Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

09. Aung San Suu Kyi và hồn của nước

24 Tháng Giêng 201200:00(Xem: 13448)
09. Aung San Suu Kyi và hồn của nước
AUNG SAN SUU KYI VÀ HỒN CỦA NƯỚC
Cao Huy Thuần


blankDù đêm tăm tối bao nhiêu, mặt trời vẫn lại mọc. Sự thực đó, thế giới đang thấy ở Myanmar. Nhưng có một sự thực khác nữa thế giới cũng vừa thấy qua con người của bà Aung San Suu Kyi: cường bạo đàn áp bao nhiêu, sức mạnh tinh thần vẫn thắng. Bà nói như thế từ lâu, nghe khó tin. Nhưng sự thực đã là sự thực. Ai cho bà sức mạnh đó? Cái hồn của nước bà. Cái hồn ấy, ai cũng biết: đạo Phật của bà.

Tất nhiên, bà còn có niềm tin mãnh liệt về dân chủ. Nhưng đó không phải là điều tôi muốn nói ở đây. Tôi chỉ muốn tìm hiểu tại sao một nước theo Phật giáo nguyên thủy như Myanmar, trong đó các sư sãi thường ít lo lắng đến chuyện xã hội bằng chuyện tu hành bản thân, lại diễn ra những quang cảnh tấn công chùa chiền, bắt bớ tăng ni, làm như thử Phật giáo ở Miến Điện đã “dấn thân” tự bao giờ trong chính trị.

Có thật thế chăng? Và nếu có liên hệ thì tôn giáo và chính trị đã liên hệ với nhau như thế nào trong lịch sử? Tôi không có tham vọng trả lời câu hỏi có tính nghiên cứu đó trong một bài báo xuân ngắn ngủi. Tôi chỉ xin kể, và kể rất giản lược, vài chuyện có liên quan đến câu hỏi đó để điểm lại quá khứsuy đoán tương lai.

Chuyện đầu tiên mà tôi muốn kể là từ bao giờ dân tộc Miến Điện mang cái hồn ấy. Từ xa xưa. Và bởi vì quá xa xưa nên sự thực lịch sử nhiều khi trộn lẫn với truyền thuyết. Người dân Miến Điện kể rằng đức Phật đã đến đất của họ lần đầu bằng tóc của Ngài. Chuyện này có thật trong kinh. Sau khi đức Phật thành đạo và đang tĩnh tọa dưới cây bồ đề thì có hai thương nhân từ phương xa đi qua đó. Họ cung kính dâng thức ăn cho Ngài và xin quy y. Đó là hai đệ tử đầu tiên của Phật. Khi về lại xứ, họ xin Ngài vài sợi tóc để thờ. Nhà vua xây tháp để thờ tám sợi tóc. Tháp ấy bây giờ là ngôi chùa vàng danh tiếng Shwedagon ở cựu thủ đô Yangon.

Lần thứ hai, đức Phật đến bằng chân. Một thương nhân khác, tên là Punna, đã đến tận Savatthi, nơi đức Phật đang thuyết giảng, và được Ngài thâu nhận vào tăng chúng. Sau một thời gian tu học, ông xin Phật cho đi giáo hóa. Phật nói: dân xứ ấy dữ lắm, ông giáo hóa bằng cách nào? Ông thưa: con sẽ không bao giờ giận dù cho họ giết con. Chuyện này cũng có thật trong kinh. Nhưng chi tiết tiếp theo thì tôi chưa thấy ở đâu.

blankPunna giáo hóa thành công, xây được một tu viện, và mời Phật đến thăm. Ngài đến với 500 vị tăng. Khi trở về, đức Phật dừng chân bên sông Nammada, gần dãy núi Saccabandha. Một vết chân của Ngài in dấu không phai gần bờ sông, một vết chân khác in dấu trên núi.

Hai vết chân bây giờ là hai thánh tích, ngày xưa được vua thờ, ngày nay là đất hành hương của dân chúng.

Đức Phật còn để lại cả hình ảnh của Ngài. Truyền thuyết ghi rằng bức tượng thờ ở chùa Mahamuni cho đến năm 1784 là do vua và dân tạc sau khi được đón rước Phật tại vương quốc Dhannavati. Tượng ấy sau đó được thỉnh về chùa Arakan ở Mandalay.

Tất cả những sự kiện, vừa lịch sử vừa truyền thuyết đó, nói lên một điều: người dân Miến Điện hãnh diện về nước của mình như là đất của Phật, Phật đã đến đó và đã để lại xá lợi cho dân.

Hơn ở đâu hết, đất đó còn là đất Phật vì gần 90% dân số cùng thờ một đạo. Hơn ở đâu hết, người dân dù nghèo đến bao nhiêu cũng thực hành công đức như một nếp sống bình thường, cúng dường chư tăng, tô điểm chùa chiền.

Người bên ngoài, Tây phương và cả không Tây phương, đều không hiểu tại sao dân chúng nghèo như thế mà vẫn chắt chiu dành dụm để kiếm chút vàng làm rực rỡ thêm tượng Phật. Họ không hiểu, nhưng chính điều không hiểu đó đã làm người Miến Điện thành người Miến Điện.

Hành trì công đứclẽ sống của người dân Miến. Tạo công đức ở kiếp này làm họ vui. Càng nhiều công đức càng vui. Kiếp này họ vui, kiếp sau họ hưởng. Sống là như vậy. Không phải ăn, mặc, nhà cao cửa rộng là căn bản. Tu ấy là tu phước, nhưng cũng là tu hạnh, hạnh ấy là bố thí, là biết cho, không phải dễ đâu.

Thú thực, bản thân tôi cũng không hiểu nổi người Miến cho đến khi tôi đọc bà Aung San Suu Kyi. Bà nói: “Quan tâm đầu tiên của tôi là theo sát những nguyên tắc của đức Phật trong mọi hành động của tôi trên đời. Như vậy là bởi vì tôi tin rằng tất cả chúng ta, như là người, đều có một bề sâu tâm linh không thể lơ đãng được”.

Phong trào dân chủ của bà, bà xem đó như là một “cách mạng tâm linh” mọc rễ từ trong những nguyên tắc Phật giáo. Và khi người ta hỏi bà “đức tính gì nằm tận trong thâm sâu của phong trào ấy”, bà nói không ngần ngại: “Sức mạnh bên trong. Chính là sự vững chãi tâm linh đến từ tin tưởng rằng cái gì ta làm là đúng, dù cho điều đó không mang đến lợi lộc cụ thể tức thì. Chính là sự kiện này: điều ta đang làm giúp ta củng cố sức mạnh tâm linh của ta. Sức mạnh này ghê gớm lắm”.

blankBởi vậy, trong khi ở nơi khác, phát triển kinh tế là kinh nhật tụng, ở Miến Điện, phát triển kinh tế chỉ là phương tiện, mục đíchđời sống tâm linh của người dân. Tranh đấu cho độc lập trước đây cũng vậy. Tại sao phải độc lập? Tại vì, như một câu hát của các người làm cách mạng thời 1930, độc lập là để phục hồi lại phồn vinh của ngày xưa, “để người nghèo cũng có thể xây dựng chùa chiền”. Đó là mục đích của đời sống, đó là hạnh phúc của người dân.

Tôi nói thêm một điều nữa về đặc tính của Phật giáo Miến Điện trước khi bắt qua chuyện thứ hai: trên đất Phật ấy cũng có một tín ngưỡng lâu đời của dân gian, gọi là Nat, thờ thần, tin bùa chú, phù phép, ưa nhảy múa. Tín ngưỡng ấy hồn nhiên chung sống hòa bình với Phật giáo, nhưng Phật là Phật, thần là thần, đâu có hồn nhiên lẫn lộn được, lát nữa tôi sẽ nhắc lại vấn đề này. Bây giờ, xin bắt qua chuyện thứ hai.

Chuyện thứ hai là chuyện liên hệ giữa quyền lựcgiáo hội tăng già. Một tác giảuy tín đã viết thế này: “Miến Điện có lẽ là nước hạnh phúc nhất thế giới trước khi người Anh đến… không có quý tộc, không có tăng lữ, không có Nhà Thờ, không có quân đội, không có nghèo khổ, đẳng cấp, địa chủ, ngân hàng”. Một xã hội bình đẳng, từ thiện.

Đúng hay không, tôi không dám nói, nhưng không có Nhà Thờ thì quá đúng. Không có Nhà Thờ trong cái nghĩa của Tây phương, nghĩa là một uy quyền tôn giáo duy nhất, tập trung, tập quyền, đối chọi với nhà nước, có khi ngang ngửa, có khi trội hơn.

Tôi tạm dùng chữ “giáo hội tăng già” để dịch chữ sangha, nhưng sangha không phải là một tổ chức tập trung, tập quyền, tôn ty trật tự, đẳng cấp phân minh, dưới phục tùng trên, trên chỉ huy dưới.

“Giáo hội” ở nước ấy chưa bao giờ ra khỏi mẫu mực tương quan nguyên thủy trong lịch sử, nghĩa là tương quan giữa tín đồchư tăng, trong đó tín đồ là người cúng dườngchư tăng là người thọ lãnh. Người cúng dường cung cấp phẩm vật, người thọ lãnh cung cấp phước đức. Trong ý nghĩa đó, ông vua chỉ là người đứng đầu của một tập thể cúng dường, có trách nhiệm duy trì hòa bình, phồn vinh, để ai ai cũng có thể thực hiện công đức. Trách nhiệm đó trao cho ông một quyền: gìn giữ cho đạo Phật được “tinh khiết”. Với quyền đó, ông là trọng tài khi cần thiết để xử những tranh chấp xảy ra liên quan đến giáo lý. Với quyền đó, ông là người bảo vệ đạo Phật.

Nhưng như vậy là ông có quyền can thiệp vào nội bộ của giáo hội. Ông can thiệp thông qua một “tăng thống” mà ông bổ nhiệm. Thế nhưng giáo hội đã không phải là một khối đồng nhất thì tăng thống có thực quyền gì trên các chi, các nhánh, sinh hoạt tự trị trong các làng xã, có trường riêng, tự viện riêng, do làng xã địa phương lập nên? Rốt cuộc, dù ông vua có nắm được “giáo hội” ấy, tập thể chư tăng vẫn sinh hoạt độc lập với đời sống riêng, và tăng thống chỉ là chiếc cầu lỏng lẻo giữa vua với một giáo hội chủ yếu là tự trị.

Để cụ thể hóa hình ảnh chiếc cầu lỏng lẻo ấy, ví dụ sau đây rất lý thú. Suốt cả thế kỷ XVIII, ông vua và tăng thống không giải quyết nổi một tranh chấp để “tinh khiết” giới luật. Đầu thế kỷ, vài vị tăng đi khất thực, khoác y như khi đi trong chùa, nghĩa là một vai để trần. Đừng tưởng đây là chuyện chơi trong một nước Phật giáo nguyên thủy, giữ giới luật như giữ con ngươi. Để trần một vai như vậy có đúng luật không? Hết vua này đến vua khác, vua này nói được vua kia nói không. Cả trăm năm không xử nổi một chiếc vai!

Tình trạng tự trị trong giáo hội lại càng phát triển vào những giai đoạn loạn lạc, ngay cả trước khi người Anh xâm chiếm. Phe phái xuất hiện, thiết lập kỷ luật riêng, tòa án riêng, thậm chí “tăng thống” riêng.

Vua Mindon (1853 - 1878) cố tăng cường can thiệp trực tiếp vào nội tình giáo hội, nhưng người Anh đã đến, Miến Điện bị chia hai, Hạ Miến Điện lọt ra khỏi chủ quyền của vua. Chính sách tôn giáo của người Anh, áp dụng trên cả nước, khi cai trị toàn thể Miến Điện, là không cần biết đến giáo hội nữa, tôn giáo với chính quyền là hai, giống như luật lệ ở mẫu quốc.

Các tôn giáo ở phương Tây tràn đến, Phật giáo không còn có ông vua nào nữa để đóng vai bảo vệ. Nhưng như thế mà hay, vì các ông sư bây giờ, sống ngoài vòng cương tỏa, đóng vai bảo vệ độc lập của nước.

Họ là những người đầu tiên thắp lên ngọn đuốc tranh đấu, những người đầu tiên liên kết với cư sĩ, với trí thức, để tạo thành mạng lưới chính trị chống đế quốc đầu tiên trong những năm 1920, 1930. Và như vậy tôi bước qua chuyện thứ ba.

Chuyện thứ ba là chuyện ông U Nu, thủ tướng đầu tiên của nước Miến Điện độc lập. Một nhân vật xuất chúng. Một lãnh tụ lỗi lạc. Một nhà chính trị được thế giới kính nể. Một con người dân chủ. Một Phật tử sùng đạo.

Tham gia tranh đấu trong mạng lưới đầu tiên của trí thức trẻ Phật giáo (YMBA), ông là lãnh tụ của đảng chính trị đầu tiên tranh đấu chống phát xít (AFPFL) sau khi Aung San bị ám sát. Độc lập vãn hồi, ông chủ tâm phục hưng lại Phật giáo.

Một mặt, ông lồng Phật giáo vào hệ ý thức mới mang màu sắc xã hội của thời đại và gọi đó là “xã hội chủ nghĩa Phật giáo”. Trung thành với văn hóa truyền thống, chủ nghĩa xã hội của U Nu nhằm thực hiện lý tưởng cổ truyền: hạn chế tham lam của người giàu, tạo thì giờ rảnh rỗi cho người nghèo, để ai cũng có thể tích cực thực hành công đức.

Mặt khác, ông không ngại can thiệp vào nội bộ Phật giáo, thành lập các tòa án của giáo hội để chấn chỉnh kỷ luật, tổ chức lại hệ thống giáo dục mà chùa chiền đảm nhận từ xưa, thành lập viện hóa đạo, chỉnh đốn đại học Phật giáo, kiết tập đại hội Phật giáo thế giới để nâng cao vai trò của Phật giáo Miến Điện trên thế giới Phật giáo, xây dựng chùa chiền…

Ý thức rằng Phật giáoyếu tố tinh thần duy nhất để kết hợp và hòa nhập các chủng tộc ít người trong một nước đa chủng bấp bênh hiểm họa ly khai, ông cố thiết lập một giáo hội lan tỏa ra tận các chủng tộc sát biên giới.

Tóm lại, U Nu hành động như một vị quân vương ngày xưa trong mối liên hệ giữa Phật giáolãnh đạo chính trị: người lãnh đạo bảo vệ Phật giáo, giáo hội ban cấp tính chính đáng cho chính quyền.

Nhưng giáo hội bây giờ đã quen chia thành khuynh hướng, phe nhóm rồi, ai cũng trọng ông U Nu như một thánh vương, nhưng người này trách ông bảo vệ Phật giáo như vậy là chưa đủ, người kia lại cho rằng ông đi như vậy là quá xa. Tình trạng trở nên trầm trọng khi ông đặt vấn đề Phật giáoquốc giáo vào trung tâm của tranh cử năm 1960. Đảng của ông đã tách ra làm hai trên những tranh chấp khác lại càng chia rẽ hơn trên vấn đề quốc giáo này.

Kết quả là đảng của phe U Nu đại thắng trong tuyển cử vì dân chúng ủng hộ chủ trương của ông. Nhưng đại thắng này không đủ giúp ông ở lại chính quyền lâu dài. Cùng với những khó khăn về kinh tế, chống đối của các chủng tộc, hiểm họa ly khai, bất an ninh ở biên giới, những biện pháp ủng hộ Phật giáo của ông như cấm giết bò, áp dụng lịch Phật giáo, chuyển đổi án tử hình, hòa giải với phe cộng sản... tạo cơ hội cho quân đội làm đảo chánh, dựng lên một chế độ độc tài tàn bạo dài dằng dẵng từ 1962 cho đến gần đây.

Tôi bắt đầu bài viết này với tóc của Phật. Là bởi vì chế độ độc tài ấy không có cách nào để lấy lòng quần chúng hiệu nghiệm hơn là khai thác lòng sùng kính của dân đối với xá lợi Phật. Do đó, chính sách rước răng Phật từ Trung Quốc đưa về được tổ chức cực kỳ hoành tráng trong cả nước suốt 45 ngày.

Cũng vậy, tín ngưỡng Nat với bùa chú phù phép được khích lệ tối đa, đẩy lùi Phật giáo vào thời tiền hiện đại.

Rồi cũng vậy, tướng tá xây chùa tráng lệ không thua gì những ngôi chùa tráng lệ nhất, ông này xây một chùa thì ông kia xây hai. Ta đây sùng đạo có thua ai! Chắc chắn là không thua ai về khoản tiếp thị: hình ảnh các ông tướng mộ đạo xuất hiện bên cạnh các sư sãi, chùa chiền, rước Phật, hành hương tràn đầy trên màn ảnh, báo chí.

Riêng cái khoản giáo hội tăng già, các ông tưởng nắm chắc trong tay, hóa ra chỉ nắm cái bóng, cái hình đã phân tán thành nhánh, thành cành, âm thầm tỏa bóng xuống khắp xã hội, vừa an ủi vừa duy trì sức mạnh.

Tương lai là chuyện thứ tư xin kể. Chắc chắn Phật giáo Myanmar sẽ không có một ông U Nu thứ hai. Nhưng Phật giáo ấy cần gì quốc vương khi đã là cái hồn của dân tộc? Vấn đề là: hình hài của dân tộc Miến đã lớn mạnh rồi, đã hấp thụ những món ăn tư tưởng mới, thở không khí của thời đại mới, tắm trong dòng sông có nhiều con nước mới đổ vào, vậy thì cái hồn ấy có hằng thường được chăng?

Tôi đang thấy hồn ấy nhập vào hình hài dân chủ nơi một người phụ nữ mảnh khảnhsáng ngời trí tuệlòng tin Phật. Tôi muốn được cùng với bạn bè Myanmar đọc vài câu đã thốt ra từ miệng người phụ nữ tự nhận mình là một Phật tử bình thường ấy.

Lạ thật, từ một người tranh đấu chống bạo lực, tôi nghe nhấn mạnh bao nhiêu lần lòng từ bi:
“Phật giáo đại thừa đặt nặng từ bi hơn Phật giáo nguyên thủy. Tôi cảm nhận sâu xa điều đó, bởi vì chúng ta cần rất nhiều từ bi trên thế giới này. Tất nhiên, từ bi cũng là một phần của Phật giáo nguyên thủy. Nhưng tôi muốn nhiều người hơn nữa trong dân tộc chúng tôi mang từ bi vào hành động”.

Từ bi trong chính trị? Chính vậy! “
Khi đức Phật muốn ngăn cản hai phe sắp chiến tranh, Ngài đến và đứng giữa hai bên. Hai bên có thể làm hại Ngài trước khi giết nhau. Nhưng như thế, Ngài bảo vệ cả hai. Ngài bảo vệ người khác bằng cách hy sinh thân mạng của Ngài”.

Nhưng sợ đã thành thói quen rồi trong xã hội. Làm sao bảo người ta từ bi? “
Mọi chuyện đã xảy ra chỉ vì không đủ tích cực từ bi. Có một liên hệ trực tiếp giữa tình thươngsợ hãi. Kinh từ bi dạy: “Như mẹ hiền yêu thương con một”. Đó là từ bi đích thực. Bà mẹ có thể hy sinh thân mạng vì thương con mình. Tôi nghĩ chúng ta cần thứ tình thương đó nhiều hơn nữa chung quanh chúng ta”.

Nếu những lời trên đây xuất phát từ một ông thầy tu, tôi không ngạc nhiên. Xuất phát từ một người đã từng đứng trước mũi gươm làn đạn, đó là bài học cho cả thế giới về sức mạnh của tâm linh.

Bài học mà đức Phật đã dạy: từ bi đi đôi với vô úy. Đừng sợ! Và bởi vì không sợ cho nên không giận. Đức Phật dạy bà đừng giận. Bà không hề giận trong khi chống lại đối thủ của bà.

Mới đây thôi, trong cuộc viếng thăm của ngoại trưởng Hillary Clinton, bà nhắc nhở lần nữa: “Khi tôi bắt đầu đi vào chính trị, tranh đấu cho dân chủ, tôi luôn luôn khởi đi với ý nghĩ rằng dân chủ là một quá trình sẽ mang lại hạnh phúc lớn hơn, hòa hợp lớn hơn, và hòa bình lớn hơn cho dân tộc tôi. Và điều đó không thể thực hiện được nếu chúng tôi bị trói chặt trong giận dữý muốn trả thù. Bởi vậy tôi chưa hề bao giờ nghĩ rằng con đường phía trước là phải đi qua giận dữcay đắng, mà phải đi qua hiểu biết lẫn nhau, cố gắng hiểu phía kia, và đi qua khả năng thương thuyết với những người suy nghĩ hoàn toàn khác với ta, đi qua khả năng đồng ý trên bất đồng ý nếu cần thiết, để làm thế nào rút ra hòa hợp từ những cách suy nghĩ khác nhau”.

Một bài học dân chủ và một bài học Phật giáo.

Cuối cùng bà đã chiến thắng. Nhưng ngay cả trong đêm tối mịt mù của đàn áp, bà vẫn quả quyết: “Trong đạo Phật, có bốn yếu tố để thành công, để chiến thắng. Ý muốn tốt, hành động đúng, dõng mãnh tinh tấn, trí tuệ bát nhã. Các nguyên tắc đạo đức đó là căn bản, tránh cho ta khỏi lạc đường. Với những nguyên tắc đó, ta sẽ đi đến được bất cứ nơi nào ta muốn. Chúng tôi không cần gì thêm”.

Trong đau khổ chung của dân tộc Myanmar, Phật giáo Miến Điện ngàn xưa đã hiện đại hóa với người phụ nữ ấy. Đạo Phật đó, ngôn ngữ hiện đại ngày nay gọi là “đạo Phật dấn thân”.

Cao Huy Thuần
(Phật Tử Việt Nam)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6477)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào?
(Xem: 3887)
Trước tiên là về duyên khởi của Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Theo truyền thuyết, Kinh này được Phật giảng vào lúc cuối đời, được kết tập trong khoảng năm 200.
(Xem: 5521)
Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy.
(Xem: 10626)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 6158)
Cúng dườngnuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường.
(Xem: 9437)
Bốn cấp độ thiền định hay tứ thiền là bốn mức thiền khi hành giả thực hành thiền có thể đạt được.
(Xem: 6488)
Một bào thai sở dĩ có mặt trên cuộc đời này ngoài yếu tố chính là do cha mẹ sinh ra, còn là kết quả của một tiến trình không đơn giản.
(Xem: 6032)
Đạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân thế. Với sứ mạng thiêng liêng cao đẹp ấy, đạo Phật không xa lìa thực thể khổ đau của con người.
(Xem: 7548)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc
(Xem: 7374)
Người ta thường nói đạo Phật là đạo của từ bitrí tuệ. Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu khôngtừ bi thì không có đạo Phật.
(Xem: 5264)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
(Xem: 8184)
Theo Đức Phật, tất cả những vật hiện hữu đều biến chuyển không ngừng. Sự biến chuyển này thì vô thuỷ vô chung. Nguồn gốc của vũ trụ không do một Đấng Sáng tạo (Creator God) tạo ra.
(Xem: 5989)
Đức Phật đản sanh vào năm 624 trước Công nguyên. Theo lý giải của Phật Giáo Nam Tông thì Đức Phật sanh ngày Rằm tháng Tư Âm lịch.
(Xem: 9712)
Nếu bạn say mê đọc kinh Phật, ưa thích những phân tích kỹ càng về giáo điển, muốn tìm hiểu các chuyện xảy ra thời Đức Phật đi giảng dạy nơi này và nơi kia, hiển nhiên đây là một tác giả bạn không thể bỏ qua
(Xem: 7443)
Tánh Không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 7506)
Nguyên bản: Meditating while dying; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6300)
Ba Mươi Hai Cách ứng hiện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bởi vì Quan Thế Âm Bồ Tát đồng một Sức Từ với đức Phật Như Lai cho nên ngài ứng hiện ra 32 thân, vào các quốc độđộ thoát chúng sanh
(Xem: 5372)
Thể tánh của tâm là pháp giới thể tánh, bởi vì nếu không như vậy thì tâm không bao giờ có thể hiểu biết, chứng ngộ pháp giới thể tánh.
(Xem: 5928)
Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là một khái niệm thu hút nhiều sự quan tâm của học giới từ phương Tây cho đến phương Đông
(Xem: 5715)
Thuật ngữ pháp (dharma, có căn động tự là dhṛ có nghĩa là “duy trì, nắm giữ”; Pāli: dhamma; Tây Tạng: chos) mang nhiều ý nghĩa và ...
(Xem: 4004)
Trì danh là pháp tu Tịnh Độ phổ thông nhứt hiện nay. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, có Mười cách trì danh khác nhau
(Xem: 5753)
Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là vô thường sanh diệt không bền vững, như vậy thìthế gian cái gì có tạo tác có biến đổi đều là vô bền chắc.
(Xem: 4140)
Nguyên bản: Removing obstacles to a favorable death; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7587)
Mối liên hệ giữa hình thức sớm nhất của Phật giáo và những truyền thống khác mà chúng đã phát triển về sau là một vấn đề luôn tái diễn trong lịch sử tư tưởngPhật giáo.
(Xem: 5768)
Nghiệp và Luân hồi là hai ý niệm đã có trong Ấn độ giáo, được giảng giải trong các Kinh Veda và Upanishad vào khoảng 1500 năm trước CN.
(Xem: 22060)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 5677)
Mục tiêu cao cả của đạo Phật là dạy con người tu tập để thoát khổ, giác ngộgiải thoát.
(Xem: 7141)
Phật giáo du nhập Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI, sau đó trải qua thời kì Nara (710~785), thời kì Heian (794~1192) cho đến thời kì Kamakura (1192~1380), trước sau khoảng 700 năm, rồi phát sinh rất nhiều tông phái.
(Xem: 5069)
Tổ Quy Sơn dặn: “Nói ra lời nào phải liên hệ với kinh điển. Đàm luận gì, phải xét lại lời người xưa”.
(Xem: 6482)
Nhiều học giả phân vân là làm thế nào và tại sao những nhà Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika) đã hình thành nên khái niệm về một Đức Phật siêu việt...
(Xem: 5866)
Hoa Sen Diệu Phápgiáo pháp được thuyết giảng trong Kinh Pháp Hoa. Quang Trạch giải thích Diệu Pháp là nhân của đạo Nhất Thừa, là quả của đạo Nhất Thừa.
(Xem: 5046)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia.
(Xem: 7083)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
(Xem: 6074)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo.
(Xem: 5606)
Theo quan điểm của Đại hoàn thiện thì ánh sáng trong suốt hiển hiện một cách tự nhiên và được gọi là "hoàn-toàn-tốt"
(Xem: 5925)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật.
(Xem: 6054)
Y Kinh Kinh Cang Bát Nhã Ba La Mật: Đức Thế Tôn Như Lai hỏi ngài Tu Bồ Đề: Như Lainhục nhãn không? Ngài Tu Bồ Đề thưa:
(Xem: 6886)
Cuốn sách “Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm” được ra mắt cách đây 9 năm (2008), in lần thứ hai, ba và tư vào năm 2012, 2014 & 2016 tại Nhà xuất bản Phương Đông, và năm nay (2018) cũng tại NXB Hồng Đức
(Xem: 6460)
điều chắc chắn là làm người, ai cũng có ý thức về tội lỗi. Điều này là không đúng, điều này là không tốt, điều này là không đẹp.
(Xem: 6108)
Tựa đề của khảo luận này phát xuất từ tồn nghi của một pháp hữu trong khi dịch lại bản kinh Tập (Sutta Nipāta) ở văn hệ Nikāya.
(Xem: 6539)
Khái niệm ‘nghiệp’, thật ra, đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiện ở đời.
(Xem: 6226)
Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương lai sẽ ra sao? Câu hỏi chưa bao giờ được xếp lại. Khoa học lượng tử luôn tiên phong...
(Xem: 6424)
rong lịch sử tư tưởng Ấn-độ, thuyết Trung đạo đã mang lại cho tư tưởng giới đương thời một không khí hoạt bát[1].
(Xem: 5646)
Bản chất của ánh sáng trong suốt, mang tính cách nền tảng và rạng ngời, là cội nguồn tối hậu của tất cả mọi cấp bậc tri thức...
(Xem: 6952)
Chánh Pháp là gì? Phật Pháp được chia thành ba thời kỳthời Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, và thời Mạt Pháp.
(Xem: 4599)
Ông trị vì từ năm 269 TCN đến năm 232 TCN thuộc đời thứ 3 của triều đại Maurya. Đế chế của ông rộng lớn gần như tất cả tiểu lục địa Ấn Độ trãi dài từ Đông sang Tây.
(Xem: 7826)
Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy có 4 tướng: “Ngã – Nhân – Chúng Sanh – Thọ Giả”. Khi còn phàm phu, chấp thân này là thật là bền vững,
(Xem: 6081)
Đạo Phật đang phát triển rộng rãi đến nhiều tầng lớp. Rất nhiều các bậc tri thức, các nhà khoa học chân chính, đến cả những người ...
(Xem: 7332)
Kiếp sống của mỗi con người sinh ra ở thế giới Ta Bà này, dù thọ mạngdài hay ngắn, nhìn chung có thể phân chia làm nhiều giai đoạn.
(Xem: 7769)
Kể từ thời điểm Phật giáo khai sinh và nở hoa khắp mọi miềnthế giới, hễ mỗi khi nói đến hình ảnh một vị Phật xuất hiện trong tương lai,
(Xem: 5538)
Phép luyện tập thiền định được hỗ trợ bởi sự thực thi các hành động vị tha, các hành động đó đồng thời cũng được thúc đẩy bởi tình thương yêu và lòng từ bi.
(Xem: 5173)
Nếu đủ sức duy trì một cách đúng đắn sự nhận biết tâm thức thần bí nhất thì kết quả mang lại từ phép luyện tập đó sẽ trợ lực các bạn rất nhiều
(Xem: 5717)
Thời-không vũ trụ chứa hàng triệu, tỉ, hàng ức cho đến không máy móc nào đếm hằng hà sa số hành tinh như trái đất mới biết con ngườimột sinh thể gần như bằng không.
(Xem: 5570)
Trong các bài kinh thuộc hệ A Hàm hay kinh Đại Bát Niết Bàn v.v… Phật có nói đến địa ngục. Đề Bà Đạt Đa, Tì kheo Thiện Tinh, vua Lưu Ly v.v… đều đọa vào địa ngục ngay khi chết.
(Xem: 5556)
Xét về niên đại, bản kinh có mặt ở thời Hậu Hán (23-220), xuất hiện trong Cao Tăng Truyện quahành trạng của ngài Nhiếp-ma-đằng (攝摩騰)[2].
(Xem: 5048)
Thể dạng lắng sâu thường xuyên bên trong tâm thức thần bí nhất chỉ có thể thực hiện được với những người có một khả năng thật bén nhạy.
(Xem: 4317)
Bài viết này sẽ khảo sát một số thắc mắc thường gặp về Thiền Tông, hy vọng sẽ tiện dụng cho một số độc giả còn nhiều nghi vấn.
(Xem: 6113)
Thức Thứ Tám hay A Lại Ya là thức chủ trong 8 thức. Thức nầy có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ về nhiệm vụ của mình. Tựu chung thức nầy có 3 việc chính là: Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng.
(Xem: 5680)
Khi còn vướng mắc trong sự tạo tác triền miên của khái niệm, chẳng hạn như suy nghĩ về cái đúng, cái sai, v.v. , thì các bạn sẽ không thể nào bước vào con đường tu tập về
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant