Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Sự Thăng Hoa Của Phật Giáo Đại Thừa

19 Tháng Hai 201300:00(Xem: 8599)
Sự Thăng Hoa Của Phật Giáo Đại Thừa


Sự Thăng Hoa của Phật Giáo Đại Thừa

Thích Như Điển

 

su_thang_hoa_cua_phat_giao_dai_thuaKhởi đi từ Ấn Độ cách đây 2556 năm về trước, giáo lý của Đức Từ Phụ Thích Ca Mâu Ni bắt đầu tỏa chiếu từ cội cây Bồ Đề linh thiêng và kể từ đó đến nay giáo lý từ bi trí tuệ ấy đã làm cho không biết bao nhiêu chúng sanh được gội nhuần ân pháp vũ. Bất luận là Á Âu hay Mỹ Phi Úc, đâu đâu nếu có những người hướng thiện, muốn tu họccần cầu sự giải thoát; thì giáo lý kia chính là những chất liệu dưỡng sinh để giúp cho con người mau ra khỏi vòng tục lụy của một kiếp nhân sinh.

 

Đầu tiên Đức Phật nói những câu chuyện thường nhật của sanh, già, bệnh, chết. Soi rõ nguyên nhân từ đâu có những hiện tượng nầy, rồi từ đó Ngài chỉ cho phương pháp chữa trị những căn nguyên cội rễ kia. Đây chính là một bài thuốc thần diệugiáo lý kia đã cung ứng cho con người. Đọc bộ A Hàmbộ kinh căn bảnnguyên thủy bằng tiếng Pali, được dịch sang chữ Hán cũng như tiếng Việt, chúng ta thấy rải rác khắp đó đây những câu chuyện thường nhật xảy ra trong đời sống hằng ngàyĐức Phật muốn dạy cho các Đệ Tử hay những người có duyên với Phật Pháp.

 

Ví dụ có hôm còn sớm, chưa đến giờ đi vào thành khất thực, Đức Phật quán sát nhân duyên, thấy rằng ông Phạm Chí nọ đã đến thời kỳ được khai thị; nên Ngài đã ghé qua nơi các Phạm Chí đang tụ họp. Khi Đức Phật đến, có người cung kính chào, có kẻ ngồi yên, có người ra vẻ hống hách khinh thường Ngài và cũng có lắm người hiềm khích chửi rủa mắng nhiếc. Tất cả những việc làm ấy của Phạm Chí đối với Ngài hầu như không bị chi phối, vì Ngài đã quán sát kỹ trong từng trường hợp một, sau đó Ngài từ tốn hỏi từng câu chuyện một. Có lúc Phạm Chí trả lời, có khi Đức Phật giải thích. Khi hiểu thấu đáo rồi những người ngoại đạo kia xin quy y với Đức Phật.

 

Những câu chuyện trong kinh A Hàm là những câu chuyện xảy ra thường nhật trong cuộc sống hằng ngày. Đôi khi Phật nói ở những cảnh giới khác; nhưng lắm lúc cũng nói rất cao về tánh không, về vô ngã. Ví dụ có hôm Đức Phật bắt gặp Đệ Tử của Ngài đang ngồi thảo luận về sự thành lập và sự hủy hoại của thế giới nầy; nhưng quý Thầy Tỳ Kheo đang đi đến chỗ bí lối. Lúc ấy Đức Phật lại xuất hiện để giải bày. Ngài nói về duyên sanhduyên khởi. Ngài nói về vô thườngsanh diệt. Ngài nói về thành, trụ, hoại, không… Tất cả đều nhằm giải bày cho chư Tỳ Kheo những chỗ còn nông cạn.

 

Đức Phật cũng đã nói về những ngày chay trong một tháng từ ngày mồng 8, 14 rằm và nửa tháng sau gồm ngày 23, 29 (30 nếu tháng đủ) và mồng một. Trong những ngày chay tịnh nầy Đức Phật khuyên các Phật Tử nên thọ Bát Quan Trai. Lý do là trong những ngày mồng 8 và 23 Chư Thiêncõi Trời sai những Thiên Sứ đi vào nhân gian để tuần tra xem thử việc lành dữ của thế gian. Nếu trong những ngày ấy con người tại thế gian nầy biết kính trọng Tam Bảo, Sư trưởng, cha mẹ, có lòng thương đối với chúng sanhlàm lành lánh dữ, khi các Thiên Sứ nầy báo lại cho Chư Thiên như vậy thì Chư Thiên rất hoan hỷ và nói rằng: Cửa thiên đường đang mở để đợi chờ những người nầy.

 

Vào ngày 14 và 30 (nếu tháng thiếu 29) Chư Thiên sai hai vị Đông Cung Thái Tử trực tiếp xuống cõi Ta Bà nầy để xem xét chúng sanhhành thiện hay không. Nếu chúng sanh trong cõi Nam Diêm Phù Đề nầy có giữ giới, có thọ Bát Quan Trai trong những ngày nầy, biết quy kính ba ngôi Tam Bảo, có hiếu với cha mẹ, hòa thuận với huynh đệ trong gia đình. Khi hai vị Đông Cung Thái Tử nầy thấy như vậy rồi về báo lại cho vị Trời Đế Thích. Ngài tươi cười bảo: Như vậy là A Tu La đã giảm và Chư Thiên sẽ tăng.

 

Đến ngày mồng một và ngày rằm đích thân vua cõi trời tam thập tam thiên đi vào cõi nhân gian nầy. Nếu các chúng sanhcõi nầy luôn có tâm làm việc thiện, lánh xa những việc ác, ăn chay, thọ Bát Quan Trai, giúp đời, cứu người, quy kính nơi Tam Bảo v.v… thì Đế Thích rất hoan hỷ. Vì con người muốn xa lánh tội lỗi, mong được sanh vào thế giới an lành hơn sau khi mạng chungcõi nầy. Nếu không được như vậy Đế Thích không hoan hỷ.

 

Vậy thì việc chay tịnh nầy đã có ngay từ thời kỳ Đức Phật còn tại thế, mặc dầu có nơi Ngài cũng có chủ trương là Đệ Tử của Ngài có thể dùng tam tịnh nhục hay ngũ tịnh nhục. Khi Phật Giáo truyền đến phương Bắc như Trung Hoa, Đại Hàn, Việt Nam… các vị Tổ Sư Đại Thừa triển khai từ những giáo lý căn bản nầy để thăng hoa cho cuộc sống của người xuất gia cũng như tại gia về các hình thức như ăn chay kỳ mỗi năm 3 tháng hay ăn chay trường; hoặc ăn chay mỗi tháng nhiều ngày; ngoài 6 ngày như thời Đức Phật đã chủ trương. Tinh thần nầy còn được nhấn mạnh rất rõ trong kinh Đại Bát Niết Bàn về sau nầy là: Muốn thành Phật, không thể thiếu tâm từ đối với chúng sanh; nên phải dùng hoàn toàn chay tịnh.

 

Về việc niệm Phật cũng đã khởi đi từ thời Đức Phật còn tại thế. Những gì Ngài đã dạy, trong kinh A Hàm ngày nay vẫn còn truyền lại. Đó là: Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giớiniệm Thiên. Chữ niệm có nghĩa là nhớ nghĩ, liên tưởng về. Ngày xưa chỉ liên tưởng có 6 việc trên. Vì lẽ người Cư Sĩ tại gia làm phước, bố thí, cúng dường chỉ mong cầu kiếp sau được giàu có sanh thiên và ở đó để hưởng những phước lạc; nên thường nhớ nghĩ đến Chư Thiên. Đến khi tinh thần Đại Thừa được triển khai sau thời kỳ bộ phái và nhất là tinh thần Trung Quán của Ngài Long Thọ hay các Đại Luận Sư khác như: Mã Minh, Vô Trước, Thế Thân thì chữ niệm nầy đã thăng hoa ở nhiều tầng lớp cao hơn nữa. Đó là hình ảnh của Đức Phật A Di Đà và chư vị Phật khác trong 10 phương vô biên thế giới. Từ một vị Phật độc tôn như Đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni mà lâu nay Phật Giáo Nguyên Thủy đã tôn thờ. Nay lại xuất hiện thêm Đức Phật A Di Đà giáo chủ cõi Tây Phương Cực Lạc, kế đến Tịnh Độ Đông Phương của Phật A Súc. Tịnh Độ Đẩu Suất của Đức Phật Di Lặchằng hà sa số cõi Phật khác. Đây cũng là tinh thần „nhất niệm biến tam thiên“ trong kinh Hoa Nghiêm thăng tiến vậy. Những gì ở Ấn Độ và các nước Phật Giáo Nam Tông chỉ một, khi qua đến các xứ Phật giáo phát triển biến thành hai, thành bốn và cứ thế mà nhân lên gấp đôi.

 

Ví dụ trong kinh Bản Sanh, Đức Phật thuật lại những tiền kiếp của mình. Có lúc Ngài thực hành hạnh nhẫn nhục của một vị Bồ Tát như trong kinh Kim Cangdiễn tả. Lúc ấy vua Ca Lợi cắt hết thân thể của Ngài. Nếu Ngài dùng cái tướng của sự thấy, nghe để trụ vào đó thì Ngài không thành tựu hạnh Bồ Tát nữa. Cũng có những chuyện tiền thân trong hơn 500 chuyện như vậy nói Ngài là Sư Tử, là chim, là người thợ săn, là Tu Sĩ v.v… tất cả đều mang hạnh nguyện của một vị Bồ Tát vì Đời quên mìnhxả thân cầu giác ngộ giải thoát sanh tử luân hồi. Thế mà khi Ngài thành Phật trong kiếp nầy, tinh thần Bồ Tát hạnh như thế ít thấy được triển khai như tinh thần của Phật Giáo Đại Thừa.

 

Đến kinh Lục Độ, kinh Bát Nhã, kinh Kim Cang là sự thăng hoa của Bồ Tát hạnh và làm sáng tỏ thêm tinh thần căn bản của Bản Sanh truyện, vốn là những mẩu chuyện do chính kim khẩu của Đức Phật nói ra và sau nầy vào đầu kỷ nguyên dương lịch được biên tập thành tiếng Pali, được truyền bá rộng rãi khắp nơi trong các xứ Phật Giáo Nam Tông ngày nay. Vậy thì lục độ vạn hạnh vốn là những điều căn bản của một con người khi thực hành hạnh Bồ Tát như: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Đây cũng chính là sự thăng hoa của Đại Thừa từ căn bản Phật Giáo Nguyên Thủy. Vì lẽ khi tư tưởng Phật học tại Ấn Độ đã chín muồi sau gần 800 hay 900 năm tại quê hương Đức Phật, lúc bấy giờ tinh hoa ấy lại bay bổng và hội tụ đến phương Bắc chứ không phải là phương Nam. Vì lâu nay phương Nam vốn dĩ đã hấp thụ tinh thần Phật Giáo cổ điển rồi.

 

Từ 6 hạnh của Bồ Tát khi đi vào đời để độ sanh, 6 hạnh kia đã trở thành 12 lời nguyện của Đức Dược Sư, Lưu Ly Quang Như Lai, rồi 12 lời nguyện của Đức Phật A Súc của cõi Tịnh Độ Diệu Hỷ nằm ở phương Đông; nơi đây còn có khả năng thâu nhận những người nữ muốn vãng sanh về thế giới của Ngài, mà trong Nguyên Thủy Phật Giáo khó thấy được hình ảnh nầy.

 

Rồi 12 lời nguyện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Tuy những lời nguyện nầy nương vào kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm chính; nhưng Ngài là một trong hai vị Bồ Tát thượng thủ của Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc. Rồi 18 đạo được nói rõ trong Vô Lượng Thọ nghi quỷ. Rồi 24 lời nguyện cổ xưa của Đức Phật A Di Đà. Kế tiếp biến thành 30, rồi 36. Sau đó là 42 và dừng lại ở con số 48. Theo nguyên ngữ bằng tiếng Phạn thì Đức Phật A Di Đà chỉ có 45 lời nguyện; trong khi đó tiếng Tây Tạng gồm tất cả 51 và chữ Hán hay tiếng Việt và tiếng Nhật hay Đại Hàn vẫn tôn trọng con số 48 như xưa nay vẫn thường lễ bái, trì tụng xưng dương hạnh nguyện của Ngài.


Như vậy từ kinh Bản Sanh làm căn bản, trải qua Lục độ vạn hạnh, Lục độ tập kinh, Lục Ba La Mật và cứ mỗi lần thăng tiến hạnh nguyện của Đức Phật A Di Đà được cộng thêm 6 hạnh nguyện. Đây là lối diễn dịch của Đại Thừa mà ta phải nhìn với tuệ giác quán chiếu duy tân, thay đổi mới có thể chấp nhận được. Nếu chỉ nhìn dưới khía cạnh thuần nhất, một là một và một không thể là hai hay còn khác hai nữa, thì không thể chấp nhận sự thăng hoa của Đại Thừa một cách dễ dàng.

 

Từ đó chúng ta thấy rằng: những nước theo Đại Thừa hay Kim Cang Thừa như: Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn, Nhật Bản, Mông Cổ, Sikkim, Tây Tạng, Bhutan… đã thăng hoa tinh thần Đại Thừa đến chỗ tột đỉnh. Ví dụ như dưới thời nhà Đường ở Trung Hoa vào thế kỷ thứ 7, thứ 8. Hoặc nhà Kim bên Đại Hàn thế kỷ thứ 8; dưới triều Thánh Đức Thái Tử ở Nhật thế kỷ thứ 6 và Việt Nam vào thời nhà Lý nhà Trần từ thế kỷ thứ 11 đến cuối thế kỷ thứ 13. Tất cả đều chỉ có một mục đích duy nhấttiếp tục duy trì phát triển và làm thăng hoa tinh thần Đại Thừa để khế hợp vào đời sống cũng như văn hóa bản địa. Nếu không như vậy thì gốc rễ của Phật Giáo Nguyên Thủy không thể bám chặt vào nơi đây. Điều ấy qua lịch sử và sự truyền thừa chúng ta đã thấy rõ. Trong khi Phật Giáo Nguyên Thủy hầu như không có mặt tại các quốc gia Đại Thừa nầy; điều ấy cũng chẳng có nghĩa là Phật Giáo Đại Thừa đi sai nguyên tắc của Phật Giáo Nguyên Thủy, mà ở đây chỉ thăng hoa tinh thần Nguyên Thủy vốn đã có sẵn từ lúc ban đầu ấy mà thôi. Ngược lại những xứ Nam Tông Phật Giáo như: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt ảnh hưởng của Đại Thừa Phật Giáo khó phát triển tại những quốc gia nầy. Vì lẽ văn hóatruyền thống ở những đất nước nầy vốn dĩ lâu nay đã quen với nề nếp cũ, khó lòng mà khởi động một phong trào thăng hoa giáo lý ấy một cách quyết liệt như thời Ngài Long Thọ còn hiện tiền. Nếu không có bốn vị Đại Luận sư như trên thì Đại Thừa cũng khó có cơ ngơi phát triển dọc về phương Bắc; nhưng đồng thời tư tưởng ấy cũng khó tồn tại và phát triển về phương Nam. Vả chăng: thời thế tạo nên con ngườilịch sử là vậy.

 

Một số những nhà nghiên cứu khi bàn đến vấn đề Nam Bắc Tông đều cho rằng: Bắc Tông đi quá đà, sai lời Phật dạy và những giáo lý ấy vốn không có sự bắt nguồn từ Phật Giáo Nguyên Thủy. Không biết rằng: những nhận định như vậy có quá vội vã chăng? bởi lẽ, nếu những mảnh đất màu mỡ phương Bắc ấy, dầu cho có bỏ trống đi nữa, thì Phật Giáo Nam Truyền khó mà tồn tại cũng như phát triển được. Lý do là phong tục, tập quán và văn hóa của người phương Bắc lúc nào cũng phải đổi thay để thích hợp với khí hậu, phong thổ, nếp sống của con người tại đó. Vậy thì sự hội nhập, duy trì, phát triển, thăng hoa tinh thần Phật học vốn có sẵn tự ngàn xưa tại Ấn Độ trên những dãi đất mới ở Bắc phương đâu có tội tình gì; ngược lại còn mang đến cho những quê hương nầy những tinh hoa tuyệt diệu của Phật họcĐạo giáoKhổng giáo khó bề chu toàn. Vì cả hai nền giáo lý nầy đều chỉ dạy cho con người hoàn thiện kiếp sống nhân sinh trong hiện thế; còn đời trước và đời sau không có sự tiếp nối liên hoàn. Do vậy khi Đạo Phật nhập thế được tiếp cận vào những xã hội nầy là một phước báu lớn của Đạo Phật khi đem chuông đi đánh xứ người và tiếng chuông ấy lại vang vọng mãi cho đến ngàn sau.

 

Kinh A Di Đà, Kinh Vô Lượng Thọ vốn là những bản kinh có nguyên bản chữ Sanscrit; nên nhiều học giả cho rằng: những kinh ấy có nguồn gốc. Còn Kinh Quán Vô Lượng Thọ vốn chỉ có bằng chữ Hán; nên các học giả không tin rằng: kinh nầy đã có từ nguyên thủy. Điều ấy cũng có thể; nhưng cũng không nhất thiết phải là như thế. Vì nội dung của kinh mới là quan trọng, còn hình thức có thể thay đổi tùy theo thời gianhoàn cảnh tại địa phương. Ví dụ như kinh Vu Lan Bồn, kinh Báo Ân Phụ Mẫu, kinh Lương Hoàng Sám, kinh Thủy Sám v.v… vốn dĩ do chư Tổ người Trung Hoa dựa theo tinh thần báo ân, báo hiếu, nhân quảlập thành; nhưng chúng không đi ngược lại tinh thần căn bản giáo lý chơn truyền là được. Miễn là nó không làm cho con người lâm vào mê tín, dị đoan. Đằng nầy sự thờ kính cha mẹ, ông bà, tổ tiên vốn là bản sắc của những dân tộc như Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản, Việt Nam; nên những bản kinh trên luôn hiện hữu trong lòng của những tín đồ theo Phật Giáo Đại Thừa. Trong khi đó các xứ Nam Truyền không có những bản kinh như vậy.

 

Ngày nay Phật Giáo đã có mặt khắp nơi tại Âu Mỹ. Ví dụ như Phật Giáo được du nhập vào nước Úc nầy khoảng gần 200 năm về trước là do những người Anh, người Mỹ theo Thông Thiên Học của Ấn Độ chuyển hướng qua Phật Giáo. Vì lẽ giáo lý nầy gần sát với thực tế, những gì mà họ đang thực hành như Yoga hay Thiền Định. Phật Giáo đến Âu Châu có nhiều ngã khác nhau; chính thức có hai con đường. Đó là những nhà truyền giáo Á Châu mang giá trị của Đạo Học Đông Phương đến những quê hương mới nầy. Tiếp đến, chính những người Âu Châu không còn thừa nhận tôn giáo hữu thần và nhứt thần nữa; nên họ đã trực tiếp đến các xứ Nam Phương hay Bắc Phương để tìm hiểu giáo lý đó. Sau khi tu niệm đã thành thục, họ trở về lại quê hương của mình và trao truyền những gì đã học được cho những thế hệ kế thừa.

Phật giáo Mỹ Châu cũng vậy. Tuy châu lục nầy còn mới mẻ so với các châu khác; nhưng cách tiếp nhận tinh hoa của Phật Giáo cả Nam và Bắc Truyền bằng những nhận xét dựa theo khoa học thực tiễn để thực hành Đạo Phật. Đời sống kỹ nghệ vốn dĩ làm cho con người dễ đi vào chỗ bế tắc, căng thẳng nhiều mặt trong cuộc sống, nhất là vấn đề tâm linh. Do vậy Thiền là cách điều tâm và duy nhất có thể xoa dịu đời sống nội kết của họ giữa gia đìnhxã hội; giữa con ngườiviệc làm, để trở nên phóng khoán hơn và hiệu quả hơn; nên ngày nay đi đâu cũng nghe nói đến Thiền trị liệu tâm lý, làm xoa dịu thần kinh, mà thiền Minh Sát (Vipassana) nguyên thủy vốn không phải để chỉ đáp ứng những nhu cầu rất con người và rất thực tiễn như những xã hội Âu Mỹ ngày nay đã tiếp nhận.

 

Gạo vốn là món ăn căn bản của các dân tộc Á Châu. Trong khi người Ấn Độ nấu cơm và thức ăn bao giờ cũng cho cà-ri và ớt cay xé cổ để tạo thành một bữa ăn ngon cho mỗi ngày, mỗi tháng và quanh năm như thế. Nếu là người ngoại quốc, chỉ có thể thưởng thức món cơm cà-ri trong một thời gian ngắn là ớn ợ rồi.


Cơm tại Trung Hoa bây giờ không còn là thức ăn chính nữa, mà cơm lúc nào cũng được đem ra cuối cùng của bữa ăn. Họ dùng đồ chiên xào là chính và bao giờ dầu, mỡ vẫn là những loại đồ ăn khoái khẩu của họ. Trong khi đó người Nhật ăn cơm rất ngọt; hình như họ bỏ đường vào đó hơi nhiều. Món ăn của người Nhật hơi lờ lợ, không mặn mà như Việt Nam, không cay như Ấn Độ và không nhiều dầu như Trung Hoa. Người Đại Hàn ăn cơm lúc nào cũng phải có kim chi; người Tây Tạng, Pakistan ăn cơm lúc nào cũng phải có những loại bột đặc quánh ăn chung với bánh. Đó là một trong những đơn cử nhỏ của món ăn chính là gạo; nhưng các dân tộc Á Châu tiêu thụ, sử dụng khác xa nhau, chẳng có nước nào giống với nước nào cả.


Lâu nay người Âu Mỹ vốn ăn bánh mì. Tất cả đều được làm từ bột lúa mì và lúa mạch tạo thành và họ đã làm đủ loại bánh mì khác nhau để cho con người sử dụng. Bây giờ có một loại gạo mới được du nhập vào đây từ Tích Lan, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam,Trung Quốc, Đại Hàn, Nhật Bản… họ không nấu cơm bằng nước như các dân tộc Á Châu chúng ta, mà họ nấu gạo bằng sữa bò để có thêm nhiều chất dinh dưỡng và họ không dùng cơm nầy bằng đũa như các dân tộc Á Châu, mà họ dùng toàn bằng dao và nĩa. Dĩ nhiên là còn nhiều cách khác nhau nữa để nấu gạo thành cơm và mục đích cuối cùngcung ứng cho sự tiêu hóa, làm thích nghi cho bao tử. Như vậy chúng ta cũng không thể nói là người Âu Châu nấu cơm không đúng cách và ăn cơm không phải như vậy, phải dùng đũa mới đúng. Đây là cái chấp nhất thời. Mục đích không phải như vậy. Ăn cơm hay nấu cơm bằng cách nào không cần thiết, miễn sao cơm gạo ấy nuôi sống được cơ thể, dầu Đông hay Tây cũng chỉ với mục đích nầy.

 

Giáo lý của Đức Phật cũng chỉ có một mục đích duy nhất là làm cho con người bớt khổ đau, tục lụy, làm sao thoát ly sanh tử luân hồi là chính. Còn làm như thế nào để thoát ly thì mỗi dân tộc, mỗi quốc độ có thể hành trì theo phương pháp tự biến chế cho dân tộc mình. Như vậy tinh thần Đại Thừa mới có thể khế hợp một cách dễ dàng ở những xã hội Tây Phương này.


Một Đức Phật được tạc ở Phi Châu thì kim thân của Ngài có thể không còn là màu vàng nữa. Vì điều nầy vốn xa lạ với người bản địa. Màu sắc ấy chỉ có nơi khác, chứ không tồn tại ở lục địa nầy. Cũng như thế, Đức Phật do người da trắng tạo ra thì Đức Phật ấy phải có mũi cao, da trắng và tóc vàng chứ không nhất thiết phải là tóc đen. Vì Đức Phật đó phải là Đức Phật của họ, không thể nào là một Đức Phật xa lạ với những nền văn hóa đã có sẵn tại đây.


Ngày nay nếu có ai đó đi vào những Chùa Viện và những Thiền Đường của người Anh, người Mỹ, người Đức, người Áo, người Ý, người Nga… nó hoàn toàn không giống như những Chùa Viện tại Á Châu chúng ta. Nó không nhằm mục đích làm thỏa mãn vấn đề tín ngưỡng của con người, mà mục đích chính là vấn đề chuyển hóa nội tâm, xay nhuyễn lời Phật dạy thành chất đề hồ cho người Tây Phương tiêu thụ qua việc đếm hơi thở của người Âu Châu, chứ không phải cho hay vì người Á Châu chúng ta. Họ cũng ăn chay; nhưng mục đíchtôn trọng sự sống; chứ không vì tạo phước đức như người Á Châu chúng ta quan niệm. Họ làm việc thiện nguyện chỉ đơn thuần là giúp người khác nghĩa là giúp mình. Đây là tinh thần Bồ Tát hạnh đã được khai phóng qua cái nhìn của người Âu Mỹ ngày nay. Tuy nhiều quốc gia Âu Mỹ ngày nay không hẳn là phật Giáo; nhưng nhìn thoáng qua thì Tam Quy Ngũ GiớiThập Thiện họ đang nghiêm trì một cách rất cẩn mật. Đó là họ chưa ảnh hưởng trực tiếp về những lời dạy của Đức Phật; nếu họ là những Phật Tử thực thụ thì họ sẽ tiến nhanh hơn người Á Đông rất nhiều. Bơỉ lẽ cái nhìn, cái thực tập của họ có tính cách thực tiễn và khai phóng, trong khi đó những việc làm của chúng ta luôn mang nét truyền thống, chứ ít khi chịu bước ra ngoài khuôn khổ, vốn đã sẵn có lâu nay.

 

Hôm nay là ngày 21 tháng 12 năm 2012; ngày mà nhiều người trên hành tinh nầy tin là ngày tận thế. Vì họ căn cứ theo lịch của người Maya ở Nam Mỹ, vốn là một dân tộc thông minh đã đoán trước chu kỳ của hơn 5.000 năm một lần trái đất sẽ có sự thay đổi lớn; nhưng tôi quan sát vùng núi đồi Đa Bảo Blue Mountain gần Sydney của nước Úc nầy mặt trời vẫn mọc ở phương Đông, lặn ở phương Tây, mây vẫn bay, nước vẫn chảy, sương vẫn rơi… chưa có một hiện tượng nào khiến cho con người phải lo toan cả. Thế mà đã có nhiều người toan tự tử; nhiều kẻ đã bán nhà cửa để đi đến chỗ an toàn; lại cũng có người hoang mang lo sợ, khổ tâm. Vậy đâu là vấn đề ?

Trong giáo lý của Đức Phật, dẫu là Phật Giáo Nguyên Thủy hay Phật Giáo Đại Thừa, Ngài vẫn luôn đề cập đến những giai đoạn của con người, của vũ trụ, của thế giới nầy bởi một chuỗi thời gian dài trải qua bốn giai đoạn. Đó là: thành, trụ, hoại và diệt (không). Thành và trụ là hai giai đoạn mà chúng ta đã kinh qua. Vậy hai giai đoạn kế tiếp bao giờ xảy đến và sẽ xảy đến như thế nào ?


Giai đoạn băng hoại của quả đất nầy là giai đoạn mà con người tuổi thọ chỉ còn 10 tuổi và 5 tháng tuổi, con người đã thành lập vợ chồng, sanh con đẻ cái. Thức ăn lúc bấy giờ là hạt cỏ, chứ không còn gạo, thóc như bây giờ (theo Kinh Trường A Hàm). Những lời dạy như thế trong kinh điển Pali vẫn còn đây và việc ấy sẽ xảy đến; chứ chưa xảy đến. Trong luận A Tỳ Đàm về việc thành lập thế giới, Đức Phật đã dạy rằng: Khi nào con người không còn quy kính ngôi Tam Bảo, không tôn trọng Sư trưởng, không hiếu dưỡng cha mẹhòa thuận với anh chị em trong gia đình và không có lòng thương đối với chúng sanh thì đây là những hiện tượng của giai đoạn băng hoại.


Chúng ta là những chúng sanh từ cõi Trời Quang Âm Thiên đến đây. Thuở ấy chúng ta còn biết bay đi nơi nầy nơi nọ. Việc ăn uống tự sinh, không cần phải nấu nướng, mua sắm không cần tiền bạc. Đời sống an lạc, không chiến tranh. Còn bây giờ chúng ta đang thấy gì ? Thần thông chẳng ai còn nữa. Ăn uống phải tự nấu nướng, tâm địa chúng sanh lúc nào cũng ganh tị, đấu tranh kiên cố với nhau. Vậy bao giờ thì quả đất nầy hoại diệt ?


Đây là giai đoạn cuối của quả đất; nhưng nếu quả đất nầy hay những quả đất khác trên những thái dương hệ nầy bị hoại diệt phải đi qua hai giai đoạn quan trọng và mỗi giai đoạn như vậy chia ra làm 3 thời kỳ khác nhau của từng giai đoạn một.

 

Giai đoạn một được gọi là: Tiểu Tam Tai. Trong giai đoạn nầy được chia ra làm 3 thời kỳ. Đó là: chiến tranh, đói khát và bệnh tật. Trong luận A Tỳ Đàm dẫn dụ việc A Tu La đánh với Tứ Thiên Vương, cả 3 lần đều thua và những cung điện của A Tu La bị chư Thiên chiếm ngự, con gái của A Tu La cũng bị chư Thiên bắt giữ. Đây là cuộc chiến của những người có thần thông; có bên thua và có bên thắng. Trở lại loài người của chúng ta, ngày nay khắp nơi đều có chiến tranh. Giữa hai nước đánh chiếm với nhau; giết chóc tại học đường, tự sát hoặc đem quân đi hiềm khích với nước láng giềng v.v... đây là mầm mống nguy hại của mối hiểm nguy thứ nhất trong thời kỳ đầu của Tiểu Tam Tai.

 

Thời kỳ thứ hai của Tiểu Tam Taiđói khát. Trong khi nhiều dân tộc ăn uống dư thừa như Mỹ và các nước Âu Châu; nhưng Châu Phi mỗi ngày có cả hằng trăm, hằng ngàn người chết đói. Thời tiết vì nóng quá không có mưa, không trồng trọt được; nên con người lâm vào chỗ khốn cùng. Cũng may là nhờ có các cơ quan viện trợ nhân đạo của quốc tế giúp đỡ kịp thời; nên những nạn đói ấy dừng lại tại chỗ; nhưng về lâu về dài thì chẳng biết sao đây, khi mà lòng tham của con người chẳng chịu dừng nghỉ.

 

Thời kỳ thứ ba của Tiểu Tam Tai là bệnh tật. Ngày nay có những căn bệnh thật là ly kỳ như: cúm gà, cúm gia cầm, bệnh di truyền, bệnh AIDS, bệnh vô cảm v.v... những căn bệnh nầy ngày xưa không có; nếu có cũng chỉ chết một số ít người. Còn bây giờ số người chết hằng loạt. Có nơi bị chết cả làng. Mặc dầu cơ quan y tế của Liên Hiệp Quốc có những loại thuốc chủng ngừa hàng loạt; nhưng nhiều khi cũng vô hiệu. Vì bệnh nầy lây lan từ thú vậttruyền đạt qua con người, để rồi con người tự hủy hoại với nhau qua thức ăn, đồ uống, hơi thở v.v...

 

Nếu dựa theo tinh thần kinh điển của Phật Giáo thì chúng ta đang mới trải qua giai đoạn đầu của Tiểu Tam Tai, chứ chúng ta chưa bị bước sang các giai đoạn của Đại Tam Tai. Nếu chúng ta không tuân thủ nguyên tắc sống trên hành tinh nầy thì trước sau gì, chúng ta cũng phải bước sang giai đoạn cuối cùng để đi đến sự hủy diệt. Như vậy theo kinh điển của Đạo Phật thì sự hủy hoại hay diệt tận của thế giới nầy không phải là ngày 21 tháng 12 năm 1012 nầy mà thời gian còn lâu dài hơn như thế nữa; nếu con người còn biết thương yêu nhau, còn hiếu thuận với cha mẹ, còn tôn thờ Sư trưởng và có lòng tin nơi Tam Bảo thì tuổi thọ của quả đất nầy, của hành tinh nầy sẽ còn tồn tại lâu hơn như thế. Tất cả đều lệ thuộc nơi chúng ta.

 

Giai đoạn hai được gọi là giai đoạn Đại Tam Tai. Giai đoạn nầy cũng chia ra làm 3 thời kỳ. Thời kỳ đầu nước sẽ dâng cao, thời kỳ thứ hai gió sẽ thổi lớn và thời kỳ cuối đất sẽ tan vỡ. Bây giờ chúng ta thử đi vào từng thời kỳ một của Đại Tam Tai.

 

Đầu tiên là giai đoạn của nước sẽ dâng cao. Những năm tháng gần đây chúng ta vẫn chứng kiến hay nghe nói đến những cảnh lụt lội, nước dâng cao bất thường, sau khi có những trận mưa bão lớn. Nào là Đại Hồng Thủy, Tsunami v.v… Nước dâng thật cao và đã có không biết bao nhiêu người cũng như sinh vật chết, nhà cửa tài sản bị cuốn trôi đi vào lòng đại dương chỉ trong vòng 5, 10 phút. Trận Tsunami đã xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 vừa qua tại 5 tỉnh miền Đông Nhật Bản nơi cao nhất là 15 mét và chỉ trong vòng 10 phút ấy đã có 15.000 người chết. Có lẽ trong tương lai sẽ còn nhiều trận Tsunami cao lớn hơn nhiều. Lúc ấy con người lại trở nên nhỏ bé đối với trước thiên nhiên, khi khả năng con người bị hạn chế. Dầu cho khoa học trong tương lai có tiến nhanh hơn bây giờ. Ví dụ như xe có thể bay hoặc không người lái, mọi thứ đều tự động; nhưng tất cả đều không thể cưỡng lại nghiệp lực và những gì chúng sanh đã tạo tác ra trong kiếp nầy hay kiếp trước.


Trong kinh Trường A Hàm, Đức Phật dạy rằng: Nước trong ngày kiếp tận sẽ dâng lên hết cõi trời thứ 33, nghĩa là tất cả những thế giới nào nằn trong cõi dục như: Trời, người, A Tu La, địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, Nam Thiệm Bộ Châu, Bắc Cu Lô Châu, Đông Thắng Thần Châu, Tây Ngưu Hóa Châu, cõi Trời Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Đẩu Suất, Dạ Ma, Hóa Lạc và Tha Hóa Tự Tại Thiên. Chừng ấy cõi nước toàn là nước, chứ không có gì khác. Lúc đó các vị Thiên Tử ở Cõi Sắc Giới lo sợ mới hỏi rằng: Vậy nước còn dâng cao nữa chăng ? Chư Thiên cõi Sắc đáp: Không! Nước sẽ dừng lại ở đó. Như chúng ta biết rằng: tuổi thọ của chúng sanh ở cõi Tha Hóa Tự Tại Thiên rất cao. Cứ một ngày ở đó bằng 16.000 năm ở cõi Ta Bà nơi chúng ta đang ở. Khi nào chư Thiên ở cõi đó hưởng hết phước rồi mới bị đọa lạc.

 

Kế tiếp là giai đoạn của gió thổi mạnh. Giai đoạn nầy khác với giai đoạn đầu, khi quả đất được thành lập. Lúc ấy gió cũng thổi; nhưng mang tính cách tạo thành. Còn giai đoạn của kiếp tận, gió sẽ mang đi tất cả. Gió càng lớn thì nước càng dâng cao. Con người, của cải, tài sản… tất cả đều trôi theo vận nước.

 

Cuối cùng các quả đất nầy sẽ vỡ tan ra, không còn một mảnh đất nào trên quả địa cầu nầy và các thái dương hệ khác cũng không còn kết hợp được nữa. Từng mảng, từng mảng ấy theo nước, theo gió trôi nổi khắp mười phương thế giới. Ngày được gọi là tận thế ấy chỉ còn lại độ 10.000 người và trong 10.000 người ấy cũng sẽ trôi nổi bồng bềnh rày đây mai đó. Họ cầu nguyện, phát tâm hướng về những thần lực siêu nhân. Trong họ có nhiều người khuyên bỏ ác, làm lành, biết tu tập và đem những điều từ bi, lợi tha ra thực hiện.

 

Gió bắt đầu yên, nước bắt đầu ngưng dâng cao và đất bắt đầu tụ lại khi ngọn lửa không còn thiêu đốt trong lòng đất nữa. Đây được gọi là sự thành lập và những giai đoạn tan hoại của một thế giới. Lúc ấy tuổi thọ con người càng ngày càng tăng dần. Cho đến khi nào con ngườithọ mạng cao thì lúc ấy Đức Phật Di Lặc sẽ ra đời. Ngài sẽ độ cho loài người 3 lần và mỗi lần đều có vô số người chứng thành thánh quả. Thời gian từ đây đến ngày Đức Phật Di Lặc xuất hiện theo sách vở của Phật Giáo cho biết độ 7 triệu năm nữa; nhất định không phải là ngày hôm nay 21 tháng 12 năm 2012 nầy quả đất bị hoại diệtcon người sẽ đi đến chỗ mạt tận. Đây là những giáo lý căn bảnĐức Phật đã dạy; nhưng Đức Phật cũng có huyền ký rằng: Tuổi thọ của quả đất nầy cũng có thể tồn tại lâu dài hơn, khi con người còn có tín tâm đối với Tam Bảo, còn phụng thờ Sư trưởng, hiếu dưỡng với cha mẹhòa thuận với huynh đệ trong gia đình. Tất cả đều do chúng ta quyết định, không có một vị thần linh hay chúa tể nào có quyền ban ơn giáng họa cho ta, ngoại trừ chính ta phải làm chủ vận mệnh của mình.

 

Trong kinh điển Nguyên Thủy hầu như không thấy hình ảnh của những vị Phật tượng trưng như Đức A Di Đà xuất hiện,mà họ chỉ tôn thờ những Đức Phật lịch sử như: Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật và Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Trong khi đó tư tưởng Đại Thừatư tưởng tiến bộ, tư tưởng thăng hoa, không dừng lại ở tư tưởng nguyên thủytư tưởng nầy khế hợp với mọi nhu cầu, mọi thời đại, mọi hoàn cảnh để chuyên chở lời Phật dạy đi vào cõi đời nầy, nhằm cứu khổ độ mê.

 

Đức Phật A Di Đà như một cỗ xe vô tận với lời thệ nguyện thứ 18 là sẽ cứu độ hết tất cả chúng sanh „nếu có những chúng sanh trong 10 phương quốc độ niệm đến danh hiệu Ngài từ 1 cho đến 10 niệm. Khi lâm chung mà Ngài không đưa chúng sanh ấy về cõi giới Tây Phương Cực Lạc, thì Ngài sẽ không ở ngôi chánh đẳng, chánh giác, ngoại trừ những kẻ phạm tội ngũ nghịch và nhứt xiển đề“. Chỉ dựa theo lời nguyện nầy mà mỗi vị Tổ Sư tu theo Tịnh Độ Tông của Việt Nam khác Trung Hoa, Trung Hoa khác Nhật Bản. Tuy rằng cuối cùng rồi cũng chỉ để cổ vũ cho việc vãng sanh. Ngài Pháp Nhiên (Honen) là Thầy của Ngài Thân Loan (Shinran) cho rằng: Niệm Phật phải khởi đi từ tự lực là chính, sau đó Đức Phật A Di Đà mới tiếp dẫn về Tây Phương. Nhưng Thân Loanđệ tử, Ngài chủ trương khác với Thầy của mình, niệm Phật không cần tự lực, chỉ nương vào tha lực bổn nguyện là đủ. Chúng sanh chỉ cần nhớ nghĩ đến danh hiệu Ngài và do từ lực của Ngài sẽ chuyên chở chúng ta về thế giới Cực Lạc.

 

Trong kinh Quán Vô Lượng Thọkinh Đại Bát Niết Bàn cho biết rằng: những người phạm tội ngũ nghịch và nhứt xiển đề cũng có khả năng thành Phật. Vì lẽ các pháp đều bất định; nên nhứt xiển đề cũng bất định. Ngày hôm qua họ không tin Phật Pháp; nhưng ngày mai, ngày mốt và những ngày sau nữa họ sẽ có khả năng tự thay đổi bởi chính mình. Bấy giờ ít ra họ sẽ được sanh tại nghi thành hay thai cung biên địa nơi thế giới Tây Phương Cực Lạc với hai điều kiện. Đó là sự tàm quý của chính những cá nhân bị phạm tội kia. Hai là cần phải có những thiện hữu tri thức đi kèm. Nếu thiếu một trong hai điều kiện nầy thì khó mà giải thoát được.

 

Như vậy ngay cả giáo lý Đại Thừa; nhưng khi tiến về phương Bắc, tinh thần ấy đã được xay nhuyễn ra để mớm cho, không phải những người làm biếng tu, làm biếng niệm Phật, mà để cho thấy rằng: lòng từ bi của chư Phật là vô lượng và ánh sáng của Đức A Di Đà cũng không có giới hạn, thọ mạng của Ngài cũng vô cùng. Nếu đứng từ đỉnh núi trên thế giới Cực Lạc để nhìn về ngọn núi Linh Thứu tại cõi giới Ta Bà nầy thì nghìn trùng xa cách; nhưng nếu không có ngọn núi Linh Thứu ở Ấn Độ làm sao núi Tu Di, núi Thiết Vi, núi Đại Thiết Vi được hình thành ? Thiện, ác; nhân, quả; tương duyên, tương sanh v.v… tất cả đều phải thăng tiến, phải trải qua nhiều không gianthời gian vô cùng tận như thế để tạo nên thế giới quan nầy.

 

Có nhiều người cho rằng: Như vậy Đức Phật A Di Đà chẳng khác nào một vị Thần có khả năng cứu rỗi cho những người mong Ngài cứu thoát ? Xin thưa – hoàn toàn khác hẳn. Ngài chỉ là chiếc thuyền để chuyên chở chúng sanh kể cả người tốt, lẫn người xấu; người lành lẫn kẻ dữ. Đây chính là bản nguyện của Ngài muốn độ sanh. Vì Ngài biết rằng: Nếu không có chiếc thuyền ấy, dầu cho một hạt cát nhẹ, cũng có thể bị rơi thẳng vào biển cả đại dương; huống gì là những tảng đá lớn. Cát tượng trưng cho những tội nhỏ. Đá tượng trưng cho những tội lớn. Cả lớn và nhỏ đều được dung thông qua 48 lời nguyện của Ngài, mà nguyện ấy được thiết lập căn bản qua kinh Bản Sanh rồi Lục Độ, Bát Nhã và những Đức Phật tượng trưng trong thế giới hữu hình nầy.

 

Đức Phật A Di Đà không tự làm cho tội của chúng sanh tự tiêu hủy, mà cảnh giới của Ngài là nơi những chúng sanh ấy có thể nương nào đó để tồn tạitiến tu thêm nữa, mặc dầu 500 Tiểu Kiếp là một thời gian vô cùng tận để phải nằm chờ trong hoa sen ở thai tạng nơi Hạ Phẩm hạ Sanh; vốn không thấy được ánh sáng và cũng chưa nghe được âm thanh của chư vi Bồ Tát thuyết pháp. Chỉ có một điều là không bị trở lại con đường luân hồi của lục đạo nữa mà thôi.

 

Theo quan niệm của Phật Giáo Nguyên Thủy thì người Cư sĩ chỉ có khả năng đến quả vị Dự Lưu là một trong 4 Thánh Quả và không thể thành A La Hán. Người Cư sĩ trong dòng phái Nam Truyền chỉ có thể sanh Thiên để hưởng những phước đức, do việc bố thí ở đời nầy. Quả nầy có thể nói rằng tương đương với quả vị Trung Phẩm Hạ Sanh của những vị Phật Tử Đại Thừa tu theo pháp môn Tịnh Độ. Vì A La Hán có nghĩa là Vô Sanh, mà đã là Vô Sanh thì ái nhiễm đã dứt sạch. Nếu làm Tu sĩ, mới mong có cơ hội đoạn trừ lậu hoặc của sinh tửquả vị A La Hánquả vị sau cùng. Ngay cả quả vị Phật cũng khó thấy xảy ra nơi Phật Giáo Nam Truyền nầy.

 

Trong khi đó theo Phật Giáo Đại Thừa, với tinh thần Bồ Tát đạo, người Cư sĩ vẫn có khả năng thành Bồ Tát để đi cứu đời độ người, mặc dầu còn mang thân Cư sĩ; nhưng nếu muốn thành Phật tức phải xuất gia, cầu giải thoát, đọan lìa ân ái của cõi trần duyên thì mới có thể chứng thành Phật quả. Nơi đây cả Đại ThừaTiểu Thừa đều dung thông là phải hoàn toàn đoạn lìa ái nhiễm thì mới có khả năng thành Phậthình thức cuối cùng vẫn là người xuất gia chứ không thể là một Cư sĩ. Nếu vẫn còn giữ thân Cư sĩ, ái dục vẫn chưa đoạn trừ thì ngôi vị Phật vẫn còn xa.

 

Tinh thần Đại Thừa Nhật Bản còn đi xa hơn nữa. Ví dụ như các vị Tổ Sư khai tông của Chơn Ngôn Tông như Ngài Kukai (Không Hải), của Tào Động Tông như Ngài Dogen (Đạo Nguyên), của Tịnh Độ Chơn Tông như Ngài Shinran (Thân Loan), của Nhật Liên Tông như Ngài Nichiren (Nhật Liên) vào thế kỷ thứ 13 đều là những vị Phật, theo quan niệm của người Nhật để thăng hoa giáo lý của Đức Phật trong thời kỳ mạt pháp nầy. Đây chính là tinh thần cứu khổ độ mê, tinh thần của Bồ Tát đạoBồ Tát hạnh.

 

Tóm lại tất cả những điều gì nơi giáo lý Nguyên Thủy đã đề cập đến trong 5 bộ kinh như: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Tăng Chi Bộ KinhTạp A Hàm là những bộ kinh căn bản của Nam Truyền được kết thành bằng tiếng Pali, thì giáo lý ấy khi phát triển qua Đại Chúng bộ, nó đã trở thành cốt lõi của sự duy tân, đổi mới, thăng hoa đến đỉnh điểm cao nhất của sự phát triển như việc ăn chay, việc niệm Phật, việc bố thí cúng dường. Ngoài ra tinh thần Bát Nhã, Tánh KhôngTrung Quán cũng vốn là trí tuệ siêu việt của sự thăng hoa nầy.

 

Từ sáng đến giờ tôi cố gắng viết lại lời Phật dạy qua những kinh điển đã tu học và góp nhặt được, nhằm giúp cho mọi người Phật Tử dầu cho ở truyền thống nào, Nam Truyền hay Bắc Truyền đi nữa cũng có được một cái nhìn thấu đáo khi nghiên cứu đến sự thăng hoa của Phật Giáo Đại Thừa vì sao lại như vậy.

 

Tôi chấm dứt ở trang viết tay thứ 21 nầy với mỗi trang là 35 dòng để minh chứng cho giáo lý của Đạo Phật vốn là một dòng suối chảy bất tận vào lòng người từ quá khứ cho đến vị lai và vẫn miên tục như vậy. Tôi viết bài nầy cũng để kỷ niệm 10 năm tịnh tu nhập thất tại núi đồi Đa Bảo nầy và xin niệm ân tất cả mọi người, mọi loài đã cho tôi có được một cơ hội tuyệt vời như vậy.

 

 

Viết xong vào lúc 16 giờ ngày 21 tháng 12 năm 2012

tại núi đồi Đa Bảo vùng Blue Mountains

nhân lần tịnh tu nhập thất thứ 10 cũng là lần cuối tại Úc.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10402)
Duy thức học là một học thuyết tuy được xác lập vào khoảng thế kỷ thứ tư...
(Xem: 7732)
Giáo huấn của Đức Phật nhấn mạnh rằng không có một linh hồn độc lập hay một tự ngã độc lập.
(Xem: 8540)
Trong một quyển sách nhỏ «Phật Giáo Nhập Môn» tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản...
(Xem: 10129)
Phật giáo vào Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, qua các công trình dịch thuật kinh điển ở các nước Phật giáo Đông phương.
(Xem: 18558)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 14543)
Tịch Hộ đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, cho nên đến thế kỷ 11 truyền thống Na Lan Đà đã được thiết lập một cách vững vàngTây Tạng.
(Xem: 8841)
Nói đến “Tính Không” trong Đạo Phật là nói đến một vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc, nhất là những người ngoại đạo...
(Xem: 8921)
Phẩm Quán Tứ đế của Trung luận, từ chỗ duyên khởi tức là không, cũng là giả danh về sau, tiếp theo nói: cũng là trung đạo.
(Xem: 8218)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận và Du-già hành tông hay trường phái Duy thức...
(Xem: 9012)
Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác.
(Xem: 14197)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 8464)
Niệm tức là nghĩ nhớ, ức niệm, suy tưởng, chú tâm quan sát hay hướng tâm đến một đối tượng nào đó thuộc tâm thức và giữ cho đối tượng đó luôn luôn sinh động ở trong tâm...
(Xem: 15294)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 13164)
Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm...
(Xem: 7818)
"Các thầy Tỷ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc..."
(Xem: 16688)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15544)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 8990)
Chấp nhận một hình thức Phật giáo rồi dấn thân bằng thực nghiệm, hành giả không cần phải dành quá nhiều công sức cho những vấn đề lý thuyết và những mục tiêu lý tưởng của các truyền thống khác nhau.
(Xem: 7935)
Pháp môn Tịnh độ được sáng lậptu hành dựa trên tư tưởng “Yếm ly Ta bà, hân cầu Cực Lạc”. Song vì sao phải yếm ly Ta bà và lại hân cầu Cực Lạc?
(Xem: 7112)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị".
(Xem: 11275)
Đạo Phậtđạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống.
(Xem: 14289)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10482)
Với Phật giáo, toàn bộ nội dung tư tưởng Phật dạy là lấy con người làm gốc, gắn bó mật thiết với đời sống nhân quần xã hội...
(Xem: 20476)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 8802)
"Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ"
(Xem: 9296)
Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành...
(Xem: 24144)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 12678)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 7818)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng.
(Xem: 16271)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 15626)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 8756)
Indriya có nghĩa là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu... Bala là lực, là sức mạnh. Vậy ngũ căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát tâm, làm chủ tâm.
(Xem: 7649)
Nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội.
(Xem: 14621)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 9315)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu.
(Xem: 15529)
Theo Kim Cương thừa, chúng bị rơi vào cõi sinh tử bất tận này bởi những nhận thức bất tịnh.
(Xem: 15159)
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.
(Xem: 16647)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Xem: 13484)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 15333)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 7846)
Tất cả đều được tiếp nối dưới một hình thức này hay một hình thức khác. Đám mây luân hồi ra thành cơn mưa và cơn mưa luân hồi ra thành ra nước trà.
(Xem: 7510)
Đức Phật trong thực tế đã không đưa ra các nghi thức và các nghi lễchúng ta đang thực hiện ngày hôm nay, Ngài cũng không vì vấn đề nghi thứcnghi lễ mà khuyến khích dân chúng...
(Xem: 7353)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu.
(Xem: 9024)
"Tôi nhất định phục hưng Chánh Pháp. Tôi chỉ cho phép Phật GiáoChánh Pháp chứ không có Mạt Pháp! Bất cứ nơi nào tôi đến, nơi đó sẽ có phước đức, trí huệ và được giảm bớt tai ương."
(Xem: 14043)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 8033)
Mục đích của bài viết này là để hổ trợ trong việc gia tăng sự hiểu biết tốt hơn về tôn giáo, sự khoan dungý nghĩa sâu sắc của các tôn giáo khác từ quan điểm của Phật giáo...
(Xem: 7854)
Dường như trong Kinh Tạng ít nhất có hai lần nhắc đến trường hợp Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn...
(Xem: 15826)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 10274)
Chúng ta luôn bị bất an, lòng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sinh mạng, quyền lợi, địa vị, vợ con, tiếng tăm, của cải… của mình bị thương tổn hay bị đe dọa.
(Xem: 7711)
Đạo Phật chủ trương trong hiện tại phải sống giải thoát cho chính mình và giúp đỡ mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau để đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
(Xem: 7530)
Trung-quán-luận hay Trung-quán Ngâm khúc (Madhyamaka-káriká) là một tập thơ của Nàgàrjuna để giảng Giáo lý của đức Phật.
(Xem: 12815)
Chữ A tỳ đạt ma luận thường để chỉ các luận thư của các bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Đại thừa. Abhidharma, Trung Hoa dịch âm là A tỳ đàm, A tỳ đạt ma, và dịch nghĩa là Vô tỷ pháp, Thắng pháp, Đối pháp.
(Xem: 7870)
Các thí dụ trình bày trong bản kinh này đều gần gũi với sự vật, hiện tượng xảy ra, liên hệ trực tiếp đến đời sống con nguời.
(Xem: 8127)
Bài chuyển ngữ dưới đây sẽ tiếp tục đưa chúng ta bước vào một thế giới khác của vấn đề này liên quan đến các hiểu biết khoa học tân tiến ngày nay.
(Xem: 14079)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 7302)
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS / WHO) định nghĩa sức khoẻ là một "thể dạng an vui toàn diện, từ thể xác đến tâm thần và cả cuộc sống trong xã hội
(Xem: 9216)
Trong Thiện kiến tì-bà-sa cũng có thuyết này, nhưng vì độ người nữ xuất gia nên tổn chính pháp năm trăm năm.
(Xem: 9681)
“Sắc tức là không, không tức là sắc” được trích ra từ kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đã được tinh giản, công thức hóa và xem như một thành ngữ.
(Xem: 13128)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người.
(Xem: 7612)
Nếu không có ngã, sự liên quan giữa một hành nghiệp và kết quả của nó là điều không thể có, vì nếu tác giả của một hành nghiệp chết, ai sẽ có kết quả?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant