Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

4. Khái niệm

07 Tháng Năm 201100:00(Xem: 17032)
4. Khái niệm

VI DIỆU PHÁP TOÁT YẾU

Nārada Mahā Thera - Phạm Kim Khánh dịch

Chương VIII

PACCAYA-SAṄGAHA-VIBHĀGO
Toát yếu về những duyên hệ

Paññattibhedo
Khái niệm

4.

Tattha rūpadhammā rūpakkhandho ca cittacetasikā- saṅkhātā cattāro arūpino khandhā nibbānañc'āti pañcavidham pi arūpanti ca nāman'ti ca pavuccati.

Tato avasesā paññatti pana paññāpiyattā paññatti, paññāpanato paññattī'ti ca duvidhā hoti.

Katham? Taṁ taṁ bhūtapariṇāmākāramupādāya tathā tathā paññattā bhūmipabbatādikā, sasambhārasanni- vesākāram'upādāya geharathasakaṭādikā, khandha pañca-kam'upādāya purisapuggalādikā, candāvattanādikam' upādāya disākālādikā, asamphuṭṭhākāram'upādāya kūpaguhādikā, taṁ taṁ bhūtanimittaṁ bhāvanāvisesañ ca upādāya kasiṇanimittādikā cā'ti evamādippabhedā pana paramatthato avijjamānā'pi atthacchāyākārena citt- uppādānamālambanabhūtā taṁ taṁ upādāya upanidhāya kāraṇaṁ katvā tathā tathā parikappiyamānā saṅkhāyati, samaññāyati, voharīyati, paññāpīyatī'ti paññattī'ti pavuccati. Ayaṁ paññatti paññapiyattā paññatti nāma.

Paññāpanato paññatti pana nāma nāmakammādi- nāmena paridīpitā.

Sā vijjamānapaññatti, avijjamānapaññatti, vijja- mānena avijjamāna paññatti, avijjamānena vijjamāna- paññatti, vijjamānena vijjamānapaññatti, avijjamānena avijjamānapaññatti c'āti chabbidhā hoti.

Tattha yadā pana paramatthato vijjamānaṁ rūpa- vedanādiṁ etāya paññāpenti tadāyaṁ vijjamānapaññatti. Yadā pana paramatthato avijjamānaṁ bhūmipabbatādiṁ etāya paññāpenti, tadāyaṁ avijjamānapaññattīti pavuccati. Ubhinnaṁ pana vomissakavasena sesā yathākkamaṁ chaḷabhiñño, itthisaddo, cakkhuviññāṇam, rājaputto'ti ca veditabbā.

Vacīghosānusārena sotaviññāṇavīthiyā
Pavattānantaruppanna manodvārassa gocarā.
Atthāyassānusārena viññāyanti tato paraṁ
Sāyaṁ paññatti viññeyyā lokasaṅketanimmitā'ti.

Iti Abhidhamatthasaṅgahe Paccayasaṅgahavibhāgo nāma aṭṭhamo paricchedo.

§ 4

Nơi đây các sắc pháp chỉ là sắc uẩn.

Tâm và những tâm sở, vốn bao gồm bốn uẩn vô sắc, và Niết Bàn, là năm loại pháp vô sắc. Các pháp ấy cũng được gọi là "danh" (Nāma).

Các pháp còn lại là những khái niệm (Paññatti) (39), vốn có hai loại: khái niệm như cái gì được biết đến, và khái niệm làm cho được biết đến.

Bằng cách nào?

Có những danh từ như "đất", "núi" v.v... được gọi như vậy theo phương cách biến đổi trạng thái của những nguyên tố; như danh từ "nhà", "xe bò" v.v... được gọi như vậy theo lối kết hợp những vật liệu; những danh từ như "người", "cá nhân" v.v... được gọi như vậy theo năm uẩn; những danh từ như "phương hướng", "thời gian" v.v... được gọi như vậy theo sự vận chuyển của mặt trăng v.v... ; những danh từ như "giếng", "hang động" v.v... được gọi như vậy theo lối không xúc chạm v.v...; những danh từ như đề mục Kasiṇa v.v... được gọi như vậy theo những nguyên tố và những phương cách khác nhau để trau giồi, rèn luyện tâm.

Tất cả những sự vật khác biệt ấy, mặc dầu theo ý nghĩa cùng tột (tức chân đế) thì không có hiện hữu, đã trở thành đối tượng của tâm dưới hình thức là những hình bóng của sự vật (cùng tột).

Những sự vật ấy được gọi là "paññatti", khái niệm, bởi vì người ta nghĩ đến, nhận ra, hiểu biết, biểu lộ, và làm cho được hiểu biếtlý do, theo nhận xét, đối với phương thức nầy hay phưong thức khác. Loại "paññatti", khái niệm, nầy được gọi như vậy bởi vì nó được làm cho biết như vậy.

Vì nó làm cho biết nên được gọi là "paññatti", khái niệm. Nó được mô tả là "danh", hay "nghĩa" v.v...

Khái niệm gồm sáu loại (40):

1. Một khái niệm thật sự có, 2. một khái niệm không thật sự có, 3. một khái niệm không thật sự có do một khái niệm thật sự có, 4. một khái niệm thật sự có do một khái niệm không thật sự có, 5. một khái niệm thật sự có do một khái niệm thật sự có, 6. một khái niệm không thật sự có do một khái niệm không thật sự có.

Thí dụ, nó làm cho được biết bằng một danh từ như "sắc", "thọ" v.v... chỉ những sự vật thật sự có hiện hữu, nên gọi nó là "khái niệm thật sự có".

Khi nó làm cho được biết do một danh từ như "đất", "núi" v.v... vốn không thật sự hiện hữu, nên gọi là "khái niệm không thật sự có".

Phần còn lại phải được hiểu bằng cách tuần tự phối hợp cả hai, thí dụ "người đã chứng sáu nhãn quan siêu thế", "tiếng nói của người phụ nữ", "nhãn thức", "con vua".

Tóm lược

Bằng cách theo dõi âm thanh của tiếng nói xuyên qua lộ trình nhĩ thức, vào lúc ấy, qua khái niệm của lời nói mà ý môn tiếp nhận, ý nghĩa (của lời nói) được hiểu biết.

Những khái niệm ấy phải được biết là tục đế, chân lý chế định.

Ðây là chương thứ tám đề cập đến Sự Phân Tách Những Duyên Hệ của sách Vi Diệu Pháp Toát Yếu.

Chú Giải

39. Paññatti, Khái Niệm.

Có hai loại paññatti, khái niệm, là: atthapaññatti, nghĩa khái niệm, và nāmapaññatti, danh khái niệm. Atthapaññatti, nghĩa khái niệm, là làm cho được biết, tức là đối tượng mà khái niệm đề cập đến. Nāmapaññatti, danh khái niệm, là cái tên đặt cho đối tượng.

Ðất, núi, v.v... được gọi là "saṇṭhāna-paññatti", hình sắc khái niệm, vì nó diễn đạt hình thể của sự vật.

Xe bò, làng v.v... được gọi "samūha-paññatti" là những khái niệm tổng hợp, bởi vì đó là tên gọi chung một tổng hợp, hay một nhóm sự vật.

Ðông, Tây v.v... được gọi là "disā-paññatti", những khái niệm về địa phương, bởi vì nó mô tả phương hướng của một vùng.

Sáng, trưa v.v... được gọi là "kāla-paññatti", những khái niệm về thời gian, bởi vì nó liên quan đến thời gian. Giếng, hang động v.v... được gọi là "akāsa-paññatti", khái niệm về không gian, bởi nó liên quan đến không trung.

Hình ảnh hình dung, hình ảnh khái niệm v.v... được gọi là "nimitta-paññatti", những khái niệm về hình tướng, bởi vì nó liên quan đến những dấu hiệu tinh thầncông trình trau giồi rèn luyện tâm thành đạt.

40. Sáu Loại Paññatti

1. Sắc, thọ v.v... có hiện hữu, trong ý nghĩa cùng tột (chân đế).

2. Ðất, núi v.v... là những danh từ áp dụng cho những sự vật thật sự không hiện hữu, trong ý nghĩa cùng tột.

3. Người chứng đắc sáu pháp siêu thế". Nơi đây trong ý nghĩa cùng tột (chân đế) không có người chứng đắc, nhưng có sự chứng đắc sáu pháp siêu thế.

4. "Tiếng nói của người phụ nữ". Nơi đây, trong ý nghĩa cùng tột (theo chân đế), thì có tiếng nói, nhưng người phụ nữ thì không thật sự có hiện hữu.

5. Nhãn thức. Nơi đây, trong ý nghĩa cùng tột thì có phần nhạy của con mắt và có sự thấy, hay nhãn thức, tùy thuộc nơi phần nhạy của mắt. Cả hai đều có.

6. Con ông vua. Nơi đây, theo chân đế thì không có ông vua mà cũng không có con ông vua.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6982)
Trồng nhân thiện nhất định được quả thiện, tạo ác nghiệp nhất định chiêu quả khổ.
(Xem: 8782)
Sinh thuận, tử an là một phước báo lớn của con người. Một khi chưa biết nghiệp duyên của mình sẽ chết bình an hay bất an thì hãy cố gắng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 8479)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt MaBác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây.
(Xem: 8017)
Tất cả mọi người ai cũng mang thân này và cho đó là thân mình. Chúng ta mang thân suốt cuộc đời và nhận nó là thân mình nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta có thật biết rõ về nó chưa?
(Xem: 7772)
Phải lâu lắm người ta mới quen với ý niệm về tái sinh. Tôi đã đi qua nhiều tầng bậc trong tiến trình đạt đến sự thuyết phục trong vấn đề ấy.
(Xem: 6965)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng...
(Xem: 13839)
Ngày nay trong sự tu học, chúng ta thường được hướng dẫn áp dụng chánh niệm (mindfulness) vào trong mọi vấn đề.
(Xem: 7573)
Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu người tu thiếu sự kiểm soát, thiếu tích cực, chúng ta dễ lạc vào lối dở dở ương ương, không đi tới đâu hết.
(Xem: 9329)
Chúng ta cần nên làm quen với những tâm thái tốt, nhưng theo thói quen, chúng ta thường có những vọng tưởng phiền não, như sân hận, gây nên những chướng ngại lớn cho bản thân.
(Xem: 7861)
Khi chúng ta nói về nghiệp thì nó là một giải thích cơ bản về lý do và cách những kinh nghiệm vui buồn của chúng ta lên xuống ra sao, đó là tất cả những gì thuộc về nghiệp.
(Xem: 7798)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế...
(Xem: 7362)
Bố thí là một trong những hạnh lành căn bản mà những người con Phật thường thực thi trong đời sống hàng ngày.
(Xem: 7751)
Sống trên cõi đời, ai cũng muốn nắm giữ đủ thứ hết, giữ không được thì sinh ra tiếc nuối, buồn khổ.
(Xem: 7478)
Câu mở đầu trong hiến chương của Tổ chức Unesco trên đây phản ảnh rõ rệt lời dạy thật thâm thúy của Đức Phật qua câu thứ nhất trong kinh Pháp Cú.
(Xem: 8685)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ-tát Quan Thế Âm.
(Xem: 11093)
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ai cũng biết, ai cũng đọc như thần chú để an ủi cõi lòng mỗi khi phiền muộn , cũng là câu mà Lục tổ Huệ Năng hơn ngàn năm trước, chỉ nghe lómđại ngộ...
(Xem: 15461)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 19245)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14933)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 8848)
Phật tử, chúng ta phải hiểu biết đúng về tam quy, giới luật, nhân quả, nghiệp, nghiệp đạo, quả báo của nghiệp, để nhận định sự khác nhau giữa vị trígiá trị, mục đích của pháp và luật.
(Xem: 8845)
Giáo lý thập như thị xuất xứ ở phẩm Phương tiện của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là một bộ kinh đại thừa xiển dương tinh thần Nhất Phật thừa...
(Xem: 14696)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 15297)
Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) - Việt - Anh; Vietnamese - English, Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
(Xem: 8543)
Chúng ta tìm thấy một nguồn sinh lực rạt rào của kinh tạng Pàli mà các học giả đều công nhận là gần với thời Phật nhất, ghi lại những lời dạy của Ngài qua 49 năm du hóa.
(Xem: 11000)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năngVĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana.
(Xem: 11345)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8726)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9093)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 19796)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 24717)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 8834)
Trong Phật giáo, tùy theo mỗi tông phái, mỗi xứ sở mà các tăng sĩ có chế độ thực phẩm độ nhật khác nhau. Sự khác nhau trong việc thọ nhận thực phẩm này trước hết được đặt cơ sở trên những bản kinh mà mỗi truyền thống Phật giáo thừa nhận...
(Xem: 9152)
Tánh khôngTính không cùng một ý nghĩa, một pháp không hai; từ ngữ Phật học “Tánh không” do người miền Nam Việt Nam thuyết giảng biên soạn
(Xem: 10823)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Đạo Phật. Dân chúng thường nói "Đạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
(Xem: 9028)
Khi chúng ta nói về Ba Ngôi Tôn Quý - Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo - như những đối tượng của quy y, tất cả có thể là những đối tượng nhân quy y hay đối tượng quả quy y.
(Xem: 7931)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thânHóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 8820)
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy...
(Xem: 8311)
Sau khi phát sinh tinh thần Giác Ngộ - tâm bồ đề, quý vị tiếp theo thọ nhận những sự thực hành Bồ tát thật sự. Chư Bồ tát ngưỡng mộ đạt đến thể trạng toàn giác.
(Xem: 7329)
Xuất bản tháng 1 năm 2015
(Xem: 11151)
Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánhPhật giới (buddha-dhātu), v.v..., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều
(Xem: 7412)
Đây là những bài khai thị buổi sáng của hòa thượng Tịnh Không cho đồng tu tại Hoa Tạng Đồ Thư Quán, chưa được hòa thượng giám định.
(Xem: 8298)
Hôm nay chúng ta sẽ nói về tinh thần giác ngộ và việc giúp đở người khác. Tất cả những truyền thống tôn giáo nhấn mạnh lòng vị tha trong cách này hay cách khác.
(Xem: 17711)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 44239)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 45513)
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối.
(Xem: 45087)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 10648)
Tác phẩm “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” vốn là “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” trước đây, đã được xuất bản lần thứ nhất vào năm 2004, là tuyển tập những bài viết và dịch của tác giả
(Xem: 8575)
Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Đó là tai họa lớn.
(Xem: 7584)
Mạt phápthời kỳ thứ ba sau Chánh phápTượng pháp. Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1.000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm.
(Xem: 7606)
Việc làm rất thiện, rất lành Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi Chẳng ăn năn, lại mừng vui Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 7396)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây...
(Xem: 12136)
Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Phật thành đạo năm 35 tuổi, sau đó đi thuyết giảng suốt 45 năm còn lại cho đến khi Bát-Niết-bàn năm 80 tuổi.
(Xem: 7957)
Thế gian như không hoa, tất cả pháp như huyễn, thế gian hằng như mộng, khổ ở thế gian cũng như thế, chỉ như bóng lòa thoáng hiện liền mất, đâu thực có thế gian khổ để phải lìa?
(Xem: 8445)
Kể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi.
(Xem: 9200)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt...
(Xem: 8128)
Cao tăng truyệnmột thể loại sử ký của Phật giáo Trung Hoa, ghi lại truyện tích và cuộc đời hành đạo của chư vị Cao tăng.
(Xem: 8922)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh.
(Xem: 8038)
Thời gian có lẽ là một phạm trù gây nên những băn khoăn nhiều nhất cho triết học, khoa học, tôn giáocon người nói chung bởi nó là điểm trụ của mọi hình thái tồn vong vũ trụ.
(Xem: 8201)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy.
(Xem: 8703)
Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
(Xem: 16362)
Từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Việt Nam, các dòng truyền thừa lịch đại chư vị tổ sư...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant