Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

07. Đừng Nghĩ Quá Khứ, Đừng Nghĩ Tương Lai

16 Tháng Mười Một 201200:00(Xem: 6429)
07. Đừng Nghĩ Quá Khứ, Đừng Nghĩ Tương Lai

ĐỪNG NGHĨ QUÁ KHỨ, ĐỪNG NGHĨ TƯƠNG LAI

Cư Sĩ Nguyên Giác

Năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu... Đầu xuân là những ngày ông bà mình gọi là thời điểm cần để “ôn cố tri tân” – nghĩa là ôn lại các chuyện cũ và tìm biết cái mới, hay nói bằng ngôn ngữ thời nay là, để rút kinh nghiệm năm cũ và vạch hướng đi cho năm mới.

Chuyện đời thì như thế, nhưng trong chuyện đạo thì nghe âm vang nhiều người nói rằng đừng nên nghĩ nhớ chuyện cũ, và đừng nên mơ tưởng suy tính chuyện tương lai, và rằng chỉ nên sống với hiện tại thôi. Có thực rằng sống đạo phảỉ là sống “một kiểu hiện sinh” như thế? Có thực rằng cần phải xóa sổ những ngày hôm qua, và phải dẹp hết những bữa hôm kia trong đầu... mới gọi là tu? Có thực rằng cần phảỉ dẹp bỏ mọi suy tính về ngày mai, về tuần sau, về năm sau... mới gọi là tu?

Người ta có thể dẫn ra bản Kinh Nhất Dạ Hiền Giả do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch... và nói rằng thôi hãy bỏ hết chuyện của hôm qua và ngày mai đi, và chỉ nên sống với hiện tại thôi.

Trong nhiều diễn đàn Phật Giáotuổi trẻ cũng nghe âm vang những lời khuyên tương tự. Cách viết tuy khác biệt chút ít, nhưng tư tưởng kể như là một. Sau đây là cách diễn đạt ở ba diễn đàn tuổi trẻ Phật Giáo:

- Đừng nhớ chuyện quá khứ, đừng mơ chuyện tương lai, hãy sống vì hiện tại.

- Đừng gặm nhấm quá khứ. Đừng vọng tưởng tương lai. Hãy sống tốt ở hiện tại.

- Đừng nuối tiếc quá khứ, đừng quá lo lắng cho tương lai, và hãy sống tốt ở hiện tại.

Có thực rằng, Đức Phật đã dạy đơn giản như thế không? Chắc chắn là có những gì nhầm lẫn nơi đây. Nếu không nghĩ nhớ quá khứ, tại sao nhiều lần Đức Phật kể chuyện tiền thân của ngài và của nhiều vị tăng ni? Nếu không nghĩ nhớ quá khứ, tại sao Đức Phật nhớ tới 5 người bạn đồng tuvườn Lộc Uyển, nên đã tìm lại để thuyết Tứ Diệu Đế và đưa 5 vị trở thành các đệ tử đầu tiên? Nếu không nghĩ nhớ quá khứ, vậy thì những gì thuộc về ký ức và trí nhớ để làm chi? Nếu không nghĩ nhớ chuyện quá khứ, tại sao Chư Vị A La Hán hơn hai ngàn năm trước đã mấy lần kết tập kinh điển, đã cùng vận dụng trí nhớ để tụng đọc lại lời Đức Phật dạy trong quá khứ và bây giờ chúng ta còn có giáo pháp là nhờ khả năng “nhớ chuyện quá khứ” tuyệt vời của các vị Thánh Tăng thuở đó?

Mặt khác, nếu không bàn chuyện tương lai, tại sao Đức Phật tiên tri về Đức Di Lạc sẽ lên cõi trời Đâu Suất, tiên tri về các thời mạt pháp tương lai, tiên tri về tuổi thọ chúng sanh đời vị lai? Nếu không dặn dò chuyện tương lai, tại sao Đức Phật dạy trong Kinh Di Giáo: “Các thầy Tỳ kheo, sau khi Như Lai diệt độ phải trân trọng tôn kính tịnh giới...” (bản dịch của Hòa Thượng Trí Quang).

Có thực rằng Đức Phật dạy là chỉ nên tập trung vào giây phút hiện tạị hay không?

Câu trả lời nên là: Không đúng hoàn toàn như thế.

Đọc lại Trung Bộ Kinh, trong kinh thứ 131, đúng là Đức Phật có nói gần gần như thế. Bản dịch từ tiếng Pali sang Anh ngữ của đại sư Thanissaro Bhikkhu dịch với nhan đề là “Bhaddekaratta Sutta: An Auspicious Day,” và Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch là “Kinh Nhất Dạ Hiền Giả.”

Bản Anh ngữ của đại sư Nanananda lại dịch là “Bhaddekaratta Sutta: The Discourse on the Ideal Lover of Solitude.” Cả hai đều là một kinh thôi.

Đây là một kinh dạy pháp thiền quán tuyệt vời. Khi đọc kỹ, chúng ta sẽ thấy rằng Đức Phật nơi đây đã dạy pháp an tâm, trong đó tâm sẽ hoàn toàn không dính mắc, không trụ vào bất kỳ pháp nào – cho dù là quá khứ, vị lai hay hiện tại.

Trong kinh, Đức Phật dạy, “Quý vị không nên theo đuổi quá khứ và mơ tưởng tương lai.”

Bản của đại sư Thanissaro dịch là, “You shouldn't chase after the past or place expectations on the future.

Bản của đại sư Nanananda dịch là, “Let one not trace back the past or yearn for the future-yet-to-come.”

Bản HT Minh Châu dịch là, “Quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng.”

Tất cả chỉ có một nghĩa: giữ tâm vô sở trụ, đừng dính mắc tâm vào quá khứ hay tương lai.

Hoàn toàn không có nghĩa là đừng nghĩ tới quá khứ hay đừng nghĩ tới tương lai. Thực tế, ngay khi bạn suy nghĩ tới quá khứ thì lập tức hành động suy nghĩ là việc của hiện tại; tương tự, ngay khi nghĩ chuyện tương lai, hành động nghĩ đó chính là cái hiện tiền trước mắt và trong thân mình.

Bản kinh này ghi rõ thêm lời Đức Phật rằng, học nhân đừng nên để tâm nuối tiếc các niềm vui gì về sắc, về thọ, về tưởng, về hành, về thức của quá khứ.

Kế tiếp, kinh này ghi lời Đức Phật dạy rằng, học nhân đừng nên mơ tưởng các niềm vui gì về sắc, về thọ, về tưởng, về hành, về thức của tương lai.

Bản Kinh Nhất Dạ Hiền Giả trong khi dạy pháp an tâm, sau khi phá bỏ các trường hợp học nhân dính mắc tâm vào pháp quá khứ, và sau khi phá bỏ cách dính mắc pháp tương lai, liền tiếp theoyêu cầu phá bỏ luôn các tâm dính mắc vào pháp hiện tại.

Đặc biệt, đây cũng là một pháp đốn ngộ: có một trường hợp tích truyện Pháp Cú, sau khi nghe Đức Phật nói là hãy buông “bỏ quá, hiện, vị lai...” chàng diễn viên nghề xiếc có tên là Uggasena còn đang lơ lửng đứng trên đầu cột hát xiếc giữa phố đã lập tức đắc quả A La Hán và được thần thông, khi chưa hết màn biểu diễn xiếc. Không hề trải qua thời gian tu học hay ngồi thiền nào? Đúng vậy, theo kinh thì như thế. Có nghĩa rằng, Đức Phật đã dạy pháp môn phá bỏ tâm quá khứ, phá bỏ tâm vị lai, phá bỏ tâm hiện tại. Hoàn toàn không có nghĩa gì như chúng ta thường nghe là đừng nghĩ quá khứ, đừng nghĩ tương lai và hãy nghĩ hiện tại...

Như thế, Kinh này cũng gợi nhớ tới một công án về Thiền Sư Đức Sơn (782-865) chuyên giảng Kim Kim Cang, không tin chuyện các sư dạy pháp thiền đốn ngộ, nên đã về phương Nam để tìm tranh luận. Khi tới Lễ Châu, gặp một bà già bán bánh rán, mới hỏi mua cho đỡ đói. Thấy sư gánh bộ Thanh Long Sớ Sao, bà già nói là sẽ hỏi một câu, nếu sư trả lời được thì sẽ được cúng bánh.

Sư Đức Sơn đồng ý, bà liền hỏi: “Trong kinh Kim cương có nói ‘Tâm quá khứ bất khả đắc, tâm vị lai bất khả đắc, tâm hiện tại bất khả đắc.’ Vậy Thầy muốn điểm tâm nào?”

Sư Đức Sơn lặng thinh, không đáp được. Bà già mới chỉ Sư đến tham vấn Thiền sư Long Đàm.

Câu chuyện về Sư Đức Sơn cho thấy các thiền sư cổ thời đã không để dính mắc một tâm nào hết, dù là tâm hiện tại. Trong khi đa phần lời khuyên thời nay lại bảo là chỉ nên nghĩ chuyện hiện tại; rõ ràngngộ nhận lớn.

Nơi đây, chúng ta sẽ trích bản Kinh Nhất Dạ Hiền Giả do ngài Thích Minh Châu dịch, các đoạn văn Đức Phật dạy về ba tâm này:

... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy, "Như vậy, là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là truy tìm quá khứ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi... Như vậy là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong quá khứ"; và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không truy tìm quá khứ.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào ước vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy là tưởng của tôi... là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng... sẽ là hành... sẽ là thức của tôi trong tương lai, "và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là ước vọng trong tương lai.

Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc, hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thọ, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã là trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức là trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Và này các Tỷ-kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có vị Ða văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị này không quán sắc là tự ngã, không quán tự ngã là có sắc, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ... không quán tưởng... không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại...”(hết trích)

Trong Kinh Pháp Cú, nơi kệ ngôn 348, Đức Phật cũng đã dạy cho chàng cư sĩ Uggasena tương tự. Và ngay khi vừa nghe, trong còn lơ lửng trên đầu cột biểu diễn xiếc, chàng Uggasena lập tức đắc quả A La Hán và được thần thông.

Bản dịch từ Tạng Miến Điện bởi ngài Daw Mya Tin là: “Verse 348: Give up the past, give up the future, give up the present. Having reached the end of existences, with a mind freed from all (conditioned things), you will not again undergo birth and decay.”

Có thể dịch là: “Bài kệ 348: Buông bỏ quá khứ, buông bỏ tương lai, buông bỏ hiện tại. Đạt tới bờ bên kia (Pali: bhavassa paragu: người qua bờ bên kia, kết thúc sanh hữu, tức A La Hán), với tâm giải thoát mọi pháp dính mắc, con sẽ không còn sinh tử nữa.”

Bài kệ này trong bản Hán Văn của Pháp Sư Thường Bàn Ðại Ðịnh là: “Xả tiền, xả hậu, Xả gian-việt hữu. Nhất-thiết tận xả, Bất thụ sinh tử.” (Nguồn: phapluan.com)

 

Trong cuốn Tích Truyện Pháp Cú Tập 3, xuất bản bởi Thiền viện Viên Chiếu, câu chuyện “Chàng Trai Có Cô Vợ Diễn Viên Nhào Lộn,” đã kể về trường hợp Đức Phật dạy pháp buông bỏ cho chàng trai Uggasena, trích:

“...Hôm ấy, từ sớm đức Thế Tôn quan sát thế gian và Uggasena xuất hiện trong tầm quán sát của Ngài. Thế Tôn tự nghĩ: "Người thanh niên ấy sẽ ra sao?” Ngay sau đó, Ngài biết được: "Con trai quan Chưởng khố sẽ đứng lơ lửng trên đầu sào kia để biểu diễn màn xiếc của chàng và đông đảo khán giả sẽ tụ tập xem. Vào thời điển ấy ta sẽ đọc bài kệ bốn câu. Nghe xong tám vạn bốn ngàn người sẽ được Pháp nhãn thanh tịnh, còn Uggasena thì đắc quả A la hán.”

Ngày hôm sau, lựa đúng giờ thích hợp, đức Thế Tôn cùng các Tỳ kheo lên đường vào thành Vương Xá khất thực.

Trước khi Phật đặt chân vào thành, tại chỗ biểu diễn, Uggasena đưa tay ra dấu chào trả tiếng vỗ tay của khán giả. Và giữ thăng bằng trên đầu cột, chàng bay lộn bảy vòng trong không, đặt chân trở lại trên đầu cột và đứng giữ thăng bằng ở đấy. Ðúng lúc này, đức Thế Tôn vào thành, và do sự xếp đặt của Ngài, khán giả quay nhìn Ngài thay vì nhìn Uggasena biễn diễn. Thấy khán giả không còn quan tâm đến mình nữa, Uggasena vô cùng thất vọng. Chàng nghĩ: "Ta phải mất một năm mới luyện được màn biểu diễn này. Thế mà đức Thế Tôn vừa đặt chân đến thành, khán giả đã bỏ ta quay lại chiêm ngưỡng Ngài. Buổi biểu diễn của ta thế là hoàn toàn thất bại. "Phật đọc được tư tưởng của chàng liền bảo Trưởng lão Mục- kiền liên:

- Ông hãy đến bảo con viên Chưởng khố ta muốn xem chàng biểu diễn tài nghệ.

Tôn giả đến bên cây cột nói với chàng diễn viên:

Này, Uggasena

Diễn viên xiếc tài ba!

Hãy phô trương tài nghệ,

Cống hiến dân thành ta.

Uggasena nghe vậy vô cùng hoan hỉ: "Chắc đức Thế Tôn muốn xem tài năng của ta.” Nghĩ vậy, chàng liền đáp, trong lúc vẫn đứng lơ lửng trên đầu cột:

Hãy xem tôi, Mục Kiền Liên Tôn giả!

Bậc đại trí, bậc đại thần thông!

Tôi trổ tài cống hiến đám đông

Và làm họ cười reo thỏa thích

Từ trên đầu cột chàng tung mình lên không, quay lộn mười bốn vòng rồi đặt chân trở lại, giữ thăng bằng trên đầu cột.

Ðức Thế Tôn bảo:

- Này Uggasena, người trí phải biết cởi bỏ buộc ràng của thân ngũ uẩn trong quá khứ, hiện tại và vị lại. Như vậy, người ấy mới thoát được sanh, già, bệnh, chết.

Ngài nói kệ:

(348) Bỏ quá, hiện, vị lai,

Ðến bờ kia cuộc đời,

Ý giải thoát tất cả,

Chớ vướng lại sanh già.

Phật nói xong, tám vạn bốn ngàn người được pháp nhãn thanh tịnh, con trai quan Chưởng khố đắc quả A la hán và được thần thông ngay khi chàng còn đứng lơ lửng đầu cột.

Chàng tụt xuống, tiến tới trước đức Thế Tôn, năm vóc gieo xuống đất đảnh lễ Phật và xin được gia nhập Tăng đoàn. Phật đưa tay nói: "Hãy đến, Tỳ kheo!" Chàng liền biến thành một vị Trưởng lão chừng sáu mươi tuổi, với đầy đủ tám vật dụng tùy thân. Các Thầy Tỳ kheo hỏi Trưởng lão:

- Này huynh Uggasena, huynh leo từ cây cột ba chục thước xuống mà không sợ sao?

Uggasena đáp:

- Chư huynh đệ, tôi chẳng sợ chút nào. Chúng Tỳ kheo bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, Uggasena nói "Tôi chẳng sợ chút nào" là nói điều không thật. Ông ấy phạm việc dối trá.

Phật bảo:

- Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo như Uggasena đã diệt trừ tham ái, không còn lo âu sợ hãi gì nữa.”(Nguồn: thuvienhoasen.org)

Tới đây, chúng ta có thể thắc mắc, rằng vì sao trong các bản kinh xưa, Đức Phật dạy xả ly tất cả các pháp dính mắc ở ba thời quá, hiện, vị lai... mà bây giờ bỗng nhiên trở thành cách nói đầy hiện sinh kiểu như “đừng nghĩ chuyện quá khứ, đừng nghĩ chuyện tương lai, chỉ nên nghĩ tới hiện tại tuyệt vời...”

Ai đã biến hóa lời dạy của Đức Phật trở thành lời khuyên kiểu thế gian như thế? Ai đã xóa đi lời dạy của Đức Phật rằng phải qua bờ bên kia, rằng phải xả ly buộc ràng ngũ uẩn (trong quá, hiện, vị lai), rằng phải thoát khỏi sanh già bệnh chết... để rồi dính mắc vào cái hỷ lạc của tâm hiện tại?

 Mới biết, không dễ gặp những bà già bán bánh như thời Thiền Sư Đức Sơn.

Cư Sĩ Nguyên Giác

Kinh sách liên quan:

KINH NHẤT DẠ HIỀN GIẢ - Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13536)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly...
(Xem: 12645)
Với người xuất gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọng cung kính...
(Xem: 14533)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
(Xem: 38538)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 14668)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
(Xem: 14666)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14091)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14983)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16584)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29958)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16248)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15582)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14936)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14934)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17919)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15627)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38735)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26789)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39709)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50844)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38799)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35116)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18349)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16516)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42472)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39304)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35663)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17505)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46583)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17184)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28522)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 19022)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17630)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17140)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17597)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16561)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16949)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30919)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16968)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18546)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18513)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17413)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18188)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17106)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23554)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 17050)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17488)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17729)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17110)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15780)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18088)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17456)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17261)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29587)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27794)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18203)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16140)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15395)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23098)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14872)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant