Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Tóm lược về Thọ

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 17230)
1. Tóm lược về Thọ

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch

Chương III

PAKI.N.NAKA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
PHẦN LINH TINH

1.

Sampayuttā yathāyogaṁ -- te paṇṇāsa sabbāvato
Cittacetasikā dhammā -- tesaṁ'dāni yathārahaṁ.
Vedanā hetuto kicca -- dvārālambanavatthuto
Cittuppādavasen'eva -- saṅgaho nāma nīyate.

§1

Có năm mươi ba tâm vương (1) và tâm sở phối hợp với nhau và phát sanh tùy lúc tùy theo đặc tính.

Bây giờ, xem tâm (2) như một đơn vị nguyên vẹn, các tâm vươngtâm sở phối hợp nầy được đề cập đến một cách thích ứng, tùy theo thọ, nhân, tác dụng, môn, đối tượng và trú căn.

Chú Giải

1.

Tất cả tám mươi chín loại tâm vương được xem như một đơn vị nguyên thuần vì lẽ tất cả đều có chung một đặc tính là hay biết đối tượng. Năm mươi hai tâm sở thì được đề cập đến một cách riêng rẽ vì mỗi tâm sở có một đặc tính riêng biệt. (1+52 = 53).

2. Cittuppāda

theo nghĩa đen, là điểm xuất phát, hay khởi nguyên của tâm. Ở đây danh từ nầy có nghĩa là chính cái tâm (cittam'eva cittuppādo). Trong các trường hợp khác cittuppāda bao gồm chung tâm sở cùng với tâm vương (aññattha pana dhammasamūho)

-ooOoo-

I. Vedanā-Saṅgaho
Tóm lược về Thọ

2. Tattha vedanāsaṅgahe tāva tividha vedanā:-- sukhaṁ, dukkhaṁ, adukkhamasukhaṁ' ti. Sukhaṁ, dukkhaṁ, somanassaṁ, domanassaṁ, upekkhā'ti ca bhedena pana pañcadhā hoti.

3. Tattha sukhasahagataṁ kusalavipākaṁ kāya- viññāṇaṁ ekam'eva.

4. Tathā dukkhasahagataṁ akusalavipākaṁ kāya- viññāṇaṁ.

5. Somanassa-sahagata-cittāni pana lobhamūlāni cattāri, dvādasa kāmāvacarasobhanāni, sukha- santīraṇa-hasanāni ca dve'ti aṭṭhārasa kāmāvacara cittāni c'eva, paṭhama-dutiya-tatiya-catutthajjhāna-saṅkhātānicatucattālīsa
Mahaggata-Lokuttara- cittāni c'āti dvāsaṭṭhividhāni bhavanti.

6. Domanassa-sahagata cittāni pana dve paṭigha- cittān'eva.

7. Sesāni sabbāni'pi pañcapaṇṇāsa upekkhāsahagata-cittān'evā'ti.

8. Sukhaṁ dukkham-upekkhā'ti tividhā tattha vedanā

Somanassaṁ domanassam iti bhedena pañcadhā. Sukham'ek'attha dukkhañ ca domanassaṁ dvaye ṭhitaṁ
Dvāsaṭṭhisu somanassaṁ pañcapaṇṇāsaketarā.

§2. Trong tóm lược về thọ (3) trước tiên, có ba loại thọ là: lạc (4), khổ, và không-lạc-không-khổ. Hoặc nữa, có năm loại là: hỷ, ưu, lạc, khổ và xả, hay tâm quân bình.

§3. Trong những tâm nầy chỉ có loại tâm quả thiện thân thức là liên hợp với thọ lạc.

§4. Cùng thế ấy, chỉ có tâm quả bất thiện thân thức là liên hợp với thọ khổ.

§5. Có sáu mươi hai loại tâm đồng phát sanh cùng thọ hỷ (5) - đó là:

a. Mười tám loại tâm thuộc Dục Giới, như bốn bắt nguồn từ căn tham, mười hai tâm Ðẹp thuộc Dục giới, và hai loại, tâm suy đạc và tiếu sanh tâm (tâm làm mĩm cười).

b. Bốn mươi bốn loại (6) tâm Cao Thượng (Ðại Hành) và Siêu Thế, liên quan đến sơ, nhị, tam và tứ Thiền. (12 + 32 = 44).

§6. Chỉ có hai loại tâm liên hợp với sân và đồng phát sanh cùng thọ ưu (7).

§7. Tất cả năm mươi lăm loại tâm còn lại đồng phát sanh cùng thọ xả (8).

§8. Nơi đây, thọ có ba là lạc, khổ, và xả. Cùng với hỷ và ưu là năm.

Lạc và khổ nằm trong một, ưu trong hai, hỷ trong sáu mươi hai, và còn lại (xả) nằm trong năm mươi lăm.

Chú Giải

3. Vedanā, Thọ

là một tâm sở quan trọng nằm trong tất cả các loại tâm. Ðặc tính của thọ là cảm giác (vedayita-lakkhana). Thọ phát sanh do xúc tạo duyên. Như vậy, chuyển ngữ danh từ nầy là cảm kích thì không mấy thích hợp.

Cảm giác được định nghĩa là "một cảm tưởng có sự hay biết, không bao gồm sự nhận diện hay hình dung đối tượng". Cảm kích được giải thích là "những thành phần của trực giác liên quan đến giác quan hay là, phương cách theo đó một chủ thể có ý thức bị biến đổi bởi sự hiện diện của đối tượng." [1]

Như vậy cảm giác gần với vedanā hơn là sự cảm kích. Vedanā (thọ) biến đổi luồng tâm và tác hành như một năng lực nâng đỡtiêu diệt đời sống. Như thọ hỷ thì nâng đỡ đời sống, còn thọ ưu thì gây trở ngại. Do đó vedanā, thọ, có một vai trò rất quan trọng trong kiếp sinh tồn của một người.

Kinh nghiệm mùi vị của một vật là tác dụng của vedanā (anubhavana rasa). Những sự ưa thích hay ghét bỏ tùy thuộc nơi tánh cách đáng ưa thích hay đáng ghét bỏ của ngoại cảnh. Thế thường, ưa hay ghét phát sanh một cách máy móc, tự động.

Tuy nhiên đôi khi, bằng cách vận dụng ý chí, ta có thể quyết định loại thọ mà không bị đối tượng chi phối. Thí dụ như thông thường, khi nhận thấy một người thù nghịch thì ta không vui, có thọ ưu, và trạng thái không vui hay thọ ưu ấy khởi sanh đến ta một cách tự nhiên, máy móc. Nhưng một người có tri kiến chân chánh, trong trường hợp tương tợ sẽ rải tâm Từ (Mettā) đến người được xem là thù nghịch ấy và do đó, chứng nghiệm một loại thọ hỷ. Như Socrates chẳng hạn, uống chén thuốc độc với tâm hoan hỷđối diện cái chết một cách vui vẻ. Một lần nọ có người bà la môn kia tuôn ra một tràng những lời chưởi mắng Ðức Phật nhưng Ngài vẫn giữ thái độ mĩm cười và đáp lại bằng tâm Từ. Ðạo sĩ Khantivādi bị một ông vua say rượu ngược đãi tàn tệ, vẫn thành thật ước mong cho ông vua hung bạo kia được sống lâu, thay vì nguyền rủa vua.

Một người khác đạo cuồng tín có thể chứa chấp tâm bất mãn khi thấy Ðức Phật. Cái thọ của người ấy lúc bấy giờ là ưu, không vui. Cùng thế ấy, khi thấy đạo sư của một tôn giáo khác người Phật tử cuồng nhiệt có thể cảm nghe không vui trong lòng. Cái gì là chất ăn thức uống cho một người có thể là độc dược cho người khác.

Như khoái lạc vật chất chẳng hạn, thường được người ở hạng trung bình đánh giá rất cao. Nhưng một đạo sĩ ẩn dật hiểu biết, người có khuynh hướng trau giồi và phát triển thiền tập, sẽ cảm nghe hạnh phúc hơn khi từ khước khoái lạc vật chất ấy, và tình nguyện sống đời nghèo nàn thiếu thốn trong cảnh vắng vẻ an tĩnh. Người thiên về dục lạc sẽ thấy sống như thế không khác nào ở cảnh địa ngục. Ðúng vậy, cái gì là thiên đàng của một người có thể là địa ngục cho người khác. Cái gì là địa ngục cho một người có thể là thiên đàng cho người khác. Thiên đàng hay địa ngục đều do chính ta tạo nên, và ít hay nhiều, chính do tâm tạo.

"Nầy chư Tỳ Khưu, có hai loại thọ: lạc và khổ." Ðức Phật dạy như vậy. Ðúng. Rồi bây giờ tại sao ta lại nói có loại thứ ba là thọ xả, không lạc cũng không khổ? Bản chú giải ghi nhận rằng loại thọ xả không đáng bị khiển trách được bao hàm trong thọ lạc, và loại đáng bị khiển trách được bao hàm trong thọ khổ. Lại nữa, Ðức Phật dạy rằng bất luận loại cảm giác nào mà ta kinh nghiệm trên thế gian nầy đều là thọ khổ. Ðó là do bản chất luôn luôn biến đổi của tất cả các pháp hữu vi. Ðứng trên phương diện khác, nếu xét về tất cả những hình thức của thọ như thuần túy tinh thần thì chỉ có ba loại là hỷ (sukha), ưu (dukkha), và xả (adukkhamasukha).

Sách Athasālini giải thích như sau:--

Danh từ sukha có nghĩa "cảm giác thích thú"(sukha vedanā), "căn nguyên của hạnh phúc"(sukha-mūla), "đối tượng vui thích" (sukhārammaṇa), "nguyên nhân của hạnh phúc" (sukha hetu), "tạo duyên cho hạnh phúc khởi phát" (sukhapaccayaṭṭhāna), "thoát khỏi phiền não" (abyāpajjhā), Niết Bàn", v.v...

Trong từ ngữ "bằng cách loại trừ sukha", danh từ sukha có nghĩa là cảm giác thích thú.

Trong lời nói "sukha là dứt bỏ, không luyến ái gì trong thế gian nầy", danh từ sukha là căn nguyên của hạnh phúc. Trong câu "Bởi vì, nầy Mahāli, hình sắc là sukha, là rơi vào và đi xuống sukha". Ở đây sukha là đối tượng của sự thích thú.

"Phước báu, nầy chư Tỳ Khưu, là đồng nghĩa với sukha", trong câu nầy, sukha là nguyên nhân của thích thú.

"Nầy chư Tỳ Khưu, không phải dễ gì thành đạt sukha của cảnh trời bằng cách mô tả." Những ai không thấy Nandana ắt không hiểu biết sukha". Ở đây sukha có nghĩa là tạo duyên cho trạng thái thích thú khởi sanh.

"Những trạng thái ấy hợp thành cuộc sống sukha trong chính thế gian nầy". Ở đây, sukha là không phiền não.

"Niết Bàn là sukha tối thượng". Ở đây, sukha là Niết Bàn.

Theo những đoạn được trích dẫn trên người đọc có thể hiểu các ý nghĩa khác nhau của danh từ sukha. Riêng ở trường hợp của chương nầy danh từ sukha được dùng trong nghĩa cảm giác thích thú thuộc về vật chất, thọ lạc.

Niết Bàn được ghi nhậnhạnh phúc (sukha) tối thượng. Nói vậy không có nghĩa là có cảm giác thích thúNiết Bàn, mặc dầu danh từ sukha đã được dùng. Niết Bànhạnh phúc giải thoát. Chính sự kiện thoát ra khỏi đau khổNiết Bàn.

Danh từ dukkha có nghĩa là "cảm giác đau đớn, thọ khổ", "căn trú của sự đau đớn", "đối tượng đau đớn", "nguyên nhân của sự đau đớn", "tình trạng tạo duyên cho sự đau đớn phát sanh".

"Bằng cách loại trừ dukkha" -- ở đây dukkha là cảm giác đau đớn.

"Bởi vì, nầy Mahāli, hình sắc là dukkha, là rơi vào và đi xuống đau đớn". Ở đây dukkha là đối tượng của sự đau đớn.

"Tích tụ điều bất thiện là dukkha". Ở đây dukkha là nguyên nhân của đau khổ.

"Nầy chư Tỳ Khưu, không phải dễ gì nghe mô tả những cảnh khổ mà nhận thức được dukkha". Dukkha ở đây là "hoàn cảnh tạo duyên cho trạng thái đau khổ phát sanh".

Trong trường hợp đặc biệt của chương nầy, danh từ dukkha được dùng theo nghĩa cảm giác đau đớn, sự đau khổ thuộc về vật chất, thọ khổ.

Trong bài kinh Chuyển Pháp Luân Dhammacakka Sutta, Ðức Phật kể ra tám loại dukkha, khổ, đó là:

1. Sanh là khổ,
2. già yếu là khổ,
3. bệnh hoạn là khổ,
4. chết là khổ,
5. sống chung với người mình không ưa thích là khổ,
6. xa lìa người thân yêu là khổ,
7. không đạt được điều mong mỏi là khổ,
8. tóm tắt, Ngũ Uẩn là khổ.

Tất cả những điều trên là nguyên nhân của dukkha.

Khi Ðức Phật ngỏ lời cùng chư Thiênnhân loại, Ngài đề cập đến tám loại dukkha. Khi chỉ nói riêng cho người, Ngài nhắc đến mười hai loại. Thay vì vyādhi (bệnh), Ngài nói soka (phiền muộn), parideva (ta thán), dukkha (đau đớn), domanassa (âu sầu), upāyāsa (thất vọng), là đau khổ. Tất cả năm điều nầy đều được bao gồm trong danh từ vyādhi (bệnh) và hàm xúc trạng thái bất điều hòa, vật chấttinh thần.

Soka, domanassa, và upāyāsa (phiền muộn, âu sầu, và thất vọng) thuộc về tinh thần. Dukkha và parideva (đau đớn, ta thán) thuộc về vật chất.

Dầu tám hay mười hai loại dukkha, trong thực tế không có sự khác biệt rõ rệt giữa hai công thức.

Adukkha-masukha cảm giác không thích thú cũng không đau đớn. Ðây là thọ xả. Trạng thái nầy tương đương với cả hai, sự thản nhiên lãnh đạm, và sự thản nhiên khắc kỷ. Danh từ Pāli, upekkhā (xả), bao hàm một ý nghĩa rộng rãi hơn, được dùng thường hơn danh từ nầy để chỉ cảm giác không vui không buồn.

Trong một loại tâm bất thiện, upekkhā (xả) là thản nhiên, lãnh đạm, bởi vì đó là trường hợp của một loại tâm do vô minh xúi giục. Trong một loại tâm quả vô nhân (ahetuka-vipāka), như một cảm giác chẳng hạn, upekkhā chỉ giản dị là một cảm giác xả, không có giá trị đạo đức, không có tánh cách thiện hay bất thiện. Danh từ adukkha-m-asukha, không đau đớn cũng không thỏa thích, chỉ áp dụng vào trường hợp nầy. Upekkhā tiềm tàng ngủ ngầm trong một loại tâm Ðẹp thuộc Dục Giới (Kamāvacara Sobhana Citta), có thể là một trong những trạng thái sau đây: sự thản nhiên suông (không có tánh cách lãnh đạm vì không có vô minh), cảm giác xả suông, cảm giác vô tư, không thiên vị hay nghiêng ngã về bên nào, sự thản nhiên khắc kỷ, và hoàn toàn quân bình.

Trong tâm Thiền (Jhāna), upekkhā là trạng thái quân bình hoàn toàn, tâm xả, phát sanh do định. Tâm xả nầy có cả hai tánh cách, đạo đứctrí thức. (Xem chương I, chú giải 42).

Theo một lối phân hạng rộng rãi hơn, Vedanā được chia làm năm loại là:

a. Sukha -- cảm giác thích thú thuộc về vật chất, lạc.
b. Somanassa -- hoan hỷ thỏa thích thuộc tinh thần, hỷ.
c. Dukkha -- đau đớn thuộc thể chất, khổ.
d. Domanassa -- ưu phiền, thuộc tinh thần, ưu.
e. Upekkhā -- thản nhiên, quân bình, xả.

Ðến mức cùng tột, tất cả những cảm giác đều thuộc về tinh thần, bởi vì thọ là một tâm sở. Tuy nhiên có sự khác biệt giữa sukha và dukkha.

Trong 89 loại tâm chỉ có hai liên hợp hoặc với sukha hoặc với dukkha. Trong hai loại tâm ấy, một là thân thức liên hợp với thọ lạc, và loại kia là thân thức liên hợp với thọ khổ.

Cả hai loại tâm nầy đều là tâm quả, hậu quả của nghiệp thiện (kusala kamma) và nghiệp bất thiện (akusala kamma). Thí dụ như sự xúc chạm êm dịu đem lại thọ lạc. Ðụng mạnh vào mũi nhọn đem lại thọ khổ. Ðây là hai trường hợp trong đó ta kinh nghiệm hai loại thọ kể trên.

Bây giờ, một câu hỏi có thể được nêu lên.

-- Tại sao chỉ có thân thức liên hợp với thọ lạc và thọ khổ? Trong những thức khác như nhãn thức, nhĩ thức v.v... tại sao chỉ có thọ xả?

Trong phần mở đầu quyển Triết Học Khái Luận, Ông Aung cung cấp lời giải đáp như sau:

"Chỉ có xúc giác (thân thức) mới đem lại những cảm giác đau đớn hay thích thú tích cực. Những giác quan kia chỉ liên hợp với thọ xả. Sự xúc chạm giữa mặt nhạy (pasāda rūpa) của những giác quan khác và các đối tượng tương ứng -- cả hai đều là tánh chất phụ thuộc của thân -- không đủ mạnh để tạo nên cảm giác đau đớn hay thích thú về vật chất. Nhưng trong trường hợp của xúc giác thì có sự xúc chạm của một phần hay của tất cả những tánh chất căn bản -- thành phầnđặc tính duỗi ra, cứng hay mềm (paṭhavi, đất), thành phầnđặc tính nóng hay lạnh (tejo, lửa), thành phầnđặc tính di động (vāyo, gió) -- sự xúc chạm nầy đủ mạnh để gây cảm kích cho những tánh chất căn bản của thân. Cũng như đặt bông gòn trên hòn đe thì không có gì, nhưng cái búa đập bông gòn trên hòn đe sẽ có ảnh hưởng nhiều đến hòn đe." -- (Compendium of Philosophy, trang 14)

Trong trường hợp của xúc giác thì có sự tiếp chạm mạnh. 'Các thành phần chánh yếu của vật chất', Tứ Ðại [2] của đối tượng trực tiếp chạm mạnh vào những thành phần tương ứng của cơ thể. Trường hợp các thức khác như nhãn thức, nhĩ thức v.v... chỉ có sự tiếp xúc suông mà không có sự xúc chạm đủ mạnh, do đó không tạo cảm giác đau đớn hay thích thú về vật chất.

Mặc dầu thọ phát sanh do xúc có thể là sukha, dukkha, hay upekkhā, tiến trình javana không nhất thiết phải liên hợp với một loại thọ giống như vậy.

Thí dụ như khi Ðức Phật bị một mảnh đá bay trúng vào chân thì Ngài nghe đau, trạng thái đau đớn thuộc về cơ thể vật chất, nhưng tiến trình javana phát sanh do cảm giác đau không nhất thiết đồng phát sanh cùng thọ khổ. Ngài không bị cái đau làm chao động mà trong lúc ấy giữ tâm hoàn toàn bình thản. Cảm giác nổi bật mạnh mẽ nhất trong tâm Ngài là xả, upekkhā. Cùng thế ấy, khi nhìn thấy Ðức Phật, một người hiểu biết chân chánh tự nhiên có một loại nhãn thức liên hợp với thọ xả (upekkhāsahagata cakkhu- viññāṇa), nhưng luồng javana vẫn là thiện. Thọ đồng thời phát sanh với javana sẽ là somanassa (hỷ).

Ðiểm phức tạp nầy phải được hiểu biết rõ ràng.

Somanassa (trạng thái tâm tốt -- thọ hỷ) và Domanassa (trạng thái tâm không tốt -- thọ ưu} thuần túy thuộc về tinh thần. Năm loại thọ nầy có thể được thâu gọn lại thành ba, ba còn hai, và hai còn một, như sau:

i) Sukha + somanassa; upekkhā; dukkha + domanassa
ii) Sukha; upekkhā; dukkha
iii) Sukha; dukkha
iv) Dukkha

(Upekkhā bị chìm mất trong sukha, và cuối cùng sukha bị chìm mất trong dukkha).

4. Sukha, Thích Thú

Sukha, trạng thái thích thú về vật chất, phải được phân biệt rõ ràng với somanassa, sự hoan hỷ thỏa thích về tinh thần. Cũng như dukkha, đau đớn về vật chất, phải được phân biệt rõ ràng với domanassa, trạng thái ưu phiền, thuộc tinh thần. Chỉ có một loại tâm liên hợp với sukha. Cùng thế ấy, chỉ có một loại tâm đồng thời phát sanh cùng dukkha. Cả hai loại tâm nầy đều là quả của những hành động tốt và xấu.

Thí dụ như khi Ðức Phật bị Tỳ Khưu Devadatta gây thương tích, Ngài có một loại thân thức liên hợp với thọ khổ. Ðó là hậu quả của một hành động bất thiện của Ngài trong quá khứ.

Khi ngồi trên một cái ghế có đầy đủ tiện nghi, chúng ta có một loại thân thức liên hợp với thọ hỷ. Ðó là hậu quả của một hành động tốt trong quá khứ. Tất cả những hình thức đau đớn hay thỏa thích đều là hậu quả không thể tránh của nghiệp đã tạo.

5.- 6. Người đọc sẽ ghi nhận rằng tâm phát sanh cùng thọ hỷ nhiều hơn tất cả các loại tâm khác. Như vậy, trong kiếp sống của một người, có nhiều lúc thỏa thích hơn là đau khổ. Ðiều nầy không mâu thuẩn với lời dạy rằng đời sốngđau khổ (dukkha). Khi nói rằng đời sống là dukkha, đau khổ, danh từ dukkha không được dùng theo nghĩa thọ khổ, mà dukkha có nghĩa là áp bức, trở ngại (pīḷana, bất toại nguyện). Người đã đọc một cách thận trọng đoạn mô tả dukkha trong kinh Dhammacakka Sutta (Chuyển Pháp Luân) sẽ thấy rõ điều nầy.

6. Ðó là bốn loại tâm Thiền Thiện (Kusala Jhāna), bốn tâm Thiền Quả (Vipāka Jhāna), bốn tâm Thiền Hành (Kriyā Jhāna) và ba mươi hai tâm Thiền Siêu Thế (Lokuttara Jhāna). (4 + 4 + 4 + 32 = 44).

7. Chỉ có thọ ưu trong hai loại tâm liên quan đến sân (paṭigha). Khi nổi giận chúng ta cảm nghe không vui, thọ ưu. Có phải nơi nào có thọ ưu là có sân không? -- Phải. Sân dưới hình thức thô kịch hay vi tế. (Xem chương I, chú giải 10)

8. Ðó là 6 Bất Thiện (Akusala), 14 Vô Nhân (Ahetuka), 12 Ðẹp (Sobhana), 3 Thiền Sắc Giới (Rūpa Jhāna), 12 Thiền Vô Sắc (Arūpa Jhāna), 8 Siêu Thế (Lokuttara). (6 + 14 + 12 + 3 + 12 + 8 = 55).

Ghi chú:

[1] Dictionary of Philosophy, trang 108.

[2] tức paṭhavi, tejo, vāyo (thành phầnđặc tính duỗi ra và chiếm không gian, thành phầnđặc tính nóng hay lạnh, và thành phầnđặc tính di động). Āpo, nước, thành phầnđặc tính làm dính liền, không có kể ở đây, vì không thể dùng giác quan để tri giác thành phần nầy được.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7592)
Long Thọ nói, giáo pháp của Chư Phật y trên hai chân lý, tương đối hay thế tục đế, và tuyệt đối hay thắng nghĩa đế. Những ai không phân biệt được hai chân lý này, không thể hiểu thấu giáo pháp thâm sâu... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8057)
Kinh Hoa nghiêm, nói một cách đơn giản, là bộ kinh nghiên cứu về Pháp giới và cách phát khởi trí tuệ để thể nhập Pháp giới. Trong Pháp giớilý sự vô ngạisự sự vô ngại... Hồng Dương
(Xem: 8853)
Các nhà khảo cổ phát hiện ra bằng chứng về 1 ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, niên đại khoảng năm 550 TCN... National Geographic
(Xem: 9374)
Học Phật Nên Biết - Tác Giả: Pháp Sư Thánh Nghiêm, Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Kim Minh và Phương Khắc Minh; Dịch Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 11551)
Kinh PHÁP CÚ là một bộ Kinh rất xưa, được xem là kinh Lời Vàng cho những ai có chí nguyện tu tâm, dưỡng tánh để tiến thân trên lộ trình hành đạo giải thoát... Thích Nữ Nguyệt Chiếu
(Xem: 7643)
Lâu nay nói đến các trường Phật họcNam Bộ, người ta thường nghĩ đến Phật học đường Nam Việt, Sài Gòn... Thích Minh Cảnh
(Xem: 12373)
Tự học tiếng Tây Tạng - Tạng Ngữ Hiện Đại - Losang Thonden, Việt dịch: Konchog Kunzang Tobgyal
(Xem: 143914)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 7026)
Với tinh thần đó, trong khi chuyển ngữ ra tiếng Việt thời nay, việc gỡ bỏ ba chữ đó là hoàn toàn hợp lẽ... Hoằng Quảng
(Xem: 11926)
Nội dung tu học Phật pháp nước ta đại bộ phận đều phát xuất từ các kinh điển Hán dịch... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 8678)
Thế giới này là một chuỗi dài nhân duyên nương tựa vào nhau mới bảo tồn sự sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 20039)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 9330)
Một bản ngã khi muốn có được cái gì từ người khác thường thích đóng vai một nhân vật nào đó để làm cho nhu cầu của nó được đáp ứng... Eckhart Tolle
(Xem: 10884)
Sắc Tức Là Không, Không Tức Là Sắc - Nguyên tác: Cư sĩ Lý Nhất Quang, HT Thích Thắng Hoan dịch Việt ngữ
(Xem: 13659)
Biểu tượng quốc gia của các nước như Thái Lan, Indonesia, và thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) là hình tượng chim thần Garuda... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 11490)
La Sát là từ được phiên âm của Rakshasa/ Raksha (Sanskrit) là một sinh vật thần thoạihình dáng, tính cách của loài người hoặc quỷ thần bất thiện trong Hindu giáo và Phật giáo... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 9443)
Ở xứ ta, sinh vật thần thoại Khẩn Na La, trong kinh văn Phật giáo là một trong “bát bộ chúng”. Trong mỹ thuật cổ, sinh vật thần thoại Kinnara này được giới nghiên cứu gọi là “Tiên nữ đầu người mình chim”... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 14526)
Muốn sáng lại ánh sáng sẵn có, muốn sống lại lẽ sống như thực, Thái-Hư Đại-Sư thâu tóm tinh-hoa Phật-học thành cuốn sách nhỏ nầy... HT Thích Tâm Châu
(Xem: 7313)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 32564)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời... HT Thích Trí Chơn
(Xem: 13178)
Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 21062)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 39228)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 7181)
Trích dịch từ nguyên tác “A Complete Guide to the Buddhist Path” by Khenchen Konchog Gyaltshen, edited by Khenmo Trinlay Chödrön, Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
(Xem: 9011)
Một cơn đau đớn cực độ cũng có thể đưa đến một thể dạng giác ngộ nào đó giúp mình mở rộng tâm thức và con tim hướng vào kẻ khác.
(Xem: 6777)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18/9/2013 đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni ... Hoang Phong
(Xem: 9800)
Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên... Truyền Bình
(Xem: 9514)
Thầy Tuệ Sỹ viết: “Bởi vì con cá dưới lòng sông không làm sao hiểu nổi chuyện kể đầy tính hoang đường của con rùa sau những chuyến du hành trên đất liền..." Đặng Công Hanh
(Xem: 8073)
Cứ một ngàn dải Ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới... Nhụy Nguyên
(Xem: 11852)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt độnghệ thống kinh mạch bên trong não bộ... Nguyên tác: Marc Kaufman; Trần Như Mai dịch
(Xem: 16207)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 9659)
Chúng tôi hi vọng tập sách nhỏ này sẽ giúp ích phần nào cho sự tu học của đại chúng. Chúng tôi cũng mong mỏi được các bậc cao minh tôn túc chỉ bảo cho những điều sai sót mà chúng tôi biết chắc chắn là không thể nào tránh khỏi được.
(Xem: 12290)
Theo kinh điển, hai truyền thống Nam truyền và Bắc Truyền đều thừa nhận Đức Phật có đầy đủ 32 tướng quý... Thụy Nguyên
(Xem: 8853)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật... Đương Đạo
(Xem: 15616)
Giáo Khoa Phật Học (3 Tập) Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ, Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc
(Xem: 8049)
Trong khi xem kinh, nên có con mắt trạch pháp để nhận định những lời nào Phật quyền thuyết, những lời nào Phật thật thuyết, những lời nào là chính yếu, những lời nào là phụ yếu...
(Xem: 17902)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 8711)
Lương Vũ Đế, tự Tiêu Diễn, lên ngôi vào năm 37 tuổi, tại vị 49 năm, thọ 86 tuổi. Là vị vua sáng lập nên triều đại nhà Lương (502-556) trong giai đoạn Nam Bắc triều (420-589) của Trung Hoa.
(Xem: 8361)
“Nghiệp” là một danh từ triết học Ấn Độ có trước khi Đức Thích Ca xuất hiện. Ý nghĩa cơ bản của nó là “hành động” hoặc “thói quen”... Nguyễn Xuân Chiến
(Xem: 10573)
Nguyệt San Phật Giáo Việt Nam - Do Tổng hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản năm 1956
(Xem: 15898)
Kỷ Yếu Về Cội - Là tư liệu quý giá về các Phật Học Viện Trung Phần: Báo Quốc, Phổ Đà, Hải Đức, Linh Sơn, Quảng Hương...
(Xem: 17566)
Danh từ tên gọi của Thủ Lư theo sách Trung Hoa Phật Quang Văn Hóa Thiên Phật Giáo Dụng Ngữ chép: "Thủ lư là lư hương cầm ở trên tay, còn gọi là Bỉnh hương lư, Thủ lư, Đề lư... Thích Tâm Mãn
(Xem: 7968)
Đại chúng bộbộ phái được xem là tiền thân của Phật giáo Đại thừa hoặc là bộ phái đóng góp nhiều trong lịch sử phát triển Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 13093)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 8089)
Phật dạy 20 điều khó không mang một sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống trên nền tảng của nhân quả... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 8658)
Đạo Phậtcon đường dẫn đến an vui giải thoát. Đức Phật là bậc đạo sư, là người dẫn đường chứ không phải là vị thần linh có quyền ban phước giáng họa cho ai... Hoàng Nguyên
(Xem: 9829)
Tam Nguyệt San Hải Triều Âm - Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975
(Xem: 10408)
Mục đích duy nhấtcuối cùng của con đường học Phật, tu Phật chính là thoát khỏi sinh tử. Trên đường đi tới điểm đích ấy, nền tảng chủ yếu hướng dẫn người tu Phật xuất gia lẫn tại gia không bị lạc lối được xem là sự nghiệp trí tuệ... Đoàn Ánh Loan
(Xem: 23359)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19446)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 10123)
Tuần San Đuốc Tuệ 1965 - Cơ Quan Phát huy tinh thần Phật Giáo, Khai triển văn hóa dân tộc - Miền Vĩnh Nghiêm trong GHPGVNTN 1965
(Xem: 8308)
Đặc San Hoằng Pháp Dharmaduta - Cơ Quan Truyền Bá Chánh Pháp Của GHPGVNTN 1973
(Xem: 24251)
Từ Điển Pháp Số Tam Tạng - Nguyên tác: Pháp sư Thích Nhất Như, Cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
(Xem: 8886)
Thế Thân, tác giả của bộ luận này vốn là một khai sĩ có quá nhiều truyền thuyết và ít nhiều sương khói trùm lên tiểu sử của ngài, đến nỗi cho đến nay, các học giả cũng chưa xác định được Thế Thân là ai.
(Xem: 8518)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
(Xem: 8048)
Những hố thẳm triết lý mà Phạm Công Thiện nhắc tới là những hố thẳm tuyệt vọng của triết lý Tây Phương khi chưa tìm ra ngỏ thoát... Quán Như
(Xem: 17814)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 9551)
Hãy hướng tâm vào bên trong và cố gắng tìm niềm vui ở bên trong. Chỉ khi tâm đã được kiềm chế và dẫn dắt đúng hướng thì nó mới có ích cho chủ của nó và xã hội.
(Xem: 8246)
Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn... Hoang Phong
(Xem: 24427)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant