Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

18. Một bằng chứng sống về thuyết tái sinh

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12852)
18. Một bằng chứng sống về thuyết tái sinh

MỘT BẰNG CHỨNG SỐNG

VỀ THUYẾT TÁI SINH

Thượng tọa Thubten Zopa Rinpoche, là đồng sáng lập viên "Hội bảo vệ truyền thống Phật giáo Đại thừa" (năm 1975, văn phòng trung ương đặt tại bang California, Hoa Kỳ). Hiện tổ chức này có gần một trăm chi nhánh trên khắp các châu lục. Vừa qua, một tu viện tại Nepal đã cử hành lễ "thụ phong cho một chú bé bốn tuổi mà giới Phật giáo Tây Tạng xem đây là người tái sinh của cụ bà Amala (mẫu thân của Thượng tọa Zopa Rinpoche). Dưới đây là bài viết của Sư cô Robina Courtin, đúc kết lại những gì đã nghe thấy về cuộc "hành trình chuyển tiếp" khá lý thú này. 

"Tôi đã tìm thấy được mẹ tôi", Ngawang Samten, chị của Thượng tọa Zopa, reo lên một cách vui sướng khi vừa gặp lại cô Merry Colony vào tháng 8 năm 1993, sau hai năm vắng mặt từ ngôi làng bé nhỏ nằm trong vùng núi đá lởm chởm thuộc vùng Khumbu, nước Nepal. 

Cụ bà Amala, bà thân sinh của Thượng tọa Zopa Rinpoche, được rất nhiều người biết đến, đã qua đời vào đầu năm 1991. Merry nghĩ rằng chắc Ngawang Samten muốn ám chỉ một điều gì đó có liên quan đến sự tái sinh của cụ Amala. 

 Merry rất thân với cụ Amala và Ngawang Samten trong dịp cô đến tu thiền trong một hang động gần đó và thường đến thăm họ ở chùa Lawudo. Cả hai đều là nữ tu, công việc chính của họ là chăm sóc các hang động và ngôi chùa này. Họ đến đây từ Thami, Tây Tạng

"Gia đình tôi rất nghèo", Ngawang Samten nhớ lại, "bố tôi qua đời lúc em trai tôi Sangye còn trong bụng mẹ. Mẹ tôi suốt ngày đi chặt củi đổi lấy gạo để nuôi cả gia đình. Bà chỉ kiếm vừa đủ để nuôi anh em chúng tôi và bà thường lượm những mảnh vải người ta vứt trong thùng rác để may áo quần cho chúng tôi". 

"Và bà ta thường đến biên giới Tây Tạng (hai ngày đi bộ) mua muối đem về bán cho người trong làng - Merry nói - Bà cụ là một người nhỏ nhắn nhưng rất khỏe mạnh, bà làm mất đi nhiều ngón tay của mình khi chặt củi. Giống như nhiều người ở miền núi, bà cụ không biết chữ, bà cũng không biết nhiều về giáo lý. Nhưng bà tin tưởng Đức Bồ tát Quán Thế Âm và siêng năng thọ trì câu thần chú : "OM MANI PADME HUM" trong mọi lúc, mọi thời. Bà cụ rất tận tụy với các tăng ni. Mỗi ngày bà đều chăm sóc hang động, quét dọn, cúng dường hương đèn lên các bàn thờ". 

Gần đây, Thượng tọa Zopa Rinpoche cũng cho biết rằng : "Sau khi làm xong mọi việc trong chùa mỗi ngày, bà cụ đều đến đảnh lễ Phật và cầu nguyện cho tôi. Bà cụ nói là bà cụ cầu nguyện cho tôi ba lần trong một ngày, sáng, trưa và buổi tối". 

"Mẹ cầu nguyện những gì ?", tôi hỏi bà cụ, "Bà nói rằng bà chỉ cầu mong chư Phật gia hộ cho tôi vượt qua mọi chướng ngại trên con đường tu học của mình". 

Vào tháng 12 năm 1990, cụ Amala muốn đi thăm Đức Dalai Lama (ở Ấn Độ) trước khi cụ qua đời. Già và yếu, nhưng bà vẫn cố gắng băng núi đèo để đến Kathmandu, và rồi đến tỉnh Sarnath (Bắc Ấn), đi cùng với bà có cậu út Sangye và Ngawang Samten. 

"Đó là ngày trăng tròn tháng giêng năm 1991", Sangye nhớ lại, "cũng là ngày cuối cùng của khóa tu Mật tông Kalachakra. Suốt ngày hôm đó cụ Amala, chị Ngawang và tôi đã dự lễ điểm đạo của Đức Dalai Lama. Sau đó chúng tôi trở lại túp lều và cụ Amala bảo : "Mẹ muốn nghỉ ngơi, đừng quấy rầy mẹ". Chúng tôi linh cảm có một điều gì đó sắp xảy ra, chúng tôi ngồi quanh giường của cụ, khoảng mấy phút sau, cụ trở mình nghiêng bên phải và rồi "mất" tại đó. Khuôn mặt bà như đang ngủ". 

"Bà cụ vẫn nằm trong tư thế "kiết tường" như vậy trong ba ngày, nét mặt đẹp hơn, sáng hơn. Chúng tôi không chạm đến thi thể của cụ cho đến chiều ngày thứ ba, nét mặt vẫn không thay đổi. Chúng tôi tiến hành tang lễ và hỏa táng sau đó. Có hơn 200 Tăng NiPhật tử đến dự. 

Rõ ràng vào ngày cụ Amala qua đời là ngày trăng tròn, người dân trong vùng Lawudo (ở Nepal) nhìn thấy một con chim ưng lông trắng bay lượn ba vòng ở trong vùng rồi sau đó bay về hướng đông Tây Tạng. Sau này họ nói cho tôi về điều đó, họ nói là họ rất ngạc nhiên". 

Trên đây là toàn bộ câu chuyện mà Ngawang đã kể cho cô Merry nghe, khi cô đến thăm Lawudo vào tháng 8 năm 1993. 

Vào đầu tháng 7 năm đó (1993), Ngawang Samten hay tin một người bạn láng giềng của chị là Lhakpa bị tai nạn, vì thế chị quyết định đi thăm cô ta. Ngawang không gặp cô ta từ khi cụ Amala qua đời. Gia đình cô dời về ở một ngôi làng Genukpa cách chùa Lawudo khoảng mười lăm phút đi bộ. 

Đó không phải là nơi gần với Lawudo, nên Ngawang Samten và Lhakpa ít khi gặp nhau. Lhakpa bị thương ở chân nhưng không nặng lắm, cô ta rất mừng khi gặp lại Ngawang Samten. 

Lhakpa có bốn đứa con, đứa nhỏ nhất là một cậu bé được sanh sau khi cụ Amala mất vài tháng ở Ấn Độ. Lhakpa bắt đầu nói với Samten về đứa con trai út của mình. Nó là một đứa trẻ thông minh lạ thường, cô ta nói, từ khi nó tập nói lúc 2 tuổi, chú bé thường nhắc đến chùa Lawudo, một ngôi chùa mà chú chưa từng biết đến bao giờ. Vì thế, điều này làm cho chị và cả gia đình rất kinh ngạc

Và khi Ngawang Samten gặp riêng chú bé, chú dường như nhận ra chị, và chú yêu cầu chị đưa chú đi thăm chùa Lawudo. Chú bé là một đứa trẻ đẹp và khỏe mạnh, chú bày tỏ sự quen thuộc đối với Lawudo - nhắc đến tên của ba con bò chẳng hạn. Và chú tiếp tục nói là chú muốn đi đến đó : "Đó là nơi cháu đã từng sống", chú nói. Ngawang Samten rất ngạc nhiên, chị bắt đầu đến thăm chú bé thường xuyên hơn và luôn luông tìm thấy những điều tương tự. Chú yêu cầu chị : "Hãy đưa cháu về Lawudo đi". 

Một điều đáng chú ý hơn, là chú thường nhắc đến Sangye, Thượng tọa Zopa Rinpoche và ngôi tu viện Kopan của ngài, trong khi tu viện đó ở dưới thung lũng Kathmandu. "Cháu tự hỏi không biết khi nào Thượng tọa và Sangye sẽ đến thăm cháu", chú nói. Ngawang Samten đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi chú đưa ra những thông tin mới hơn : "Con đường đi đến tu viện Kopan rất xấu, có lẽ họ đang bận rộn sửa sang lại nói". Rõ ràng đó là sự thật. Chú bé cũng thường bày tỏ ý định muốn đến Kopan một mình

Một ý tưởng nẩy sinh, phải chăng chú bé này là một bằng chứng tái sinh của mẹ chị ? Ý tưởng đó đã ngự trị và trở nên rối bời trong đầu óc của Ngawang Samten. Chị nghĩ rằng mình không thể ngạc nhiên và bỏ qua cơ hội này ; chị quyết định trắc nghiệm chú bé. 

Cuối cùng, chị đưa bé về thăm chùa Lawudo. "Ngay khi bước vào phòng ăn", chị nhớ lại, "Chú bé bắt đầu mô tả nhà bếp, những băng ghế, cái lò sưởi ; điêu đáng chú ý là chú chạy lên chánh điệnđi kinh hành mấy vòng - giống như cụ Amala đã từng làm. Dù ở đây chú hay bị vấp và té, bởi vì chú nhỏ quá". 

Ngawang Samten cùng kiểm tra với Hòa thượng Wangchuk, một người địa phương lừng danh trong việc quan sát các trường hợp như thế, và ngài đã xác nhận chú bé này đúng là người tái sinh của cụ Amala. 

Ngawang Samten cũng viết thư cho Hòa thượng Trulshig và Thượng tọa Nyingma thuộc tu viện Thubten Choeling ở Jumberi. Hai ngài đã trả lời thư, chứng nhận rằng chú là một hình dạng khác của cụ Amala và khuyên chị phải làm lễ cầu an cho chú cũng như chăm sóc chú một cách cẩn thận. Ngài Trulshig đã đặt tên cho chú là Ngawang Jigme. 

Ngawang Samten rất sung sướng. Chị quyết định tổ chức lễ cầu an cho N. Jigme, mời tăng nibà con trong làng đến dự. 

Trong buổi lễ ở chùa Lawudo, chú bé lại một lần nữa làm cho mọi người phải ngạc nhiên bởi việc đi kinh hành ba vòng trong chánh điện và sau đó chú lễ Phật giống như cụ Amala đã làm trước đây. 

Ngawang Samten may cho chú mấy bộ đồ và trong số đó có cả chiếc mũ len của cụ Amala. Giật lấy chiếc mũ một cách vui mừng, chú reo lên "đây là cái mũ của cháu", và lập tức chú nhận ra một số nút áo cũ mà cụ Amala đã để dành trước kia, nay được khâu vào chiếc áo ấm mới : "Cái nút này của cháu", chú la lên một cách sung sướng

Sangye đã nhớ lại trong buổi lễ hôm đó mọi người đều tặng khăn trắng Khatas cho chú, chú đều biếu lại họ theo truyền thống như một cử chỉ ban phước. Điều này không có ai dạy cho chú biết trước đó. 

Kể từ hôm đó, chú thường xuyên đến chùa Lawudo, và chú tiếp tục làm cho mọi người phải chú ý về sự hiển lộ trí nhớ của mình. Chú chỉ ra mọi việc trong chùa, trong nhà bếp, trong hang động. Chú biết rõ những thứ đó là gì và dùng để làm gì. Chú cũng hỏi thăm các đồ vật thuộc về cụ Amala mà chú không thấy ở chỗ cũ. 

"Cây đèn của cháu ở đâu "". Chú hỏi. Cụ Amala gìn giữ các đồ dùng riêng trên một chiếc kệ trong phòng ngủ của cụ : Một cái kính đeo mắt, một bánh xe pháp luân nhỏ (dùng để cầu nguyện), một xâu chuỗi, một cây đèn dầu... 

Chú bé dường như quyết định tìm các đồ vật và chú tỏ ra bực mình khi không tìm thấy chúng. Cầm tay Ngawang Samten, chú chỉ về phía chiếc kệ : "Cháu muốn lấy cây đèn của cháu về nhà, cháu sẽ mang nó trở lại vào ngày mai". 

"Chú bé rất kỳ lạ", Sangye cảm nhận, "và mọi người gặp chú cũng đều cảm thấy như thế". Cách cư xử của chú quá lạ lùng so với các đứa trẻ khác. Chú hành xử và nói năng như người lớn một cách tự nhiên. Về trí nhớ của chú cũng hoàn toàn chính xác

Vào tháng 5 năm 1994, bố mẹ của Ngawang Jigme cảm thấy đã đến lúc đưa đứa con của họ đến tu viện Kopan. Buổi lễ thụ phong được tổ chức để chính thức xác nhận chú là tái sinh của cụ Amala, một nữ tu người Tây Tạng, bởi 250 Tăng niPhật tử

Cuối cùng, chú cũng đã bước vào tu viện như là một tu sĩ thực thụ và chú sẽ được giáo dục theo một phương pháp dành riêng cho người được xem là tái sinh. Tu viện và các bậc cao đức sẽ tạo cho chú có cơ hội để tiếp tục công việc tu tập, hóa giải nghiệp lực, phát triển tâm linhhoằng pháp lợi sinh sau này. 

Khi Đức Dala Lama lần đầu tiên gặp chú bé tái sinh người Tây Ban Nha, Tenxil Osel Rinpoche (1), và Ngài đã thừa nhận chú ấy là hóa thân của cố Lama Thubten Yeshe. Ngài nói : "Tất nhiên, khi chú lớn hơn một chút, tự chú sẽ để lộ ra những chứng cứ cho người ta biết chú thật sự là ai". Và trường hợp của N. Jigme ở đây cũng tương tự như vậy. 

Nhưng nếu bằng chứng đã có giá trị bề mặt thì chú là một minh chứng hùng hồn nhất về công hiệu của luật nhân quả. Đó là suốt một quãng đời cống hiến và tận tụy mà cụ Amala đã đặt trọng niềm chánh tín của mình cho Chánh pháp để cuối cùng đổi lấy một kết quả thấy rõ, đó chính là sự "quay lại" của mình trong một dáng hình nam tử mà trước đây cụ đã hằng mong ước

_________________

Ghi chú:

1. Tenzil Osel, sinh ngày 12/02/1985 tại Tây Ban Nha, được xem là hậu thân của cố Lama Thubten Yeshe (một pháp sư nổi tiếng của Phật giáo Tây Tạng ở phương Tây, là thầy của Thượng tọa Zopa Rinpoche). Hiện tại Lama Tenzil Osel 2 tuổi đang sống và tu họctu viện Sera, nước Ấn Độ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 34601)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32214)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30424)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30686)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21034)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20213)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19444)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24400)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30702)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15700)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27813)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19782)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15583)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23271)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23591)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17544)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15706)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21920)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38046)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22204)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23272)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21369)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28430)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32580)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25205)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34708)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22972)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27743)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31332)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13618)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25218)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27859)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22129)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20758)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22225)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27165)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24171)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21934)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14727)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23189)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24040)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21150)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14218)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19953)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22523)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14085)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28070)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22852)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28229)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 11007)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28525)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31595)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26214)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14986)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28053)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7453)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25387)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20718)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21143)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12270)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant