Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit

23 Tháng Sáu 201514:10(Xem: 7932)
Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit

KHÁI NIỆM UẨN, XỨ VÀ GIỚI THEO SANSKRIT

Phước Nguyên


Khái Niệm Uẩn, Xứ Và Giới Theo Sanskrit


I/ THẾ NÀO LÀ UẨN?

Thuật từ Uẩn 蘊, ngữ nguyên Sanskrit là skandha, Pāli là khandha, Hán phiên âm, Tắc-kiện-đà 塞健陀, dịch là tích tụ, loại biệt, tức là năm loại khác nhau về các pháp hữu vi.

Từ skandha của Sanskrit Hán dịch là Uẩn, với ý nghĩa: tích tập. Theo A-tỳ-đạt ma Câu-xá luận[1], từ uẩn có ba ý nghĩa:

  • Hòa hợp tụ: nhiều yếu tố nhóm tích tập một chỗ.
  • Kiên: Kiên là vai. Vai có thể gánh vác mọi vật.
  • Chia đoạn: y cứ những tính chất khác nhau mà chia ra làm nhiều loại.

Y theo bản Sanskrit Câu-xá, Phẩm Phân biệt giới, luận nói : “rāśyāyadvāragotrārthā skandhāyatanadhātava/[2]: Uẩn, xứ và giới, có nghĩa là tụ, sinh môn và chủng tộc. Như vậy theo ngài Thế Thân trong Câu-xá Skandha, có nghĩa là: tụ, tích tụ, tập hợp v.v..

Chúng ta có thể xem Kinh Tạp A-hàm, Đại Chánh Tạng Tân Tu, trang 15a, giải thích tường tụ về sắc Uẩn. Hay ở đây chúng ta có thể đọc đoạn Kinh Pāli như sau: “ya kiñci bhikkhu rūpa atītānāgatapaccuppannam ajhatta vā bahiddhā vā oālika vā sukhuma vā hia vā paita vā ya dūre santike vā[3]…: Những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoăc thô, hoặc vi tế, hoặc thấp kém, hoặc vi diệu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả được tổng họp làm một, và gọi đó là sắc uẩn.

Đại Tì-bà-sa Luận, định nghĩa Uẩn có bốn ý nghĩa :

“Uẩn có nghĩa là tụ 聚,

“ Uẩn có nghĩa là hiệp 合,

« Uẩn có nghĩa là tích 積,

« Uẩn có nghĩa là lược 略.” [4]

Vì từ Sanskrit ở đây là rāśi, với ý nghĩa là: đống, tụ, tích tụ…

Theo Biện Trung Biên[5], Uẩn có ba ý nghĩa:

  • Không phải một
  • Tóm lược: Uẩn là do tích hợp nhiều yếu tố lại mà có.
  • Chia đoạn: từng nhóm, tùy theo đặc tính khác nhau của chúng.

Từ skandha của Sanskrit,  còn được dịch là Ấm 陰, với ý nghĩache đậy, đôi khi skandha  còn được dịch là Chúng 眾, hoặc cũng dịch là Tụ 聚 v.v..


II/ XỨ LÀ GÌ ?

Xứ 處, Sanskrit gọi là Āyatana, có nghĩa là, trụ xứ, lĩnh vực, cái nhà, chỗ trú ẩn, tòa ngồi, cái kho, đôi khi nó cũng được hiểu là quật trạch (hang ổ).

Từ Āyatana Hán văn dịch là xứ, nhập, có khi ghép cả hai thành nhập xứ.

Kinh nói: “cittacaitānām āyam utpatti tanvantīty āyatanāni »[6] : Những gì khuếch trương sự xuất hiện, hay sinh khởi, của tâm và tâm sở, đó là xứ.”

Theo đây, āyatana, là phức hợp từ của āya+tanoti, trong đó āya (sự hiện đến) = utpatti (sự sinh khởi); tanoti<tan: dàn trải, khuếch trương.

Ngài Thế Thân lại nói: “Cửa sinh xuất của tâm và tâm sở, là nghĩa của xứ. Theo ngữ nguyên, xứ là cái làm gia tăng sự sinh xuất của tâm và tâm sở. Nghĩa là, chúng khuếch trương[7]. Khuếch trương ở đây nên hiểu là nó làm phát sinh tác dụng của tâm và tâm sở.

Các Luận sư Tỳ-bà-sa trình bày mười hai định nghĩa của xứ[8] như sau:

  • Sinh môn: Sinh môn là cửa ngõ sinh hoạt vào ra.
  • Sinh lộ: Sinh lộ là con đường để sinh sống.
  • Tạng: Tạng là kho cất giữ.
  • Thương: Thương là kho lúa.
  • Kinh: Kinh là sợi chỉ xuyên suốt.
  • Sát: Sát là giết, tiêu diệt.
  • Điền: Ví như ở trong ruộng có vô lượng loại giống má sinh trưởng
  • Trì: Trì là hồ nước. Các nước từ nơi hồ mà tuôn ra.
  • Lưu: Lưu là chảy. Cũng vậy, các xứ dẫn đến sự rỉ chảy.
  • Hải: Hải là biển.
  • Bạch : rõ ràng.
  • Tịnh: Nghĩa là các xứ gồm nhãn, nhĩ,... là nguyên vẹn, chân thật, lắng trong.

Các luận sư A-tỳ-đàm giải thích : “Danh sắc làm chỗ nương tựa, làm chỗ tạo lập của lục nhập”[9]. Hán phiên âm từ Āyatana là a-da-đát-na và dịch là nhập hay xứ. Hán dịch là nhập, vì sáu căn là chỗ để cho sáu trần tiếp xúc, thiệp nhập với nhau làm điều kiện cho sáu thức sinh khởi, nên Āyatana được các nhà Hán dịch là nhập. Và Hán dịch Āyatana là xứ, vì xứ là chỗ y cứ của sáu căn và chỗ sở duyên của sáu trần, nên gọi là xứ.


III/THẾ NÀO LÀ GIỚI ?

Giới 戒, từ Sanskrit là Dhātu, có nhiều nghĩa như tầng lầu, thành phần, yếu tố, yếu tố cơ bản của thân thể/ thế giới…, Theo Phật Thuật từ Dhātu có nhiều nghĩa : cõi (界), kim loại, từ căn (root), căn động từ, (kinh văn), thế giới, tánh, căn tánh, chủng tánh, xá lợi, Phật tánh, Pháp thân v.v… chữ Giới, được hiểu như là chủng tánh hay đặc tánh, mỗi giới có một đặc tánh tiêu biểu riêng của mình.

Ngài Thế Thân nói : « Gotrārtho dhātvartha / yathaikasmin parvate vahūnyayastā mrarupyasuvarādigotrāi dhātava ucyante evamekasminnaaśraye santāne vāṣṭādaśa gotrāi āṣṭādaśa dhātava ucyante / ākarāstatra gotrāyucyante / tai me cakurādaya kasyākarā / svasyā jāte / sabhāgahetutvāt / asaskta tarhi na dhātu syāt / cittacaittānā tarhi jātivācako’ya dhātuśabda ityapare / āṣṭādaśdharmāā jātaya svabhāvā aṣṭādaśa dhātava iti // »[10]

« Nghĩa của giới là chủng tộc (Hay tộc họ của Pháp). Cũng như ở một chỗ trong núi có nhiều họ của sắt, đồng, vàng, bạc các thứ, được gọi là giới; cũng vậy, trong một sở y hay trong chuỗi tương tục có mười tám chủng loại được gọi là mười tám giớí… Ở đây, chủng tộc được nên được hiểu là mỏ khoáng. Thế thì, con mắt các thứ là mỏ của cái gì? Của chủng loại cá biệt của nó. Vì là đồng loại nhân. Nếu vậy, vô vi không thể là giới. Nhưng, nó là mỏ khoáng của tâm và tâm sở. Theo thuyết khác, từ «giới» hàm nghĩa chủng loại. Chủng loại của mười tám pháp có tự thể riêng biệt, nên có mười tám giới. »

Chúng ta có thể dẫn thêm một đoạn khác của Câu-xá Phạn văn : « ākarās tatra gotrāy ucyate », Huyền Tráng dịch: «chủng tộc nghĩa là sinh bản 生本.», Chân Đế dịch là : «biệt nghĩa là bản.»

Kinh cũng nói: “ākarā iti praktam, ākara[11] : (mỏ khoáng chất), nghĩa là sản vật nguyên thủy. Từ Sanskrit prakta, trong các bản Hán thường đọc là prakṛti: nguyên sinh chất.

Y hai duyên mà thức phát sinh, tất cả mười tám giới đều là SỞ DUYÊN DUYÊN, và TĂNG THƯỢNG DUYÊN, cho thức cùng với các tương ưng của nó, vì vậy giới được hiểu là HẦM MỎ.  Do bởi động từ Sanskrit a-k: dồn lại, hợp thành, ākara (hầm mỏ) có nghĩa là nguồn gốc phát sinh.

Luận sư Tỳ-bà-sa giải thích, Giới có tám nghĩa như sau:

  • Chủng tộc: Nghĩa là ở trong thân tương tục có mười tám loại chủng tộc khác nhau, nên chủng tộc có nghĩa là giới.
  • Đoạn: Vì chúng có sự sắp xếp phân đoạn thứ tự và mỗi chủng loại đều có tên gọi, nên đoạn có nghĩa là giới.
  • Phần: Trong nam thân và nữ thân đều có mười tám phần, nên phần có nghĩa là giới.
  • Phiến: Trong thân nam nữ đều có mười tám phiến mảnh, nên phiến mảnh có nghĩa là giới.
  • Dị tướng: Tướng của nhãn giới khác tướng của nhĩ giới,...; tướng của sắc giới khác tướng của thanh giới,...; tướng của nhãn thức giới, khác tướng của nhĩ thức giới,... nên dị tướng có nghĩa là giới.
  • Bất tương tợ: Tướng của các giới từ nhãn giới cho đến ý thức giới, không có tướng nào tương tợ tướng nào, nên tướng không tương tợ có nghĩa là giới.
  • Phân tề: Sự phân chia tề chỉnh mỗi giới khác nhau trong mười tám giới đối với nhau, nên phân tề có nghĩa là giới.
  • Chủng chủng nhân: Loại này là nhân của nhãn giới; loại này không phải là nhân của nhãn giới,... Nghĩa là mỗi giới trong mười tám giới đều có từng chủng loại nhân duyên của nó, nên chủng chủng nhân có nghĩa là giới[12]

Y Theo Thanh Luận, dẫn bởi Đại Tỳ-bà-sa luận 71[13].Giới có ba nghĩa như vầy:

  • Trì lưu: Các giới này lưu chảy luân hồi ở trong bốn loài, năm thú, ba cõi, nên trì lưu gọi là giới.
  • Nhậm trì: Các giới này, mỗi giới có khả năng duy trì tự tánh của nó, nên nhậm trì gọi là giới.
  • Trưởng dưỡng: Các giới này nuôi dưỡng các chủng tánh khác, nên giới có nghĩa là chủng tộctrưởng dưỡng.

Như vậy, Uẩn – Xứ - Giới, đã được ngài Thế Thân trình bày rõ ràng ở trong Phẩm Phân Biệt Giới, thuộc A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, chúng ta có thể tìm đọc để hiểu rõ thêm về vấn đề Uẩn-Xứ-Giới. Còn bài viết này bản thân nó chỉ là một vài gợi ý nhỏ mà thôi.

Phước Nguyên.

 



[1] Câu-xá 1, Huyền Tráng, Đại 29.

[2] Cf. Kośa 1. Dhātunirdeśa.

[3] Cf. Pāli, S.iii., tr.105.

[4] Tỳ-bà-sa 74, tr.383c16.

[5] Biện Trung Biên Luận, quyển Trung, Đại 31.

[6]Sphut., tr.59.

[7] Kośa 1. Dhātunirdeśa. Cf. Câu-xá 1, Huyền Tráng, Đại 29.

[8] Tì-bà-sa 73, tr. 379a12.

[9] Pháp Uẩn Túc Luận 11, Đại 26, tr. 109.

[10] Kośa 1. Dhātunirdeśa.

[11] Sphut., tr.59.

[12] Cf. Tỳ-bà-sa 71, Đại 27.

[13] Ibid., tr. 367c – 368a.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8298)
Đạo Phật trên ý nghĩa thiết yếu là “biện chứng giải thoát” hay là con đường gỉai thoát. Gỉai thoát khỏi khổ đau, sinh tử luân hồi.
(Xem: 7577)
Lâu nay mình đã sống trọn vẹn hết thời giờ chưa? Mình có để lãng phí thời giờ hay không? Và bằng cách nào để chúng ta sống một cách có ý nghĩa?
(Xem: 8603)
Hai chữ “Sinh Tử” đã khiến cho biết bao nhiêu người bất kể trí ngu giàu nghèo từ xưa đến nay đều phải lưu ý tới và khổ tâm vì nó.
(Xem: 7140)
Những gì có mang một tính chất riêng (svalakṣaṇa) đều được gọi là pháp (dharma): “svalakṣaṇadhāraṇād dharmaḥ”[1], tức do duy trì yếu tính của tự thân nên nó được gọi là Pháp.
(Xem: 8421)
Đối với Phật giáo mỗi người làm chủ lấy vận mạng của chính mình. Mỗi chúng ta đều mang trong mình một tiềm năng ngang nhau...
(Xem: 7705)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta
(Xem: 7005)
Như Lai hay Như Khứ là dịch nghĩa của từ Sanskrit: Tathāgata, được ghép từ hai yếu tố là tathā và Agata hoặc tathā và gata.
(Xem: 8221)
TA THƯỜNG NGHE NÓI rằng thật khó tìm được một thân người. Không phải là bất kỳ thân người nào mà là một thân người “quý báu” có nối kết với Giáo pháp – đó chính là điều khó đạt được.
(Xem: 9245)
Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”.
(Xem: 8430)
“Bạn có nghĩ rằng hôm nay chỉ là một ngày nữa của đời mình chăng? Thật ra hôm nay không phải chỉ là ‘một ngày nữa’ thôi, mà nó là một ngày được riêng dâng tặng cho bạn.
(Xem: 8062)
Phật dạy chúng ta hãy đem chánh niệm vào tất cả những việc mình làm trong đời sống hằng ngày. Ngài không bỏ ra ngoài bất cứ một việc làm nhỏ nhặt nào hết...
(Xem: 9615)
Những lời khuyên thiết thực, thâm sâutrong sáng của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma, chỉ cho ta cách tu tập giúp biến cải tâm linh ta, biến ta thành một con người cao cả hơn...
(Xem: 6778)
Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình…
(Xem: 6810)
Đức Phậtlòng từ bi mà thương xót chúng sinh, nên đã chỉ ra nỗi khổ, niềm đau, chỉ dạy phương pháp dứt khổ, để chúng ta cùng được sống trong bình yên, hạnh phúc.
(Xem: 7032)
Hộ trì các căn (Indriyesu guttadvàro) hay phòng hộ các giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) là một trong các biện pháp tu tập căn bản của đạo Phật.
(Xem: 6668)
Tăng quan luận (僧官論) là một trong những bộ luận do ngài Thích Ngạn Tông (557-610)1 trước tác, nhằm thuyết minh và lý giải các chức vụ do chư Tăng đảm nhiệm (廣明僧職)
(Xem: 7209)
Chưa có tài liệu nào về niên đại của đức Phật lịch sử, vị sáng lập đạo Phật, được truyền thừa nhất quán trong các tông phái chính của Phật giáo cũng như được các học giả cùng công nhận.
(Xem: 6850)
Kinh Hoa Nghiêm, như các kinh điển Đại thừa, lấy tánh Không làm nền tảng. Tánh Không trong kinh này là Pháp thân của Phật bổn nguyên Tỳ-lô-giá-na, và toàn thể vũ trụhiện thân của Ngài.
(Xem: 16254)
Sau khi Ta diệt độ nhập Niết-Bàn, hãy tự thắp đuốc lên mà đi; thắp lên với chính pháp, đừng thắp lên với pháp nào khác; hãy nương tựa với chính mình, đừng nương tựa với một pháp nào khác
(Xem: 7541)
Con đường Bồ tátcon đường lý tưởng nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa – không phải là pháp tu để thành thánh, thành tiên, mà là một lối sống ai cũng có thể ước mong thành tựu được.
(Xem: 6484)
Sau kiến đạo, các pháp hữu lậu không thuộc kiến sở đoạn (darśana-prahātavya). Tức các pháp hữu lậu còn lại, trừ kiến chấp ô nhiễm khởi lên do tà phân biệt.
(Xem: 6960)
Đa số người xưng là Phật tử mà không biết rõ đường lối tu hành, ai bày sao làm vậy, trở thành mê tín sai lầm, khiến người đời phê bình đạo Phật là huyền hoặc, là vô ích.
(Xem: 7284)
Tánh "không" (S. 'Suunyataa, P. Su~n~nataa) là một trong các học thuyết quan trọng bậc nhất của Phật giáo và cũng là học thuyết bị người khác đạo hiểu sai lầm nhiều nhất.
(Xem: 6367)
Tánh Khôngbản tánh của tất cả mọi sự vật, mọi hiện tượng, mọi hành động của thân khẩu ý, nên ở đâu trong không gian nào thời gian nào chúng ta cũng có thể nhận ra nó...
(Xem: 6726)
Nói đến Bát-nhã (Trí huệ), các luận thường phân làm ba: Bát-nhã văn tự, Bát-nhã quán chiếu, và Bát-nhã thật tướng.
(Xem: 5579)
Người Phật tử chân chính chớ nên dòm ngó lỗi người, chúng ta chỉ nên nhìn lại hành động của mình, xem đã làm được điều gì tốt đẹp hay chưa.
(Xem: 8906)
"Vậy nên này Ananda, hãy tự mình là ngọn đèn cho chính mình (atta-dipà viharatha), hãy tự mình y tựa chính mình (attàsaranà) chớ y tựa một cái gì khác.
(Xem: 7395)
Tổ Quy Sơn dạy: "Nếu mình chưa là bậc thượng lưu, vượt thẳng lên thềm vô thượng giác thì hãy để tâm vào giáo pháp, ôn tầm kinh điển, rút ra nghĩa lý tinh hoa, truyền bá tuyên dương tiếp dẫn hậu lai, trả ơn đức Phật".
(Xem: 22306)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 7791)
Về cơ bản, lý duyên khởi giải thoát mô tả tâm lý của thiền, nghĩa là, những gì xảy ra trong tiến trình hành thiền được hành giả trải nghiệm từ lúc đầu cho đến lúc cuối.
(Xem: 6855)
Bài Pháp này nhắc nhở các bạn về một số điều Phật dạy, như một cách để sách tấn, khuyến khích các bạn chăm chỉ thực hành đúng theo lời Phật dạy.
(Xem: 15039)
Pháp Hoakinh tối thượng của Phật giáo Đại thừa bởi vì cấu trúc của kinh rất phức tạp, ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duysuy luận của con người bình thường.
(Xem: 8617)
Sự hình thành và phát triển tâm lý học Phật giáo là một quá trình vừa diễn dịch vừa xây dựng kéo dài suốt hàng thế kỷ trong lịch sử truyền thừa Phật giáo kể từ thời Đức Phật.
(Xem: 13101)
Giáo lý Duyên khởi (Cái này sinh, nên cái kia sinh, cái này diệt nên cái kia diệt) là nguyên tắc chung giải thích về sự hình thành hay hủy diệt của các pháp.
(Xem: 18968)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 6007)
Phật Thích Ca sau 49 năm thuyết pháp cũng bảo những lời ta nói là thuyết lại lời cổ Phật. Khổng Tử thì nhắn nhủ hậu thế: ông chỉ truyền lời Thánh hiền không thêm bớt không sáng tạo...
(Xem: 6239)
Ở đời cái gì cũng vậy, không phải ngẫu nhiên có được, mà đòi hỏi mỗi con người chúng ta phải tự nỗ lực, tự tầm cầu, tự suy tư để tìm đến con đường giải thoát cho tự thân và tha nhân.
(Xem: 7001)
Chân lý tương đối là những sự thật còn nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là...
(Xem: 7313)
Sanh tử sự đại là một đề mục lớn của Thiền Tông, và sanh tử luân hồi là một chủ đề phổ thông của Phật Giáo. Nói đến sanh tử luân hồi thì người Phật tử nào cũng nghĩ đến việc thoát ly sanh tử luân hồi.
(Xem: 8368)
Nghiệp báo đóng một vai trò rất quan trọng trong giáo lý nhà Phật.
(Xem: 5671)
Người ta thường tìm đủ mọi cách để gán một nhãn hiệu nào đó lên các lời giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 5872)
Đã lâu, đa số thanh niên quan niệm giải thoát của đạo Phật là siêu hình huyền hoặc đâu đâu, để dành riêng cho những người chán thực tại cầu vào chốn hư vô tịch diệt.
(Xem: 5514)
Sự hiện hữu của mỗi chúng ta hiện giờ và ở đây là do, từ, bởi, nhiều nguyên nhânđiều kiện.
(Xem: 6502)
Đồng Mông Chỉ Quán là một trước tác rất hàm xúc và có hệ thống, nếu hành giả cố gắng thực hành theo "Pháp yếu tọa Thiền tu tập Chỉ Quán" này chắc chắn sẽ đạt được kết quả lớn lao.
(Xem: 5923)
Đạo Phật chủ trương giác ngộ mang ánh sáng trí tuệ soi rọi cho thế gian. Mọi lẽ thật đều hiện bày dưới ánh sáng giác ngộ,
(Xem: 7510)
Mọi chúng sinh dù là người hay là thú , dù giầu hay nghèo, già hay trẻ, không ai là có thể tồn tại lâu dài mãi mãi trong một tình trạng , mọi thứ đều sẽ phải thay đổi và xa rời đi.
(Xem: 5809)
Bốn dấu ấn tiếng Phạn gọi là caturlaksana, tiếng Pa-li là caturlakkhana, hoặc còn gọi là Dharma mudra.
(Xem: 6735)
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni.
(Xem: 6792)
Khi chúng ta tự gọi mình là những Phật tử, có nghĩa là chúng ta là những người đi theo Phật.
(Xem: 5726)
Phật Giáo là một tôn giáo xây dựng trên trí thông minh, khoa học và sự hiểu biết. Mục đích của tôn giáo ấy là để giúp loại trừ khổ đau và các nguyên nhân mang lại khổ đau.
(Xem: 6227)
Chúng ta học Phật, Phật dạy chúng ta hồi đầu, quy y tự tính giác. Tự tính giác tức là Phật tính. Phát Bồ đề tâm, tu Bồ Tát hạnh...
(Xem: 5511)
Phật pháp là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầmgiác ngộ
(Xem: 7137)
Ý niệm về nghiệp hữu lý trên nhiều phương diện, nhưng một số người đã hiểu lầm về nghiệp.
(Xem: 6100)
Khả năng thích ứng tuyệt vời của Phật giáo đã giúp Phật giáo hội nhập với các nền văn hoá khác.
(Xem: 7924)
Bụt là thầy chỉ đạo Bậc tỉnh thức vẹn toàn Tướng tốt đoan trang Trí và bi viên mãn.
(Xem: 6089)
Người có tuệ giác biết nhìn thẳng vào sự thậtchấp nhận sự thật ấy dù đau thương rồi nỗ lực chuyển hóa, thăng hoa.
(Xem: 7116)
Đạo Phậtđạo từ bi và hành động thiết thực của nó mang đến sự an vui, bình yên cho tất cả chúng sinh.
(Xem: 6961)
Ai có thể hàng phục được mười tám giới: sáu căn, sáu trần, và sáu thức, khiến chúng đừng tạo phản thì người đó chính là Bồ Tát.
(Xem: 7016)
Trong Phật giáo, các từ ngữ "cầu nguyện," "cầu xin" hay "ước nguyện" được hiểu đồng nghĩa với thuật ngữ "pràrthanà" (Sanskrit) hay "patthanà" (Pali).
(Xem: 6777)
Hai chữ quy y có nghĩa là : quay về hay hồi chuyển. Y là nương tựa hoặc dựa vào, những hành vi hồi chuyển nương tựa hoặc quay đầu dựa dẩm tin tưởng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant