Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

04. Phần nghi thức lễ thọ y Kathina của chư Tăng

29 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6844)
04. Phần nghi thức lễ thọ y Kathina của chư Tăng

LỄ DÂNG Y KATHINA

Tỳ khưu Hộ Pháp

PHẦN NGHI THỨC LỄ THỌ Y KATHINA CỦA CHƯ TĂNG


Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ tại một ngôi chùa hoặc một nơi núi rừng, hang động, đang tụ họp tại sīmā.

Sau khi tất cả các thí chủ đọc bài lễ dâng y kathina xong, người thí chủ thay mặt toàn thể thí chủ đem tấm y kathina đến gần vị Đại đức khoảng cách trong hatthapāda[20] cung kính dâng tận tay vị Đại đức ấy. Vị Đại đức thay mặt chư Tỳ khưu Tăng thọ nhận tấm y kathina của thí chủ, đúng theo luật [21] của Đức Phật đã chế định. Sau khi thọ nhận tấm y kathina xong, Ngài Đại đức đem tấm y vào trình giữa chư Tỳ khưu Tăng.

Tấm y kathina được phát sinh một cách hoàn toàn trong sạch do đại thiện tâm hợp với trí tuệ của thí chủ, hiểu rõ phước thiện thanh cao của lễ dâng y kathina và quả báu cao quý của lễ dâng y kathina; cho nên, tấm y kathina ấy ví như từ trên hư không rơi xuống giữa chư Tỳ khưu Tăng, không dành riêng cho một vị Tỳ khưu nào cả.

Thí chủ đã dâng tấm y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng, như vậy tấm y kathina ấy là của chư Tỳ khưu Tăng cả thảy, không phải của cá nhân Tỳ khưu nào.

Theo Tạng Luật mà Đức Phật đã chế định và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng: Chư Tỳ khưu Tăng (bhikkhusaṃgha) hoặc nhóm Tỳ khưu (gaṇabhikkhu) không thể làm lễ thọ y kathina được, Đức Phật chỉ cho phép một vị Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina mà thôi.

Tuyển chọn Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, đang tụ họp có mặt đông đủ tại sīmā, và tấm y kathina đã phát sinh đến chư Tỳ khưu Tăng rồi, chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Theo luật, tất cả chư Tỳ khưu Tăng thường dành ưu tiên cho Tỳ khưu có y cũ, y rách, Tỳ khưu ấy xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, như chú giải Tạng Luật dạy:

Yo idha jiṇṇacīvaro, tassa dadeyya”[22].

“Tại sīmā, chư Tỳ khưu Tăng đang tụ hội đông đủ, Tỳ khưu nào có y cũ, y rách, chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina cho vị Tỳ khưu ấy, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng”.

Trường hợp tại nơi sīmā, nếu không có vị Tỳ khưu nào có y cũ, y rách, thì chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina đến bậc Đại Trưởng Lão, bậc Đại Trưởng Lão hiểu biết rõ 8 chi pháp xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, như chú giải Tạng Luật dạy:

Tena hi vuddhassa dadeyya” [23].

“Nếu không có vị Tỳ khưu có y cũ, y rách thì chư Tỳ khưu Tăng nên trao tấm y kathina đến bậc Đại Trưởng Lão xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng”.

Nếu trường hợp bậc Đại Trưởng Lão không chịu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng thì chư Tỳ khưu Tăng trao tấm y kathina đến vị Đại Trưởng Lão bậc thấp theo tuần tự cho đến khi tuyển chọn được một vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

8 Chi Pháp

Vị Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina cần phải hiểu biết đầy đủ 8 chi pháp như trong Tạng Luật, bộ Parivāra dạy:

Katamehi aṭṭhahaṅgehi samannāgato puggalo bhabbo kathinaṃ attharituṃ. Pubbakaraṇaṃ jānāti, paccuddhāraṃ jānāti, adhiṭṭhānaṃ jānāti, atthāraṃ jānāti, mātikaṃ jānāti, palibodhaṃ jānāti, uddhāraṃ jānāti, ānisaṃsaṃ jānāti. Imehi aṭṭhahaṅgehi samannāgato puggalo bhabbo kathinaṃ attharituṃ” [24]

Tỳ khưu xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng cần phải biết đầy đủ 8 chi pháp là:

1- Pubbakaraṇaṃ jānāti: Biết công việc ban đầu như đo, cắt, may y, nhuộm thành tấm y xong trong ngày, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

2- Paccuddhāraṃ jānāti: Biết cách xả tấm y cũ của mình.

3- Adhiṭṭhānaṃ jānāti: Biết cách nguyện tấm y mới của chư Tăng.

4- Atthāraṃ jānāti: Biết cách làm lễ thọ kathina của chư Tăng.

5- Mātikaṃ jānāti: Biết 8 trường hợp mất quả báu kathina.

6- Palibodhaṃ jānāti: Biết 2 cách gắn bó, ràng buộc: chỗ ở và may y.

7- Uddhāraṃ jānāti: Biết cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ.

8- Ānisaṃsaṃ jānāti: Biết rõ 5 quả báu của kathina của chư Tăng.

Tỳ khưu biết rõ đầy đủ 8 chi pháp này, xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Phần Giải Thích 8 Chi Pháp

1- Biết công việc ban đầu như đo, cắt, may y

Thời xưa, thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, làm lễ dâng vải may y kathina (kathinadussa) đến chư Tỳ khưu Tăng, cho nên, sau khi thọ nhận vải may y kathina xong, chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn một vị Tỳ khưu biết công việc ban đầu may thành tấm y. Công việc ban đầu may tấm y không phải việc riêng của vị Tỳ khưu ấy mà toàn thể chư Tỳ khưu không ngoại trừ vị nào, đều đến tụ họp chung lo đo, cắt, may thành một tấm y, nhuộm cho xong trong ngày hôm ấy, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, không thể để trễ sang ngày hôm sau.

Thời nay, phần đông thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, không làm lễ dâng vải may y kathina, mà đã may thành tấm y, rồi làm lễ dâng y kathina (kathinacīvara) đến chư Tỳ khưu Tăng. Cho nên, sau khi đã thọ nhận y kathina xong, (toàn thể chư Tỳ khưu không phải chung lo công việc may thành một tấm y nữa), chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn một vị Tỳ khưu xứng đáng, rồi hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā trao tấm y kathina của chư Tăng cho vị Tỳ khưu ấy để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

2- Biết cách xả tấm y cũ của mình

Thời nay, thí chủđức tin trong sạch nơi Tam Bảo, thường làm lễ dâng tam y: y saṃghāṭi, y uttarasaṅga, y antaravāsaka. Nếu có đủ 3 tấm y này, thì chỉ chọn 1 tấm nào là tấm y để làm lễ thọ y kathina, còn lại 2 tấm khác không phải y kathina, mà chỉ là những tấm y quả báu của kathina mà thôi.

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāṭi, thì phải xả tấm y saṃghāṭi cũ của mình như sau:

“Imaṃ samghātiṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga, thì phải xả tấm y uttarasaṅga cũ của mình như sau:

“Imaṃ uttarasaṅgaṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y uttarasaṅga này).

- Nếu vị Tỳ khưu ấy muốn thọ y kathina của chư Tăng với tấm y antaravāsaka, thì phải xả tấm y antaravāsaka cũ của mình như sau:

“Imaṃ antaravāsakaṃ paccuddhārāmi”.
(Tôi xin xả bỏ tấm y antaravāsaka này).

Vị Tỳ khưu muốn thọ y kathina với tấm y nào trong 3 tấm y trên, thì phải xả tấm y cũ ấy của mình.

3- Biết cách nguyện tấm y mới của chư Tăng

Vị Tỳ khưu đã xả tấm y cũ nào của mình rồi, thì nên nguyện tấm y mới ấy của chư Tăng, để làm lễ thọ y kathina của chư Tăng. Trước khi nguyện tấm y nào, vị Tỳ khưu cần phải làm dấu “kappabinduṃ karomi” làm dấu vòng tròn bằng mắt con công bằng mực màu đen, hoặc màu xám hoặc màu xanh.

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y saṃghāṭi cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y saṃghāṭi mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ samghātiṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y uttarasaṅga cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y uttarasaṅga mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ uttarasaṅgaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y uttarasaṅga này)
.

- Nếu vị Tỳ khưu đã xả tấm y antaravāsaka cũ của mình xong rồi, thì nguyện tấm y antaravāsaka mới của chư Tăng như sau:

“Imaṃ antaravāsakaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y antaravāsaka này)
.

Vị Tỳ khưu đã xả tấm y cũ nào của mình rồi, thì nên nguyện tấm y mới ấy của chư Tăng, để làm lễ thọ y kathina với tấm y ấy.

4- Biết cách làm lễ thọ y kathina của chư Tăng

Vị Tỳ khưu ấy đã nguyện tấm y mới nào của chư Tăng xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y mới ấy như sau:

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y saṃghāṭi xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y saṃghāṭi như sau:

“Imāya saṃghāṭiyā kathinaṃ attharāmi”.
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y saṃghāṭi này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y uttarasaṅga xong rồi, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y uttarasaṅga như sau:

“Iminā uttarāsaṅgena kathinaṃ attharāmi”.
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y uttarasaṅga này).

- Nếu vị Tỳ khưu đã nguyện tấm y nội gọi y antaravāsaka xong rồi, thì làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với tấm y nội gọi y antaravāsaka như sau:

“Iminā antaravāsakena kathinaṃ attharāmi”
(Tôi xin làm lễ thọ y kathina của chư Tăng với
tấm y antaravāsaka này).

Vị Tỳ khưu ấy chỉ được phép thọ y kathina của chư Tăng với một tấm trong 3 tấm y ấy mà thôi.

5- Biết 8 trường hợp mất quả báu của lễ Kathina

Sau khi đã làm lễ thọ y kathina và đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, nếu vị Tỳ khưu nào có 1 trong 8 trường hợp sau đây, thì vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

5. 1 - Pakkamantika: Do từ bỏ ngôi chùa (chỗ ở cũ).

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải phần của mình chưa đủ may thành tấm y, từ bỏ ngôi chùa cũ, hoặc nơi đã an cư nhập hạ cũ, với ý nghĩ rằng:

Ta sẽ không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) này nữabước ra khỏi ranh giới chùa (chỗ ở) cũ.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina do từ bỏ ngôi chùa cũ.

5. 2 - Niṭṭhānantika: Do may y xong.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

Ta sẽ may y tại ngôi chùa này xong rồi không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa”.

Như vậy, khi vị Tỳ khưu ấy may xong tấm y, đồng thời cũng mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do may y xong và không trở lại ngôi chùa cũ.

5. 3 - Sanniṭṭhānantika: Do quyết định không may y và cũng không trở lại.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

 “Ta sẽ không may y tại ngôi chùa này và cũng không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa”.

 Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do quyết định không may y và cũng không trở lại ngôi chùa cũ.

5. 4- Nāsanantika: Do vải may y bị hư, bị mất.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

“Ta sẽ may y tại ngôi chùa này và cũng không trở lại ngôi chùa (chỗ ở) cũ nữa” Vị Tỳ khưu ấy đang may y chưa xong, thì y của vị Tỳ khưu ấy bị hư, bị mất”.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, khi y bị hư, bị mất.

5. 5- Savanantika: Do nghe tin xả y kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác may y xong sẽ trở lại ngôi chùa cũ. Khi vị Tỳ khưu ấy may y xong, nghe tin rằng:

Ngôi chùa cũ mà mình đã an cư nhập hạ, chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina rồi”.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do nghe tin tại ngôi chùa cũ chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina xong rồi.

5. 6- Āsāvacchedika: Do mất hy vọng được y.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác với hy vọng rằng:

Tại ngôi chùa này, ta sẽ hy vọngthí chủ dâng y và không trở lại ngôi chùa cũ”.

Khi vị Tỳ khưu ấy đến ngôi chùa mới ấy, với hy vọng có được y, nhưng không được y như đã hy vọng.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, do mất hy vọng được y.

5. 7- Sīmātikkamantika: Do quá hạn thời gian hưởng quả báu của kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem vải may y đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

Ta may y tại ngôi chùa này xong, sẽ trở về ngôi chùa cũ.

Khi vị Tỳ khưu ấy may xong y, trở về ngôi chùa cũ, thì thời gian đã qua rằm tháng 2. 

Như vậy, thời gian mà vị Tỳ khưu ấy hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina đã hết.

5. 8- Sahubbhāra: Do cùng chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakamma-vācā xả y kathina.

Trường hợp vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem vải may y đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc chỗ đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa mới khác và nghĩ rằng:

“Ta may y tại ngôi chùa mới này xong, sẽ trở về ngôi chùa cũ.”

Khi vị Tỳ khưu ấy may xong y, trở về ngôi chùa cũ đồng thời cùng với chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina tại ngôi chùa cũ.

Như vậy, vị Tỳ khưu ấy hết hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina cùng với chư Tỳ khưu Tăng tại nơi chùa cũ.

Đó là 8 trường hợp mất quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

6- Biết 2 cách gắn bó, ràng buộc: Chỗ ở và may y

Gắn bó, ràng buộc có 2 cách:

6. 1- Āvasapalibodha: Gắn bó, ràng buộc chỗ ở nơi mà mình đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại ngôi chùa (cũ), nơi núi rừng, hay hang động...

6. 2- Cīvarapalibodha: Gắn bó, ràng buộc vào sự may y.

- Gắn bó, ràng buộc chỗ ở như thế nào?

Vị Tỳ khưu nào đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa, tại một ngôi chùa hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động, vv... được làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã được nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng. Nếu vị Tỳ khưu ấy có phận sự phải đi đến ở một nơi khác, dù thời gian mau hoặc lâu mà tâm của vị Tỳ khưu ấy vẫn luôn luôn nghĩ sẽ trở lại ngôi chùa cũ hoặc một nơi thanh vắng trong rừng núi, hang động cũ, vv... mà mình đã từng an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa. Vị Tỳ khưu ấy vẫn hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn quả báu của lễ kathina.

Như vậy, gọi là vị Tỳ khưu gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở cũ đã an cư nhập hạ.

- Gắn bó, ràng buộc vào sự may y như thế nào?

Vị Tỳ khưu nào đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina xong, vị Tỳ khưu ấy đem tấm vải chưa đủ may thành tấm y, đi khỏi ngôi chùa cũ, hoặc nơi đã an cư nhập hạ cũ, đến ngôi chùa (chỗ ở) mới khác, để may cho thành tấm y, hoặc hy vọng sẽ có thêm vải để may cho thành tấm y.

Như vậy gọi là gắn bó, ràng buộc vào sự may y.

Nếu vị Tỳ khưu ấy đã cắt, may, nhuộm tấm y xong hoặc tấm y bị cháy hoặc bị mất, không có hy vọng có được tấm y mới nữa, thì vị Tỳ khưu ấy không còn gắn bó, ràng buộc vào sự may y nữa.

Thời nay, phần đông thí chủ không dâng vải may y đến chư Tỳ khưu Tăng, mà làm phước thiện cúng dường đến chư Tỳ khưu những tấm y đã may sẵn. Cho nên, chư Tỳ khưu không phải vất vả, cực nhọc lo cắt, may, nhuộm y nữa. Do đó, vị Tỳ khưu không còn gắn bó, ràng buộc vào sự may y nữa, chỉ còn gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở mà thôi. Vị Tỳ khưu nào còn gắn bó, ràng buộc nơi chỗ ở, vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho đến ngày rằm tháng 2, mới hết thời hạn quả báu của lễ kathina.

7- Biết cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ

Xả y kathina có 2 trường hợp:

7. 1- Sahubbhāra: Vị Tỳ khưu may y xong từ một ngôi chùa khác trở về ngôi chùa cũ (chỗ mà vị Tỳ khưu đã an cư nhập hạ) đúng lúc cùng chư Tỳ khưu Tăng hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina của chư Tăng, trường hợp này ở trong trường hợp thứ 8, Tỳ khưu hết hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina.

7. 2- Antarubbhāra: Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đang ở tại ngôi chùa mà tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, đang hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina chưa đến ngày rằm tháng 2, (chưa hết thời hạn quả báu của lễ kathina). Trong ngôi chùa này, tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí tụ hợp tại sīmā hành Tăng sự tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina cũ, để thọ y kathina mới không phải thời.

Trường hợp này, trong Tạng Luật, phần Bhikkhunīvibhaṅga, tích chuyện được tóm lược như sau:

Một thuở nọ, Đức Thế Tôn đang ngự tại ngôi chùa Jetavana của Ông phú hộ Anāthapiṇdika, gần kinh thành Sāvatthi, có một trường hợp như sau:

Tena kho pana samayena aññatarena upāsakena samghaṃ uddissa vihāro kārāpito hoti. So tassa viharassa mahe ubhatosaṃghassa akālacīvaraṃ dātukāmo hoti. Tena kho pana samayena ubhatosaṃghassa kathinaṃ atthataṃ hoti.

Ātha kho so upāsako samghaṃ upasaṅkamitvā kathinuddhāraṃ yāci. Bhagavato etamatthaṃ ārocesuṃ. Atha kho Bhagavā etasmiṃ nidāne etasmiṃ pakaraṇe dhammiṃ kathaṃ katvā bhikkhū āmantesi: “Anujānāmi Bhikkhave kathinaṃ uddharituṃ, ...”[25]

Ý nghĩa:

Khi ấy, một người cận sự nam cho người xây cất một ngôi chùa xong, người ấy tổ chức lễ khánh thành ngôi chùa có nguyện vọng dâng y không phải thời (akālacīvara) đến chư Tỳ khưu Tăng hai phái: chư Tỳ khưu Tăng và chư Tỳ khưu ni Tăng, khi ấy, chư Tỳ khưu Tăng hai phái đã làm lễ thọ y kathina xong rồi, người cận sự nam đến hầu đảnh lễ chư Đại đức Tăng, kính xin quý Ngài xả y kathina cũ.

Chư Tỳ khưu đến hầu đảnh lễ Đức Thế Tôn, bạch với Đức Thế Tôn về lời yêu cầu của người cận sự nam ấy. Khi ấy, trong trường hợp này, nhân dịp ấy, Đức Thế Tôn thuyết pháp giảng dạy chư Tỳ khưu Tăng xong, Ngài gọi chư Tỳ khưu dạy rằng:

“Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép các con xả y kathina, ...”

Hành Tăng Sự Xả Y Kathina

Tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí tụ họp tại sīmā, một vị Tỳ khưu luật sư rành rẽ cách tụng Ñattidutiyakammavācā xả y kathina của chư Tăng như sau:

“Suṇātu me Bhante Saṃgho, yadi Saṃghassa pattakalaṃ, Saṃgho kathinaṃ uddhareyya, esa ñatti.

Suṇātu me Bhante Saṃgho, Saṃgho kathinaṃ uddharati, yassāyasmato khamati, kathinassa uddhāro, so tuṇhassa, yassa nakkhamati, so bhāreyya.

Ubbhataṃ Saṃghena kathinaṃ, khamati Saṃghassa, tasmā tuṃhī. Evametaṃ dhārayāmi”

Ý nghĩa:

Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời tuyên ngôn của con. Nếu việc hành Tăng sự hợp thời đối với chư Tỳ khưu Tăng. Kính xin chư Tăng xả y kathina. Đó là lời tuyên ngôn, kính bạch quý Ngài được rõ.

Kính bạch chư Đại đức Tăng, kính xin chư Tăng nghe rõ lời thành sự ngôn của con. Chư Tăng xả y kathina, vị Tỳ khưu nào hài lòng sự xả y kathina, xin vị Tỳ khưu ấy ngồi im lặng; vị Tỳ khưu nào không hài lòng sự xả y kathina, xin vị Tỳ khưu ấy phát biểu lên giữa chư Tăng.

Chư Tỳ khưu Tăng đã xả y kathina rồi, chư Tỳ khưu Tăng đều hài lòng, vì vậy, quý Ngài ngồi im lặng. Con xin ghi nhận trạng thái hài lòng bằng cách im lặng ấy.

(Hành Tăng sự xả y xong)

Sau khi chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí hành Tăng sự tụng Ñattidutiya-kammavācā xả y kathina của chư Tăng xong, kể từ đó về sau cho đến ngày rằm tháng 2, tất cả chư Tỳ khưu Tăng trong ngôi chùa ấy mất hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng.

Xả và Không Nên Xả Y Kathina Của Chư Tăng

- Trường hợp nào nên xả y kathina của chư Tăng?

Trong ngôi chùa đã làm lễ thọ y kathina của chư Tăng, tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, nhưng những tấm y phát sinh trong dịp lễ kathina này quá ít, nên phần đông chư Tỳ khưu không có đủ tấm y để mặc, chịu cảnh thiếu thốn y. Nếu có thí chủ phát sinh đức tin trong sạch nơi Tam Bảo, có ý nguyện muốn làm lễ dâng y kathina không phải thời (akālacīvara) cùng với rất nhiều y phụ đến chư Tỳ khưu Tăng một cách đầy đủ, tất cả chư Tỳ khưu Tăng trong ngôi chùa hội họp đông đủ tại sīmā, không thiếu vị Tỳ khưu nào, đồng tâm nhất trí xả y kathina của chư Tăng.

Sau khi đã xả y kathina của chư Tăng xong rồi, chư Tỳ khưu Tăng mất hết quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng. Và chư Tỳ khưu Tăng có thể thọ nhận y kathina mới cùng với các y phụ của thí chủ, cốt để cho tất cả chư Tỳ khưu có được đầy đủ y, đồng thời giữ gìn được đức tin trong sạch của thí chủ sau.

Như vậy, trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: Lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy quá ít, cho nên phần đông chư Tỳ khưu không có đủ y để mặc; và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, thì phần đông chư Tỳ khưu có được đầy đủ y mặc, cho nên tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí xả y kathina của thí chủ trước, để thọ y kathina của thí chủ lần sau.

 Nếu trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy, tất cả chư Tỳ khưu cũng có được y mặc, và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina cũng bằng lần trước, thì tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng tâm nhất trí có thể xả y kathina của thí chủ trước, để thọ y kathina của thí chủ sau, cốt để giữ gìn đức tin trong sạch của thí chủ sau.

- Trường hợp nào không nên xả y kathina của chư Tăng?

Trường hợp tất cả chư Tỳ khưu Tăng đồng xét thấy rằng: lễ thọ nhận y kathina của thí chủ lần trước, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ấy, tất cả chư Tỳ khưu có được y mặc đầy đủ, và nếu thọ nhận y kathina của thí chủ lần sau, những tấm y là quả báu phát sinh trong lễ kathina ít hơn lần trước, thì tất cả chư Tỳ khưu Tăng không nên xả y kathina của chư Tăng, để cho chư Tỳ khưu được quyền hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng cho đến ngày rằm tháng 2, hết thời hạn quả báu kathina.

8- Biết rõ 5 quả báu của kathina

Đức Phật dạy:

- “Này chư Tỳ khưu, Như Lai cho phép chư Tỳ khưu đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong, được thọ y kathina.

Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu là:

Khi được thỉnh mời, vị Tỳ khưu ấy có thể ra khỏi chùa, mà không báo vị Tỳ khưu khác biết. (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu ấy không giữ gìn đủ tam y (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu ấy được dùng vật thực cùng nhóm (4 vị Tỳ khưu trở lên), dù thí chủ gọi tên vật thực ấy (không phạm giới).

Vị Tỳ khưu thọ nhận y dư (ngoài tam y) cất giữ quá 10 đêm (không phạm giới).

Y phát sinh nơi nào, Tỳ khưu được phép thọ nhận nơi ấy.

Này chư Tỳ khưu, Tỳ khưu đã thọ y kathina xong rồi, sẽ được hưởng đặc ân 5 quả báu này”.

Như vậy, khi vị Tỳ khưu do chư Tỳ khưu Tăng tuyển chọn, làm lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, nếu vị Tỳ khưu nào không nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu ấy không hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ kathina của chư Tăng.

5 quả báu của lễ kathina như thế nào?

1- Quả báu thứ nhất: Anāmantacāra

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

“Yo pana bhikkhu nimantito sabhatto samāno santaṃ bhikkhuṃ anāpucchā purebhattaṃ vā pacchābhattaṃ vā kulesu cārittaṃ āpajjeyya aññatra samayā, pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo: cīvaradānasamayo, cīvarakārasamayo, ayaṃ tattha samayo”[26]

Ý nghĩa:

(Tỳ khưu nào được thỉnh mời dùng vật thực (tại nhà thí chủ), không thông báo cho vị Tỳ khưu khác biết, rời khỏi chùa đi đến nhà thí chủ trước bữa ăn hoặc sau bữa ăn, vị Tỳ khưu ấy phạm giới pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc làm phước bố thí dâng y kathina, lúc may y. Trong trường hợp này, vị Tỳ khưu ấy không phạm giới pācittiya).

Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ thọ y kathina, dù vị Tỳ khưu nào có phận sự đi khỏi chùa, đi đến nhà thí chủ, mà không thông báo cho vị Tỳ khưu khác ở trong chùa biết, vị Tỳ khưu ấy không bị phạm giới pācittiya này, cho đến hết rằm tháng 2, hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina.

2- Quả báu thứ nhì: Asamādānacāra

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine ekarattampi ce bhikkhu ticīvarena vippavaseyya, aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyaṃ pācittiyaṃ”[27]

Ý nghĩa:

(Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, nếu vị Tỳ khưu nào ở cách xa tam y, ngoại trừ Tỳ khưu bị bệnh, được chư Tăng cho phép, Tỳ khưu ấy phải xả tấm y ấy, rồi xin sám hối giới pācittiya).

Giải thích:

Tỳ khưu đã nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa xong:

- Nếu tại chỗ ở ấy không có làm lễ thọ y kathina, thì vị Tỳ khưu hưởng đặc ân 5 quả báu trong vòng 1 tháng kể từ ngày 16 tháng 9 cho đến ngày rằm tháng 10.

- Nếu tại chỗ ở ấy có thí chủ làm lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina, cho đến ngày rằm tháng 2. Trong khoảng thời gian đang hưởng quả báu của kathina,Tỳ khưu có thể ở cách xa tam y, mà tam y ấy không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Khi hết hạn hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina rồi, nếu Tỳ khưu nào ở cách xa tam y hoặc 1 tấm y nào quá khoảng cách 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya.

Cách Xả Tấm Y:

Vị Tỳ khưu mang tấm y bị xả ấy đến một vị Tỳ khưu cao hạ khác xin xả tấm y ấy như sau:

“Idaṃ me bhante cīvaraṃ rattivippavutthaṃ aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyaṃ, imāhaṃ āyasmato nisajjāmi”.

Ý nghĩa:

(Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả tấm y này đến Ngài).

- Nếu có nhiều (2-3) tấm y ở cách xa mình qua đêm, thì cách xả y như sau:

“Imāni me bhante cīvarāmi rattivippavutthāni aññatra bhikkhusammutiyā nisaggiyāni, imāni ahaṃ āyasmato nisajjāmi”.

Ý nghĩa:

(Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y này của tôi bị ở cách xa tôi qua đêm, nên phải bị xả. Tôi xin xả những tấm y này đến Ngài).

Sau khi xả tấm y ấy xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối phạm giới pācittiya với vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy. Sau khi sám hối xong, vị Tỳ khưu nhận tấm y ấy phải cho lại vị Tỳ khưu tấm y ấy (không cho y lại không được) như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y này)
.

- Nếu có nhiều tấm y thì cách cho lại như sau:

“Imāni cīvarāni āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y này).

Vị Tỳ khưu nhận lại tấm y xong nguyện lại tấm y ấy và giữ gìn tấm y đúng theo giới luật của Đức Phật.

Như vậy, do nhờ hưởng quả báu của lễ kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể ở cách xa tấm y khoảng ngoài 2 hắt tay và 1 gang (khoảng 1 mét) lúc rạng đông, thậm chí, Tỳ khưu đi nơi nào không mang theo đủ tam y, tấm y ấy không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Đó là do quả báu của kathina của chư Tăng.

3- Quả báu thứ ba: Gaṇabhojana

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

“Gaṇabhojane aññatra samayā pācittiyaṃ. Tatthāyaṃ samayo gilānasamayo, cīvaradānasamayo, cīvarakārasamayo, addhānagamanasamayo, nāvābhiruhanasamayo, mahāsamayo, samaṇabhattasamayo, ayaṃ tattha samayo”.[28]

Ý nghĩa:

(Chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên dùng các món vật thực theo nhóm Tỳ khưu mà thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực, chư Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya. Ngoại trừ trường hợp lúc bệnh hoạn ốm đau, lúc làm phước bố thí dâng y, lúc may y, lúc đi đường, lúc đi tàu, thuyền, lúc hội chư Tỳ khưu, lúc dùng vật thực của Samôn, những trường hợp này, chư Tỳ khưu không bị phạm giới pācittiya).

Như vậy, nếu có thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực.

Ví dụ: “Ngày mai, con kính thỉnh quý Ngài đến nhà con dùng món cơm, canh, bánh bột lọc, thịt, cá, v.v...” Nếu nhóm Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau đi đến nhà thí chủ dùng các món ấy, thì nhóm Tỳ khưu ấy đều bị phạm giới pācittiya này.

Ngoại trừ 7 trường hợp trên, dù chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng dùng các món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, chư Tỳ khưu ấy vẫn không bị phạm giới pācittiya.

trường hợp chư Tỳ khưu từ 3 vị trở xuống cùng nhau dùng các món vật thực mà thí chủ gọi tên món vật thực ấy, bất cứ lúc nào chư Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới pācittiya ấy.

Do nhờ hưởng quả báu của kathina, cho nên chư Tỳ khưu từ 4 vị trở lên cùng nhau độ các món vật thực mà người thí chủ thỉnh mời bằng cách gọi tên món vật thực ấy, không bị phạm giới pācittiya này, cho đến ngày rằm tháng 2, hết hạn hưởng quả báu của kathina.

4- Quả báu thứ tư: Yavadatthacīvara

Đức Phật chế định điều giới và ban hành đến chư Tỳ khưu Tăng như sau:

Niṭṭhitacīvarasmiṃ bhikkhunā ubbhatasmiṃ kathine dasāhaparamaṃ atirekacīvaraṃ dhāretabbaṃ, taṃ atikkāmayato nisaggiyaṃ pācittiyaṃ.[29]

Ý nghĩa:

(Tấm y của Tỳ khưu đã may xong, hoặc đã xả y kathina rồi, Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài tam y) trong vòng 10 ngày, y dư được cất giữ quá 10 ngày phải bị xả và Tỳ khưu bị phạm giới pācittiya.)

Giải thích:

Trong thời hạn còn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, Tỳ khưu có thể thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y) dù không nguyện y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), tấm y ấy vẫn không phải bị xả và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Nhưng khi hết thời hạn hưởng quả báu của kathina của chư Tăng rồi, nếu có vị Tỳ khưu nào thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y), mà không nguyện thành y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc không làm tấm y ấy thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), rồi cất giữ tấm y ấy quá 10 ngày, thì tấm y ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu bị phạm giới pācittiya.

- Cách nguyện trở thành y phụ (parikkhāra coḷa adhiṭṭhāna)

Nếu chỉ có 1 tấm y thì cách nguyện như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ parikkhāracoḷaṃ adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện tấm y này trở thành tấm y phụ)
.

Nếu có nhiều tấm y thì cách nguyện như sau:

“Imāni cīvarāni parikkhāracoḷāni adhiṭṭhāmi”.
(Tôi xin nguyện những tấm y này trở thành những tấm y phụ)
.

- Cách làm tấm y thuộc 2 người chủ (vikappanā)

Vị Tỳ khưu ấy mang tấm y đến gặp một vị Tỳ khưu khác, xin làm tấm y thuộc của 2 người chủ trực tiếp như sau:

Nếu có 1 tấm y thì cách làm vikappanā như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ tuyhaṃ vikappemi”.
(Tôi xin làm vikappanā tấm y này đến Ngài).

Nếu có nhiều tấm y thì cách làm vikappanā như sau:

“Imāni cīvarāni tuyhaṃ vikappemi”.
(Tôi xin làm vikappanā những tấm y này đến Ngài).

Vị Tỳ khưu nhận làm vikappanā đúng theo giới luật xong, trao lại cho vị Tỳ khưu ấy rằng:

“Mayhaṃ santakaṃ paribhuñja vā vasajjehi vā yathāpaccayaṃ karohi”.
(Tấm y thuộc của tôi, xin Ngài tự nhiên sử dụng hoặc xả đến vị nào, hãy làm tuỳ duyên).

Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận tấm y dư (ngoài tam y) và nguyện tấm y ấy trở thành y phụ (parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna) hoặc làm tấm y thuộc của 2 người chủ: của mình và của một vị Tỳ khưu khác (vikappanā), thì tấm y dư ấy không phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy cũng không bị phạm giới pācittiya.

Nếu vị Tỳ khưu thọ nhận thêm tấm y dư (ngoài tam y) cất giữ quá 10 ngày, thì tấm y dư ấy phải bị xả và vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới pācittiya.

- Cách xả tấm y quá 10 ngày

Nếu có 1 tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau:

“Idaṃ me bhante cīvaraṃ dasāhātikkantaṃ nisaggiyaṃ, imāhaṃ āyasmato nisajjāmi”.
(Kính bạch Ngài Đại đức, tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả tấm y này đến Ngài).

Nếu có nhiều tấm y dư quá 10 ngày thì cách xả y như sau:

“Imāni me bhante cīvarāni dasāhātikkantāni nisaggiyāni, imāni ahaṃ āyasmato nisajjāmi”.
(Kính bạch Ngài Đại đức, những tấm y dư này của tôi đã quá 10 ngày, phải bị xả, tôi xin xả những tấm y này đến Ngài).

Sau khi xả tấm y dư quá 10 ngày xong, vị Tỳ khưu ấy xin sám hối với vị Tỳ khưu khác về cách phạm giới pācittiya.

Nhận sám hối xong, vị Tỳ khưu khác cho lại tấm y dư ấy cho vị Tỳ khưu như sau:

Nếu chỉ có 1 tấm y dư thì cách cho lại như sau:

“Imaṃ cīvaraṃ āyasmato dammi”.
(Tôi xin cho lại pháp hữu tấm y dư này)

Nếu có nhiều tấm y dư thì cách cho lại như sau:
“Imāni cīvarāmi āyasmato dammi”.

(Tôi xin cho lại pháp hữu những tấm y dư này).

Như vậy, lễ dâng y kathina đến chư Tăng, Tỳ khưu làm lễ thọ y kathina của chư Tăng và tất cả chư Tỳ khưu đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng xong, được hưởng đặc ân 5 quả báu của kathina của chư Tăng.

Do nhờ hưởng quả báu của kathina của chư Tăng, cho nên Tỳ khưu có thể nhận thêm y dư (ngoài tam y) dù không nguyện parikkhāracoḷa adhiṭṭhāna hoặc không làm vikappanā, tấm y dư ấy vẫn không phải bị xả, và Tỳ khưu cũng không bị phạm giới pācittiya.

Đó là do nhờ quả báu của kathina của chư Tăng.

5- Quả báu thứ năm: Yo ca tattha cīvaruppāda

Tỳ khưu đang hưởng quả báu của lễ thọ y kathina của chư Tăng tại ngôi chùa ấy, nếu có thí chủđức tin làm lễ dâng y cúng dường đến chư Tăng, vị Tỳ khưu ấy có quyền thọ y của thí chủ.

Đó là 8 chi pháp mà vị Tỳ khưu cần phải biết đầy đủ, để xứng đáng làm lễ thọ y kathina của chư Tăng.

Nhận Xét Về Quả Báu Của Lễ Thọ Y Kathina

Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy Theravāda, chư Tỳ khưu đều tuyệt đối tôn trọng lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa trong kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi lần thứ nhất tại động Sattapanni gần thành Rājagaha xứ Māgadha.

Kỳ kết tập Tam TạngChú giải Pāḷi lần thứ nhất gồm có 500 vị Thánh Arahán, toàn là những bậc chứng đắc Tứ tuệ phân tích, Lục thông,... thông thuộc Tam TạngChú giải, do Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa chủ trì, Ngài đọc tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kammavācā) có đoạn quan trọng như sau:

“... Yadi Saṃghassa pattakallaṃ, Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeyya, paññattaṃ na samucchindeyya, yathā paññattesu sikkhāpadesu samādāya vatteyya. Esā ñatti...”[30]

Ý nghĩa:

... Nếu lời tuyên ngôn hợp thời đối với chư Tăng, xin chư Tăng không nên chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không nên cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta phải nên giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định. Đó là lời tuyên ngôn cần phải biết ...

Tất cả 500 vị Thánh Arahán đều đồng tâm nhất trí tuân theo lời tuyên ngôn của Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa, cho nên đoạn cuối lời thành sự ngôn (kammavācā) Ngài khẳng định một lần nữa có một đoạn rằng:

“... Saṃgho appaññattaṃ nappaññapeti, paññattaṃ na samucchindati, yathā paññattesu sikkhāpadesu samādāya vattati. Khamati saṃghassa, tasmā tuṇhī. Evametaṃ dhārāyami”.

Ý nghĩa:

... Chư Tăng không được chế định điều nào mà Đức Phật không chế định, không được cắt bỏ điều nào mà Đức Phật đã chế định. Chúng ta cần phải giữ gìn, duy trì, thực hành nghiêm chỉnh đúng theo những điều giới mà Đức Phật đã chế định.Tất cả chư Tăng đều hài lòng, cho nên tất cả chư Tăng đều im lặng. Tôi xin ghi nhận sự hài lòng này bằng trạng thái im lặng ấy ...

Ngài Đại Trưởng Lão Mahākassapa tụng tuyên ngôn (ñatti) và thành sự ngôn (kammavācā) xong, tất cả 500 vị Thánh Arahán đồng hoan hỷ tuyệt đối tuân theo lời giáo huấn của Ngài. Do đó, gọi là “Theravāda” bắt đầu từ đó cho đến nay.

Những điều giới của Đức Phật đã chế định rồi, không có một ai có quyền cắt bỏ điều giới nào dù là điều giới nhẹ. Nhưng có một trường hợp thật vô cùng phi thường. Khi chư Tỳ khưu Tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa rồi, đã được làm lễ thọ y kathina và tất cả chư Tỳ khưu Tăng đã đồng thanh nói lên lời hoan hỷ lễ thọ y kathina của chư Tăng, thì mỗi vị Tỳ khưu ấy được hưởng đặc ân 5 quả báu của lễ thọ y kathina, trong đó có 4 điều giới ngưng hiệu lực (không bị phạm giới) suốt thời gian còn hưởng quả báu của kathina đến thời hạn cuối cùng vào ngày rằm tháng 2. Qua ngày 16 tháng 2 bắt đầu 4 điều giới có hiệu lực trở lại, vị Tỳ khưu nào có tác ý không giữ gìn điều giới ấy, vị Tỳ khưu ấy bị phạm giới.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 21229)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12288)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11977)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12863)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
(Xem: 26737)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 13120)
Theo Luận Ðại thừa khởi tín, Nhứt Tâm có hai tướng: (1) tướng Chân như, chỉ riêng về phần thể tánh chơn tâm thanh tịnh; dụ như "tánh trong sạch" của nước...
(Xem: 27130)
Qua sự huân tậpảnh hưởng của tam độc tham, sân, si, ác nghiệp đã hình thành, thiết lập những mối liên kết với tâm thức qua những khuynh hướng có mục tiêu.
(Xem: 32953)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 31765)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32653)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 13078)
Có nhiều loại giác ngộ, nhưng bản chất của giác ngộ thì chỉ có một, đó là phá vỡ bức tường ngăn ngại của vô minh để ánh sáng của tự tánh, Phật tánh được dịp bùng lên.
(Xem: 12219)
Lời dạy của đức Phậtpháp môn phương tiện, chứ không phải là chân lý. Vì vậy, học Phật là học pháp môn để tu tập, để chuyển hóa tâm thức, lời nói...
(Xem: 17595)
Không gian nhận thức bị giới hạn, vì thế nó hữu hạn. Khi bạn ngồi trong lớp học, không gian nhận thức bị bao bọc bởi các bức vách, nền nhà và trần nhà.
(Xem: 18817)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
(Xem: 12625)
Trong kinh Phật có dạy: Chúng ta phải cố gắng tu không thể chần chờ, bởi vì đâu có ai bảo đảm mình sống đến tám mươi tuổi mới chết. Trẻ có cái chết của trẻ...
(Xem: 11822)
Ý thứcvọng tưởng, là những mảnh vụn của tâm thể, là những áng mây đen che mờ mặt trăng tuệ giác, là những lượn sóng dấy động trên mặt biển chân tâm thanh tịnh...
(Xem: 13181)
Đức Phật dạy có năm sự khéo léo trong giao tiếp đem đến nhiều kết quả tốt đẹp. Theo ngài Xá Lợi Phất, không tuân theo năm cách xử sự này sẽ đem đến những hậu quả...
(Xem: 12302)
Trong đời sống chúng ta ai cũng có bản năng tự nhiên mong được hạnh phúc và thoát được đau khổ. Mong cầu được sung sướng là điều chính yếu của tất cả mọi người.
(Xem: 12551)
Khi ta cố chấp vào một sự việc thì tế bào thần kinh không có sự ráp nối dồi dào, khiến ta không nhận biết được những dữ kiện khác của sự thật. Ta trở thành người mù sờ voi...
(Xem: 11710)
Bằng Đạo Pháp, Phật mở ra cho ta một thế giới êm ả, an bìnhhạnh phúc, thay vì bước vào ta lại bước ra. Cái cánh cửa của thế giới đó ta không thấy...
(Xem: 12052)
Tôn chỉ Phật giáochí hướng cao siêu của một chân lý. Chí hướng của Phật là "Tự Giác Giác Tha", có nghĩa là tự mình giác ngộ, thức tỉnh trong giấc mộng vô minh...
(Xem: 10678)
Chúng ta tu Phật, nên biết nhân quả là một giáo lý căn bản của đạo Phật, không thể nào hiểu lơ là hay sơ sài, mà phải hiểu cho tường tận mới khỏi những ngờ vực.
(Xem: 10977)
Bởi con người mang sẵn tính tham lam, thói hèn nhát, nên khi muốn thỏa mãn sự mong cầu, muốn được bình an khi nguy hiểm, đều nảy sanh mê tín dị đoan.
(Xem: 28423)
Chúng ta theo đạo Phật là để tìm cầu sự giác ngộ, mà muốn được giác ngộ thì phải vào đạo bằng trí tuệ, bằng cái nhìn đúng như thật, chớ không thể nhìn khác hơn được.
(Xem: 11237)
Ðạo Phật đã thấm sâu, đâm chồi, mọc rễ và lớn mạnh qua các lãnh vực văn hóa, gia đình, xã hội, nghệ thuật, kiến trúc... để hòa quyện thành nếp sống tâm linh tối thượng.
(Xem: 11447)
Sau khi thành đạo, Đức Phật đã phổ biến con đường giác ngộ cho nhiều người. Giác ngộvô cùng quí báu vì đó là con đường đưa đến sự giải thoát tối thượng của Niết bàn.
(Xem: 13656)
Tất cả mọi phương tiện đều để phục vụ mục tiêu chân lý của cuộc sống, như ngón tay để chỉ mặt trăng; ngón tay phương tiện để hướng đến mặt trăng chân lý.
(Xem: 11110)
Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào Việt Namhiện hữu với dòng lịch sử dân tộc gần 2000 năm. Trong thời gian ấy, có lúc Phật giáo đưọc các vua chúa ủng hộ...
(Xem: 11512)
Ðạo Phật quan niệm mỗi cấp bực của sự sống đều mang một Thức tương ứng: cấp vi trùng vi khuẩn cũng có Thức của nó, cũng như mỗi tế bào, mỗi mô sinh vật cũng thế...
(Xem: 10974)
Giáo lý Phật giáo thiết lập trên nền tảng đau khổ của con người. Mặc dầu nhấn mạnh vào hiện hữu của sự khổ, nhưng Phật giáo không bao giờ là một giáo lý bi quan.
(Xem: 11254)
Chính thái độ hóa thần thông để giáo hóa chúng sanh đã làm nổi bật giá trị tâm lý hoằng phápĐức Phật của chúng ta đã dùng để hoằng hóa độ sanh.
(Xem: 26447)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 12456)
Hôm nay Đạo Phật đang chuyển đến một hướng mới, và có hàng ngàn người phương Tây đang cố gắng thực hành lời dạy của Đức Phật như một phương pháp sống.
(Xem: 14961)
Nghiên cứu Phật giáo từ quan điểm Hindu là một sự nghiên cứu của Ấn Độ giáo chứ không phải là Phật giáo. Thật sai lầm khi vay mượn để hỗ trợ quan điểm Hindu hiện đại...
(Xem: 11141)
Các Luận sư A-tì-đàm đã thấy rõ những nạn đề đặt ra cho nhận thức về quan hệ nhân quả, cho nên họ đưa ra một khung đề nghị là có năm loại kết quả khác nhau...
(Xem: 20439)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 12440)
Trong lịch sử tư tưởng của Tánh Không luận, khởi đầu là sự tranh luận về điểm: có nên thừa nhận có một Bản ngã (Pdugala) hay không? Sự tranh luận này được khởi đầu...
(Xem: 11556)
Trước khi nói đến lộ trình của sự tạo nghiệp, cũng cần đề cập đến câu “nhất thiết duy tâm tạo” trong tư tưởng kinh Hoa Nghiêm của Phật giáo để thấy rõ bản chất của nghiệp...
(Xem: 10846)
Con người thoát khỏi tham lam, thù hận và si mê nhiều chừng nào thì hạnh phúc càng gia tăng chừng đó. Niết-bàn sẽ hiện hữu ngay từ bước khởi đầu và rồi thăng tiến...
(Xem: 24033)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 11934)
A-hàm còn gọi là A-cấp-ma, A-hàm-mộ. Hán dịch: Pháp quy, nghĩa là nơi quy thú của muôn pháp (Bài tựa KINH TRƯỜNG A-HÀM), còn dịch là "Vô tỷ pháp"...
(Xem: 12391)
Đức Phật tướng hảo trang nghiêm, kim dung từ bi, hàng sơ học chỉ có thể dựa vào thánh tượng mới có thể nhận thức được Phật. Chủng loại thánh tượng của Đức Phật rất nhiều...
(Xem: 12918)
Là đóa hoa ưu tú, tinh ba của dân tộc, là bậc kiệt xuất anh tài của Phật Giáo Việt Nam, sử gia Lê Mạnh Thát đã khai quật những nguồn tài liệu vô cùng quý giá...
(Xem: 11128)
Phong trào phục hưng đạt được động lực khi một số người con của đất nước trở thành những Tăng sĩ Phật giáophục sinh lại sự quang vinh cổ thời của Tăng già.
(Xem: 38819)
Nhà Phật dạy chúng ta giác thẳng nơi con người, chớ đừng tìm cầu bên ngoài. Nếu giác thẳng con người rồi thì ở ngoài cũng giác, nếu mê con người thì ở ngoài cũng mê.
(Xem: 10624)
Ngài luôn luôn cổ súy tinh thần tự lực của mỗi người để tìm lấy sự giải thoát cho chính mình và điều này như là một sợi chỉ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống giáo lý của Phật...
(Xem: 12287)
Giữa thế kỷ thứ I trước công nguyên đến thế kỷ thứ I sau công nguyên, hai thuật ngữ Đại thừa (Mahayana) và Tiểu thừa (Hinayana) xuất hiện trong Diệu pháp liên hoa kinh...
(Xem: 17805)
Lòng bi mẫn thật sự của bạn sẽ tạo ra một bầu không khí yên bình cho người hấp hối nghĩ đến chiều hướng tâm linh cao cả và con đường tu tập của họ trong tương lai.
(Xem: 25184)
Con đường của Đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hành thiền Chỉthiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giới căn bản.
(Xem: 10616)
Những kẻ bị phiền não khổ đau, Phật giáo đã chỉ cho họ con đường dẫn đến hòa bình, và hạnh phúc vĩnh cữu cùng giúp họ giải quyết mọi vấn đề phiền toái của cuộc sống.
(Xem: 10841)
Giáo lý đạo Phật được xem là một nền giáo lý thực nghiệm, nhằm giải quyết những vấn đề về con người, đưa con người thoát khỏi những khổ đau trói buộc...
(Xem: 12126)
Trước tiên đề cập vấn đề trên, có lẽ cũng nên xác định lại niên đại đản sinh của thái tử Tất Đạt Đa (Siddhartha) và niên đại nhập diệt của đức Thích Ca Mâu Ni (Sakya Muni).
(Xem: 11418)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
(Xem: 11675)
Tam pháp ấn và lý Tứ đế thì tương ứng nhau: chư hành vô thườngKhổ đế; nhân sanh khổ ở nơi không biết chư pháp vô ngã, là Tập đế; Niết bàn tịch tĩnhDiệt đế...
(Xem: 14803)
Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
(Xem: 21526)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
(Xem: 9986)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
(Xem: 11334)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
(Xem: 27495)
Thắng Man Phu nhân điển hình cho phụ nữ thực hành Bồ tát đạo bằng cung cách trang nhã, từ ái, khiêm cung. Môi trường thực hành bao gồm từ giới hạn thân thuộc...
(Xem: 11245)
Chúng sanh bị đọa địa ngục, đó là chúng sanh tâm bị đọa lạc vào địa ngục tham, sân, si phiền não. Muốn giải phóng chúng sanh tâm, phải dùng tự tánh Địa Tạng của chính mình.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant