Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

3. Niệm sư trưởng ân

31 Tháng Bảy 201100:00(Xem: 14077)
3. Niệm sư trưởng ân

BÀI VĂN KHUYÊN PHÁT TÂM BỒ ÐỀ
勸發菩提心文

Đại Sư Thật Hiền Soạn
Hòa Thượng Tuyên Hóa Lược Giảng

Chánh tông phần

III. NIỆM SƯ TRƯỞNG ÂN

Nguyên văn:

云何念師長恩?父母雖能生育我身,若無世間師長,則不知禮義;若無出世師長,則不解佛法。

Âm Hán Việt:

Vân hà niệm sư trưởng ân? Phụ mẫu tuy năng sanh dục ngã thân, nhược vô thế gian sư trưởng, tắc bất tri lễ nghĩa; nhược vô xuất thế sư trưởng, tắc bất giải Phật pháp.

Dịch:

Thế nào là nhớ ơn sư trưởng? Cha mẹ tuy sinh dưỡng sắc thân ta, nhưng nếu khôngsư trưởng thế gian thì không hiểu biết lễ nghĩa; không có sư trưởng xuất thế thì không hiểu Phật pháp.

 

Giảng:

Vân hà niệm sư trưởng ân? Vân hà là như thế nào, như thế nào là báo ân Sư trưởng ? Ðoạn văn trên nói về báo ân cha mẹ, cha mẹ sanh ta, ta nên báo ân ; vậy Sư trưởng không có sanh ta, ta phải báo ân gì ? Cho nên nói "thế nào là báo ân Sư trưởng", là từ để hỏi, chính là hỏi mọi người vấn đề này. Chữ "Sư" chính là quy tắc theo Thầy học pháp độ, quy tắc "Sư phụ" là trưởng bối. Trong nhân luân Sư là trưởng bối, bạn quy y Sư phụ, vậy vô hình trung bạn chính là vãn bối.

Cho nên tôi không dạy người quy y tôi, cũng chính vì điều đó ; nếu tôi dạy người quy y tôi, người ta sẽ hỏi :

- Thầy có đủ tư cách làm Sư phụ không ? Có phải là Thầy muốn kiếm lợi chăng? muốn làm Sư phụ của tôi lớn để hơn tôi một vế à ?

Vậy thì bạn phải trả lời như thế nào ? Cho nên từ trước đến nay tôi không dạy một người nào quy y tôi. Tôi cũng rất xấu hổ vì tôi cảm thấy nếu thu nhận một đệ tử quy y mà không dùng chánh pháp để giáo hóa họ, không thể độ họ, thì sẽ có lỗi với họ. Vậy nếu tôi dùng chánh pháp dạy họ, nhưng họ không có tâm chân thành, không nghe lời dạy của tôi, tôi phải làm sao đây ? Vì thế đây cũng là một trong những nguyên nhân mà tôi không dạy người quy y tôi. Quý vị nhìn thấy nay có rất nhiều người quy y tôi, mà quý vị nên tự hỏi, trong quý vị ai là người mà tự miệng tôi bảo đến quy y với tôi ? Thậm chí đối với những người quy y với tôi, tôi đều muốn xem xét, thử thách. Vốn muốn từng người từng người khảo sát, nhưng có lúc người quy y quá đông tôi cũng không xem xét nổi, nên đành qua loa, nhắm lại một mắt : "Ðược rồi ! đều hứa khả" chính là như thế. Ở Mãn Châu, Hương Cảng, tôi nhận đệ tử quy y, trước cần phải nói chuyện với họ, hỏi họ tại sao muốn quy y với tôi.

Không chỉ đối với người như thế, mà đối với quỷ cũng như thế. Thật vậy ! Tôi ở Hương Cảng có nhận quỷ làm đệ tử quy y. Quỷ này, nói đến thật là việc bất khả tư nghì. Có người bệnh, người nhà đi thỉnh Thầy tụng kinh. Thỉnh bảy Thầy, bảy Thầy mặc áo tràng, đắp thượng y, đến nơi đó bày bàn, đọc kinh Kim Cang, Ðại Bi chú, rồi niệm : "Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a ri da……", một ngày cho đến tối "Nam mô, Nam mô, Nam mô" không ngừng. Tụng Kim Cang cũng vậy : "Như thị ngã văn, nhứt thời Phật tại Xá Vệ quốc, Kỳ Thọ Cấp Cô Ðộc viên, dữ đại Tỷ kheo chúng thiên nhị bách ngũ thập nhơn câu. Nhĩ thời, Thế Tôn thực thời, trước y trì bát, nhập XáVệ đại thành khất thực. Ư kỳ thành trung, thứ đệ khất dĩ, hoàn chí bổn xứ. Phạn thực ngật, thâu y bát, tẩy túc dĩ, phu tòa nhi tọa." nhưng mà quỷ không có chịu nghe cách này, Thầy trải tòa mà ngồi thì nó cũng trải tòa mà ngồi, làm cho bảy Thầy tụng bảy ngày kinh chú cũng không ra được khỏi nhà.

Trong bảy Thầy này có người giới thiệu tôi, nói : "Ông muốn cho anh ta hết bệnh, thì phải đi thỉnh Hòa thượng đó".

Người này cũng tin tưởng lời của Thầy, nên đến Quan Âm động thỉnh tôi. Lần thứ nhất thỉnh tôi, tôi không nhận lời ; lần thứ hai thỉnh tôi cũng không nhận lời ; lần thứ ba đến trước mặt tôi quỳ không đứng lên, thỉnh cầu tôi nhất định phải giúp đỡ, tôi bèn nói :

- Ðược rồi ! Ông thành tâm như thế tôi sẽ đi.

Ðến nơi, thấy bệnh nhân đang nằm trên giường cùng với các Thầy đấu pháp ! Các Thầy tụng kinh ông ta cũng tụng kinh ; các Thầy niệm chú ông ta cũng niệm chú, lắc lắc lư lư, ra vẻ đắc ý kiêu ngạo! Tôi ngồi bên giường bệnh im lặng khoảng 15 phút. Chà ! Lúc đó người dẫn quỷ, quỷ dắt người đến quỳ trước mặt tôi. Lúc đó tôi có xâu chuỗi niệm Phật bèn choàng vào người bệnh; khi bị choàng vào xâu chuỗi của tôi, ông ta liền nói :

- Ai da ! Pháp sư ! Thầy tha thứ cho con, con không dám nữa !

Tôi nói :

- Ông tại sao thế !

- A ! con dường như sắp bị xâu chuỗi của Thầy thiêu cháy rồi.

- Tôi mang tại sao không bị thiêu ? Ông mang vào tại sao bị thiêu.

- Con thật chịu không nỗi nữa rồi !

- Vậy ông muốn gì đây ?

- Con muốn quy y với Thầy

- Ông muốn quy y tôi ? Bảy Thầy này vì ông tụng kinh bảy tám ngày, tại sao ông không quy y với các Thầy, mà ông quy y với tôi làm gì ?

- Ô ! họ à ! họ quy y với con, con còn không thèm !

Nói như thế xong rồi lại nói ông ta quen biết một vị Pháp sư nào đó. Tôi nói :

- Ông đã biết vị Thầy đó, thì ông có thể quy y với Thầy đó !

- Hừ ! Thầy đó à ! Thầy đó cũng không đủ tư cách làm Sư phụ của con !

- Vậy tôi làm sao đủ tư cách ?

- A ! Con tìm bao nhiêu năm nay, chính là tìm Thầy đó.

- Ông tìm tôi làm gì ?

- Con muốn quy y với Thầy.

- Quy y với tôi có ích lợi gì ?

- Nguyện lực của Thầy rất lớn, phàm là đệ tử quy y của Thầy đều sẽ thành Phật. Vì Thầy có nguyện lực như thế, nên nay con nhất định quy y với Thầy.

Quý vị xem, quỷ này chẳng phải là không hiểu lục tứ (bốn sáu), nó hiểu được lục tứ. Thế nào gọi là "lục tứ" ? Tứ chính là chữ phụ (phụ là phụ thân, là cha); lục chính là chữ mẫu (mẫu là mẫu thân, là mẹ) ; chữ phụ có bốn nét, chữ mẫu có sáu nét. Cho nên nói người mà không hiểu lục tứ, chính là ngay cả cha mẹ cũng không biết đến. Còn quỷ này thì hiểu lục tứ, nên muốn quy y.

Hôm nay không phải tôi muốn đem cái hay của tôi nói cho quý vị nghe, mà là chỉ lấy sự thực để chứng minh. Khi quỷ quy y tôi rồi thì người bệnh cũng khỏe liền. Bệnh lành rồi thì sao ? Thì người ấy cũng quy y, thân thích của người ấy cũng đều quy y, vì thế quy y cả một loạt, mà đều là cả nhà quy y. Vì thế quỷ cũng có thể giới thiệu người quy y, người nhìn thấy quỷ quy y, thì mắt cũng đỏ lên nói : "Con cũng muốn quy y".

Tại sao phải báo ân Sư trưởng ? Vì Phụ mẫu tuy năng sanh dục ngã thân : Cha mẹ tuy sanh dưỡng sắc thân ta, nhưng nhược vô thế gian sư trưởng : nếu khôngSư trưởng thế gian giáo hóa ta, khiến ta có học vấn, có chút ít học thức, tắc bất tri lễ nghĩa : thì ta sẽ không biết "lễ". Lễ có nghĩa là lễ tiết, lễ phép lịch sự ; bạn đối với người không khách khí, đó chính là không lễ phép lịch sự. Còn "nghĩa" là gì ? Nghĩa là nghĩa khí. Giống như Quan Công đại nghĩa cao vót trời xanh, bảo hộ hoàng huynh Lưu Bị, ai muốn lợi dụng Quan Công cũng không được. Như Tào Tháo dùng các thứ thủ đoạn để mua chuộc Quan Công, nhưng Quan Công cũng không theo Tào Tháo, cho nên Quan Công chínhđại nghĩa tham thiên – nghĩa lớn này to lớn như Trời vậy.

Lễ phép lịch sự, như chúng ta nhìn thấy người, thì cần phải cúi đầu, cung kính nghiêng mình, khiến cho người không bao giờ trách móc được mình, mắng mình. Tại sao người mắng ta ? Vì mình đối với người rất thô lỗ, không tốt, nên bị người mắng ; đây là đạo lýchúng ta cần nên hiểu rõ sâu sắc. Bạn xem tôi là người xuất gia, cũng thường bị người mắng, vì cảm thấy tôi đối với người không tốt. Việc này không sao, phàm là người mắng tôi, tôi đều phát nguyện sau này sẽ độ những người đó thành Phật. Vì thế người mắng tôi thì được lợi nhất, sẽ không thiệt thòi. Tôi sẽ không nói : "A ! ông mắng tôi, tôi sẽ làm ông đọa địa ngục Vô gián !". Tôi sẽ không có cái tâm như thế. Bạn mắng tôi chăng ? sau nay tôi nhất định sẽ độ bạn thành Phật ; bạn không thành Phật tôi cũng không thành Phật. Cho nên người mắng tôi cũng là thiện tri thức của tôi. Ðề Bà Ðạt Ða chính là người giúp đỡ Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni về mặt phản diện. Vậy thì người mắng tôi, thậm chí là những người đối với tôi không khách khí, đó đều là thiện tri thức của tôi, tôi đều phát nguyện tương lai sẽ độ họ. Cho nên các ông nếu ai phản đối tôi, hoặc là chưởi mắng tôi, đó là một phương pháp hay, là cùng tôi kết một pháp duyên rất lớn. Vì thế, các ông nếu mong muốn cùng tôi kết pháp duyên, thì trước mắng tôi ; tôi thì mở rộng cửa phương tiện không sợ người mắng, cũng không sợ người đánh. Nếu các ông muốn mắt của tôi, tôi bèn cho con mắt ; muốn lỗ tai của tôi, tôi bèn cho lỗ tai, muốn đầu của tôi thì tôi cho đầu. Thân tâm tánh mạng, đầu mắt não tủy đều bao gồm ở trong, chỉ cần các ông muốn tôi đều bố thí cho. Ðây không phải là nói suông, mà thật có thể làm được những điều này !

Tôi là một người ngu khờ nhất – tôi lại nói câu này rồi ! Tại sao vậy ? Việc mà người ta không muốn làm, tôi đều có thể làm. Tôi nói với các ông một việc, tôi ăn, món đồ ngon hay dở đều cảm thấy chỉ có một mùi vị. Ở Hương Cảng có người thỉnh cầu với tôi làm cho bà có được đứa cháu nội. Tôi nói :

- Bà muốn có cháu nội ? Ðược rồi !

Tôi đang rửa chân, rửa xong bèn đưa nước ấy cho bà nói :

- Bà uống nước này đi.

- A ?

Bà nhìn nước không dám uống.

- Bà uống không được à ? Ðược ! để tôi !

Tôi cầm lấy nước rửa chân và uống luôn.

- Ô !

Khắp thân bà đều toát mồ hôi nói :

- Làm sao mà có thể được ?

Tôi nói :

- Làm sao mà không thể được ?

Vì thế các ông không nên cho rằng tôi và các ông giống nhau, những việc mà tôi làm được các ông không làm được đâu.

Vì thế người thế gian chúng ta phải hiểu biết lễ, chớ nên một chút lễ cũng không hiểu, một chút nghĩa cũng không biết. Ðiều gì hợp với nghĩa thì chúng ta làm ; việc không hợp với nghĩa thì không làm. "Nghĩa" này là nghĩa của bậc có tiết tháo cao thượng, làm bất cứ việc gì thì cũng làm một cách chánh đáng đúng đắn, làm cho tốt đẹp, đó chính là nghĩa. Nói người đó có nghĩa khí, như hiệp khách xưa kia hành hiệp trượng nghĩa, đó chính là nghĩa khí. Mọi người kết nghĩa anh em, họa phúc cùng hưởng – có phúc cùng hưởng, có nạn cùng chung chịu, vì bạn dù hai bên sườn có cắm đao cũng không sợ đau, đó đều là nghĩa khí. Có nghĩa khí thì dù có thiệt thòi, cũng muốn giúp người, làm lợi ích người khác.

Thầy thế gian dạy chúng ta những lễ tiết, lễ phép lịch sự. Làm việc gì cũng cần phải lễ mạo lịch sự, không nên mắng chửi người, không nên đối xử không tốt với người, cần phải có lễ. Người và cầm thú khác nhau, chính là chỗ biết lễ ; nếu ngay cả lễ phép lịch sự mà cũng không có thì chẳng khác gì cầm thú. Cầm thú nếu gặp mặt lẫn nhau, đều có sự hảo cảm ! Cho nên chúng ta là người làm sao có thể không hiểu biết lễ nghĩa ? Lễ là một trong tám đức: Hiếu, để, trung, tín, lễ, nghĩa, liêm, sỉ. Cho nên chúng ta cần phải hiểu lễ, đối với người phải có nghĩa khí. Nếu không có Thầy giáo thế gian thì chúng ta sẽ không hiểu những đạo lý làm người này.

 

Nhược vô xuất thế sư trưởng : Nếu ông muốn tu hành, cần phải chọn lựa một vị thiện tri thức mắt sáng. Thế nào là thiện tri thức mắt sáng ? Có bốn điều kiện khiến cho chúng ta quán sát có phải là thiện tri thức mắt sáng không. Ðiều thứ nhất là không tham tài, điều thứ hai là không tham sắc, điều thứ ba là không tham danh, điều thứ tư là không ích kỷ. Vị thiện tri thức này có phải thường nói những điều bảo bạn làm lợi ích cho người đó không ? Có phải người đó có ý đồ gì không, làm bất cứ việc gì đều muốn cho danh dự địa vị của mình lớn cao ? Người nào không tham tài, không tham danh sắc, không ích kỷ, mới là thiện tri thức.

Vị Pháp sư mà lần này từ Malaysia theo quý vị đến đây, tôi cảm thấy trong những người mà tôi nhìn thấy – tôi không nhìn thấy thì không biết – trong các Tỳ kheo Nam truyền (Theravada), là một người có tu hành nhất, cũng là một người có trí huệ nhất, có lễ nghĩa nhất. Cho nên những người quy y tôi sau khi trở về cần phải thân cận vị Pháp sư này. Vì tôi không ở đó, cho nên tôi thỉnh Sư thay tôi dạy dỗ quý vị. Quý vị nếu có sức thì cần nên hộ pháp cho Sư, quý vị hộ trì Sư cũng chính là hộ trì cho tôi. Hai chúng tôi không có sự phân biệt bỉ thử. Tôi cảm thấy Sư không có lòng ích kỷ, tôi tuy có lòng ích kỷ, nhưng cũng không nhiều. Nói thực, bảo không nhiều lắm, hoặc là có chút ít như đầu sợi tóc, nhưng tôi cũng phải dứt bỏ nó.

Tôi lại bảo với quý vị, thân cận thiện tri thức, không nên theo sát bên mình, từ sáng đến tối cứ mãi quấy rầy : "Thân cận thì không thể lìa xa tách rời". Thân cận chính là phải nghe lời Sư, có gì không hiểu thì cầu khai thị. Không phải từ sáng đến tối nhìn thấy tôi ông Sư phụ này. Thấy, tức là thân cận chăng ? không phải vậy, nếu ông muốn cầu pháp thì cần phải cung kính, không phải vừa nói vừa cười, có vẻ không đứng đắn nghiêm túc. Cần phải đứng đắn, nghiêm túc, trịnh trọng, đến nơi đó, không nên làm Sư thêm phiền phức, trước xem Sư có việc gì không, có rảnh không ? Nếu rảnh thì thưa hỏi ; nếu bận thì không thể nói rằng : "Việc của tôi rất quan trọng, đến nơi đó, bất quản Sư bận hay không, tôi trước phải thưa hỏi các vấn đề của tôi". Không thể được như thế.

Nếu bạn muốn xuất thế, không thể khôngthiện tri thức mắt sáng. Một cử chỉ, một hành động của thiện tri thức mắt sáng, tuyệt đối sẽ không toan tính cho riêng mình, sẽ không nghĩ rằng: "Làm sao lợi ích cho tôi ? Xây cho tôi một chùa lớn đi !". Có người nói : "Thầy nay đã có Vạn Phật Thành, một ngôi chùa không nhỏ như thế mà còn muốn xây chùa nữa sao?" Muốn chứ ! lòng tham của tôi thì không có lúc nào ngừng nghỉ. Nhưng tôi bảo với các ông, lòng tham của tôi là phát nguyện làm một đạo trường Phật giáo cơ bản cho Phật giáo quốc tế, để hoằng dương chánh pháp. Cho nên hôm nay quý vị đến đây dù đối với chỗ này có cách nhìn như thế nào, đều là những người hộ trì Vạn Phật Thành. Dù cho mắng Vạn Phật Thành cũng là ủng hộ ; ông chửi cũng tốt, đối với Vạn Phật Thành đều có quang vinh rất lớn. Bạn nhìn thấy người nào nếu như phê bình tôi, thì thay mặt tôi tìm người đó, tôi muốn lạy người đó làm Thầy. Tôi không sợ người khác chửi, cũng không sợ bị người phỉ báng phê bình, cái gì cũng không sợ. Nếu tôi sợ, thì đã không đến đất Mỹ hoằng dương Phật pháp. Tôi đến đất Mỹ hoằng dương Phật pháp, sớm đã chuẩn bị tất cả. Người càng hủy báng tôi, tôi càng cảm thấy rất thú vị, càng thú vị hơn tôi đùa giỡn nữa. Cho nên tôi thưa thật với quý vị, tư tưởng của tôi và các ông hoàn toàn không giống, tác phong hành vi của tôi, cùng với những gì mà quý vị biết cũng đều không giống.

Nếu không có vị Sư trưởng xuất thế, tắc bất giải Phật pháp : nếu không theo một vị thiện tri thức xuất thế, thì không thể hiểu rõ Phật pháp. Không hiểu rõ Phật pháp thì làm sao có thể xuất thế được ? Tôi bảo với các ông, điều quan trọng nhất chính là phải bỏ đi tri kiến thế gian ; muốn học Phật pháp thì phải chịu nhiều thiệt thòi. Ðại sư Vĩnh Gia đã nói : "Quán ác ngôn, thị công đức", nghe người ta hủy báng, hoặc là chửi mình, đó đều là công đức, đó đều là giúp đỡ, đều là mong cho mình tốt đẹp ! người kia nếu không muốn bạn tốt, sẽ chẳng nói bạn không tốt; người kia nói bạn không tốt, chính là muốn bạn càng gia sức nỗ lực, cây sào trăm thước thêm tiến bước. Bạn phải suy nghĩ như thế ! Cho nên "thuận nghịch giai tinh tấn, hủy dự bất động tâm", gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh đều tinh tấn, nghe lời hủy báng hay khen ngợi đều không động tâm. Cần phải như thế ! nhưng mà điều này cũng không dễ dàng. "Quán ác ngôn, thị công đức, thử tức thành ngã thiện tri thức", đó tức là thành tựu thiện tri thức của ta. "Bất nhân sán báng khởi oán thân", không nên vì người cười chê hủy báng mà sanh tâm oán giận, cần phải oán thân bình đẳng, không có lòng sân hận; nếu không có người cười chê hủy báng "hà biểu vô sanh từ bi lực", thì làm sao có thể biểu thị ra sức "vô sanh pháp nhẫn" của mình? Cho nên các vị ! Tôi đương nhiên cũng không có nhiều tật xấu, nhưng tôi hy vọng sửa đổi tất cả tật xấu của tôi, cùng với quý vị đồng chung nghiên cứu Phật pháp. Vì thế muốn xuất thế, nhất định phải tìm một vị thiện tri thức chân chánh.

 

Nguyên văn:

不知禮義,則同於異類;不解佛法,則何異俗人。今我等粗知禮義,略解佛法,袈裟被體,戒品沾身,此之重恩,從師長得。若求小果,僅能自利;今為大乘,普願利人。則世出世間二種師長,俱蒙利益。是為發菩提心第三因緣也。

Âm Hán Việt:

Bất tri lễ nghĩa, tắc đồng ư dị loại. Bất giải Phật pháp, tắc hà dị tục nhân. Kim ngã đẳng thô tri lễ nghĩa, lược giải Phật pháp, ca sa bị thể, giới phẩm triêm thân, thử chi trọng ân, tùng sư trưởng đắc. Nhược cầu tiểu quả, cẩn năng tự lợi, kim vị đại thừa, phổ nguyện lợi nhân. Tắc thế, xuất thế gian nhị chủng sư trưởng, câu mông lợi ích. Thị vi phát Bồ đề tâm đệ tam nhân duyên dã.

Dịch:

Không hiểu biết lễ nghĩa thì chẳng khác gì cầm thú, Phật pháp không hiểu thì cũng như người phàm tục. Nay ta được biết chút ít về lễ nghĩa, được hiểu sơ lược về Phật pháp, ca sa trang nghiêm đắp thân, giới pháp nhuận thấm thân mình, được như thế là nhờ ân đức sâu nặng của sư trưởng. Nếu chỉ cầu quả nhỏ thì chỉ có lợi riêng cho bản thân mình mà thôi. Nay phải phát tâm đại thừa, phổ nguyện lợi ích hết thảy chúng sanh. Như thế thì sư trưởng thế giansư trưởng xuất thế đều được lợi ích. Ðó là nhân duyên thứ ba của sự phát Tâm Bồ đề.

 

Giảng:

Bất tri lễ nghĩa, tắc đồng ư dị loại : Dị loại tức là cầm thú. Chúng ta xem các thứ cầm thú – chim bay thú chạy, đều không hiểu lễ nghĩa. Nhưng cũng có thứ hiểu biết, như quạ biết mớm mồi lại cho mẹ, báo đáp ân mẹ, dê con quỳ bú sữa mẹ, đó cũng là thứ cầm thú biết hiếu thuận, vì thiên tánh của nó thiện lương. Vậy không biết lễ tiết và nghĩa khí, thì giống như dị loại, không khác gì loài súc sanh ; nếu mặt người dạ thú, cũng tức là không hiểu lễ nghĩa, cho nên nói : "không hiểu lễ".

 

Bất giải Phật pháp, tắc hà dị tục nhân ; Nếu người tu hành học đạo mà không hiểu Phật pháp, thì cùng với người thế tục có khác gì chăng ? không có gì sai khác.

Cho nên kim ngã đẳng thô tri lễ nghĩa, lược giải Phật pháp nay chúng ta, chính là Ðại sư Tỉnh Am nói những người cùng loại, tức là những người xuất gia, hoặc là những người tin theo Phật ; ngã đẳng tức là chúng ta. Thô tri, là biết một cách đại khái đơn giản. Chúng ta biết chút ít về lễ nghĩa, được hiểu sơ lược về Phật pháp.

 

Ca sa bị thể : Ca say phục của người xuất gia. "Mạc đạo ca sa dung dị đắc, giai nhân lũ thế chủng Bồ đề", có nghĩa là chớ bảo Cà sa dễ dàng được, đều do nhiều kiếp gieo trồng hạt giống Bồ đề. Xuất gia không phải là việc dễ dàng, nếu không có căn lành thì không thể xuất gia, dù có xuất gia cũng không được lâu dài. Mà cần phải phát nguyện đời đời thế thế đồng tử nhập đạo tu hành, phát tâm Bồ đề. Chưa lập gia đình nhập đạo tương đối tu hành, cũng dễ đắc được ngũ nhãn lục thông. Một khi không phải đồng tử thì không dễ tu hành ; đương nhiên cũng có thể tu hành nhưng không dễ dàng vậy.

 

Giới phẩm triêm thân : Giới có ngũ giới, bát giới, Bồ tát 10 giới trọng 48 giới khinh, Tỳ kheo 250 giới, Tỳ kheo ni 348 giới. Giới phẩm tức là thọ giới Tỳ kheo giới, Sa di giới, Bồ tát giới. Vậy thì "chúng sanh thọ Phật giới, tức nhập chư Phật vị" (kinh Phạm Võng). Chúng sanh thọ giới của Phật thì vào địa vị chư Phật, cho nên nói giới phẩm triêm thân tức là đắc được giới thể của Kim Cang quang minh bảo giới.

 

Thử chi trọng ân, tùng sư trưởng đắc : Cà sa trang nghiêm đắp thân, giới pháp nhuận thấm thân mình, ân đức sâu nặng như thế là nhờ Sư trưởng mà được.

 

Nhược cầu tiểu quả, cẩn năng tự lợi : Ðã được Cà sa đắp thân, giới pháp nhuận thấm thân mình, nếu không tu pháp Ðại thừa, chỉ tu đạo Tiểu thừa, chỉ cầu chứng quả A la hán, đó cũng tốt, nhưng đây chỉ là tự lợi mà không thể lợi tha, chỉ có thể tự giác mà không thể giác tha, chỉ có thể tự độ mà không thể độ tha.

 

Kim vị đại thừa, phổ nguyện lợi nhân : Nay vì chủng tử Ðại thừa, phát tâm Bồ đề, phổ nguyện lợi ích cho tất cả chúng sanh mà quên đi bản thân mình.

 

Tắc thế, xuất thế gian nhị chủng sư trưởng, câu mông lợi ích : Như thế Sư trưởng thế gianSư trưởng xuất thế, cả hai Sư trưởng đều được ích lợi. Ðó là báo ân Sư trưởng, vì thầy là người dạy chúng ta, chúng ta tu hành hành đạo, là do Thầy giúp cho chúng ta thành tựu. Vậy thì Sư trưởng thế gianSư trưởng xuất thế gian cũng đều được lợi ích.

 

Thị vi phát Bồ đề tâm đệ tam nhân duyên dã : Ðây là nhân duyên thứ ba của sự phát tâm Bồ đề.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17245)
Lễ nhạc là điều rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lẽ, đời thiếu lễ, thì đời sẽ hỗn loạn; đời thiếu nhạc, thì đời sẽ khô khan... Thích Lệ Trang
(Xem: 12979)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ.
(Xem: 18681)
Âm điệu thời hô chung của thầy đã chuyên chở một tâm hồn chánh niệm đầy lòng từ bi muốn cho chúng sanh được thoát khổ như lời bài kệ chuông.
(Xem: 13804)
Nghi thức tắm Phật có nguồn gốc ảnh hưởng từ tập tục cổ xưa của Ấn Độ nhưng được Phật Giáo tiếp nhận rồi lồng vào đó những quan niệm đạo đức Phật Giáo...
(Xem: 11616)
Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện...
(Xem: 44234)
Lễ quy y theo Phật giáo là một buổi lễ tổ chức đơn giản cho cá nhân hay tập thể, xin gia nhập vào hàng ngũ Phật tử. Lễ này có thể tổ chức tại gia, chùa chiền...
(Xem: 15806)
Khi một người không tái phạm lỗi lầm lần thứ hai, chúng ta đã sám hối quá khứ. Chúng ta không những phải sám hối tội nghiệp đã biết, càng phải sám hối cho những tội nghiệp không biết...
(Xem: 68326)
Kim ô tợ tiễn, ngọc thố như thoa, tưởng cốt nhục dĩ phân ly, đỗ anh hồn nhi hà tại. HT Thích Bích Liên
(Xem: 28451)
Những Bài Tán Trạo Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 66778)
Các Bài Tán Xấp theo Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 84044)
Những Bài Tán Rơi Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
(Xem: 18893)
Nghi lễ là cái được sáng tạo sau khi đức Phật nhập diệt, mà một trong những mục tiêuthể hiện sự kính ngưỡng đối với Đức Phậtgiáo pháp của Ngài, thông qua những hình thức cụ thể.
(Xem: 13732)
Nói đến Tăng phục Phật Giáo trước tiên chúng ta nên tìm hiểu về những lý do căn bản, ý nghĩa thậm thâm của Tăng phục.
(Xem: 13598)
Thông thường, truyền thọ giới pháp Bồ tát Du già, cần phải thỉnh ba vị Giới Sư làm Hòa thượng truyền giới, tức là: Đắc giới Hòa thượng (Đắc Giới Sư, đại diện cho Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni)...
(Xem: 85142)
Nghi lễvấn đề không cố định, nên tuy soạn thế này, nhưng quý vị cũng tùy thời, tùy xứ mà linh động...
(Xem: 18779)
Thân hình chúng ta như hạt sương trắng buổi sáng. Mạng chúng ta cũng mong manh như hạt sương buổi sáng... Trần Văn Khê
(Xem: 13339)
Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.
(Xem: 9769)
Lễ cung nghinh thỉnh rước của Phật Giáo có từ thời Đức Phật còn tại thế, thường thấy nghi chép trong các bộ kinh Đại thừa, khởi nguồn từ việc chư Thiên và các vị vua Ấn Độ...
(Xem: 10464)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
(Xem: 17370)
Nay đệ tử ( Họ tên ... pháp danh ...) trì tụng Thần Chú, xưng tán Hồng Danh. Nguyện xin mười phương Thường Trụ TAM BẢO, Tây Phương Cực Lạc Giáo Chủ A DI ĐÀ PHẬT...
(Xem: 226732)
Tuyển Tập Các Bài Phục Nguyện trong hai thời công phu sáng chiều - Hoavouu sưu tầm
(Xem: 16641)
Phật bảo sáng vô cùng, Đã từng vô lượng kiếp thành công, Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông, Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 29046)
Chẩn tế cô hồn theo cung bậc nghi lễ Huế, do HT Thích Từ Phương làm sám chủ
(Xem: 27652)
Trong các lễ cúng thí Cô hồn, Trai đàn Chẩn tế được tổ chức quy mô nhất. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởngvăn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào đây.
(Xem: 13339)
Từ xưa đến nay, Nghi lễ Phật giáo đã hội nhập, luôn gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hài hòa như nước với sữa. Trải dài .... ! xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm thịnh suy của đất nước.
(Xem: 15324)
Nghi thức này được sử dụng trong các dịp xuống tóc, thiết lập bàn thờ, đàn tràng, cúng nhà mới, cúng đất đai, khai trương cửa hàng, văn phòng, v.v...
(Xem: 9604)
Nghi thức tụng giới cho thiếu nhi gồm có Ba Phép Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa, có thể được cử hành trước Nghi Thức Tụng Năm Giới.
(Xem: 75705)
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ...
(Xem: 10593)
Hộ niệmniệm Phật cầu nguyện cho một bệnh nhân khi nhận thấy thuốc chữa trị không còn tác dụng đối với người ấy nữa, khi mà người bệnh sắp qua đời.
(Xem: 9444)
Pháp Hội Thí Vô Giá có nguồn gốc từ Ấn Độ gọi là “Vô Giá Đại Hội” còn gọi là “Ngũ Niên Nhất Hội”, “Ngũ Niên Công Đức Hội”, “Ngũ Tuế Hội”.
(Xem: 10413)
Chiếc y của người xuất gia Phật giáo biểu trưng cho sự thanh bần, giản đơn, và quan trong hơn cả là nó nối kết người mặc với vị thầy bổn sư của mình - Đức Phật...
(Xem: 10079)
Kim cương thừa (vajrayāna) hay Mật tông xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ thứ 6, đến giữa thế kỷ thứ 8 thì hình thành nên một truyền thống lớn mạnh...
(Xem: 10707)
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ và nhạc, tuỳ theo truyền thống văn hoá nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng...
(Xem: 19236)
Trong nhân gian, ai mà lại không có Mẹ. Từ người làm vua cho đến kẻ cùng đinh hạ tiện tất thảy đều do Mẹ sinh ra và nuôi lớn.
(Xem: 10165)
Lạy hay còn gọi là Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn kính đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơn...
(Xem: 13061)
Kính lạy đức Bồ Tát Quán Thế Âm, chúng con xin học theo hạnh Ngài, biết lắng tai nghe cho cuộc đời bớt khổ. Ngài là trái tim biết nghe và biết hiểu.
(Xem: 60128)
Bồ TátVô Tận Ý Khi bấy giờ chăm chỉ đứng lên Bèn trịch vai hữu một bên Chắp tay cung kính hướng lên Phật đài
(Xem: 27595)
Nguyện đem lòng thành kính Gởi theo đám mây hương Phưởng phất khắp mười phương Cúng dường ngôi Tam Bảo
(Xem: 68709)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
(Xem: 64083)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
(Xem: 25518)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
(Xem: 15010)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
(Xem: 14270)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
(Xem: 14330)
Đàn tràng chẩn tế cũng gọi là Trai đàn vì lấy sự trang nghiêm thanh tịnh làm gốc để nhất tâm hồi hướng cho cô hồn, ngạ quỷ được ân triêm công đức.
(Xem: 7828)
Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
(Xem: 7138)
Cà sabiểu tượng của hạnh khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục. Đức khiêm cung, nhu hòa, nhẫn nhục trong Phật giáo liên hệ mật thiết với tinh thần bình đẳng...
(Xem: 6804)
Âm nhạc Phật giáo có bước chuyển biến mới trong những thập niên đầu của thế kỷ hai mươi, khi nền âm nhạc Tây phương thâm nhậptác động vào nền âm nhạc truyền thống...
(Xem: 16275)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
(Xem: 14082)
Chiếc áo cà-sa khoác lên tâm thức sẽ che chở cho ta trong cuộc sống bon chen, đầy tham vọng, lừa đảo, hận thù và hung bạo. Nó ngăn chận không cho ta hung dữ và hận thù.
(Xem: 8363)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
(Xem: 9003)
Tán tụng là một bộ môn nghệ thuật âm nhạc quan trọng trong hệ thống văn hóa nghệ thuật của Phật Giáo Bắc Truyền.
(Xem: 8047)
Trong ba ngày rằm nầy, người ta còn gọi các danh từ khác nữa như: Thượng nguơn, trung nguơn và hạ nguơn, hay: Thượng nguyên, trung nguyênhạ nguyên.
(Xem: 9043)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
(Xem: 13914)
Pháp thân tỏa sáng buổi ban mai Tĩnh tọa lòng an miệng mỉm cười Ngày mới nguyện đi trong tỉnh thức Mặt trời trí tuệ rạng muôn nơi.
(Xem: 16749)
Khể thủ nhất thiết xuất thế gian Tam giới tối tôn công đức hải Trí giả năng thiêu phiền não cấu Chánh giác ngã kim quy mạng lễ
(Xem: 11842)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
(Xem: 17903)
Phật bảo sáng vô cùng Đã từng vô lượng kiếp thành công Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông Sáng rực đỉnh Linh Phong
(Xem: 14872)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
(Xem: 75072)
Trong Đạo Phật, lòng từ bi được đưa lên hàng đầu. vì thương tưởng đến loài chúng sanh bị đói khát, đau khổđức Phật và chư Tổ đã dạy phương Pháp bố thí cho loài Ngạ quỷ, súc sanh...
(Xem: 11639)
Thiền sư Quảng Nghiêm (1121 - 1191) người huyện Ðan Phượng, tỉnh Hà Tây. Ông tu ở chùa Thánh Ân thuộc huyện Siêu Loại (nay là Thuận Thành, Bắc Ninh).
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant