Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Chánh ngữ và khái niệm về ba cửa ngõ

14 Tháng Tư 201200:00(Xem: 8588)
03. Chánh ngữ và khái niệm về ba cửa ngõ
KHỔ ĐAU PHÁT SINH VÀ VẬN HÀNH NHƯ THẾ NÀO
Hoang Phong biên soạn và dịch
Nhà xuất bản Phương Đông 2012

CHÁNH NGỮ VÀ KHÁI NIỆM VỀ BA CỬA NGÕ


Có lẽ người đọc cũng hơi ngạc nhiên với một chủ đề xưa như trái đất. Không biết đã có bao nhiêu băng đĩa CD, sách vở, bài viết, bài giảng về chủ đề Chánh ngữ. Tuy nhiên dù đã thuộc lòng hay đã nghe giảng đến nhàm tai, có bao giờ ta tự hỏi đã áp dụng chánh ngữ được bao nhiêu lần trong cuộc sống của mình và có khi nào ta tìm hiểu xem vai trò của chánh ngữ nằm ở đâu không trong cái xã hội tân tiến ngày nay ?

Dầu chẳng có gì mới lạ trong Đạo Pháp, tuy nhiên có lẽ chúng ta cũng nên bỏ ra chút thì giờ để cùng nhau tìm hiểu xem chánh ngữ là gì. Đến chùa nghe giảng bùi tai trong chốc lát, để rồi sau đó thì đâu lại vào đấy, ta lại tiếp tục giao tiếp với những người chung quanh bằng ngôn từ thường nhật, xã hội vẫn tiếp tục áp đặt cho ta những công thứcquy ước có sẵn về cách giao tiếp và ta chỉ cần đem ra mà sử dụng

Thật ra thì ta cũng chẳng làm gì khác hơn được. Giáo dụckinh nghiệm bản thân đã dạy ta như thế thì ta cứ phát ngôn như thế. Cho đến khi nào ta chưa ý thức được và nhìn thấy một cách sâu xa ảnh hưởngtác động của ngôn từ đối với bản thân mình và đối với tập thể xã hội thì khi đó ta sẽ vẫn còn tiếp tục phát ngôn một cách rập khuôn như thế.

Mỗi lần đọc một bài viết về chủ đề chánh ngữ hay được nghe giảng về chánh ngữ thì ta tự động liên tưởng đến lời ăn tiếng nói mà ta phải phát biểu. Tuy nhiên trong thế giới này, mấy khi ta có dịp để nói lên một lời chánh ngữ? Trong thế giới của chúng ta tiếng nói đôi khi chỉ là thứ yếu, một lá phiếu thì cũng là cách bảo ta hãy câm miệng đi. Hô hào thì đã có người hô, ta chỉ cần đưa thẳng cánh tay lên để tán đồng là đủ.

Mặt khác, gần như tất cả các băng đĩa, bài viết, bài giảng... hầu như chỉ nêu lên một chiều, tức là cách dạy ta phải phát ngôn như thế nào, nhưng tuyệt nhiên không hề dạy ta phải nghe như thế nào về cách phát ngôn của người khác. Họ có nói đúng theo chánh ngữ hay không ? Hơn nữa trong thế giới của chúng ta đâu phải chỉ có lời nói mà thôi. Báo chí, sách vở, phim ảnh, truyền hình, tranh vẽ, ca nhạc, băng giảng, quảng cáo, loa phóng thanh và các phương tiện truyền thông tân tiến khác, tất cả luôn bủa vây và không tha chúng ta một giây phút nào cả. 

Bài viết này cố gắng mở ra một tầm nhìn bao quát để suy tư và tìm hiểu về chánh ngữ và mỗi người sau đó tự tìm lấy cho mình một lối đi trong cái bối cảnh thật náo động của thế giới này. 

Định nghĩa về chánh ngữ

Chánh ngữ là cách tu tập được xếp vào hàng thứ ba của bát chánh đạo. Nói một cách tổng quát thì có ba phép tu tập : tu giới (shila), tu định (samatha) và tu tuệ (prajna), chánh ngữ thuộc vào lãnh vực tu giới. Tương Ưng Bộ Kinh định nghĩa chánh ngữ như sau : «Chánh ngữtừ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm ». Nếu như không nói láo, không nói hai lưỡi, không nói lời độc ác, không nói lời phù phiếm thì tất nhiên là phải nói ngay thật, trung thực, ôn hòalợi ích

Định nghĩa có vẻ đơn giản nhưng áp dụng thì khó. Lên chùa thì Thầy giảng ta nghe, mấy khi Thầy nghe ta giảng. Ra phố mua sắm, thì người bán nói ta nghe, họ có nói chánh ngữ hay không thì cũng khó biết được. Gặp bạn bè thì lựa lời mà nói cho đẹp lòng nhau, nói chánh ngữ lôi thôi đôi khi có thể mất cả bạn bè. Nơi làm việc thì xếp nói ta nghe, mấy khi ta có dịp để nói chánh ngữ cho xếp nghe. Về nhà thì vợ con nói ta nghe, mấy khi vợ con nghe ta nói. Vì thế có muốn áp dụng chánh ngữ để «được một chút phước đức» dành cho kiếp sau cũng không mấy khi tìm được dịp. 

Tóm lại ngôn từ mà ta sử dụng hàng ngày là một loại ngôn từ công thứcquy ước, biểu hiện của vô minh. Đấy là loại ngôn từ mà ta tự động chấp nhận để giúp ta giao tiếp với những người chung quanh trong thế giới ta bà, và đấy cũng là cách kết nối vô minh của từng cá thể với nhau để tạo thêm vướng mắc.

Vì vậy đối với một cá thể con người, ngôn từ giữ một vị tríchức năng như thế nào ? Sau đây là phần trình bày sơ lược về khái niệm ba cửa ngõ của một cá thể và từ đó sẽ xác định vị trívai trò của chánh ngữ hay ngôn từ nói chung.

Ba cửa ngõ là gì

Kinh sách gốc Hán ít quan tâm đến khái niệm về ba cửa ngõ, trái lại thì Kim cương thừa chú trọng nhiều hơn đến khái niệm này. Tuy nhiên phần trình bày sau đây chỉ giới hạn trong việc định nghĩa căn bản về ba cửa ngõ để tìm hiểu vị trí, vai trò và sự vận hành của ngôn từ, nhưng không đi sâu vào phương pháp luyện tập của Kim cương thừa. Vậy ba cửa ngõ là gì ?

Mỗi cá thể con người có ba cửa ngõ (tridvara) : thân xác (kaya), ngôn từ (vak) và tâm thức (citta). Đó là ba thành phần hay ba « trung tâm » vận hành riêng rẽ và đồng thời cũng tương liên và phối hợp với nhau để tạo ra một cá thể trong hai cõi dục giớisắc giới. Người ta vẫn thường nói đến ba yếu tố tạo nghiệp là thân, khẩu, ý, tuy nhiên cũng cần hiểu là ba yếu tố ấy cũng là ba cơ sở cần thiết giúp thực hiện việc tu tập. Sau đây là định nghĩa về ba cửa ngõ : 

- Thân xác : chỉ định cấu trúc vật chất của một cá thể, cấu trúc đó được tạo thành bởi năm cấu hợp thô thiển gọi là ngũ uẩn. Thân xác tượng trưng cho ranh giới phân cách giữa một cá thểthế giới chung quanh. Sự phân chia đó có tính cách chủ quan, vì trên thực tế một cá thể không khác với thế giới bên ngoài và ngược lại thế giới bên ngoài cũng không khác với cá thể. Sự phân biệt đó là kết quả phát sinh từ sự diễn đạt của tâm thức một cá thể xuyên qua sự cảm nhận của ngũ uẩn.

Sự giao tiếp của thân xác với thế giới bên ngoài nhờ vào năm giác cảm là thị giác, thính giác, khứu giác, vị giácxúc giác. Một cách tổng quát thì thân xác tượng trưng cho cửa ngõ đón nhận thế giới chung quanh xuyên qua giác cảm và đồng thời cũng là một phương tiện để tác động vào thế giới bên ngoài. Mỗi cảm nhận của giác cảm – tức là những gì từ bên ngoài « bước vào » – đều gây ra tác động trong tâm thức, tác động đó có thể là tích cực, tiêu cực hay trung hòa. Mỗi cử động – tức là những gì « bước ra » khỏi cửa ngõ – đều gây ra một tác động với môi trường chung quanh. Tác động đó có thể tích cực, tiêu cực hay trung hòa. Hãy lấy một thí dụ thật đơn giản, ta đi tản bộ trong một khu vườn. Hành động đi tản bộ có vẻ như mang tính cách trung hòa không tạo ra một nghiệp quan trọng nào cả. Nhưng trên thực tế thì rất phức tạp, vì ta có thể vô tình đạp lên côn trùng trên mặt đất hay trong cỏ. Mặc dù vô tình nhưng ta vẫn tạo ra nghiệp tiêu cực. Mặt khác sự kiện đi tản bộ cũng có thể tạo ra hậu quả tích cực, chẳng hạn như giúp cho máu huyết lưu thông, hít thở không khí trong lành, thay vì ngồi trong nhà xem phim Hàn quốc tràng giang bất tận.

Tóm lại phải luôn luôn cảnh giác và canh chừng cái cửa ngõ thân xác, kiểm soát những giác cảm đang tìm cách xâm nhập vào cửa ngõ ấy để phá rối ta và đồng thời cũng phải chọn lọc và phán xét xem những hành động nào của ta mang tính cách tích cực hay tiêu cực trước khi mở cửa cho nó tác động với thế giới bên ngoài. Một cách vắn tắt, người tu tập phải hiểu rằng mọi cử động đều tương tác với không gian chung quanh, có nghĩa là trực tiếp tạo ra nghiệp. Càng lăng xăng, chạy hết đầu này đến đầu kia, tay chân múa may không ngừng, trong đầu tính toán và hoạch định đủ mọi thứ mưu đồ thì đấy chỉ là cách tạo thêm nghiệp và mạng lưới duyên khởi sẽ càng siết chặt hơn. Tréo chân ngồi im là một trong những cách có thể giúp ta tránh được phần nào sự bủa vây của nghiệp. 

Đối với Phật giáo nói chung thì thân xác là một sự « cấu hợp ô nhiễm », bởi vì đó là hậu quả sinh ra từ nghiệp trong quá khứ. Thái độ của Nam tông và nhất là của Giới luật tông (Vinaya) đối với thân xác rất triệt để : thân xác là một thể dạng kinh tởm cần loại bỏ và không được bám víu vào đó. Thái độ của Bắc tông cũng triệt để không kém : thân xác con người là « cơ sở của mọi sự bám víu », nguồn gốc của mọi thứ khổ đau, tuy nhiên thân xác cũng là « cơ sở hàm chứa những phẩm tính » (ksanasampadadhisthana) giúp cho cá thể một dịp may để thực hiện tu tập Đạo pháp (Dharma). Vì thế đối với Bắc tông, người tu tập phải biết giữ gìn thân xác tinh khiết, nhưng không nên bám víu vào nó và cũng không nên trau chuốt cho nó quá đáng. Thái độ của Kim cương thừa thì khác hẳn và rất tích cực, xem thân xác như một hệ thống kinh mạch giúp cho những luồng khí lực luân chuyển. Sức mạnh của quán tưởng có thể biến thân xác thành một « ảo thân » của một thánh nhân hay một vị Phật, và cao hơn nữa có thể chuyển thành « thân xác cầu vồng » tức là « ứng thân » của một vị Phật. Đạt được ứng thân của một vị Phật có nghĩa là thành Phật ngay trong kiếp sống này.

- Ngôn từ : ngôn từ không nhất thiết chỉ dùng để chỉ định sự phát biểu ý nghĩ bằng tiếng nói mà còn chỉ định khả năng hiểu biết ý nghĩa của các cấu trúc âm thanh. Ngôn từ là một thành phần trung gian giữa tâm thức (tác ý) và thân xác (môi, lưỡi, dây thanh trong cuống họng, hơi trong phổi...). Đó là một cửa ngõ rất quan trọng mở ra cả hai chiều : vào và ra. Điều này rất quan trọng tuy nhiên ít người chú ý đến vì cái cửa ngõ ngôn từ đôi khi dùng để nhận vào nhiều hơn là để phát ra. Trong thế giới ngày nay chúng ta bị tràn ngập bởi các phương tiện truyền thông, nào là phim ảnh, ca nhạc, báo chí, tuyên ngôn, biểu ngữ, quảng cáo... Cái cửa ngõ ngôn từ vì thế đã trở thành gần như một chiều vì khối lượng nhận vào quá lớn làm cho nó thường xuyên bị tắc nghẽn, không còn kẻ hở để thoát ra. 

Ngày nay không mấy khi ta có dịp sử dụng cửa ngõ ngôn từ trong việc tu tập. Cách đây hơn hai ngàn năm khi xã hội còn đơn sơtinh khiết hơn ngày nay, thì con người không bị những phương tiện truyền thông bủa vây và tấn công dồn dập. Dầu cho vua A-Dục có cho khắc các chỉ dụ lên các trụ đá thì cũng chẳng có mấy người biết đọc. Vào các thời kỳ khi Đức Phật còn tại thế và sau đó khi Ngài đã tịch diệt, thì hầu hết con người chỉ có dịp nói với nhau trong gia đình, trên ruộng đồng, nơi quán chợ. Họ học thuộc những lời Phật dạy và kể lại cho nhau nghe với tất cả sự thành kính. Nhờ đó mà ngày nay chúng ta mới được thừa hưởng những gì tinh anh trong những lời giáo huấn của Phật và những gì ấm áp trong lòng người thời bấy giờ. Vì thế chánh ngữ không hẳn chỉ là một thứ luân lý đại chúng mà còn tượng trưng cho một sức mạnh trong việc tu tập nữa.

Vào thời bấy giờ, kỹ thuật còn thô sơ, ngoài cái cày, cái cuốc, cái xe bò..., người dân chưa có phương tiện gì để ghi lại hình ảnhlời nói. Trong thời đại tân tiến và chỉ trong vài chục năm về sau này, đủ mọi phương tiện thu âm và thu hình được phát minh, nào là băng đĩa, máy thu âm nhỏ xíu, máy thu hình vidéo, máy điện thoại di động... Một số người hướng dẫn dư luận đã lợi dụng các tiến bộ kỹ thuật đó để quảng bá những lời không được chánh ngữ lắm trong mục đích lường gạt, che đậy, hoặc tệ hại hơn như khích động con người để phục vụ cho ý đồ của cá nhân hay của một tập thể nào đó.

Bất cứ trong một quốc gia nào cũng thế, phương tiện truyền thông đã trở thành một công cụ thật tinh vi để quản lý và áp đặt con người. Trong trường hợp đó chánh ngữ đã vượt ra khỏi lãnh vực cá nhân để mang tánh cách tập thể và xã hội. Những người hướng dẫn dư luận có thể quên một điều là những gì vua A-Dục khắc trên trụ đá đã vượt hơn hai ngàn năm lịch sử và còn lưu lại đến ngày nay. Những gì thu âm, thu hình hôm nay rồi sẽ dành cho những thế hệ mai sau thẩm định.

Dầu sao đi nữa thì chúng ta cũng phải công bằng mà phán xét, không nên chỉ biết kết án những gì tệ hại trong thế giới ngày nay. Vào thế kỷ thứ VI trước Tây lịch, trong thung lũng sông Hằng cũng đã xảy ra những sự tranh cãi siêu hình, những tranh luận biện chứng giữa các vị thầy Bà-la-môn và kể cả các vị thủ lãnh chủ trương các hệ thống tư tưởngtín ngưỡng khác nhau. Họ « gây ra cho nhau thương tích bằng cách đem đầu lưỡi làm khí giới ». Đức Phật gián tiếp ám chỉ đến các cuộc khẩu chiến ấy bằng cách cấm các đệ tử của Ngài không được tham gia vào đó. Nhiều kinh sách kể chuyện Ngài lưu ý các đệ tử phải thận trọng trong từng lời nói, không được biểu lộ tham vọng hay hận thù và Ngài đã nêu lên một cách minh bạch bốn thái độ phải tuân thủ như sau :

1- nói lên sự thật
2- nói những lời hòa giải, không nói hai lưỡi 

3- nói những lời mang ngụ ý tốt, khả ái, không gây ra lời đồn đại, không chỉ trích lời người khác và việc làm của người khác

4- nói những lời có ý nghĩa, không nói những lời phù phiếmvô bổ

Tóm lại chánh ngữ là để hướng vào người khác, phục vụ người khác, đồng thời là một cách loại bỏ mọi bám víu, kiêu căng và tự hào, có nghĩa là loại bỏ sự thống trị của cái tôi. Sau đây là những lời dặn dò của Đức Phật cho các các đệ tử của Ngài :

« Người tu hành chỉ nói những lời hòa giải để giảng hòa những người hiềm khích lẫn nhau và kết chặt thêm sự hòa đồng. Người tu hành yêu chuộng sự hài hòa, tìm thấy vui thích trong sự hài hòa, niềm hân hoan trong sự hài hòa. Từ bỏ những lời thô bạo, người tu hành không nói lên những lời thô bạo. Người tu hành chỉ thốt ra những lời nói không sao chê trách được, êm ái, trìu mến, đi thẳng vào trái tim, nhã nhặn và tử tế đối với thật nhiều người, làm cho thật nhiều người ưa thích. Từ bỏ những lời nói phù phiếm, người tu hành không nói những lời phù phiếm, chỉ thốt lên những lời nói đúng lúc, trung thực, có ý nghĩa, phù hợp với Đạo phápgiới luật, xứng đáng để lưu lại, hợp lẽ, thích nghi với mục đích tối hậu và bổ ích ».

(trích trong kinh Maha-Tanhasankhaya-Sutta, bản dịch Pháp ngữ của Môhan Wijayaratna, trong quền La Philosophie du Bouddha, Ed. de la Sagesse, 1995, trang 69) 

Có lẽ cũng cần nhắc thêm ra đây quan điểm đặc thù của Phật giáo Tây tạng về cửa ngõ ngôn từ. Đó chính là cơ sở giúp vào việc quảng bá Đạo Pháp bằng tiếng nói. Khắc phục được ngôn từhơi thở trong khi thiền định sẽ giúp chủ động được tâm thức. Điều hành được các luồng khí lực tinh tế và các chuyển động của chúng chính là chìa khóa của phương pháp luyện tập du-già mô tả trong Kim cương thừa. Các kinh tan-tra đều nói đến sự liên hệ giữa các cấu trúc kinh mạch của cơ thể và khả năng phát âm. Hình tướng nơi các huyệt ở đầu các kinh mạch tương quan với 16 nguyên âm trong bảng chữ cái của tiếng Phạn và chúng ảnh huởng đến khả năng phát ra âm thanh, vì thế nên khả năng phát âm nhất thiết liên quan với thân xác. Đó là điểm then chốt giải thích sự liên hệ giữa tác động tích cực của các câu niệm chú man-tra đối với thân xác. Sự trì tụng các câu man-tra sẽ tinh khiết hóa ngôn từ, có nghĩa là làm tan biến những dấu vết ô nhiễm trong cách nói thường nhật, tháo gỡ và tẩy uế các kinh mạch tinh tế, loại bỏ các độc tố của tâm thức, tinh khiết hóa bệnh tật của cơ thể, nuôi dưỡng khí lực tinh anh để mang lại Giác ngộ cho một cá thể

- Tâm thức : là cửa ngõ thứ ba của một cá thể. Tâm thức không sờ thấy được, không nghe thấy được, không màu sắc, vô hình và không nắm bắt được. Nó thuộc vào lãnh vực phi-vật-chất của một cá thể. Tâm thức không có cửa ngõ để tiếp xúc trực tiếp và trao đổi với thế giới chung quanh mà phải « đi nhờ » hai cửa ngõ của thân xác và ngôn từ. Tuy nhiên nó có một cửa ngõ riêng thông thương với tiềm thức hay a-lại-gia thức. Trong một giới hạn và một số điều kiện nào đó tâm thức có thể cảm nhận được những gì hiển hiện hay thoát ra từ a-lại-gia thức.

Tri thức và các thể dạng tâm thần phối hợp với nhau để tạo ra tâm thức. Đồng thời tâm thức cũng là cơ sở của tác ý (cetana) tức là các ý nghĩ chủ tâm (volition). Chính vì thế mà tâm thức giữ vai trò tạo nghiệp và cũng là cơ sở của mọi sự lầm lẫn và bấn loạn tâm thần. Tất cả các xúc cảm bấn loạn đều phát sinh từ tâm thức. Tuy nhiên tâm thức lại đứng ra điều khiển cả thân xác và ngôn từ. Vì thế mà người tu tập phải thật thận trọngcảnh giác trước những khích động của tâm thức. Nói một cách khác cố gắng khắc phục tâm thứccốt lõi của sự tu tập

Trong số năm uẩn tạo ra một cá thể con người thì bốn uẩn thuộc vào lãnh vực tâm thức, và điều đó cho thấy tầm quan trọng và sự phức tạp rất lớn của nó. Người tu hành phải dồn tất cả sức mạnh của mình để tìm hiểuchế ngự tâm thức. Kinh sách vẫn thường nói khắc phục được tâm thức có nghĩa là đạt được Giác ngộ

Tất cả mọi hiện tượng đều là những phóng ảnh của tâm thức, nhưng chính nó thì lại không có một thực thể nào cả. Nếu ta « nhìn » thấy tâm thức thì đấy không phải là tâm thứcbản chất của nó là trống không. Chính vì nó trống không nên bất cứ gì cũng có thể xảy ra trong tâm thức : từ hận thù đến yêu thương, từ cái tôi đến kẻ khác, từ địa ngục đến niết bàn... Quán thấy được bản chất trống không của tâm thức sẽ loại bỏ được tất cả những gì tác tạo ra nó.

Đối với Kim cương thừa tâm thứccăn bản thật tinh tế của ánh sáng trong suốt nguyên thủy, tức là Phật tínhNếu không chủ động được tâm thức thì nó sẽ lôi kéo một cá thể lang thang bất tận trong thế giới ta bà. Khắc phục được tâm thức thì nó sẽ đưa cá thể hướng về sự Giải thoát, và nó sẽ dần dần nhường chỗ cho ánh sáng trong suốt nguyên thủy. Dù sao thì phần giải thích vắn tắt trên đây về tâm thức chỉ có mục đích trình bày cho đầy đủ khái niệm về ba cửa ngõ mà thôi.

Lời kết :

Một vị thầy đứng ra giảng chánh ngữ cho các Phật tử đến chùa, và sau khi giảng xong thì cảm thấy mình đã làm được một việc pháp thí, mang lại một chút nghiệp tốt nào đó cho mình. Người Phật tử nghe xong cũng cảm thấy mãn nguyện vì đã bỏ thì giờ đến chùa để nghe giảng và nghĩ rằng đã làm được một chút công đức gì đó để cải thiện cái nghiệp của chính mình. Tuy nhiên nếu khi người Phật tử rời khỏi cổng chùa mà đâu lại vào đấy, người ấy lại tiếp tục đem những ngôn từ công thứcquy ước ra để dùng. Hoặc khi bá tánh ra về, chú tiểu khép lại cổng chùa và vị Thầy lại quay về với những bận tâm khác, thì mỗi người lại vẫn sẽ tiếp tục nuôi dưỡng lấy nghiệp của mình. 

Chánh ngữ không phải chỉ là một chủ đề để đem ra giảng cho nhau nghe rồi sau đó thì việc ai nấy lo, chánh ngữ cũng không phải đơn giản là những quy tắc đạo đức, giữ được thì càng tốt mà không giữ được cũng không sao. Người tu tập phải ý thức được chánh ngữ là một trong những phương pháp tu tập chính yếukiên trì để mang lại cho mình một sức mạnh nội tâm hướng về Giác ngộ.

Không nên hiểu chánh ngữ một cách đơn giản là : tôi không được nói dối, tôi không được nói hai lưỡi, tôi không được nói lời độc ác, tôi không được nói những lời phù phiếm. Hiểu từ chương như thế thì cái tôi vẫn còn sờ sờ trước mắt, biết đến khi nào mới giác ngộ

Sau hết xin kể một câu chuyện rất phổ biến trong kinh sách như sau. Một hôm Đức Phật đi đến một nơi có tiếng là nguy hiểm vì nơi này có một tên sát nhân là Angulimala vô cùng hung dữ và lại đang tìm giết người thứ một ngàn. Chủ nhân một quán trọ thiết tha xin Đức Phật hãy dừng chân lại và đừng đi đâu cả. Đức Phật không nghe và vẫn lẳng lặng lên đường. Thị trấn vắng tanh, nhà nhà đóng cửa.

Angulimala thấy một nhà sư đang đi một mình trong một con phố vắng, hắn rút thanh kiếm và đi theo. Đức Phật thấy có kẻ lạ đến gần và biết ngay đấy là tên sát nhân mà mọi ngươi sợ hãi, tuy nhiên Ngài vẫn thản nhiên bước một cách thanh thản. Angulimala rất ngạc nhiên trước thái độ bình thản đó, hắn đưa cao thanh kiếm đứng chắn trước mặt Đức Phật và hét lên ra lịnh cho Đức Phật phải dừng lại. Đấng Như Lai không tỏ vẻ sợ hãi một chút nào và cất lời nói với Angulimala một cách thật dịu dàng : «Này Angulimala, con có biết không, ta đã dừng lại từ lâu lắm rồi. Chính con vẫn còn đang múa may trong lửa đỏ của hận thù, của giận dữdục vọng điên cuồng». Angulimala hết sức bất ngờ trước câu nói đó liền ngước nhìn để dò xét gương mặt của Phật. Trước vẻ mặt tràn đầy lòng từ binhân ái của Đức Phật, Angulamala bỗng cảm thấy trơ trụi và cô đơn, và bất thần hắn nhận thấy mình đang bước trên con đường của khổ đau và bất hạnh. Hắn bèn ném bỏ thanh kiếm và quỳ xuống dưới chân của Đấng Giác Ngộ và xin nguyện sẽ từ bỏ cuộc sống hung ác. (theo kinh Angulimala-sutta, thuộc Trung Bộ Kinh). 

Bures-Sur-Yvette, 17.12.09
Hoang Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 30877)
Tăng đoàn bắt đầu hoạt động rộng rãi và có ảnh hưởng kể từ khi Phật niết bàn... Thích Nữ Trí Nguyệt dịch
(Xem: 21944)
Phật Giáo còn được phân chia thành hai nhánh khác nhau là Tiểu Thừa (Hinayana) và Đại Thừa (Mahayana)... Nguyên tác: Ajahn Chan; Hoang Phong chuyển dịch
(Xem: 8047)
Thiều Chửu và Đoàn Trung Còn đều không giải thích được lý do tại sao chữ VẠN quay theo chiều này thì cát tường, quay theo chiều ngược lại thì nguy hại... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 7725)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáotuân theo tinh thần bất bạo động... Tác giả: Charles K. Fink; Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 8834)
Đức Phật đã thuyết giảng như thế nào về sự đau đớn? Ngài bảo rằng sự bất an của chúng ta gồm có hai thể dạng khác nhau... Ajahn Brahmavamso, Hoang Phong dịch
(Xem: 7136)
Không là một khái niệm xuất hiện khá sớm trong thời kỳ Phật giáo Nguyên thủy, trải dài đến Phật giáo Đại thừa... Thích Nữ Nhuận Bình
(Xem: 9350)
Tác phẩm “Tuệ Sanh Định” là một trong số ít tác phẩm được viết bởi Bậc Thầy Maha Boowa (Bhikkhu Ñanasampanno)... Nhất Như dịch Việt
(Xem: 8789)
Nguyên tác tiếng Anh của Darwinism, Buddhism and Christanity được đăng trong tạp chí The Maha Bodhi, Sri Lanka, Tập 82 Dec 1974 Thích Nữ Liên Hòa dịch
(Xem: 10239)
Trong Kinh Duy-Ma-Cật, khi Phật bảo Ngài Duy-Ma-Cật thị hiện cõi nước Diệu-Hỷ có Vô-Động Như-Lai, các Bồ-Tát, và đại chúng nước ấy cho đại chúng xem... Toàn Không
(Xem: 8222)
Chân Nguyên kết luận: “Đức Phật Thích Ca đã tự chính mình đem thánh hiệu mà dạy cho hai người già, điều đó không còn có thể nghi ngờ gì nữa”... Thích Phước An
(Xem: 9550)
Một sự kết hợp thú vị giữa đạo đức chính trực, sự phục tùng, lòng khoan dung, cầu nguyện, khả năng tự lực, tự thanh lọc và tình yêu... Mai Thục
(Xem: 6970)
Mũi tên biểu trưng cho một sự đau đớn trên thân xác, nhưng cũng có thể là nguyên nhân gây ra một sự hoảng sợ trong tâm thần... Hoang Phong
(Xem: 8014)
Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do tư thành biện cố”... Thích Minh Cảnh
(Xem: 8377)
Quảng bản kinh được Pháp Nguyệt dịch năm 732, rồi đến Bát NhãLợi Ngôn tái dịch năm 790. Cho đến Thi Hộ đời nhà Tống dịch lần chót là có tất cả 7 bản... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 8641)
Bồ tát hành đạo bắt đầu từ giữa lòng xã hội nên sự tiếp cận với mọi thống khổ nhân sinh là lẽ tất nhiên... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8404)
Thiền sư Vĩnh Bình Đạo Nguyên, hoặc Đạo Nguyên Hy Huyền (1200-1253), là vị tổ sáng lập ra dòng Tào ĐộngNhật Bản... Ngọc Bảo dịch
(Xem: 8526)
Một cách vắn tắt, đó là vị trí của nữ giới trong Phật Giáo. Người phụ nữ xứng đáng có một chỗ đứng danh dự ngang hàng với nam giới... Piyadassi Mahathera; Dịch giả: Phạm Kim Khánh
(Xem: 11257)
Người vợ cần quán chiếu tâm mình thật cẩn thận trong một thời gian và từ đó đi đến quyết định đúng cho cuộc đời của mình... Mithra Wettimuny; Diệu Liên Lý Thu Linh chuyển ngữ
(Xem: 8570)
Đức Thế Tôn là người đầu tiên đòi quyền lợi cho giới nữ, đưa vị trí giới nữ ngang bằng nam giới... Thích Hạnh Bình
(Xem: 10698)
Hội Phật giáo Trung Quốc ước tính rằng hiện có khoảng 180,000 tăng niTrung Quốc... Nguyên tác: Tịnh Nhân; Thích Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 9464)
Ngài đã gọi dứt khoát, rõ ràng “tự phá thai mình” là một tội, phải chịu quả báo hết sức nặng nề và kéo dài... Chân Minh
(Xem: 9267)
Làm thế nào để những cha mẹ Phật tử có thể dạy tốt lời dạy của Phật giáo cho con em của họ?... Helmuth Kalr; Thích Minh Diệu
(Xem: 9575)
Rồi lần lượt không bao lâu, khi Ðức Phật đúng 80 tuổi đời, 45 tuổi đạo, Ngài cũng giã từ Tứ chúng để an hưởng quả vị Vô Dư Niết-bàn... Thích Thiện Minh
(Xem: 10344)
Con người không bao giờ ngưng tìm kiếm trong thiên nhiên để mong thâu thập được nhiều thứ hơn nữa nhằm chất đầy cái nhà kho mãi mãi thiếu thốn của mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 16230)
Bản dịch Việt được thực hiện bởi Nhóm Phiên dịch Phạn Tạng, dựa trên bản Hán dịch của Huyền Trang, A-tì-đạt-ma Câu-xá luận... Tuệ Sỹ
(Xem: 19195)
Theo Viên TrừngTrạm Nhiên (1561- 1626), ở trong Kim cang tam muội kinh chú giải tự, thì Đức Phật nói kinh nầy sau Bát nhãtrước Pháp hoa... Thích Thái Hòa
(Xem: 8694)
Long Thọ (Nagarjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán mà ngài còn được coi là vị Phật thứ hai sau đức Thế Tôn trong lịch sử phát triển Phật giáo.... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 8034)
Như thế giải thoát cho vô số vô biên chúng sinh, nhưng thực ra không có chúng sinh nào được giải thoát... Vũ Thế Ngọc
(Xem: 24158)
Cúng dườngbố thí vốn cùng một nghĩa "cho". Cái gì của mình mà có thể đem ra "cho" người khác, thì gọi là "cho"... TT Thích Nhất Chân
(Xem: 9406)
Lịch Sử Văn Học Phật Giáo Tiếng Sanskrit (Literary History of Sanskrit Buddhism - Nguyên tác: J. K. Nariman; Thích Nhuận Châu dịch Việt
(Xem: 7647)
Yết-ma là phiên âm từ karman của tiếng Phạn. Hán dịch là «biện sự tác pháp», và thường được các luật sư Trung quốc giải thích rằng «Vạn sự do tư thành biện cố.»... HT Thích Trí Thủ
(Xem: 10566)
Chúng ta có thể thấy được đức tính của những khóm tre cây trúc, của những dòng sông, của cây mai, của đất, của áng mây... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 17734)
Hạnh Cơ tập hợp và chuyển dịch từ hai bản Luận: Duy Thức Tam Thập TụngBát Thức Qui Củ Tụng
(Xem: 6965)
Giáo dục Phật giáo – nền giáo dục minh triết, vốn ở cao, ở trên triết học... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 8895)
Đọc công trình của Francois Jullien những độc giả "Tây giả" (Á và Âu) có thể thấy được rằng người bà con nghèo của triết học có những sở đắc... Nguyên Ngọc dịch
(Xem: 12383)
Phật giáo không thể không có mối liên hệ theo nhiều dạng khác nhau với giai cấp phong kiến Trung Quốc, đặc biệt là các vị Đế Vương... Nguyên tác: Vương Chí Bình; Đào Nam Thắng dịch
(Xem: 7714)
Chúng ta thường nghĩ là mình đã hiểu nhưng thật ra có lẽ ta chưa hiểu rõ thế nào là quy y Tam Bảo... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 14625)
Tăng đoànhình ảnh của Đức Phật, mang trọng trách thừa Như Lai sứ, hành Như Lai sự... Thích Phước Sơn
(Xem: 8266)
Ðại Tạng Kinh là một công trình tập thành tâm huyết của bao nhiêu thế hệ Tổ Sư, cổ đức Ấn Ðộ, Trung Hoa, Nhật Bản, Cao Ly... Liên Hương kính ghi
(Xem: 7799)
Trong Phật giáo đại thừa nói rất rõ: Phiền não tức bồ đề, Niết bànsinh tử. Niết bànsinh tử là một cặp bài trùng, không có cái này thì không có cái kia...
(Xem: 8861)
Có thể nói “tâm” là cơ sở và động lực giải nghiệp, giải hạn khổ ách đối với con người trong mọi không giannăng lực chuyển nghiệp.
(Xem: 14820)
Tổ tiên ta đã Phật hóa gia đình, giáo dục con cháu phải biết chia sẻ hạnh phúc, ban rải tình thương đến mọi người, mọi loài... TT Thích Lệ Trang
(Xem: 9279)
"Khi cúng dường tứ sự đến cho một vị tỳ-khưu, hai vị tỳ-khưu, cận sự nam nữ đừng nghĩ đến cá nhân vị ấy mà cứ khởi tâm cúng dường Tăng..." Tâm Tịnh
(Xem: 12337)
Từ Trạch Pháp này rất quen thuộc trong Phật Giáo, nhưng đã có mấy người Phật tử chịu tìm hiểu tận tường... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 8509)
Theo Phật giáo, con người sinh ra từ vô thủy (thỉ) đến giờ đã trải qua vô lượng đời, và sẽ còn tiếp nối vô số đời nữa ở tương lai cho đến vô chung... Toàn Không
(Xem: 14524)
Hoa dịch: Tam Tạng Pháp Sư Huyền-Trang; Việt dịch: HT Thích Trí-Quang; Anh dịch: Buddhist Text Translation Society
(Xem: 12492)
Tịch Thiên (Śāntideva, tục danh: Sāntivarman) là một triết gia, một Tăng sĩ Phật giáo Đại thừa sống vào khoảng cuối thế kỷ VII và nửa đầu thế kỷ VIII Tây lịch... Thích Nguyên Hiệp
(Xem: 8411)
Chúng tôi xin bàn về một số điểm liên hệ, nhất là làm rõ về niên đại Hán dịch của tác phẩm, từ đó chúng tôi xin ghi nhận một số từ ngữ, thuật ngữ Phật học đã được Hán dịch vào thời ấy... Đào Nguyên
(Xem: 10163)
Dù tâm mộ đạo, nhưng Phật tử còn theo nghi lễ xa xưa và kinh điển cổ ngữ, nên việc tu tập không còn phù hợp với nhu cầu của thời đại mới... Johan Galtung, Đỗ Kim Thêm
(Xem: 7763)
Trong việc quảng bá sự hiểu biết, vai trò của người Thầy thật hết sức cần thiết, thế nhưng người Thầy thì cũng phải có đầy đủ khả năng... Hoang Phong
(Xem: 16037)
Tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi đau khổ lớn. Đây là động cơ lớn thúc đẩy Thái tử ra đi tìm chân lý. ... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8220)
Nói đến văn hóa tức là nói đến tổ chức đời sống của một dân tộc, trong đó bao gồm các mặt kinh tế, xã hội, luật lệ, văn chương, mỹ thuật, tôn giáo, v.v... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 8283)
Chân: chân thật, không hư vọng. Như: như thường, không biến đổi, không sai chạy. Chân Như tức là Phật Tánh, cái tánh chân thật, không biến đổi, như nhiên, không thiện, không ác, không sanh không diệt... Lâm Như Tạng
(Xem: 7872)
Thủy Giác: mới tỉnh giác. Cái bổn tánh của hết thảy chúng sanh sẳn có lòng thanh tịnh tự tánh, đủ cái đức vốn chiếu sáng tự thuở nay, đó kêu là Bổn Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 11194)
“Bản Giác : Tâm thể của chúng sinh tự tánh thanh tịnh, lìa mọi vọng tưởng, sáng tỏ vằng vặc, có đức giác tri. Đó chẳng phải do tu thành mà như thế, mà chính là tính đức tự nhiên bản hửu, nên gọi là Bản Giác... Lâm Như Tạng
(Xem: 9140)
Thượng tọa Thích Thuyền Ấn trình bày tại Viện Đại Học Vạn Hạnh vào ngày 9-4-1967. Sau đó, bài diễn thuyết này được in trong tập Diễn Đàn Vạn Hạnh, số 1, do Ban Tu thư Đại Học Vạn Hạnh ấn hành năm 1967.
(Xem: 9281)
Bản Chất Của Tâm Thức - Tác giả: His Holiness the Fourteenth Dalai Lama, Anh dịch: Alexander Berzin, Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 8407)
Niết bàn, nirvana (S), nibbana (P), trong Sanskrit và Pali có nghĩa bóng là, một "thể trạng dập tắt". Hình ảnh của một ngọn lửa đã bị dập tắt qua việc không còn nhiên liệu nữa... Tác giả Alexander Berzin; Tuệ Uyển dịch
(Xem: 7562)
Long Thọ nói, giáo pháp của Chư Phật y trên hai chân lý, tương đối hay thế tục đế, và tuyệt đối hay thắng nghĩa đế. Những ai không phân biệt được hai chân lý này, không thể hiểu thấu giáo pháp thâm sâu... Thích Tuệ Sỹ
(Xem: 8014)
Kinh Hoa nghiêm, nói một cách đơn giản, là bộ kinh nghiên cứu về Pháp giới và cách phát khởi trí tuệ để thể nhập Pháp giới. Trong Pháp giớilý sự vô ngạisự sự vô ngại... Hồng Dương
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant