Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tứ niệm xứ: Con đường thẳng đến Bát Nhã

11 Tháng Hai 201200:00(Xem: 34543)
Tứ niệm xứ: Con đường thẳng đến Bát Nhã
 

Trong kinh TỨ NIỆM XỨ, ngay vào đầu kinh, đức Phật xác định TỨ NIỆM XỨcon đường độc nhất để đi đến chứng ngộ NIẾT BÀN như sau:

“Này các Tỷ-kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết-bàn. Ðó là Bốn Niệm xứ.”

Nói như thế có nghĩa là không có con đường nào khác để đi đến NIẾT BÀN ngoài TỨ NIỆM XỨ

Tại sao lại không thể là con đường nào khác?

-- Tại vì TỨ NIỆM XỨphương cách để tìm hiểu THỰC TƯỚNG và GỐC CỘI KHỔ ĐAU của chính mình.

Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình. Bắt buộc các ngài phải đi xuyên qua sự tìm hiểu về mình và gốc cội khổ đau của mình trước khi nhổ sạch gốc cội khổ đau để chứng nhập Niết Bàn. TÌM HIỂU CHÍNH MÌNH chính là thực hành TỨ NIỆM XỨ. Đức Bổn Sư Thích Ca cũng đã đi qua con đường tìm hiểu chính mình như thế trước khi thành đạo:

153. Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.

154. Ôi! Người làm nhà kia
Nay ta đã thấy ngươi!
Người không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong

(kinh Pháp Cú)

“Tâm ta đạt tịch diệt, Tham ái thảy tiêu vong” đó là lúc đức Thích Ca chứng nhập Niết Bàn.

Nhưng NIẾT BÀN là thế nào?

-- NIẾT BÀN là sự TẬN DIỆT KHỔ ĐAU.

Đó chính là DIỆT ĐẾ, là sự thật số 3 ở trong TỨ DIỆU ĐẾ. Đó cũng là lúc mà Bồ tát Quán Tự Tại ở trong kinh BÁT NHÃ tuyên bố: “Thoát mọi khổ đau ách nạn”.

Sau đây là đoạn đầu của kinh BÁT NHÃ, với 4 phân đoạn nhỏ có đánh số để tiện việc giải thích.

1. Bồ tát Quán Tự Tại

khi quán chiếu thâm sâu

Bát Nhã ba la mật.

2. Bỗng soi thấy 5 uẩn

đều không có tự tánh.

3. Chứng thực điều ấy xong

ngài vượt thoát tất cả

mọi khổ đau ách nạn.

4. Nghe đây Xá Lợi Tử:

SẮC chẳng khác gì KHÔNG

KHÔNG chẳng khác gì SẮC

SẮC chính thực là KHÔNG

KHÔNG chính thực là SẮC

Còn lại bốn uẩn kia,

Cũng đều như vậy cả.

 

Qua 4 phân đoạn ở trên ta thấy tiến trình để đắc chứng TRÍ TUỆ BÁT NHÃ là như sau:

  1. Bồ tát QUÁN TỰ TẠI thực hành MINH SÁT TUỆ (hành thâm Bát Nhã) cũng là TỨ NIỆM XỨ để chiếu kiến 5 uẩn (các pháp tạo nên con người của ta). Lý do có cụm từ “hành thâm Bát Nhã” là vì khi chiếu kiến ngũ uẩn, Bồ Tát phải dùng trí tuệ soi suốt tận gốc rễ (thâm sâu) của tư tưởng, của tâm thức, của thân xác, cùng những liên hệ sâu xa giữa những biến động của các pháp. Ví dụ sự liên hệ giữa Thức và Tưởng.
  1. Rồi ngài phát hiện 5 uẩn (Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức) đều VÔ NGÃ vì thấy tất cả chúng đều DO DUYÊN SANH, do các pháp khác mà sanh, chẳng phải do ta, chẳng có thành phần nào là của ta, là ta cả. Từ đó thấy mình không là bất cứ cái gì, thấy mình không thực sự hiện hữu (sẽ giải thích thêm ý nghĩa này ở dưới). 
  1. Do thấy mình không còn hiện hữu nên ra ngoài mọi khổ đau tức chứng đắc NIẾT BÀN tịch diệt. Sự kiện này cũng giống như sau khi các ngài Kiều Trần Như nghe Đức Phật thuyết pháp về kinh VÔ NGÃ tướng rồi đắc được quả vị A LA HÁN để hoàn toàn được giải thoát.
  1. Sau đó với tuệ giác VÔ NGÃ ngài thấy bản chất các pháp là “CHƠN KHÔNG”. Ý nghĩa CHƠN KHÔNG được giải thích như sau:

CHƠN KHÔNG là cái KHÔNG luôn luôn chơn thật thường hằng, không phải lúc có lúc mất. Cái KHÔNG này là cái KHÔNG vô diều kiện, không đòi hỏi phải mất mới được KHÔNG. Như vậy thì cái KHÔNG này là cái KHÔNG ở ngay trên cái . (SẮC tức thị KHÔNG, KHÔNG tức thị SẮC, SẮC bất dị KHÔNG). Tức cũng cũng KHÔNG cùng một lúc.

Để có thể hình dung thế nào là KHÔNG ngay trên CÓ ta có thể lấy ví dụ những thứ SẮC thấy trong giấc mơ, hoặc những hình SẮC thấy trên màn ảnh movie, do ánh sáng tạo thành. Tất cả những thứ SẮC đó tuy gọi là SẮC mà chẳng khác gì KHÔNG.

Tuy nhiên muốn hiểu CHƠN KHÔNG của các pháp một cách chính xác phải chứng thực CHƠN KHÔNG trên chính mình trước, bằng sự thực chứng VÔ NGÃ. Muốn thực chứng VÔ NGÃ thì phải thực hành TỨ NIỆM XỨ quán sát 5 uẩn của ta, theo dõi sự sinh diệt của chúng để thấy tất cả chúng đều DO DUYÊN SANH (do các pháp khác mà sanh) chẳng phải do ta, chẳng phải của ta, chẳng phải là ta.

Ví dụ khi ta quan sát sự THỞ cho thật kỷ, ta sẽ thấy sự thở vô thở ra chẳng phải do ta gì cả, mà tự thân nó phải thở. Cho nên chẳng phải “TÔI THỞ” như ta thường tuyên bố từ xưa nay. Thở chỉ là một sự giao động tương tác giữa các pháp hữu vi.

Khi quan sát mọi phần khác của thân và của tâm ta cũng đều thấy “do duyên sinh” như thế. Thấy như thế để chính mình chứng thực ta không có gì cả, ta không là gì cả. Đó là lúc thấy rõ sự thật VÔ NGÃ không còn chút nghi ngờ.

Thấy được VÔ NGÃ như thấy một sự thật như thế gọi là GIÁC NGỘ bằng TRÍ TUỆ (có CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY) chứ không phải thấy qua FEELING hay bằng VÔ NIỆM (dập tắt ý niệm về NGÃ). Khi thấy VÔ NGÃ như là một sự thật như thế thì bền chắc hơn loại VÔ NGÃ của Ý Niệm hoặc Feeling.

Tuy nhiên bằng CHÁNH TƯ DUY ta có thể suy luận thêm rằng dầu ta thấy ta là KHÔNG, cũng không thể nói ta là KHÔNG vì ta có sự GIÁC BIẾT các pháp, chứng tỏ ta có sự hiện hữu. Đây là một sự hiện hữu ngoài ngũ uẩn, ngoài các pháp hữu vi, ngoài sự sống và chết. Đó là điều mà đức Phật đã nói ở trong Tiểu Bộ kinh:

“Này các Tỷ-kheo, có sự không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi.

Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sinh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, thời ở đây không thể trình bày sự xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.

Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không bị làm, không hữu vi, nên có sự trình bày xuất ly khỏi sinh, khỏi hiện hữu, khỏi bị làm, khỏi hữu vi.”

Như vậy ta thấy ta cũng KHÔNG mà cũng CÓ. Đó chính là sự chứng nghiệm CHƠN KHÔNG của BÁT NHÃ. Sau khi đã thấy ta là CHƠN KHÔNG (vừa CÓ vừa KHÔNG) thì ngay trên KHỔ ta cũng thấy KHÔNG KHỔ. Như vậy là vừa thấy KHỔ mà vừa thấy NIẾT BÀN (không KHỔ). Khi NIẾT BÀNthể hiện diện ngay trên KHỔ như thế, thì đó là NIẾT BÀNđiều kiện. Vô điều kiện thì có nghĩa là thường hằng không mất mát. Mà như thế mới là NIẾT BÀN chân thật (như là một sự thật vĩnh cữu).

Nói như thế có nghĩa rằng nếu ai muốn trốn tránh sự KHỔ hoặc đòi hỏi KHỔ phải biến mất trước để có NIẾT BÀN thì người đó không hề đạt được NIẾT BÀN chân thật mà chỉ có một loại sung sướng tạm bợ giả dối nào đó mà thôi.

Như vậy thì NIẾT BÀN cũng như VÔ NGÃ là những SỰ THẬT thường hằng khám phá ra bằng trí tuệ qua các tiến trình CHÁNH NIỆM, CHÁNH KIẾNCHÁNH TƯ DUY. Nếu khôngCHÁNH NIỆM, CHÁNH KIẾN, CHÁNH TƯ DUY thì sẽ không chứng thực được sự thật VÔ NGÃNIẾT BÀN.

Với một bậc đã có tuệ VÔ NGÃ, khi sống trong KHỔ thì chỉ “thấy khổ” (như thấy một màu sắc ở bên ngoài ta) chứ “không Khổ” (không có sự cảm thọ khổ vào bên trong ta). Rồi nhờ đã chấm dứt khổ đau, không còn bị pháp nào làm khổ” nên mới thấy các pháp BÌNH ĐẲNG. Do đó mới “không nhơ, không sạch”.

Cũng vậy, sau khi đã chứng ngộ vạn pháp VÔ NGÃ, thì thấy chưa hề có VÔ MINH CHẤP NGÃ. Do đó mới có những lời kinh:

Không hề có VÔ MINH

Không có HẾT VÔ MINH

Cho đến không GIÀ CHẾT

Cũng không HẾT GIÀ CHẾT

Không KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO

Không TRÍ, cũng không ĐẮC.

Vì có NGÃ CHẤP mới có VÔ MINH, mới có KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO để cho cái NGÃ tìm đường giải thoát. Khi đã giác ngộ xưa nay các pháp đều VÔ NGÃ thì chưa hề có VÔ MINH, chưa hề có KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO. Đó là lý do có câu Không KHỔ, TẬP, DIỆT, ĐẠO ở trong kinh BÁT NHÃ.

Chứ câu đó không có nghĩa rằng pháp TỨ ĐẾ là pháp thấp thỏi của hàng NHỊ THỪA, hạ căn hạ trí như các tổ Thiền tông TQ hay tuyên truyền. Chê bai như vậy sai trái vô cùng. Do chưa chứng Bát Nhã mới hiểu lầm kinh như thế. Họ không biết rằng TỨ ĐẾpháp chỉ có một bậc CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC mới có thể thấu triệt mà thôi (xem kinh Chuyển Pháp Luân). Như vậy thì làm sao TỨ ĐẾ có thể là pháp thấp thỏi được.

Thêm một điều nữa, khi còn NGÃ CHẤP thì mới có GIÀ CHẾT nhưng khi đã giác ngộ VÔ NGÃ thì GIÀ CHẾT chỉ là sự trôi chảy của các pháp hữu vi, không dính dáng gì đến ta, cho nên “không có già chết” mà cũng “không hết già chết”. Vì sau khi chứng ngộ VÔ NGÃ thì các pháp hữu vi vẫn trôi chảy từ trẻ, tới già, rồi chết, không có gì thay đổi.

Nói tóm lại muốn chứng ngộ BÁT NHÃ phải thực hành TỨ NIỆM XỨ quán chiếu Thân, Thọ, Tâm, Pháp, để thấy “ngủ uẩn giai không” để thực chứng VÔ NGÃ. Có chứng VÔ NGÃ rồi mới có thể diễn tả KHÔNG TÁNH của Bát Nhã một cách chính xác như một sự thật đã được chứng kiến rõ ràng.

Cho nên người Phật tử phải biết rằng không thực hành pháp CHÁNH NIỆM, TỨ NIỆM XỨ thì không thể có sự chứng ngộ, không thể có được trí tuệ BÁT NHÃ. Trong Tương Ưng bộ kinh, Phật đã giảng rằng, nơi nào thời nào mất TỨ NIỆM XỨ thì nơi đó thời đó sẽ không có người chứng ngộ rồi giáo pháp sẽ suy tàn

Trái lại nơi nào, thời nào, còn có người thực hành TỨ NIỆM XỨ thì sẽ có nhiều bậc chứng ngộ để làm giáo pháp càng thêm sung mãn. Xem trọn lời Phật giảng ở đây: http://hoavouu.com/D_1-2_2-219_4-21393_5-15_6-1_17-672_14-2_15-2/su-ton-tai-cua-dieu-phap.html

Vì pháp TỨ NIỆM XỨ quá quan trọng như thế cho nên trước khi nhập Niết bàn Đức Phật đã căn dặn ngài A NAN rằng sau khi Như lai diệt độ hãy nương pháp TỨ NIỆM XỨ mà tu. Lời dặn này có ghi rõ trong kinh ĐẠI BÁT NIẾT BÀN của cả Đại Thừa lẫn Nguyên Thủy.

Về sau Bồ tát LONG THỌ, trong ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN, tập III, cuốn 48, cũng nhắc lại lời dạy của Phật trong kinh ĐẠI BÁT NHÃ (của Đại Thừa) rằng: “Bốn Niệm XứĐại Thừa của Bồ Tát”. Có nghĩa rằng mất TỨ NIỆM XỨ là mất Đại Thừa. và điều đó đã và đang xảy ra ở Trung Hoa.

http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-61_4-3323_5-50_6-1_17-45_14-1_15-1/#nl_detail_bookmark

Khổ thay, các tổ Thiền Tông Trung Hoa do sự hiểu lầm tưởng Trí Bát Nhã là trí VÔ PHÂN BIỆT, nên đã thay thế pháp CHÁNH NIỆM (có sự phân biệt) bằng pháp VÔ NIỆM để tâmthể đạt ngay trình độ “vô phân biệt”. Nhưng các tổ đã không biết rằng loại Bát Nhã như vậy là loại BÁT NHÃ “áp đặt” của TƯ TƯỞNG, còn trong vòng NGŨ UẨN, chứ không phải là TRÍ BÁT NHÃ ở cấp độ VÔ NGÃ đã ra ngoài ngũ uẩn.

Phải biết rằng BÁT NHÃ là sự chứng ngộ, là “điểm đến” của NIẾT BÀN chứ không phải là “con đường đi”. Do đó ai cố uốn nắn tâm theo sự thấy của Bát Nhã, để được “tức khắc giải thoát”, là tu lấy đuôi làm đầu. Tu kiểu đó là đi ngược chiều giác ngộ.

Đừng tưởng một bậc chứng ngộ Bát Nhã trở thành VÔ PHÂN BIỆT, để rồi muốn “đốn ngộ” ngay đến sự VÔ PHÂN BIỆT đó bằng cách coi NHƠ cũng như SẠCH, coi ÁC cũng như THIỆN. Tu tập như thế thì chỉ có thêm bệnh hoạn, và có ngày sẽ bị vào tù. Nên nhớ rằng, khi chúng ta còn vô minh chấp ngã, chưa chấm dứt khổ đau, thì không thể bắt chước cái nhìn bình đẳng của một bậc VÔ NGÃ mà đối xử với các pháp được.

Các bậc chứng ngộ vẫn luôn luôn có trí phân biệt. Vì PHÂN BIỆT là khả năng của TRÍ TUỆ. Hễ có GIÁC BIẾT là phải có sự PHÂN BIỆT. Không có sự phân biệt thì chẳng còn nhận ra được cái gì. Chỉ có kẻ hôn mê mới không còn khả năng phân biệt. Nếu các ngài không còn Phân Biệt thì làm sao biết mình đã giác ngộ? Đương nhiên các ngài vẫn còn phân biệt ĐÚNG/ SAI, CHÁNH/ TÀ để hướng dẫn chúng sanh. Tu hành cũng phải có khả năng phân biệt để nhận ra được các sự thật như DUYÊN KHỞI, 12 NHÂN DUYÊN, TAM PHÁP ẤN, TỨ ĐẾ thì mới có thể đắc đạo.

Rất mong bài này sẽ giúp cho nhiều phật tử VN tỉnh thức, trở về chuyên tu pháp CHÁNH NIỆM TỨ NIỆM XỨ để sớm đắc chứng BÁT NHÃ. Được như thế thì DIỆU PHÁP của Phật sẽ càng ngày càng sung mãn trên đất nước VN; Để rồi Phật tử VN còn giúp cho Trung Hoa phục hồi lại CHÁNH PHÁP của Phật.

 

Nam mô CHÁNH TINH TẤN Bồ Tát Ma Ha Tát
Ý kiến bạn đọc
03 Tháng Mười Hai 201423:06
Khách
Bạn GS001 ngày viết càng rõ ràng . Rất hay !!!
05 Tháng Bảy 201207:00
Khách
Bài viết rất hay & rất chính xác.
14 Tháng Hai 201208:00
Khách

Nếu bài trên có vẻ khó hiểu để đọc, quí đạo hữu nên đọc bài THIỀN VÀ CHÁNH NIỆM trước tại link này:

http://hoavouu.com/D_1-2_2-219_4-21316_15-2/thien-va-chanh-niem.html
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8803)
Các nhà khảo cổ phát hiện ra bằng chứng về 1 ngôi chùa Phật giáo cổ nhất chưa từng được khám phá, niên đại khoảng năm 550 TCN... National Geographic
(Xem: 9312)
Học Phật Nên Biết - Tác Giả: Pháp Sư Thánh Nghiêm, Pháp Sư Ấn Thuận, Pháp Sư Kim Minh và Phương Khắc Minh; Dịch Việt: Thích Nguyên Thành
(Xem: 11464)
Kinh PHÁP CÚ là một bộ Kinh rất xưa, được xem là kinh Lời Vàng cho những ai có chí nguyện tu tâm, dưỡng tánh để tiến thân trên lộ trình hành đạo giải thoát... Thích Nữ Nguyệt Chiếu
(Xem: 7574)
Lâu nay nói đến các trường Phật họcNam Bộ, người ta thường nghĩ đến Phật học đường Nam Việt, Sài Gòn... Thích Minh Cảnh
(Xem: 12290)
Tự học tiếng Tây Tạng - Tạng Ngữ Hiện Đại - Losang Thonden, Việt dịch: Konchog Kunzang Tobgyal
(Xem: 143636)
Đại Tạng Việt Nam bao gồm 2372 bộ Kinh, Luật và Luận chữ Hán và tất cả đã kèm Phiên âm Hán Việt...
(Xem: 6961)
Với tinh thần đó, trong khi chuyển ngữ ra tiếng Việt thời nay, việc gỡ bỏ ba chữ đó là hoàn toàn hợp lẽ... Hoằng Quảng
(Xem: 11884)
Nội dung tu học Phật pháp nước ta đại bộ phận đều phát xuất từ các kinh điển Hán dịch... HT Thích Phước Sơn
(Xem: 8626)
Thế giới này là một chuỗi dài nhân duyên nương tựa vào nhau mới bảo tồn sự sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 19958)
Tu Tâm, Dưỡng Tánh, Nhân quả, Tứ diệu đế, Từ bi, Chữ Hòa, Yếu tố hòa bình... HT Thích Thiện Hoa
(Xem: 9284)
Một bản ngã khi muốn có được cái gì từ người khác thường thích đóng vai một nhân vật nào đó để làm cho nhu cầu của nó được đáp ứng... Eckhart Tolle
(Xem: 10830)
Sắc Tức Là Không, Không Tức Là Sắc - Nguyên tác: Cư sĩ Lý Nhất Quang, HT Thích Thắng Hoan dịch Việt ngữ
(Xem: 13584)
Biểu tượng quốc gia của các nước như Thái Lan, Indonesia, và thủ đô Ulan Bator (Mông Cổ) là hình tượng chim thần Garuda... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 11445)
La Sát là từ được phiên âm của Rakshasa/ Raksha (Sanskrit) là một sinh vật thần thoạihình dáng, tính cách của loài người hoặc quỷ thần bất thiện trong Hindu giáo và Phật giáo... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 9363)
Ở xứ ta, sinh vật thần thoại Khẩn Na La, trong kinh văn Phật giáo là một trong “bát bộ chúng”. Trong mỹ thuật cổ, sinh vật thần thoại Kinnara này được giới nghiên cứu gọi là “Tiên nữ đầu người mình chim”... Huỳnh Thanh Bình
(Xem: 14471)
Muốn sáng lại ánh sáng sẵn có, muốn sống lại lẽ sống như thực, Thái-Hư Đại-Sư thâu tóm tinh-hoa Phật-học thành cuốn sách nhỏ nầy... HT Thích Tâm Châu
(Xem: 7272)
Lâu nay mỗi chúng ta theo đạo Phật nhưng có nhiều điểm nghi ngờ, thấy đạo Phật hình như tiêu cực, đa số chùa chiền đều ở trên núi, cách xa thành thị... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 32491)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời... HT Thích Trí Chơn
(Xem: 13139)
Đạo Phật đã chung sống với người dân Việt gần hai mươi thế kỷ, sợi dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả phân ly... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 21005)
Phật giáo Huế là cái nôi của sự giữ gìn truyền thống thống nhất Phật giáo trong cả nước... Thích Hải Ấn
(Xem: 39136)
Trong Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 7137)
Trích dịch từ nguyên tác “A Complete Guide to the Buddhist Path” by Khenchen Konchog Gyaltshen, edited by Khenmo Trinlay Chödrön, Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
(Xem: 8971)
Một cơn đau đớn cực độ cũng có thể đưa đến một thể dạng giác ngộ nào đó giúp mình mở rộng tâm thức và con tim hướng vào kẻ khác.
(Xem: 6761)
Tờ nhật báo uy tín Le Monde của Pháp ngày 18/9/2013 đã nêu lên các mưu đồ và tham vọng quốc tế nhằm khai thác thánh địa Phật Giáo Lâm-tì-ni ... Hoang Phong
(Xem: 9770)
Bất nhị là không phải hai hay nhiều, cũng không phải một, mà là vô lượng hay không có số lượng. Số lượng là số đếm chỉ có trong thế giới tương đối, nhị nguyên... Truyền Bình
(Xem: 9481)
Thầy Tuệ Sỹ viết: “Bởi vì con cá dưới lòng sông không làm sao hiểu nổi chuyện kể đầy tính hoang đường của con rùa sau những chuyến du hành trên đất liền..." Đặng Công Hanh
(Xem: 8053)
Cứ một ngàn dải Ngân hà được tính là một tiểu thiên thế giới, một ngàn tiểu thiên thế giới là một trung thiên thế giới, một ngàn trung thiên thế giới là một đại thiên thế giới... Nhụy Nguyên
(Xem: 11801)
Các khoa học gia đã tìm thấy Thiền tập đều đặn có thể thay đổi cơ cấu hoạt độnghệ thống kinh mạch bên trong não bộ... Nguyên tác: Marc Kaufman; Trần Như Mai dịch
(Xem: 16165)
Phật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 9619)
Chúng tôi hi vọng tập sách nhỏ này sẽ giúp ích phần nào cho sự tu học của đại chúng. Chúng tôi cũng mong mỏi được các bậc cao minh tôn túc chỉ bảo cho những điều sai sót mà chúng tôi biết chắc chắn là không thể nào tránh khỏi được.
(Xem: 12248)
Theo kinh điển, hai truyền thống Nam truyền và Bắc Truyền đều thừa nhận Đức Phật có đầy đủ 32 tướng quý... Thụy Nguyên
(Xem: 8811)
Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đưa người ta đến một sự chuyển hóa toàn triệt và toàn diện cuộc đời sanh tử khổ đau manh mún bởi chia cắt, phân biệt, oán ghét và xung đột của mình bằng cái thấy biết chân thật của Phật... Đương Đạo
(Xem: 15584)
Giáo Khoa Phật Học (3 Tập) Nguyên tác Hán ngữ của PHƯƠNG LUÂN cư sĩ, Cư sĩ HẠNH CƠ dịch và biên soạn bổ túc
(Xem: 8013)
Trong khi xem kinh, nên có con mắt trạch pháp để nhận định những lời nào Phật quyền thuyết, những lời nào Phật thật thuyết, những lời nào là chính yếu, những lời nào là phụ yếu...
(Xem: 17850)
Bài khảo luận này là của tác giả Wendy Woods, sinh quán Toronto, Canada, chủ nhân của Watershed Training Solutions, một công ty do bà sáng lập vào năm 2003... Tâm Huy Huỳnh Kim Quang
(Xem: 8676)
Lương Vũ Đế, tự Tiêu Diễn, lên ngôi vào năm 37 tuổi, tại vị 49 năm, thọ 86 tuổi. Là vị vua sáng lập nên triều đại nhà Lương (502-556) trong giai đoạn Nam Bắc triều (420-589) của Trung Hoa.
(Xem: 8320)
“Nghiệp” là một danh từ triết học Ấn Độ có trước khi Đức Thích Ca xuất hiện. Ý nghĩa cơ bản của nó là “hành động” hoặc “thói quen”... Nguyễn Xuân Chiến
(Xem: 10539)
Nguyệt San Phật Giáo Việt Nam - Do Tổng hội Phật Giáo Việt Nam xuất bản năm 1956
(Xem: 15851)
Kỷ Yếu Về Cội - Là tư liệu quý giá về các Phật Học Viện Trung Phần: Báo Quốc, Phổ Đà, Hải Đức, Linh Sơn, Quảng Hương...
(Xem: 17531)
Danh từ tên gọi của Thủ Lư theo sách Trung Hoa Phật Quang Văn Hóa Thiên Phật Giáo Dụng Ngữ chép: "Thủ lư là lư hương cầm ở trên tay, còn gọi là Bỉnh hương lư, Thủ lư, Đề lư... Thích Tâm Mãn
(Xem: 7938)
Đại chúng bộbộ phái được xem là tiền thân của Phật giáo Đại thừa hoặc là bộ phái đóng góp nhiều trong lịch sử phát triển Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ... Thích Nguyên Lộc
(Xem: 13016)
Có lần Đấng Thế Tôn ngụ tại vùng của bộ tộc Thích-ca (Sakka) tại thành Ca-tì-la-vệ (Kapilavatthu) trong khu vườn Ni-câu-đà (Nigrodha).
(Xem: 8054)
Phật dạy 20 điều khó không mang một sắc thái bi quan hay chán chường, mà nhằm chỉ dạy chúng ta phải ý thức rằng sự sống này phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống trên nền tảng của nhân quả... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 8613)
Đạo Phậtcon đường dẫn đến an vui giải thoát. Đức Phật là bậc đạo sư, là người dẫn đường chứ không phải là vị thần linh có quyền ban phước giáng họa cho ai... Hoàng Nguyên
(Xem: 9781)
Tam Nguyệt San Hải Triều Âm - Cơ quan phát khởi nền quốc học, Phật học, và Văn hóa Việt Nam do Tổng Vụ Văn Hóa GHPGVNTN chủ trương từ 1973 đến 1975
(Xem: 10363)
Mục đích duy nhấtcuối cùng của con đường học Phật, tu Phật chính là thoát khỏi sinh tử. Trên đường đi tới điểm đích ấy, nền tảng chủ yếu hướng dẫn người tu Phật xuất gia lẫn tại gia không bị lạc lối được xem là sự nghiệp trí tuệ... Đoàn Ánh Loan
(Xem: 23277)
Giới luậtsinh mệnh, là sự sống của Phật tử, nhất là của hàng Tỳ kheo thừa Như lai sứ, hành Như lai sự... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 19383)
Ba học Giới, Định, Tuệ là những nhân tố then chốt nhất của người học Phật, như chiếc đỉnh ba chân, thiếu một tất không thể đứng vững. Nhưng giới học, hay là giới luật học, lại là căn bản nhất... HT Thích Thanh Kiểm
(Xem: 10068)
Tuần San Đuốc Tuệ 1965 - Cơ Quan Phát huy tinh thần Phật Giáo, Khai triển văn hóa dân tộc - Miền Vĩnh Nghiêm trong GHPGVNTN 1965
(Xem: 8269)
Đặc San Hoằng Pháp Dharmaduta - Cơ Quan Truyền Bá Chánh Pháp Của GHPGVNTN 1973
(Xem: 24214)
Từ Điển Pháp Số Tam Tạng - Nguyên tác: Pháp sư Thích Nhất Như, Cư sĩ Lê Hồng Sơn dịch
(Xem: 8863)
Thế Thân, tác giả của bộ luận này vốn là một khai sĩ có quá nhiều truyền thuyết và ít nhiều sương khói trùm lên tiểu sử của ngài, đến nỗi cho đến nay, các học giả cũng chưa xác định được Thế Thân là ai.
(Xem: 8472)
Có thể nói rằng quan điểm bình đẳng về khả năng giải thoát tâm linh do Đức Phật đưa ra có một ý nghĩa cách mạng xã hội đáng kể...
(Xem: 8014)
Những hố thẳm triết lý mà Phạm Công Thiện nhắc tới là những hố thẳm tuyệt vọng của triết lý Tây Phương khi chưa tìm ra ngỏ thoát... Quán Như
(Xem: 17773)
Đức Phật nêu lên tánh không như là một thể dạng tối thượng của tâm thức không có gì vượt hơn được và xem đấy như là một phương tiện mang lại sự giải thoát... Hoang Phong dịch
(Xem: 9521)
Hãy hướng tâm vào bên trong và cố gắng tìm niềm vui ở bên trong. Chỉ khi tâm đã được kiềm chế và dẫn dắt đúng hướng thì nó mới có ích cho chủ của nó và xã hội.
(Xem: 8213)
Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn... Hoang Phong
(Xem: 24376)
Lược Sử Phật Giáo Trung Quốc (Từ thế kỷ thứ I sau CN đến thế kỷ thứ X) - Tác giả Viên Trí
(Xem: 24709)
Năm 623 trước Dương lịch, vào ngày trăng tròn tháng năm, tức ngày rằm tháng tư Âm lịch, tại vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini) xứ Ấn Độ...
(Xem: 8418)
Triết học Trung quán kêu gọi sự chú ý của chúng ta, như một hệ thống đã tạo nên cuộc cách mạng trong đạo Phật và qua đó, toàn lĩnh vực triết học Ấn Độ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant