Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Thiền con đường chuyển hóa

09 Tháng Mười 201100:00(Xem: 13273)
03. Thiền con đường chuyển hóa

CÁC BÀI
HỌC PHẬT
PHÚC TRUNG Huỳnh Ái Tông

Phần 3: THỰC HÀNH

Thiền con đường chuyển hóa

Hậu bán thế kỷ 20, Phật Giáo Việt Nam được phục hưng và phát triển, các hội đoàn Phật Giáo, các Phật học đường, Phật Học viện cấp Trung Học đến Ðại Học được thành lập từ Nam chí Bắc, chư Tăng được gửi đi du học nước ngoài, kết quả sau cuộc tranh đãu năm 1963, Phật Giáo Việt Nam đã tiến triển vược bực. Ðó là thành lập Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, một tổ chức Phật Giáo có cơ sở từ hạ tầng đến trung ương khắp toàn quốc, thống nhất được hai Tông phái Nam và Bắc Tông, thành lập Viện Ðại Học Vạn Hạnh.

Những thành quả trên đã củng cố đức tin của người Phật tử, thành phần Phật tử trẻ cũng như già ưa chuộng đến chùa Lễ Phật, tụng kinh, nghe thuyết pháp nhất là thực hành Thiền. Tại Sàigòn, những khóa tu Thiền do Thiền sư Thích Tâm Giác mở ra ở chùa Giác Minh, không còn chỗ cho người ta tham dự, rồi người ta học Thiền với Thiền sư Nhất Hạnh, Thanh Từ, tiếp nối người ta học Thiền với Ðại Ðức Chân Thiện ở Thiền Viện Vạn Hạnh, nhiều người học Thiền theo Pháp Lý Vô Vi của ông Tư (Ðỗ Thuần Hậu), hay ông Tám (Lương Sĩ Hằng), với phái Hồng môn (gọi là nhập thất, mỗi Thất là 7 ngày không ăn chỉ uống nước vẫn làm công việc như bình thường, cao nhất là nhập 7 thất).

Những người học và hành thiền theo các lớp trên, có những người đạt đạo tôi không được biết nhưng những người đã thất bại vì hành thiền tôi có biết đôi người:

Người thứ nhất, trong ban Quân nhạc Không quân, nhạc sĩ Nguyễn Quang Vui và Ngô Mạnh Thu nay định cư ở California có biết người đó, lần sau cùng anh ta tuyên bố nhập 7 thất (49 ngày), nhưng gần 49 ngày, bạn bè phát hiện anh ta đã chết, dưới giường nằm có một cái bếp điện, từ đó người ta suy luận trong người lạnh, anh ta phải dùng bếp điện để sưởi, nhưng không thể sưởi được vì đã bị “tẩu quả nhập ma.”

Người thứ hai, tôi được biết đó là vị cựu Hiệu trưởng một trường Trung Học Kỹ Thuật tại Sàigòn. Sau 1975, được một người dạy thiền, ông ta hành thiền một thời gian thì có kết quả là thấy được hào quang của mọi người, nhưng sau khi đọc kinh Duy Ma Cật, ông ta kết luận đó là tà đạo, nên không hành thiền nữa. Chừng một năm sau ông ta bị “tẩu quả nhập ma”, ban đêm không ngủ, cứ đi loanh quanh trong nhà, miệng nói lãm nhảm chuyện nọ kia. Chẳng những vậy, khi đi làm việc ở Hợp Tác Xã Cơ Khí Quang Minh Gò Vấp, người Phó Chủ Nhiệm cho biết, anh ta vẫn làm việc nhưng miệng cứ nói lãm nhảm những chuyện không liên quan đến việc làm.

Tôi có đến nhà thăm ông ta, người vợ xác nhận ông ta bị “tẩu quả nhập ma”, còn ông ta nói với tôi: “ - May mà tôi dừng lại sớm, nếu không chẳng biết bây giờ tôi đã ra sao!”. Sau nầy ông ta có sang Mỹ, định cư ở Oregon bề ngoài trông bình thường nhưng hàng ngày vẫn phải uống thuốc trị bệnh thần kinh, và ông ta đã mất vào lễ Tạ Ơn năm 1999.

Hồi còn ở trong trại Học Tập Cải Tạo, tôi muốn hành thiền cho đúng phương pháp, có một anh bạn mượn một quyển tập chép tay, ghi lại phương pháp hành thiền của Bà H. P. Blavasky, đây là phương pháp Thiền của Hội Thông Thiên Học (The Theosophical Society), tôi có hành một thời gian ngắn rồi bỏ, vì lý do: Trong Trại làm việc mệt nhọc, lúc ngồi Thiền bị hôn trầm (ngủ gật), tôi sợ phương pháp ấy người ta ghi theo trí nhớ, nếu ghi sai hành theo dễ bị tẩu quả nhập ma. Bây giờ nghĩ lại, lý do thứ nhất tôi đã sai lầm, lý do thứ hai có thể đúng.

Thật ra Hội Thông Thiên Học (1) có phổ biến phương pháp Thiền một cách tổng quát như Như Lai Thiền cho người sơ cơ, phương pháp thực hành của họ có những khóa tu, đặc biệt là họ có Trường Bí Giáo, trường nầy chỉ thu nhận những hội viên ưu tú của họ và do một thành viên (học viên) của trường giới thiệu, các học viên tuyệt đối không được phép tự xưng mình là học viên của Trường bí giáo, cũng không được phép nói cho người khác biết bất cứ ai là thành viên của Trường bí giáo. Chính nơi trường nầy, họ mới dạy Thiền tích cực hơn, phương pháp tốt nhất để đạt Ðạo. Họ cho biết rằng nhiều phương pháp không thể phổ biến, vì “bàn môn tả đạo” biết được những phương pháp ấy, họ sẽ luyện để đạt được những quyền năng (thần thông), như thế có hại tới sự an nguy của xã hội hơn là có lợi cho một nền hoà bình.

Hội viên Thông Thiên Học không bắt buộc, nhưng họ khuyến khích ăn chay trường vì lòng từ bi cũng có, nhưng nó cũng nhằm chuyển hóa thể xác này. Nếu chúng ta yêu cầu một hội viên Thông Thiên Học dạy ta tu Thiền, để mở những quyền năng, họ sẽ khuyên ta: “Anh (hay Chị) cứ hành Thiền và hằng ngày hằng giờ sửa chữa tánh tình, khi Chân sư thấy anh chị tốt rồi, họ sẽ dạy cho Anh (Chị), bây giờ Anh (Chị) mở được những quyền năng thì có hại hơn là có lợi cho bản thân và xã hội”.

Phương pháp Thiền của Hội Thông Thiên Học, thông thường dưới nhãn quan Phật Giáo, được xếp vào loại Ngoại Ðạo Thiền, sở dĩ chúng tôi nói qua, mục đích để cho thấy họ chú trọng là phải sửa chữa tánh tình trước, rồi mới dùng Thiền để đạt đến bước tu cao hơn.

Trở lại việc hành Thiền của chúng ta, chúng tôi chỉ muốn bàn đến trường hợp cư sĩ hành thiền mà thôi. Bởi vì chư Tăng, Ni dù là Nam Tông hay Bắc Tông, dù hành Tổ sư Thiền hay Như Lai Thiền, dù ở trong Thiền Viện hay am, thất chư Tăng, Ni đều phải nghiêm trì giới luật, hằng giờ phải thúc liễm thân tâm.

Tuy nhiên có những vị Tăng tuy thuộc Thiền Tông nhưng từ lâu đã thất truyền, không được “giáo ngoại biệt truyền”, nên sự hành Thiền của những vị Tăng nầy không chắc là chánh thống.

Ðọc những sách Thiền chúng ta thấy rằng chư Tăng hành Thiền theo Tổ sư Thiền, họ quên ăn, bỏ ngủ, đi đứng nằm ngồi đều ấp ủ “Công Án” hay “Thoại Ðầu”, cho nên chúng ta thường nghe nói Tọa Thiền, Thiền Hành, Ngọa Thiền.

Xin trích dẫn một đoạn của Mông Sơn Ðức Dị (2) thuộc dòng Thiền của Ngũ Tổ Sơn Pháp Diễn (chết năm 1104) kể lại những kinh nghiệm thiền của mình như sau:

“Năm 20 tuổi tôi mới quen biết với Thiền, cho đến 32 tuổi, tôi đã thăm viếng 17, 18 Thiền sư, hỏi họ về cách thực hành pháp môn Thiền, nhưng không ai chỉ ra manh mối. Sau nầy, khi đến tìm trưởng lão Hoàn Sơn, ngài dạy tôi phải nhìn vào ý nghĩa của chữ “VÔ” và nói thêm “Hãy chăm chú vào chữ VÔ suốt cả ngày đêm không ngừng nghỉ, như con mèo đang rình chuột, như gà mái ấp trứng. Khi chưa thấy rõ hãy như con chuột gặm nhắm cái hòm gỗ và đừng bao giờ xao lãng công phu như vậy, chắc chắn thời cơ bừng sáng của tâm ngươi sẽ đến...”

Còn hành thiền Minh Sát Tuệ, thuộc Nam Tông, chúng tôi trích một phần trong bài Thiền Quán Ở Thiền Ðường của Thích Thiện Nghiêm (3):

“Hành Thiền Minh Sát tích cực (gọi là thanh lọc tâm) giới luật hết sức nghiêm khắc - Vì giới có trong sạch thì tâm mới định, khi tâm định thì trí huệ mới phát sanh. Khi thiền sinh tham gia hành thiền cuộc sống hoàn toàn đảo lộn, thiền sinh chỉ sống có tâm mà thôi. Không có ta mà cũng chẳng có gì cả. Ði đứng nằm ngồi là là do sự chuyển động của thân theo ý muốn của tâm. Thiền sinh phải từ tốn, chậm rãi như thể đui, điếc, bệnh và chết.

Ngày và đêm thiền tọa 7 giờ- thiền hành 7 giờ - ngủ 4/24 giờ.

Phải luôn luôn chánh niệm giữ tâm ở yên một chỗ trong đề mục, ghi nhận tất cả những gì đang xảy ra ở thân và tâm như thế nào thi biết như thế đó; không phân tách suy nghĩ, không phản ánh, không nhận xét, ghi nhận quan sát thật kỷ mọi chuyển động của thân và tâm không bỏ sót một chi tiết nào, chánh niệm liên tục không dứt khoảng từ 3 giờ sáng, vừa thức dậy cho đến 11 giờ đêm rồi vào ngủ, qua sáng hôm sau. Cứ như vậy. . . như vậy nối tiếp nhau liên tục, cho đến khi nào thiền sinh cảm thấy không còn muốn hành thiền nữa ...”

Ðó là phương pháp hành thiền chánh thống của các tu viện Phật Giáo, người cư sĩ không thể nào tu tập được, bởi vì người cư sĩ còn phải làm những công kia việc nọ trong đời sống hàng ngày, phải tham gia các hoạt động xã hội, gánh vác công việc gia đìnhbản thân. Mọi thứ làm cho người ta khó giữ được luôn trong chánh niệm.

Bài Rời Khỏi Chiếu Thiền của L.T.L. đăng trên Trang Nhà BuddhaSasana (4), cho chúng ta thấy rằng, người hành Thiền chỉ hành trong thời gian rất ngắn, thời gian còn lại tâm trí bận rộn vào mọi thứ trên đời, cho nên phải tập sống một đời sống giản đơn, con người sẽ đạt được hạnh phúc. Theo Janet Luhrs, biên tập của báo Simple Living Journal, bước ban đầu để đi đến cuộc sống đơn giảntheo dõi, chú tâm vào tất cả những việc làm, hành động của chúng ta suốt cả ngày. “Chỉ có sự chú tâm mới dắt chúng ta đi đúng đường”.

Trong Bát Nhã Ba La Mật Ða Tâm Kinh, một đoạn ngắn rất quan trọng, nó là bản lề của cánh cửa Thiền, xin ghi ra nguyên câu cho dễ hiểu: “... Bồ Ðề Tát Ðõa y Bát Nhã Ba La Mật Ða cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn …” nghĩa là: “ . . . nên Bồ Tát y theo Bát Nhã Ba La Mật Ða, tâm không ngăn ngại, vì không ngăn ngại nên không sợ hải, xa hẳn điên đảo, mộng tưởng cuối cùng đạt tới niết bàn ...” ngoài việc tâm chúng ta duyên theo các giác quan, nó còn tưởng việc nọ tưởng việc kia, cái tư tưởng ấy dễ làm cho người ta toại nguyện. Ví dụ như chúng ta mơ tưởng mình sẽ trúng số, có tiền rồi chúng ta sẽ giúp đỡ bạn bè, cho những người nghèo khó, bệnh tật, cúng dường chư Tăng, Ni, cúng vào quỹ xây cất chùa chiền ... đều là nghĩ đến việc thiện cả, cho nên chúng ta cảm thấy mình được hạnh phúc, cái hạnh phúc ấy do ta mơ tưởng rất dễ dàng, người đời thường cho đó là dệt mộng.

Ðó chính là mộng tưởng người hành thiền phải xa rời nó, có nghĩa là ta đừng để cho tư tưởng hay đúng hơn là tâm của mình chạy theo mộng tưởng đó (viễn ly điên đảo mộng tưởng), mộng tưởng như thế tức là vọng tưởng, đã có vọng tưởng thì tâm không định, tâm không định cũng có nghĩa là không có tu.

Muốn cho tâm lúc nào cũng định, chúng ta phải chú tâm vào từng động tác đang làm, quét nhà ta chú tâm vào từng đợt chổi quét đùa các rác rến, chạy xe ta phải để tâm chú ý vào con đường và những xe cộ phía trước, khi ở sở làm, làm công việc gì ta phải chú tâm vào công việc đó, từng phút từng giây không xao lãng.

Trong Tranh Chăn Trâu, người chăn phải nắm dây dẫn trâu tượng trưng cho người hành thiền phải chế tâm, phải cột cái tâm mình lại ở một chỗ cho nó Ðịnh, gìn giữ nó từng phút từng giây.

Trong bài giảng của Hòa Thượng Thanh Từ tại Thiền Viện Trúc Lâm ngày 11 tháng 10 năm 1996, nói về đường lối tu tập của thiền viện, Hoà Thượng giảng người tu thiền phải hành thiền suốt cả ngày, Ngài giảng về trường hợp những người cư sĩ, khi ở sở làm:

“Làm việc gì thì phải chuyên tâm vào việc đó. Bởi vì làm việc gì chăm chú vào đó, không lo ra thì không có vọng tâm. Như thế là định tâm, đó là tu trong Ðịnh.”

Người hành thiền chớ nghĩ rằng mình công phu 1 hay 2 giờ là đủ, khi thiền người ta chặt đứt các vọng tưởng, chỉ để tâm chuyên chú vào một đề tài, chẳng hạn như đếm hơi thở là tâm chỉ tập trung hơi thở vào, hơi thở ra để định tâm. Vậy thì khi đi, đứng, nằm, ngồi làm việc gì chúng ta cũng phải chú tâm vào đó, đó cũng là định tâm từng giờ, từng phút, đó là chúng ta đã hành thiền khi đi, đứng, nằm, ngồi.

Một người hành Thiền cần phải có những trợ duyên như nên ăn chay trường, tập bố thí, cúng dường, mở tâm đại bi, bởi vì khi hành thiền một thời gian, người ta sẽ đạt được định tâm nhiều hoặc ít, tâm định rồi nó có quyền năng mạnh mẽ, nếu tâm ấy không được tu tập cho thuần hậu thì nó sẽ làm những điều sằng bậy. Xảy ra trường hợp này, người ta quy cho Nghiệp chướng nó hành, quy cho quỷ vương nó phá.

Thật ra vì người ta hành Thiền mà không chú trọng Tu Tâm, không tuân thủ hành trì giới luật. Người cư sĩ hành thiền là tập tu theo giới xuất gia không thể chỉ thực hành có một mặt, còn mặt khác thả lõng, buông lung, chẳng những nó không chuyển hóa được đời sống tâm linh của mình, không mang lại được kết quả tốt đẹp nào, có khi còn làm hại cho bản thânhiện kiếp và ở cả tương lai.

Hành thiền như thế để đạt được cái gì ? Ðược phép thần thông không ? Xin thưa là thông thường, người hành thiền không đạt được phép thần thông gì hết, không biết làm mưa, gọi gió, không biết được quá khứ cũng như vị lai, nhưng nếu hành thiền tích cực và đúng pháp, chắc chắn sẽ đạt được thứ thần thông khác, đó là: “Tâm Tịnh thì Trí huệ sanh”. Ðó là con đường chuyển hóa tâm linh, để chuyển nghiệp và giải trừ đau khổ.

*

( 1 ) Hội Thông Thiên Học Việt Nam do các ông Bạch Liên Phạm Ngoc Ða, Chánh Trí Mai Thọ Truyền, Nguyễn Văn Lượng (chủ nhà thuốc Nhành Mai) . . . thành lập.
( 2 ) Thiền Luận tập Trung của Daisetz Teitaro Suzuki trang 158.
( 3 ) Nguyệt San Phật Học số 40 trang 24.
( 4 ) Trang nhà BuddhaSasana : http://www.saigon.com/~anson

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8257)
Giới Thiệu Tóm Tắt Về Bộ Trung Quán Trong Tạng Luận Theo Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tân Tu ... Đào Nguyên
(Xem: 7840)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
(Xem: 7884)
Bạo lực, khủng bố đã xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau trong những trường hợp khác nhau có liên quan đến cuộc đời của đức Phật... Thích Huệ Pháp dịch
(Xem: 9001)
Chánh Ngoa Tập (Uốn nắn những điều sai ngoa) trích từ bộ Vân Thê Pháp Vựng, Đời Minh, chùa Vân Thê ở Cổ Hàng, Sa-môn Châu Hoằng soạn, Như Hòa dịch.
(Xem: 26190)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
(Xem: 13860)
Các tác phẩm Phật giáo viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit xuất hiện sau khi Pāṇini đã hoàn thành việc chuẩn hóa tiếng Phạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4 trước dương lịch.
(Xem: 28021)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 19889)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
(Xem: 7797)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
(Xem: 7641)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứhiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
(Xem: 7502)
Khái quát trên đủ thấy Ðại Tạng kinh Hán văn là một bảo vật vô giá của Phật giáo và chung cho cả nền văn hóa thế giới... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 8063)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 9771)
Trên thực tế, tất cả giáo huấn của Đức Phật đều nhằm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp tiếp cận thật sự rất hợp lýthực tiễn.
(Xem: 22787)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 16947)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
(Xem: 8591)
Đức Phật A Di Đà không tự làm cho tội của chúng sanh tự tiêu hủy, mà cảnh giới của Ngài là nơi những chúng sanh ấy có thể nương nào đó để tồn tạitiến tu thêm nữa... HT Thích Như Điển
(Xem: 10420)
Phương pháp chuyển hóa tâm thức của Đạo Phật không chỉ là một vấn đề niềm tin mà cũng là một niềm tin đạt đến được qua thiền phân tích... Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 10600)
Sau khi dạy cho chúng ta hiểu khổ là gì và nguồn gốc của khổ, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường diệt khổ, tức là Bát Chánh Đạo...
(Xem: 11293)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần TàiThổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
(Xem: 9915)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
(Xem: 10584)
Muốn được giải thoát, trước hết chúng ta phải quan sát sự vật một cách thật cặn kẽ để có thể biết được và hiểu rõ bản chất thật sự của chúng.
(Xem: 12727)
Ý niệm về kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa song hành với ý niệm về hai sự thật: Sự Thật Tương ĐốiSự Thật Tuyệt Đối.
(Xem: 8816)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
(Xem: 19889)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20859)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21412)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13471)
Phật pháp ẩn tàng trong tất cả sự sự vật vật, và con đường giác ngộNhư Lai tuyên thuyết vốn dành cho tất cả chúng sinh có duyên được tiếp cận với đạo Phật.
(Xem: 10584)
Biết thân là huyễn mộng còn khó vứt bỏ huống hồ người chẳng giải ngộ. Nương vào lời Phật mà hành, tự ta mới có thể chuyển mệnh...
(Xem: 9559)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh...
(Xem: 26799)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 10764)
Những Tỷ-kheo trong hội chúng bậc Thánh rõ biết “Đây là khổ”. Vì thấy rõ khổ nên nhàm chán, viễn ly, không tham danh vọng...
(Xem: 12149)
Trung quán tông luận phá mọi kiến giải về Thực tướng, không phải để phủ nhận Thực tướng mà để đưa đến Prajña (trí tuệ Bát-nhã)...
(Xem: 30945)
Đây là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch...
(Xem: 14156)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
(Xem: 11163)
Môn Nhân minh học Phật giáo dạy chúng ta tư duy đúng đắn để có nhận thức đúng đắn, là chìa khóa của mọi thành công ở đời.
(Xem: 11108)
Ý thức sâu sắc của người Phật tử đối với tầm quan trọng thực tiễn của hiện tại khiến cho họ năng động hơn, tỉnh táo hơn, làm việc hết mình trong hiện tại.
(Xem: 11257)
Đạo Phật nhắc nhủ chúng ta, muốn giác ngộgiải thoát, đi theo con đường Phật chỉ bày thì phải đi, phải tu, chứ không thể nói suông được.
(Xem: 11651)
Tất cả Phật tử chúng ta hãy sống thiện như những cái cây có bộ rễ toàn hút những chất ngọt trong đất. Nhất định đời sống chúng ta sẽ an lạc hạnh phúc.
(Xem: 12756)
Để dạy Vô ngãVô phân biệt trong khi hành động theo cách phân biệt kỳ thị là không phù hợp lời nói với hành động.
(Xem: 24084)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 14935)
Hiện tại là giờ phút duy nhất mà mình có thể chọc thủng được bức màn thương đau, bức màn vô minh để có thể tiếp xúc được ngay với an lạc, với hạnh phúc, với tuệ giác.
(Xem: 11657)
Góp duyên để người xuất gia hoàn thành sứ mạng thiêng liêng đồng nghĩa với hạnh nguyện hộ pháp.
(Xem: 20277)
Nếu ai bị ái làm khổ thân mà diệt được thì gọi là cứu cánh, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh vô dư (Niết-Bàn).
(Xem: 10624)
Trong các thứ hạnh phúc, được thực tập và sống theo lời Phật dạy là an vui, hạnh phúc lớn nhất. Nhờ đó, ta có được bình yên, hạnh phúc thật sự...
(Xem: 10395)
Muốn vô hiệu hóa cơn giận, trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta hãy thường xuyên quán chiếu, xem xét sâu vào nội tâm để ta luôn tỉnh giác từng tâm niệm của mình.
(Xem: 12295)
Xin hãy đọc Kinh điển với tâm sáng suốt thanh tịnh, không vội tin chắc vào bất kỳ điều gì, mà phải nỗ lực thông qua sự hành trì thực nghiệm...
(Xem: 11513)
Sự thật về mọi sự là vô thường, khổ, vô tự tánh, vô ngã, giả hợp, như mộng, như huyễn được đạo Phật gọi là chân lý tuyệt đối, tối hậu (chân đế).
(Xem: 14309)
Cùng với chánh niệm thường trực, tàm và quý chính là hai nhân tố vô cùng quan trọng để mỗi người tự răn nhắc mình hướng thượng và thăng hoa.
(Xem: 11965)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
(Xem: 24662)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 12365)
Chúng ta phải cố gắng loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực - vô hạn lượng - đặc biệt trong sự thực hành Phật Giáo...
(Xem: 22309)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 12578)
Đối với nhà Phật cho là con người ai cũng có Phật tánh, mà có Phật tánh tức là có tánh tốt.
(Xem: 12728)
Có thể nói, sự hiểu biết đúng đắn thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật sẽ tạo cho mỗi người một ý thức trách nhiệm rất cao đối với cá nhân mình và xã hội.
(Xem: 12648)
Đã là người đệ tử thì chúng ta phải tin và hành theo lời dạy của Phật, đó mới đúng là người đệ tử chân chánh, biết tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa trọn vẹn.
(Xem: 16833)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống...
(Xem: 13775)
Bất cứ một hiện tượng nào được phát sinh ra cũng đều phải nhờ vào một sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và nhiều điều kiện...
(Xem: 13058)
Cách tốt nhất để vượt thắng những điều không may, hay những thứ xui xẻo hãy tự mình làm nên những công đứcthiền quán về tánh không...
(Xem: 13527)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly...
(Xem: 12620)
Với người xuất gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọng cung kính...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant