắt có thể gặp nhiều chướng ngại khó hiểu ...
(Xem: 16965)
Giải thâm mậtbộ kinh được đại luận Du dà, các cuốn 75-78, trích dẫn toàn văn, trừ phẩm một (Chính 30/713-736).
(Xem: 12751)
Bồ Tát khi tu pháp Bố-thí, không nên trụ chấp các tướng; nghĩa là không nên trụ chấp tướng sáu trần...
(Xem: 15166)
Chúng sanh căn cơ, tâm bịnh, sở thích vô cùng. Giáo môn của Phật, Bồ Tát cũng chia ra vô lượng.
(Xem: 16214)
Cuối lạy đấng Tam Giới Tôn, quy mạng cùng mười phương Phật, con nay phát nguyện rộng, thọ trì Kinh Di Đà.
(Xem: 12963)
Nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc.
(Xem: 12317)
Người đời thường nghiêng về hai khuynh hướng nhận thức, một là có, hai là không. Đây là hai quan niệm vướng mắc vào cái tri giác sai lầm.
(Xem: 11986)
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn trong bộ Niết Bàn là một bộ kinh tiêu biểu của Phật giáo Bắc truyền do Đại sư Pháp Hiển (380-418/423), thời Đông Tấn dịch.
(Xem: 11987)
Trong các pháp ấy, không có chứng đắc, không pháp sở-dụng, không có bồ-đề. Thông đạt như thế, mới được gọi là chứng đắc đạo-quả vô thượng chính-đẳng chính-giác.
(Xem: 13230)
Pháp-Ấn này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến.
(Xem: 16582)
Phật bảo các vị tỳ kheo rằng ở trong thế gian có ba pháp không đáng mến, không thông suốt, không đáng nghĩ đến, không vừa ý. Ba pháp đó là gì?
(Xem: 13299)
Đây chính là lời của tất cả Phật thời quá-khứ đã giảng, tất cả Phật thời vị-lai sẽ giảng và tất cả Phật thời hiện-tại đương giảng.
(Xem: 12590)
Đây là những điều mà tôi được nghe hồi Phật còn cư trú tại tu viện Cấp Cô Độc, trong vườn cây Kỳ-đà, gần thành Xá Vệ.
(Xem: 11911)
Tạo hình tượng Phật hoặc hình tượng Bồ Tát, là việc làm có một ý nghĩa cao quý và gây một cái nhơn công đức, phước đức lớn lao.
(Xem: 19935)
Ngài Quán Tự tại Bồ Tát, sau khi đi sâu vào Trí huệ Bát Nhã rồi, Ngài thấy năm uẩn đều "không" (Bát Nhã) nên không còn các khổ.
(Xem: 11242)
Quốc độ của đức Phật đó đẹp đẽ thanh tịnh, ngang dọc bằng thẳng trăm ngàn du- thiện-na, đất bằng vàng cõi Thiệm Bộ.
(Xem: 11332)
Phật nói hết thảy chúng sinh, ở trong bể khổ, vì nhân nghĩ càn, gây duyên lăn-lộn …
(Xem: 10470)
Nếu có chúng sanh nghe được Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Vương Như Lai 108 Danh Hiệu tức được thọ mạng dài lâu.
(Xem: 11158)
Này các Tỳ-khưu, Ta không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ta.
(Xem: 11029)
Người có trí gấp làm việc thiện, tránh ác gian như tránh vực sâu. Việc lành, lần lữa, không mau, tâm tà dành chỗ, khổ đau tới liền.
(Xem: 10089)
Thế nào là Tỳ-khưu giới hạnh cụ túc? Ở đây, Tỳ-khưu từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót...
(Xem: 11811)
Các pháp, tư tác dẫn đầu, tư tác, chủ ý bắc cầu đưa duyên, nói, làm lành tốt, thiện hiền, như hình dọi bóng, vui liền theo sau.
(Xem: 11702)
Bài kinh không những chỉ dành riêng cho người cao tuổi mà cho tất cả những ai muốn tu tập, nhằm mang lại cho mình một tâm thức an bìnhtrong sáng.
(Xem: 12023)
Bài kinh được xem là tinh hoa tâm linh của người xuất gia, như ngón tay chỉ mặt trăng và như chiếc bè đưa sang bờ giải thoát.
(Xem: 11169)
Quá khứ không truy tìm Tương lai không ước vọng. Quá khứ đã đoạn tận, Tương lai lại chưa đến...
(Xem: 11410)
Trong bài kinh nầy, Đức Phật giảng về đời sống tốt đẹp cần phải có của một cư sĩ Phật tử.
(Xem: 12131)
Kinh này được dịch từ Tương Ưng Bộ của tạng Pali (Samyutta Nikàya IV, 380). Kinh tương đương trong tạng Hán là kinh số 106 của bộ Tạp A Hàm.
(Xem: 12617)
Đây là một bài kinh rất phổ thông tại các quốc gia Phật giáo Nam truyền và thường được chư Tăng tụng và thuyết giảng trong các dịp lễ.
(Xem: 10840)
Trong bản kinh này Đức Phật thuyết giảng về bản chất vô thường và vô thực thể của năm thứ cấu hợp gọi là ngũ uẩn tạo ra một cá thể con người.
(Xem: 18069)
"Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn"
(Xem: 11790)
Tánh không không nhất thiết chỉ là một luận thuyết đơn thuần triết học mà còn mang tính cách vô cùng thực dụngthiết thực, ứng dụng trực tiếp vào sự tu tập nhằm mang lại sự giải thoát.
(Xem: 10013)
Của cải kếch xù của một người như thế nếu không biết sử dụng thích đáng thì cũng sẽ bị vua chúa tịch thu, bị trộm cắp vơ vét, bị thiêu hủy vì hỏa hoạn...
(Xem: 11297)
Kinh Đại Bát Niết Bàn (Maha-parinirvana-sutra), cũng được gọi tắt là Kinh Đại Niết Bàn, hoặc ngắn hơn là Kinh Niết Bàn
(Xem: 13246)
Hội Phật Học Nam Việt - Chùa Xá Lợi Saigon Xuất Bản 1964, Trung Tâm Văn Hóa Phật Giáo Việt Nam-Hoa Kỳ Chùa Huệ Quang Tái Xuất Bản
(Xem: 16656)
Nghĩa lý kinh Kim cương là ngoài tầm nghĩ bàn, phước đức kinh Kim cương cũng siêu việt như vậy.
(Xem: 11938)
Bài kinh được bắt đầu bằng những điều ta cần làm để được bình an. Không phải là những điều ta cần làm cho tha nhân.
(Xem: 10990)
Pháp ấn này chính là ba cánh cửa đi vào giải thoát, là giáo lý căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là chỗ đi về của chư Phật.
(Xem: 11927)
Hán dịch: Thiên Trúc Tam Tạng Pháp Sư Bồ Đề Lưu Chi - Đời Nguyên Ngụy, Việt dịch: Tuệ Khai cư sĩ - Phan Rang - Chứng nghĩa: Tỳ Kheo Thích Đỗng Minh
(Xem: 28889)
Kinh Quán Thế Âm bồ tát cứu khổ nằm trong Vạn tự chánh tục tạng kinh, ta quen gọi là tạng chữ Vạn, quyển1, số 34. Kinh này là một trong những kinh Ấn Độ soạn thuật, thuộc Phương đẳng bộ.
(Xem: 12434)
Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa.
(Xem: 53194)
Phương pháp sám hối Từ bi đạo tràng Mục Liên Sám Pháp - Nghi Thức Tụng Niệm
(Xem: 35581)
Từ bi Đạo Tràng, bốn chữ ấy là danh hiệu của pháp sám hối nầy... Thích Viên Giác dịch
(Xem: 16151)
Vào khoảng thời gian Phật ngự tại nước Tỳ Xá Ly, gần đến giờ thọ trai Ngài mới vào thành khất thực. Bấy giờ trong thành Tỳ Xá Ly có một chàng ly xa tên là Tỳ La Tứ Na (Dõng Quân).
(Xem: 12257)
Kinh này dịch từ kinh Pháp Ấn của tạng Hán (kinh 104 của tạng kinh Đại Chính) do thầy Thi Hộ dịch vào đầu thế kỷ thứ mười.
(Xem: 12400)
Đại Chánh Tân Tu số 0158 - 8 Quyển: Hán dịch: Mất tên người dịch - Phụ vào dịch phẩm đời Tần; Việt dịch: Linh-Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
(Xem: 11479)
Tôi nghe như vầy vào khoảng thời gian đức Phật ngự tại tinh xá Kỳ Hoàn thuộc nước Xá Vệ có ngàn vị tỳ theo tăng và mười ngàn đại Bồ tát theo nghe pháp.
(Xem: 17283)
Biện chứng Phá mê Trừ khổ - Prajnaparamita Hrdaya Sutra (Bát-nhã Ba-la-mật-đa Tâm kinh); Thi Vũ dịch và chú giải
(Xem: 15068)
Là 2 bản Kinh: Kinh Phật Thuyết A Di Đà No. 366 và Kinh Xưng Tán Tịnh Độ Phật Nhiếp Thọ No. 367
(Xem: 14683)
Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô ĐộcThái tử Kỳ Đà ở nước Xá Vệ.
(Xem: 13928)
Kinh này dịch từ kinh số 301 trong bộ Tạp A Hàm của tạng Hán. Tạp A Hàm là kinh số 99 của tạng kinh Đại Chính.
(Xem: 11789)
Đây là những điều tôi đã được nghe: Hồi ấy, có những vị thượng tọa khất sĩ cùng cư trú tại vườn Lộc Uyển ở Isipatana thành Vārānasi. Đức Thế tôn vừa mới nhập diệt không lâu.
(Xem: 15124)
Kinh Mục Kiền Liên hỏi năm trăm tội khinh trọng trong Giới Luật; Mất tên người dịch sang Hán văn, Thích Nguyên Lộc dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant