Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

20. Lời cuối sách, chuẩn bị cho một chuyến đi

08 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 12469)
20. Lời cuối sách, chuẩn bị cho một chuyến đi

Lời cuối sách

Chuẩn bị cho một chuyến đi

Chết là một sự thật hiển nhiêncuối cùng ai cũng phải đối mặt dù mình có muốn hay là không. Đó là một chân lý mà mỗi chúng ta phải ghi nhớ và chấp nhận, để khi nó đến, ta không còn phải ngạc nhiên, lo âu và sợ hải. Ôn Như Hầu từng nói: 

" Biển khổ mênh mông sóng ngập trời
Khách trần chèo một chiếc thuyền chơi

Thuyền ai ngược gió ai xuôi gió

Rốt cuộc rồi trong bể thảm thôi"

Thật vậy trong cái biển khổ mênh mong ấy, chúng ta chỉ là những " khách trần" lai vãng, đến rồi đi, và nếu chết vẫn chưa hết, ta sẽ phải tiếp tục trôi lăn trong "biển khổ" sinh tử luân hồi này. Thiền Sư Quy Sơn Linh Hựu từng nhắc nhở rằng: " Vô thường già, bệnh, chết không hẹn trước với ta", tức là cái chết sẽ đến với ta bất cứ giờ phút nào. Một điều quan trọng mà tất cả chúng ta cần phải khắc trong lòng là sau khi chết, thần thức ( linh hồn) của ta sẽ không mất, mà nó được lưu chuyển sang một đời sống khác.

Theo giáo lý nhà Phật, sau khi chết ta sẽ có thể được tái sinh, đầu thai vào một trong sáu cõi giới như: Cõi trời, cõi người, A-tu-la, Địa ngục, Ngạ quỹ và Súc Sanh. Kết quả được đầu thai vào một trong sáu cõi này đã được ta thiết lập ngay trong đời sống vừa qua, có nghĩa là trong đời sống hiện tại hôm nay, chính ta đang tạo dựng một đời sống khác cho kiếp sau của ta vậy. Do đó chúng ta phải làm gì và chuẩn bị cái gì cho kiếp sống kế tiếp ?

Đó là một câu hỏi lớn, không dễ trả lời. Tuy nhiên, như ở đầu tập sách này, các bậc Thầy người Tây Tạng đã khuyên dạy chúng ta rằng: phương pháp tốt nhất để chuẩn bị cho cái chết là mỗi người nên làm điều lành và tránh làm điều ác trong suốt cuộc đời mình. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì tất cả những nghiệp thiện và nghiệp ác mà mình tạo ra trong suốt đời này, từ lúc mới sinh ra cho tới khi nhắm mắt lìa cõi đời, chính những nghiệp thiện và ác đó, sẽ là hành trang mà ta sẽ phải mang theo khi ta trút hơi thởkiếp người và chính nó là yếu tố duy nhất quyết định cho địa điểm mà ta sẽ tái sinh đến trong các đời sống vị lai.

Do thấy rõ được cảnh khổ của chúng sinh trong sáu cõi giới luân hồi này, mà Bồ tát Địa Tạng đã hơn một lần nhắc nhở chúng ta về những quả báo khổ đau mà chúng ta sẽ phải gánh chịu ở tương lai, nếu ta phạm phải ở kiếp này:

"Nếu gặp kẻ sát hại loài sinh vật, ngài dạy rõ quả báo sẽ bị chết yểu; nếu người trộm cướp, sẽ bị quả báo nghèo cùng khốn khổ; nếu người tà dâm ( không chung thủy với vợ hoặc chồng), sẽ bị quả báo làm chim se sẻ, bồ câu, uyên ương; nếu gặp kẻ nói lời thô ác, sẽ bị quả báo quyến thuộc hay kình chống nhau; nếu kẻ hay khinh chê, sẽ bị quả báo không lưỡi hay miệng lở; nếu người thường nóng giận, sẽ bị quả báo thân hình xâu xí; nếu người có tánh bỏn xẻn, sẽ bị quả báo cầu muốn không được toại nguyện; nếu người thường tổ chức săn bắn, sẽ bị quả báo kinh hải điên cuồng, mất mạng; nếu kẻ trái nghịch với cha mẹ, sẽ bị quả báo trời đất tru lục; nếu người đốt núi rừng cây cỏ, sẽ bị quả báo cuồng mê đến chết; nếu cha ghẻ, mẹ ghẻ ăn ở ác độc, sẽ bị quả báo thác sinh trở lại hiện đời sẽ bị roi vọt; nếu người dùng lưới bắt chim non, sẽ bị quả báo thân quyến chia lìa; nếu người hủy báng Tam Bảo, sẽ bị quả báo đui, điếc, câm, ngọng; nếu người hay khinh chê giáo pháp, sẽ bị quả báo ở mãi trong ác đạo; nếu kẻ lạm phá của Thường trụ, chùa chiền, sẽ bị quả báo ức kiếp luân hồi nơi địa ngục; nếu kẻ làm ô nhục người hạnh thanh tịnh và vu báng Tăng già, sẽ bị quả báo ở mãi trong loài súc sanh; nếu kẻ dùng nước sôi, hay lửa, chém chặt, giết hại sinh vật, sẽ bị quả báo phải luân hồi thường mạng lẫn nhau; nếu kẻ phá giới phạm trai, sẽ bị quả báo làm cầm thú đói khát; nếu người phung phí, phá tổn của cải một cách phi lý, sẽ bị quả báo tiêu dùng thiếu hụt; nếu kẻ thường tự cao kêu mạn, sẽ bị quả báo hèn hạ, bị người sai khiến; nếu kẻ đâm chọc gây gổ, sẽ bị quả báo không lưỡi hay trăm lưỡi; nếu kẻ tà kiến hay mê tín dị đoan, sẽ bị quả báo thọ sanh vào chốn hẻo lánh." (lược theo Phẩm thứ hai , Kinh Địa Tạng, bản dịch của HT Trí Tịnh).

Nếu ta biết rõ những nguyên nhân và kết quả trên , ta phải cố gắng tránh tạo những điều ác ( tham lam, sân hận, si mê, giết hại sinh vật, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu.), và nỗ lực làm những điều thiện (không tham lam, không nóng giận, bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, cúng dường, phóng sinh,.) để đem an lạc, hạnh phúc cho mình và cho người. Bài học công bằng mà tất cả chúng ta đều thuộc lòng, đó là, nếu mình đem hạnh phúc cho người, thì mình sẽ được an vui, ngược lại, đem khổ đau cho người, thì chính mình sẽ chịu sự bất hạnh. Niềm hạnh phúcan lạc ấy hoặc sự bất hạnh và khổ đau ấy, đã, đang và sẽ được chính ta, tạo ra và được ta thừa hưởng ngay trong đời sống này và sau khi chết.

Những điềm báo trước khi chết:

Những người tu hành đã đắc đạo, họ an lạc, tự tại, thong dong giữa hai bờ sống chết, họ có thể tái sinh về bất cứ cõi giới nào họ muốn. Còn chúng sanh mê muội, phàm phu tục tử đều phải tùy nghiệp mà thọ sanh, tức là sau khi chết, phải chịu sự dẫn dắt của nghiệp lực mà thọ sanh về cảnh giới thích ứng cho nghiệp mà mình đã gây tạo. Nói vậy không có nghĩa là Phật tử tin vào thuyết định mệnh, tức là cái đã sắp đặt saün mọi chuyện, mình phải đi theo cái có sẳn ấy. Ở đây, không phải vậy, người Phật tử tin rằng mình là chủ nhân ông của chính mình, tuy nhiên, một khi mình không làm chủ được mình để cho ác nghiệp đã được xảy ra, thì chính cái nghiệp ấy sẽ trở lại điều khiển mình. Do đó người Phật tử hãy thận trọng trong mọi hành vi, lời nóiý nghĩ của mình, từ nơi đó sẽ đưa chúng ta tới an lạc, và cũng từ nơi đó sẽ đưa chúng ta đến khổ đau.

Trước khi một người chết, có những điềm báo trước, có thể tùy theo mỗi người mà có cảm thọ khác nhau về cảnh giới thiện hay cảnh giới ác, và những điềm này sẽ giúp cho ta dự đoán được nơi thọ sanh của người quá cố.

Những điềm lành báo trước sẽ có thể sinh về Tịnh độ:

Tâm hồn không bị bối rối

Biết trước ngày giờ chết

Tâm niệm chân chánh không mất

Biết trước giờ chết mà tắm rửa và thay quần áo.

Tự mình niệm Phật, niệm có tiếng hoặc niệm thầm

Ngồi ngay thẳng, chấp tay niệm Phật mà chết

Mùi thơm lạ lan tỏa khắp nhà

hào quang sáng soi vào thân thể

Nhạc trời vang dội giữa hư không

Tự nói ra bài kệ để khuyên dạy người ở lại.

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh lên cõi trời:

Móng lòng thương mến

Phát khởi thiện tâm

Lòng thường vui vẻ

Chánh niệm được rõ ràng

Thân thể không bị hôi hám

Sống mũi không xiên xẹo

Tâm không giận dữ

Tâm không luyến ái tài sản, vợ, chồng, con, dòng họ

Mắt luôn trong sáng

Ngửa mặt lên trời và mỉm cười

Những điềm báo trước sẽ có thể tái sinh trở lại cõi người:

Đến khi chết vẫn nhơ nghĩ đến điều lành

Thân không đau khổ

Ít nói lời phô trương, thường nghĩ nhớ đến cha mẹ

Tai thường muốn nghe tên họ của anh chị em và bầu bạn

Đối với việc lành dữ nhận rõ không lầm loạn

Tâm tánh ngay thẳng không ưa sự dua nịnh

Biết rõ bà con bạn bè giúp đỡ cho mình

Thấy bà con trông nom sinh lòng vui mừng

Dặn dò mọi việc trong nhà trước khi chết

Sanh lòng chánh tín, thỉnh Phật, Pháp, Tăng đến đối diện quy y.

Những điềm xấu báo trước sẽ có thể đọa vào địa ngục:

Gặp phải tình trạng con cái và bà con đều nhìn kẻ sắp chết bằng đôi mắt ghét bỏ

Người sắp chết thường đưa hai tay lên mà rờ mó hư không

Dù bạn lành có khuyên bảo điều hay cũng không tùy thuận

Người sắp chết kêu gào than khóc

Đi ra đại tiện, tiểu tiện mà không hay biết

Nhắm nghiền đôi mắt

Thường hay che úp mặt mày

Nằm nghiêngăn uống

Mình mẩy miệng mồm đều hôi hám

Gót chân, đầu gối luôn run rẩy

Sống mũi xiên xẹo

Mắt bên trái hay động đậy

Hai mắt đỏ ngầu

Uùp mặt mà nằm

Thần hình co rút và tay bên trái chấm xuống đất

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào cõi giới ngạ quỹ:

Ưa liếm môi miệng

Thân nóng như lửa

Thường lo đói kháthay nói đến việc ăn uống

Mắt thường hay trương lên mà không nhắm

Hai mắt khô khan như mắt chim gỗ.

Đầu gối bên phải lạnh trước

Tay bên phải thường nắm lại

Những điềm báo trước sẽ có thể thác sinh vào loài súc sanh:

Yêu mến vợ con, đắm đuối không bỏ

Ngón tay và ngón chân đều co quắp

Khắp trong thân mình đều toát ra mồ hôi

Tiếng nói ra khò khè 

Miệng thường ngậm đồ ăn

Hộ niệm cho người hấp hối:

Nếu người hấp hối đang ở trong bệnh viện, người thân nên đến chùa ( hoặc điện thoại) thỉnh quý Chư Tăng Ni và Ban Hộ Niệm đến giường bệnh để tiếp dẫn cho người mất. Nếu gia đình không quen biết chùa nào, có thể tìm đến khoa Chăm sóc về tinh thần (Pastoral Care - các tu sĩ, giáo sĩ các Tôn giáo chính, được mời vào làm việc toàn thời hoặc bán thời tại nơi đây. Phân khoa này cũng có một Trung Tâm Cầu Nguyện (Worship Center) nằm ngay trong khuôn viên bệnh viện để cung ứng cho niềm tín ngưỡng của bệnh nhân) ngay trong bệnh viện đó để nhờ văn phòng này mời quý Thầy đến hộ niệm

Nếu không cung thỉnh được quý Thầy, Cô đến hộ niệm, hoặc nhà ở xa chùa, thì có thể mở băng cassette niệm danh hiệu Phật cho người hấp hối và con cháu trong nhà đứng xung quanh giường bệnh để niệm lớn câu: Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, niệm liên tục cho đến lúc người ấy trút hơi thở cuối cùng, chứ không được khóc kể, sầu thảm. Nếu cứ khóc than như thế sẽ khiến cho thần thức của người sắp ra đi quyến luyến mãi không rời khỏi thân xác, hoặc nếu có rời khỏi thi thể thần thức người ấy vẫn quanh quẫn trong nhà chứ không thể siêu thoát được. Một người thân hoặc lớn tuổi trong gia đình nên đến bên cạnh người hấp hối nhắc nhở họ về nguyên lý vô thường: " Cõi đời là huyễn ảo, vô thường, mọi sự vật hiện tượng sinh rồi diệt, hội họp rồi chia ly, xin người đừng quyến luyến nữa, hãy xả bỏ tất cả và ra đi trong thanh thản".

Sau khi người bệnh vừa tắt thở: người thân nhất nên điều chỉnh thi thể trở lại cho ngay ngắn, mọi động tác đều phải thật nhẹ nhàng, tránh đụng chạm mạnh đến thi thể, vì lúc ấy thần hồn của người chết chưa ra khỏi thi thể, dễ có cảm giác đau đớn và khó chịu, chính sự khó chịu ấy sẽ khiến cho thần thức của người thác sinh vào cõi ác xấu. Cho nên phải cố gắng tránh xúc chạm đến thi thể người vừa tắt thở nhiều chừng nào tốt chừng ấy.

Ba hoặc năm tiếng đồng hồ sau khi tắt thở, gia đình có thể dùng nước ấm , nước hoa hoặc rượu cồn (alcohol) để tắm cho người chết và thay quần áo mới. Tất cả nữ trang phải được tháo ra, để ngăn ngừa kẻ tham lam có thể xâm phạm đến tử thi. Nếu là tín đồ Phật giáo nên mặc lót bên trong một bộ đồ màu trắng, mới và sạch, bên ngoài mặc áo tràng màu nâu hoặc màu lam và đắp một cái mền Quang Minh bên trên. 

Tang sự : 

Lễ tang được bắt đầu sau khi người thân của mình qua đời, có nhiều việc cần thiết phải làm. Những người có trách nhiệm phải thật bình tỉnh mới có thể giải quyết được công việc. 

Nếu người mất theo tín ngưỡng nào thì nên tôn trọng niềm tin của họ mà tổ chức tang lễ theo nghi thức của tôn giáo ấy. Riêng người Phật tử, nên tổ chức theo nghi lễ của Phật giáo. Nghi lễ này được diễn ra gọn gàng, đơn giản, trang nghiêm, ít tốn kém, và không theo tập tục mê tín của thế gian, như đốt vàng mã, lầu đài, nhà kho.

Công việc đầu tiên là một hay hai người trong gia đình phụ trách liên lạc với quý Thầy để chọn ngày giờ thích hợp cho việc tẩm liệm, phát tang, di quanan táng, một mặt liên lạc với sở Mai táng, để lo mua quan tài, đặt xe tang, nơi an táng. Những người còn lại trong gia đình chia nhau mỗi người mỗi việc, thông báo cho thân nhân ở xa, viết cáo phó gởi báo, đài, quét dọn nhà cửa, bàn thờ Phật, Tổ Tiên, sắm sửa đèn nến , hương hoa, trang hoàng bàn vong để thờ phụng người quá cố

Bàn thờ Phật cần được trần thiết trang nghiêm với một hình hoặc tượng Phật đặt ngay ngắn ở giữa, hai chân đèn, lư hương, đĩa trái cây, bình hoa, hai ly nước trong.

Bàn thờ Vong, cũng phải trang hoàng cho đẹp đẻ với cặp chân đèn, đĩa trái cây, bình hoa , ba ly nước, một bài vị (gồm có tên tuổi, ngày sinh, ngày mất ) do Thầy viết. Và đặc biệt là di ảnh của người chết, phải chọn một tấm hình đẹp , rõ ràng của người quá cố để thờ.

Tẩm liệm, phát tang, cúng cơm và an táng:

Đến thời điểm thích hợp đã định trước, quý Thầy Cô, ban Hộ Niệm cùng tang quyến và bạn bè thân hữu vân tập trước bàn thờ Phật để tụng Kinhcầu nguyện cho vong linh người quá cố. Sau khi nấp quan tài đậy lại là lễ Phát tang (còn gọi là lễ Thành phục). Tất cả con cháu đều quỳ ngay thẳng trước linh đài của người mất. Quý Thầy tụng Kinhsái tịnh vào khăn tang, rồi phát tang cho tang quyến. Mỗi người đều lạy hai lạy và nhận chiếc khăn màu trắng , rồi chích khăn lên đầu và mặc quần áo tang. 

Theo tục lệ truyền thống, người con gái chỉ đeo khăn tang, quần tang mà không có áo. Người con rể, chỉ quấn khăn tang là đủ. Riêng hàng cháu, chắc, trên khăn tang có đính thêm một miếng vải nhỏ hình tròn màu xanh hay màu đỏ tùy theo bên nộibên ngoại. Vợ chồng để tang cho nhau, chỉ cần bịt một khăn tang là đủ.

Sau khi lễ phát tang là lễ cúng cơm ( tiến linh). Tất cả nên cúng thức ăn chay, cúng nước trà thay vì cúng rượu. Tiếp đó là lễ tụng kinh cầu siêu cho hương linh. Trong tang lễ, phần quan trọng nhất là tụng kinh cầu nguyện cho thần hồn người chết siêu thoát, chứ không phải chú trọng về hình thức cúng kiến, đờn trống, nhạc Tàu, nhạc Tây.. Những hình thức bề ngoài chỉ cốt để làm nở mặt nở mày của tang quyến đối với người ngoài, chứ không ảnh hưởng gì đến thần thức người quá cố

Đến ngày an táng linh cửu, tang quyến cùng bè bạn thân hữu cùng quý Thầy Cô và ban Hộ niệm tiễn đưa linh cữu đến nơi an táng ( địa táng hay hỏa táng tùy theo sự chọn lựa của người quá cố), tất cả nên thành tâm niệm Phật để tiếp dẫn vong linh đến nơi an nghĩ cuối cùng.

Sau lễ an táng, chủ nhà rước vong linh về nhà hoặc chùa để làm lễ An Sàng, tức là lễ an vị vong linh và di ảnh của người quá cố. Có nhiều người hiểu lầm lễ này gọi là lễ ăn sàng, nên bắt buộc tang quyến phải tổ chức tiệc tùng để được ăn uống. Đây là một sự thật đáng buồn.

Sau lễ An sàng, là cúng tuần thất ( 7 ngày sau khi qua đời), cúng Bách nhật ( 100 ngày), cúng Tiểu tường ( giáp năm, 365 ngày) và cúng Đại tường ( ba năm xã tang, còn gọi là mãn tang hay mãn khó, tức là đúng 1095 ngày), rồi từ đó mỗi năm cúng lễ giỗ tưởng niệm ( cúng đúng vào ngày mất gọi là Chánh kî, trước ngày mất gọi là Tiên Thường) . Và nếu gia đình tang quyến có điều kiện nên tổ chức lễ Trai Tăng cúng dường, bố thí, phóng sanh các loài vật, đi lễ Phậtcúng dường 10 chùa, để hồi hướng công đức ấy cho vong linh người quá cố, giúp họ tái sinh vào cõi giới an lành.

Tóm lại, theo giáo lý nhà Phật, chết chưa phải là hết mà còn nhiều vấn đề khác xảy ra sau khi họ qua đời, nếu người quá cố chưa giác ngộ giải thoát, chưa giải quyết được vấn đề sinh tử ngay trong kiếp sống hiện tại này, thì còn vô số đời sống khác đang đợi chờ họ ở phía sau./.

Melbourne, Xuân Tân Tî - 2001

Tỳ Kheo Thích Nguyên Tạng


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8544)
Thần tài trong Phật giáo, cụ thểPhật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.
(Xem: 5273)
Thời Đức Phật tại thế, Ấn Độít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được.
(Xem: 5834)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
(Xem: 7461)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
(Xem: 6380)
Con người muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện...
(Xem: 5976)
Phát huy sự chú tâm đúng đắn hướng vào một điểm nhằm mục đích gì? Việc luyện tập đó không nhất thiết là chỉ để giúp tâm thức đạt được một mức độ tập trung thật cao...
(Xem: 4761)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5711)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường đức Phật...
(Xem: 5888)
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài.
(Xem: 6133)
Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như ...
(Xem: 6600)
Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
(Xem: 5957)
Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như: Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…
(Xem: 7067)
Chánh pháp của Đức Phật hay Đạo Phật được tồn tại lâu dài, đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, chư thiênloài người.
(Xem: 6683)
“Đạo Phật nhấn mạnhtu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”.
(Xem: 4813)
Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán
(Xem: 4942)
Bài viết này sẽ phân tích Bát Nhã Tâm Kinh dưới cái nhìn bất nhị, hy vọng sẽ làm sáng tỏ bài kinh cốt tủy này như một lối đi của Thiền Tông
(Xem: 7721)
Đọc “Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải“ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do TT Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ
(Xem: 9829)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
(Xem: 7543)
Đạo Phật khai sinh ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm hoằng pháptruyền bá của thế hệ các tăng sĩ tiền bối...
(Xem: 5336)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh”
(Xem: 6430)
Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”.
(Xem: 5433)
Việc dịch lại Tâm Kinh của Thiền sư Nhất Hạnh tuy theo ý thầy là dành riêng cho các đệ tử của thầy trong Làng Mai khi thầy nói với “các con” của thầy...
(Xem: 5846)
Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng:
(Xem: 6405)
Giúp đỡ người nghèo khó là một phẩm tính cố hữu của con ngườixã hội loài người. Phẩm tính này vốn tồn tại từ thời xa xưa và vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại.
(Xem: 5702)
Làm Thế Nào Có Được Trí Tuệ Lớn Để Đạt Đến Bờ Giải Thoát - Đó phải là quán chiếu, thực hành, tu tập theo giáo lý bát nhã
(Xem: 6446)
Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này.
(Xem: 7073)
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm.
(Xem: 6297)
Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.
(Xem: 10680)
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ?
(Xem: 6694)
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó ...
(Xem: 6195)
Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật nhận định: “Ta không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh
(Xem: 6752)
Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua...
(Xem: 6152)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau.
(Xem: 6512)
Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất.
(Xem: 5536)
Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về.
(Xem: 8275)
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
(Xem: 5743)
Dharma tức Giáo Huấn của Đức Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều tương liên và tương tác với nhau
(Xem: 7572)
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt thật tướng của các pháp.
(Xem: 6264)
Tất cả những điều này rất kỳ diệu không những đối với người Phật Tử mà còn cho những người của các tôn giáo khác nữa.
(Xem: 9666)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 4074)
Nguyên tác: Toward a Science of Consciousness, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6402)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoátgiác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển...
(Xem: 4189)
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo.
(Xem: 4312)
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác...
(Xem: 4776)
Nguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless Universe; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5338)
Âm nhạc fanbei (việc tụng niệm các bài kinh dịch âm từ tiếng Phạn) đã ảnh hưởng và góp phần tạo ra gia tài văn hóa của Trung Quốc qua nhiều đế quốc và triều đại
(Xem: 5296)
Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”.
(Xem: 5827)
Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.
(Xem: 6789)
Người xuất gia đích thực thì không khác gì người cày ruộng, gieo trồng, bón phân để thu hoạch thốc lúa.
(Xem: 5558)
Quan Âm Truyền Thuyết (Tuyển Tập) Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ
(Xem: 4503)
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám phá mới.
(Xem: 5337)
Y hệt một thành trì, canh gác trong và ngoài, hãy tự canh gác chính bản thân mình. Chớ để một khoảnh khắc nào trôi qua sơ suất…
(Xem: 5005)
Một khi tâm thức chúng ta trở thành thành kiến, thì chúng ta không thể thấy mọi thứ một cách khách quan.
(Xem: 4367)
“Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”
(Xem: 6880)
Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người.
(Xem: 4619)
Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.
(Xem: 8428)
Quyển sách nói về Hoàng Đế A Dục tương đối đầy đủ nhất và những cứ liệu của tác giả Lê Tự Hỷ có tính thuyết phục và độ chính xác rất nhiều...
(Xem: 7224)
Năm uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Thuật ngữ Uẩn 蘊, nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha,
(Xem: 8379)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng - Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn
(Xem: 7534)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant