Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

1. Nguyên lí duyên khởi trong giáo pháp Đức Phật

16 Tháng Mười Một 201000:00(Xem: 9819)
1. Nguyên lí duyên khởi trong giáo pháp Đức Phật


NGUYÊN LÝ DUYÊN KHỞI
TRONG GIÁO PHÁP ÐỨC PHẬT
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa). Vì pháp Duyên khởi là nguyên lý cơ bản và thiết yếu của sự giác ngộ.

Ðức Phật thành Phật là do Ngài chiêm nghiệm hai mặt lưu chuyểnhoàn diệt của nguyên lý 12 Duyên khởithành tựu.

Trong kinh A-hàm đức Phật nói: "Thế nào là nguyên lý Duyên khởi? Nghĩa là do duyên với Vô minh mà Hành khởi sinh, dù Phật có ra đời hay không ra đời, nguyên lý ấy vẫn thường trú, vẫn an trú trong pháp giới. Như Lai tự mình chiêm nghiệm nguyên lý ấy để giác tri, để thành tựu Vô thượng Bồ-đề, rồi tuyên thuyết, rồi khai thị, rồi hiển phát cho mọi người". (Tạp A-hàm, q.12 tr. 84b ÐTK2).

Do giác ngộ nguyên lý Duyên khởi, đức Phật hiển nhiên trở thành Phật. Nên khi dạy dỗ, giáo hóa chúng sanh, đức Phật đã khai thị nguyên lý này qua nhiều dạng thức, qua nhiều cấp độ và qua nhiều phương tiện sâu cạn khác nhau.

Kinh Pháp Hoa nói: "Chư Phật là đấng tôn kính, đầy đủ trí tuệtừ bi, biết tất cả pháp luôn luôn là không có tự tánh. Phật chủng cũng chỉ từ duyên mà khởi. Vì vậytuyên bố Nhất thừa. Sự an trú, sự định vị của tất cả pháp là vốn như thế. Nó vốn là hình thái thường trú của thế gian, từ đạo tràng biết một cách chân xác như thế rồi, đấng Ðạo sư mới tùy phương tiện mà tuyên nói". (Kinh Pháp Hoa tr. 9b ÐTK9).

Giác ngộ một cách chân xác về nguyên lý Duyên khởigiác ngộ rằng, tất cả các pháp không bao giờ sinh khởi cô độc, mà nó sinh khởi trong nguyên tắc tất yếu: "Nếu cái này hiện hữu, thì cái kia hiện hữu; nếu cái này không hiện hữu, thì cái kia không hiện hữu. Nếu cái này sinh khởi, thì cái kia sinh khởi. Nếu cái này không sinh khởi, thì cái kia không sinh khởi".

Toàn bộ Giáo pháp của đức Phật thuyết giảng chỉ trụ vào điểm này. Và cũng chính ở điểm này làm nguyên lý phổ biến chung cho sự sinh khởi của tất cả khí thế giantình thế gian.

Khí thế gian là mọi sự kiện hiện hữutồn tại hoàn toàn về vật lý. Tình thế gian là mọi sự kiện hiện hữutồn tại gồm đủ cả tâm lývật lý, cũng có khi tồn tại thuần về tâm lý.

Tính Duyên khởi đối với tình thế gian, hay nói gọn lại nơi con người là Mười hai Duyên khởi, gồm có Vô minh duyên Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Sáu xứ, Sáu xứ duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên Lão tử.

Mười hai Duyên khởi này làm nhân làm duyên cho nhau, sinh khởi liên tục trong vòng nhân quả, khiến con người bị đắm chìm trong sinh tử luân hồi. Và nhân quả của 12 Duyên khởi này cứ tiếp tục sinh khởi khắp cả ba thời gian tạo thành cả một dòng sông vô tận.

Chẳng hạn, Vô minh và Hành là nhân của quá khứ. Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu là nhân của hiện tại; Sanh, Lão tử là quả của vị lai.

Nhân quả ba đời trong 12 Duyên khởi, cứ cái này làm duyên cho cái kia, cái kia làm nhân cho cái này, cứ như thế sinh khởi cho đến vô cùng vô tận.

Trong 12 Duyên khởi này, mỗi yếu tố có thể là nhân, có thể là duyên, và không có yếu tố nào là nhân hoàn toàn hay duyên hoàn toàn.

Chính 12 yếu tố Duyên khởi này đã làm nhân làm duyên cho nhau, để sinh khởichi phối toàn bộ sinh mệnh, cũng như đời sống của con người.

Khi nào con người hiểu được 12 yếu tố Duyên khởi này và quán chiếu thường trực về chúng, thì khi ấy, tùy theo mức độ sâu cạn của quán chiếu mà tầm cỡ giác ngộ được khẳng định.

Kinh Ðại Bát Niết-bàn nói:

"Có bốn hạng giác ngộ về nguyên lý Duyên khởi: Bậc hạ trí quán chiếu mà không thấy được Phật tính, và do vì không thấy được Phật tính, nên chỉ thành tựu được đạo quả Thanh văn mà thôi.

Bậc trung trí quán chiếu mà không thấy Phật tính, và do vì không thấy nên chỉ thành tựu được Duyên giác mà thôi.

Bậc thượng trí quán chiếu thật tính có sự thấy hiểu, nhưng không thấu triệt, và do vì thấy hiểu nhưng không thấu triệt, nên chỉ an trú vào địa vị Thập trú của Bồ-tát mà thôi.

Bậc thượng trí, quán chiếu thật tính, do vì thấy rõ và quán triệt, nên chứng đắc đạo quả Vô-thượng" (Ðại Bát Niết-bàn kinh - Vol 27, tr. 524b. ÐTK 12).

Nguyên lý Duyên khởi là một thực tại tính (Tathata) là chơn như tính hay còn gọi là Phật tính (Buddhata). Phật tính của giác ngộ. Phật do giác ngộ 12 Duyên khởithành Phật. Vậy, 12 Duyên khởi là tính ngộ của Phật.

Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, con người giác ngộ được tính ấy, thì lúc đó và ngay đó, con người có thể tự trả lời được câu hỏi, ta là ai? do đâu mà có? và tại sao ta bị khổ đau. Cũng chính lúc đó, ngay đó, con người có thể tự giải cứu những khổ đau đang triền buộc lấy chính mình.

Tùy thuận theo 12 Duyên khởi, đây là điều kiện ắt có và đủ, để con người luân lưu trong sanh tử luân hồi (Samsàra). Hoàn diệtđình chỉ 12 Duyên khởi, đây cũng là điều kiện ắt có và đủ, để con người dứt bỏ khổ đau, đi đến Niết-bàn (Nirvana).

Ðiều kiện ắt có và đủ hay còn gọi là mệnh đề điều kiện (clause condition) của "nếu và thì"; "thì" luôn luôn phản ảnh rất trung thực đối với "nếu". "Nếu" tác nhân như thế này, "thì" hậu quả sẽ xảy ra như thế này; "nếu" tác nhân như thế kia, "thì" hậu quả sẽ xảy ra như thế kia...

Nhân (heru) và quả (phala) gắn liền và sinh khởi là do duyên (pràtitya). Nếu thiếu duyên nhân không thể nào phát sinh ra quả được.

Trong quá trình sinh diệt để biến thái từ nhân đến quả và biến thái từ quả trở thành nhân, thì duyên đã đóng vai trò khá tích cực trong sự quan hệ này.

Duyên, tiếng Phạn gọi là Pratitya và chữ Pratitya đã được Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) giải thích ở trong Màdhyamika như sau: "Utpadyate pratìtyèmàn itìme pratyayah kìla" (Màdhyamika pratyaya parìksa gàtha V). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, nhưng cái này người ta gọi nó là những duyên.

Duyên hay là pratitya ở trong văn học Abhidharma, các luận sư Phật giáo đã phân chia thành nhiều loại, nhưng sự phân chiatính thống nhất, giữa các luận sư, thì duyên (pratitya) gồm có 4 loại như sau:

a. Nhân duyên (Pratyàyàhetu): Tất cả các pháp sinh khởitồn tại đều do quan hệ giữa nhân và duyên. Nhân (hetu) là năng lực động chính; duyên (pratitya) là điều kiện hỗ tương phụ, để cho năng lực tác động ấy được sinh khởi và hình thành.

b. Ðẳng vô gián duyên (Anantara pratitya): Ðẳng vô gián duyên hay còn gọi là Thứ đệ duyên. Nghĩa là tất cả các pháp làm nhân làm duyên cho nhau một cách liên tục, không bị gián cách.

Hay nói khác đi, pháp trước làm nhân cho pháp sau, pháp sau làm nhân cho pháp trước, các pháp cứ tuần tự làm nhân làm duyên cho nhau, mà sanh khởi liên tục, nếu bị cách trở gián đoạn tức là thiếu cái duyên này, pháp không sanh ra được.

c. Sở duyên duyên (Alambana pratìtya): Sở duyên tiếng Phạn gọi là Alambana; Alambana đi từ động từ gốc Lam, có nghĩa là leo, vin vào, dựa vào, nương vào, vướng vào... Như vậy, Alambana là đối tượng để cho cái khác vin vào, dựa vào...

Alambana hay Sở duyên có thể là thế giới khách quan, pratìtya hay duyên có thể là thế giới nội tại, thế giới khách quan là đối tượng (sở duyên) để cho thế giới nội tại khởi sinh sự nhận thức.

Bất cứ cái gì hàm đủ cả chủ thể năng phân biệt (pratìtya) lẫn đối tượng được phân biệt (alambana), thì cái ấy gọi là Sở duyên duyên (alambana pratìtya).

Hay nói theo trường phái Duy thức (Vijnàptimàtrata Siddhi), cái nào có khả năng dẫn sinh sự nhận thức và sự nhận thức ấy, mang ảnh tượng tương tợ với chúng, thì cái ấy gọi là Sở duyên duyên.

d. Tăng thượng duyên (Adhipateyam pratìtya): Tăng thượng duyên gồm có thuận duyênnghịch duyên.

- Thuận duyên: là duyên thuận chiều để cho các pháp sinh khởi một cách nhanh chóng từ nhân đến quả.

- Nghịch duyên: là duyên đối kháng làm trở ngại sự sinh trưởng của nhân.

Tất cả pháp có thể sinh khởi, tồn tại hay hủy diệt, đều lệ thuộc vào bốn duyên này.

Trong bốn duyên, thì Ðẳng vô gián duyên, Sở duyên duyên, Tăng thượng duyênbiệt tướng, còn Nhân duyêntổng tướng. Nên khi chúng ta nói nhân duyên, thì có thể hàm đủ cả ba duyên kia.

Tất cả pháp là duyên khởi, thì nhất định không có tự tính (asvabhava), do không có tự tính nên chúng mới sinh động vô thường (anitya). Vô thường là tính thường trực của các pháp Duyên khởi, tính thường trực của các pháp Duyên khởitính khôngtự tính, do tính khôngtự tính nên các pháp luôn luôn sinh thành và luôn luôn hủy diệt.

Bởi vậy, 12 Duyên khởi nó cũng không có tự tính cho chính nó, nên nó có thể trở thành bất cứ tính nào. Nếu duyên xấu, nó có thể trở thành tính xấu; nếu duyên tốt, nó có thể trở thành tính tốt.

Do đó, trong 12 Duyên khởi, chúng ta có thể thay thế Vô minh bằng chánh kiến, Thức bằng chánh trí, Hành bằng chánh nghiệp v.v... để đi đến đời sống cao thượng.

Sở dĩ chúng ta có thể thay thế được như vậy, vì tự thân của chúng taduyên khởi.

Ðứng ở mặt nhận thức chung mà nói, nếu chúng ta chiêm nghiệm về nguyên lý Duyên khởi, thì chúng ta có thể thấy được toàn bộ cơ hợp của vũ trụchúng ta có thể chuyển đổi vũ trụ tùy theo ý chí cá nhâný chí cộng đồng.

Ðứng ở mặt nhân sinh mà nói, nếu chúng ta chiêm nghiệm nguyên lý 12 Duyên khởi, chúng ta có thể thấy được chính chúng ta, và chúng ta có thể sửa soạn cho chúng ta một cách sống hợp lý.

Và đứng vào lập trường giác ngộ mà nói, nếu chúng ta quán sát về nguyên lý Duyên khởi, chúng ta có thể thấy được Phật, vì chúng là phẩm tính giác ngộ của Phật, chúng ta có thể thấy được pháp thân của Phật, vì Phật lấy pháp làm bản thânbản thân của pháp là duyên khởi.

Chúng ta quán sátDuyên khởi, chúng ta có thể thấy được thực trạng đau khổ của cuộc đờinguyên nhân phát sinh những đau khổ ấy, có thể nhìn thấy con đường đi đến Niết-bàn và cảm nhận sự tịch tịnh của Niết-bàn.

Ngài Long Thọ (Nàgàrjuna) ở trong Trung quán luận, đã mượn một thành ngữ nổi tiếng của Trung A-hàm để nói lên ý nghĩa này:

"Thị cố kinh trung thuyết,
Nhược kiến nhân duyên pháp,

Tốc vi năng kiến Phật,

Kiến khổ, tập, diệt, đạo".

(Trung Quán Luận, tr. 334c. ÐTK 30)
Tạm dịch:
"Vì thế trong kinh nói,
Nếu thấy pháp Duyên khởi,

Có thể là thấy Phật,

Thấy khổ, tập, diệt, đạo".
Ðức Phật đã thấy pháp Duyên khởi bằng hai cách quán chiếu. Ðó là cách quán chiếu lưu chuyển và cách quán chiếu hoàn diệt.

Cách quán chiếu lưu chuyển là cách quán chiếuđức Phật đã giác ngộ nó theo chiều thuận - nghĩa là cái này sinh nên cái kia sinh - vì Vô minh sinh khởi nên Hành sinh khởi...

Cách quán chiếu hoàn diệt là cách quán chiếuđức Phật đã giác ngộ duyên khởi theo cách đình chỉ và diệt tận. Nghĩa là do cái này diệt nên cái kia diệt. Vì do Vô minh diệt nên Hành cũng diệt...

Do giác ngộ duyên khởi đủ cả hai mặt lưu chuyểnhoàn diệtđức Phật thành Phật.

Bất cứ ai, thấy được pháp Duyên khởi cả hai mặt, người đó có thể thấy Phật, có thể thấy được pháp thân của Phật và ngay trong Duyên khởi có thể thấy được khổ, tập, diệt, đạo.

Chẳng hạn, quán chiếu 12 Duyên khởi theo lưu chuyển, đó là cách quán chiếu về khổ và tập, cách quán chiếu Duyên khởi theo hoàn diệt, đó là quán chiếu về diệt và đạo.

Hay nói theo ngài Uất-lăng-ca, thấy Vô minh, Hành, Ái, Thủ, Hữu là thấy Tập đế; thấy Thức, Danh sắc, Lục nhập, Thọ, Sanh, Lão tử là thấy Khổ đế; hủy diệt 12 chi phần của Duyên khởi ấy, là Diệt đế; hiểu biết tính chất như thật của 12 Duyên khởi ấy, là Ðạo đế (Duyên sanh luận tr. 468a ÐTK 32).

Như vậy, chúng ta có thể nói, chủ yếu của giáo pháp đức Phật chính là pháp Duyên khởi và pháp Tứ đế cũng chỉ được trình bày qua những giác khác, dễ hiểu hơn của pháp Duyên khởi mà thôi.

Ðối với tất cả loài hữu tình, tính Duyên khởiPhật tính (Buddhata), đối với tất cả loài vô tình, tính Duyên khởiPháp tính (Dharmata).

Phật tính hay Pháp tính đối với tình (sattva) hay phi tình (asattva) đều là tính thường trú, tính quyết định và tính y tha.

a. Tính thường trú: Nguyên lý Duyên khởi là nguyên lý có tính thường trú - Nghĩa là tất cả pháp trong quá khứ cũng do duyên mà khởi, hiện tại cũng do duyên mà khởi, nơi này cũng do duyên mà khởi, nơi kia cũng do duyên mà khởi. Bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, pháp vốn là như thế, pháp vốn là duyên khởi, nên tính duyên khởi là tính thường trú của tất cả pháp.

Lại nữa, tính ấy, nếu đứng ở mặt thuần giác ngộ mà nói, thì chư Phật trong quá khứ, như đức Phật Tỳ-bà-thi (Nipasì), Phật Thi-khí (Sikhì), Phật Tỳ-xá-phù (Vessàbhù), Phật Câu-lưu-tôn (Kakusandha), Phật Câu-na-hàm (Konàgamana), Phật Ca-diếp (Kassapa), tất cả chư Phật đều do quan sát chiêm nghiệm về lý Duyên khởithành tựu Vô thượng Bồ-đề (Anuttara Samyaksambodhi).

Ngay trong hiện tại, đức Phật Thích-ca Mâu-ni (Sakyamuni) cũng do quán sát, chiêm nghiệmDuyên khởithành Phật. Và vị lai chư Phật cũng sẽ như thế, thì không thể không quán sát nguyên lý Duyên khởi. Vì thế nguyên lý Duyên khởiquá khứ nó đã xảy ra và hiện hữu như thế. Vị lai nó sẽ xảy ra và nó sẽ hiện hữu như thế ở nơi này, hoặc nơi kia; nó đã, đang và sẽ xảy ra; và nó cũng đã, đang và sẽ hiện hữu như thế.

Vì do bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, chính Duyên khởi cũng xảy ra như vậy cả, nên gọi chúng là pháp có tính thường trú, siêu việtbất tư nghị.

b. Tính chất quyết định: Pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi, là nguyên lý có tính cách quyết định sự hiện hữu và không hiện hữu của tất cả pháp hay của tất cả sự vật. Nếu đủ duyên thì các pháp sinh khởi; không đủ duyên thì các pháp tán loạn.

Nói cách khác, nếu không có duyên, thì không có một pháp nào tự thân nó duyên khởi được.

Bởi vậy, Kinh nói: "Tất cả pháp tự nhân duyên sinh khởi, nếu khôngnhân duyên thì không có sự sinh khởi của tất cả pháp". (Quán Thế AÂm Bồ-tát thọ ký kinh. Tr. 353c, ÐTK 12).

Do đó, nguyên lý Duyên khởitính cách quyết định sự tồn tại hay không tồn tại của tất cả pháp hay của tất cả sự vật.

c. Tính y tha: Pháp Duyên là pháp có tính nương tựa lẫn nhau để sinh khởi. Do tính này, nên các pháp không bao giờ có sự tồn tại độc lập nếu có chăng là có ở cách nói, chứ không bao giờ thực sự có ở bản chất.

Vì tự bản chất của chúng là hỗ tương, là nương tựa, là tác động qua lại lẫn nhau để sinh thành và hủy diệt. Nên một sự hủy có thể kéo theo muôn ngàn sự hủy; một sự sinh có thể kéo theo muôn ngàn sự sinh. Và nếu chúng ta biết lắng nghe, thì chỉ cần một cánh bướm vỗ nhẹ, cũng nghe chao động cả ba ngàn đại thiên thế giới. Và nếu chúng ta biết ngắm nhìn, thì chỉ cần nhìn thẳng vào một hạt cát, cũng đủ để thấy rõ bản chất của thế giới mười phương.

Nói tắt, tính của các pháp là tính luôn luôn nương tựa, luôn luôn tác động lẫn nhau để sinh khởi. Vì vậy, tính y tha là tính của pháp.

Ba tính vừa nêu, có thể nói đó là ba tính hệ trọng của pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi.

Pháp Duyên khởi có thể nói là giáo pháp chủ yếu của Phật giáo, vì pháp ấy bao hàm đủ cả các pháp ấn vô thường (anitiya), khổ (dukkha), không (sùnya), vô ngã (àntama).

Các pháp ấy, không có trường phái nào trong Phật giáo, không xem chúng là giáo lýtính cách ngăn để.

Ðành rằng, các pháp ấy, được các trường phái Phật giáo xem chúng là giáo lýtính cách ngăn để, nhưng tại sao Duyên khởi lại là giáo lý nội hàm các pháp ấn ấy? Giáo lý Duyên khởi nội hàm các pháp ấy, vì tất cả pháp là duyên khởi, cái gì do duyên khởi, thì cái ấy là vô thường, cái gì vô thường, thì cái ấy phải có thành, trụ, hoại, không. Nếu chấp chặtcảm thọ vào những thành, trụ, hoại, không ấy, thì nhất định phải khổ đau.

Tất cả pháp là duyên khởi nên không có tự tính, vì không có tự tính cho nên vô ngã, do vô ngã nên không có thần ngã nào gọi là bất biếnvĩnh cữu. Do không có một thần ngã nào gọi là bất biếnvĩnh cửu, nên con người có thể tu tập, có thể cải tạo, có thể chuyển đổi từ ngu dốt đến trí tuệ, từ khổ đau đến hạnh phúc, từ ác sang thiện, từ ích kỷ đến vị tha, từ phàm tục đến thánh giả.

Dựa vào chừng ấy lý do, cũng đủ để cho chúng ta có thể kết luận rằng: nguyên lý Duyên khởigiáo pháp chủ yếu của đạo Phật. Chúng ta thường trực quán chiếuthường trực thấu triệt nguyên lý ấy, thì nhất định chúng ta sẽ là Phật như chư Phật đã làm.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5473)
Phật và chúng sinh thật ra vẫn đồng một thể tánh chơn tâm, nhưng chư Phật đã hoàn toàn giác ngộ được thể tánh ấy.
(Xem: 10541)
Khi khảo sát về PHÁT BỒ-ĐỀ TÂM, chúng tôi tự nghĩ, chúng ta cần phải biết Bồ-Đề là gì? Bồ-Đề Tâm là thế nào? Phát Bồ-Đề Tâm phải học theo những Kinh, Luận nào?
(Xem: 6105)
Cúng dườngnuôi dưỡng khiến Tam Bảo hằng còn ở đời. Tất cả những sự bảo bọc giúp đỡ gìn giữ để Tam Bảo thường còn đều gọi là cúng dường.
(Xem: 9374)
Bốn cấp độ thiền định hay tứ thiền là bốn mức thiền khi hành giả thực hành thiền có thể đạt được.
(Xem: 6430)
Một bào thai sở dĩ có mặt trên cuộc đời này ngoài yếu tố chính là do cha mẹ sinh ra, còn là kết quả của một tiến trình không đơn giản.
(Xem: 5986)
Đạo Phật là nguồn sống và lẽ sống của con người, là cương lĩnh cho nhân thế. Với sứ mạng thiêng liêng cao đẹp ấy, đạo Phật không xa lìa thực thể khổ đau của con người.
(Xem: 7512)
Mục đích của Đạo Phậtdiệt khổ và đem vui cho mọi loài, nhưng phải là người có trí mới biết được con đường đưa đến an lạchạnh phúc
(Xem: 7328)
Người ta thường nói đạo Phật là đạo của từ bitrí tuệ. Đối với nhiều người Phật tử, từ bi là quan trọng hơn cả, và nếu khôngtừ bi thì không có đạo Phật.
(Xem: 5221)
Các nhà khảo cổ đang nghiên cứu tại Nepal đã phát hiện bằng chứng về một kiến trúc tại nơi sinh ra Đức Phật có niên đại thế kỷ thứ 6 trước công nguyên.
(Xem: 8112)
Theo Đức Phật, tất cả những vật hiện hữu đều biến chuyển không ngừng. Sự biến chuyển này thì vô thuỷ vô chung. Nguồn gốc của vũ trụ không do một Đấng Sáng tạo (Creator God) tạo ra.
(Xem: 5935)
Đức Phật đản sanh vào năm 624 trước Công nguyên. Theo lý giải của Phật Giáo Nam Tông thì Đức Phật sanh ngày Rằm tháng Tư Âm lịch.
(Xem: 9653)
Nếu bạn say mê đọc kinh Phật, ưa thích những phân tích kỹ càng về giáo điển, muốn tìm hiểu các chuyện xảy ra thời Đức Phật đi giảng dạy nơi này và nơi kia, hiển nhiên đây là một tác giả bạn không thể bỏ qua
(Xem: 7425)
Tánh Không là một trong những khái niệm quan trọng và khó thấu triệt nhất trong giáo lý Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 7455)
Nguyên bản: Meditating while dying; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6244)
Ba Mươi Hai Cách ứng hiện của Đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Bởi vì Quan Thế Âm Bồ Tát đồng một Sức Từ với đức Phật Như Lai cho nên ngài ứng hiện ra 32 thân, vào các quốc độđộ thoát chúng sanh
(Xem: 5325)
Thể tánh của tâm là pháp giới thể tánh, bởi vì nếu không như vậy thì tâm không bao giờ có thể hiểu biết, chứng ngộ pháp giới thể tánh.
(Xem: 5876)
Trong kinh tạng Nikāya, khái niệm con đường độc nhất (ekāyana magga) là một khái niệm thu hút nhiều sự quan tâm của học giới từ phương Tây cho đến phương Đông
(Xem: 5679)
Thuật ngữ pháp (dharma, có căn động tự là dhṛ có nghĩa là “duy trì, nắm giữ”; Pāli: dhamma; Tây Tạng: chos) mang nhiều ý nghĩa và ...
(Xem: 3976)
Trì danh là pháp tu Tịnh Độ phổ thông nhứt hiện nay. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm, có Mười cách trì danh khác nhau
(Xem: 5723)
Phật dạy tất cả pháp hữu vi đều là vô thường sanh diệt không bền vững, như vậy thìthế gian cái gì có tạo tác có biến đổi đều là vô bền chắc.
(Xem: 4100)
Nguyên bản: Removing obstacles to a favorable death; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7538)
Mối liên hệ giữa hình thức sớm nhất của Phật giáo và những truyền thống khác mà chúng đã phát triển về sau là một vấn đề luôn tái diễn trong lịch sử tư tưởngPhật giáo.
(Xem: 5733)
Nghiệp và Luân hồi là hai ý niệm đã có trong Ấn độ giáo, được giảng giải trong các Kinh Veda và Upanishad vào khoảng 1500 năm trước CN.
(Xem: 21953)
Nếu tính từ thời điểm vua Lương Vũ Đế tổ chức trai hội Vu lan ở chùa Đồng Thái vào năm Đại Đồng thứ tư (538), thì lễ hội Vu lan của Phật giáo Bắc truyền đã có lịch sử hình thành gần 1.500 năm.
(Xem: 5661)
Mục tiêu cao cả của đạo Phật là dạy con người tu tập để thoát khổ, giác ngộgiải thoát.
(Xem: 7109)
Phật giáo du nhập Nhật Bản vào thế kỷ thứ VI, sau đó trải qua thời kì Nara (710~785), thời kì Heian (794~1192) cho đến thời kì Kamakura (1192~1380), trước sau khoảng 700 năm, rồi phát sinh rất nhiều tông phái.
(Xem: 5043)
Tổ Quy Sơn dặn: “Nói ra lời nào phải liên hệ với kinh điển. Đàm luận gì, phải xét lại lời người xưa”.
(Xem: 6454)
Nhiều học giả phân vân là làm thế nào và tại sao những nhà Đại chúng bộ (Mahāsāṅghika) đã hình thành nên khái niệm về một Đức Phật siêu việt...
(Xem: 5831)
Hoa Sen Diệu Phápgiáo pháp được thuyết giảng trong Kinh Pháp Hoa. Quang Trạch giải thích Diệu Pháp là nhân của đạo Nhất Thừa, là quả của đạo Nhất Thừa.
(Xem: 5022)
Con người sống qui tụ lại thành một xã hội, và phát triển tập thể này rộng lớn dần dần thành một quốc gia.
(Xem: 7070)
Trước khi xác định Phật Giáo như là một hệ thống tư tưởng triết học (Buddhism as a philosophy) hay như là một tôn giáo (Buddhism as a religion), chúng ta sẽ tìm hiểu triết học là gì ? và Phật giáo là gì ?
(Xem: 6061)
Lục độ Ba-la-mật-đa/ Sáu phương pháp tu Ba-la-mật-đa (Six Paramitas) là 6 pháp tu để giải trừ các khổ ách của Đại thừa Phật giáo.
(Xem: 5585)
Theo quan điểm của Đại hoàn thiện thì ánh sáng trong suốt hiển hiện một cách tự nhiên và được gọi là "hoàn-toàn-tốt"
(Xem: 5898)
Đức Phật ra đời vào năm 624 trước tây lịch tại nước Ấn Độ. Ngài thuyết pháp 49 năm. Phật giáo đã trở thành quốc giáo, vì các vua, các quan và dân chúng đa phần đều theo đạo Phật.
(Xem: 6028)
Y Kinh Kinh Cang Bát Nhã Ba La Mật: Đức Thế Tôn Như Lai hỏi ngài Tu Bồ Đề: Như Lainhục nhãn không? Ngài Tu Bồ Đề thưa:
(Xem: 6854)
Cuốn sách “Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm” được ra mắt cách đây 9 năm (2008), in lần thứ hai, ba và tư vào năm 2012, 2014 & 2016 tại Nhà xuất bản Phương Đông, và năm nay (2018) cũng tại NXB Hồng Đức
(Xem: 6448)
điều chắc chắn là làm người, ai cũng có ý thức về tội lỗi. Điều này là không đúng, điều này là không tốt, điều này là không đẹp.
(Xem: 6094)
Tựa đề của khảo luận này phát xuất từ tồn nghi của một pháp hữu trong khi dịch lại bản kinh Tập (Sutta Nipāta) ở văn hệ Nikāya.
(Xem: 6506)
Khái niệm ‘nghiệp’, thật ra, đã có mặt trong văn học Bà-la-môn giáo từ rất lâu trước khi Đức Phật xuất hiện ở đời.
(Xem: 6202)
Vũ trụ, con người hình thành như thế nào và tương lai sẽ ra sao? Câu hỏi chưa bao giờ được xếp lại. Khoa học lượng tử luôn tiên phong...
(Xem: 6395)
rong lịch sử tư tưởng Ấn-độ, thuyết Trung đạo đã mang lại cho tư tưởng giới đương thời một không khí hoạt bát[1].
(Xem: 5620)
Bản chất của ánh sáng trong suốt, mang tính cách nền tảng và rạng ngời, là cội nguồn tối hậu của tất cả mọi cấp bậc tri thức...
(Xem: 6919)
Chánh Pháp là gì? Phật Pháp được chia thành ba thời kỳthời Chánh Pháp, thời Tượng Pháp, và thời Mạt Pháp.
(Xem: 4572)
Ông trị vì từ năm 269 TCN đến năm 232 TCN thuộc đời thứ 3 của triều đại Maurya. Đế chế của ông rộng lớn gần như tất cả tiểu lục địa Ấn Độ trãi dài từ Đông sang Tây.
(Xem: 7802)
Trong Kinh Kim Cang, Phật dạy có 4 tướng: “Ngã – Nhân – Chúng Sanh – Thọ Giả”. Khi còn phàm phu, chấp thân này là thật là bền vững,
(Xem: 6054)
Đạo Phật đang phát triển rộng rãi đến nhiều tầng lớp. Rất nhiều các bậc tri thức, các nhà khoa học chân chính, đến cả những người ...
(Xem: 7310)
Kiếp sống của mỗi con người sinh ra ở thế giới Ta Bà này, dù thọ mạngdài hay ngắn, nhìn chung có thể phân chia làm nhiều giai đoạn.
(Xem: 7743)
Kể từ thời điểm Phật giáo khai sinh và nở hoa khắp mọi miềnthế giới, hễ mỗi khi nói đến hình ảnh một vị Phật xuất hiện trong tương lai,
(Xem: 5511)
Phép luyện tập thiền định được hỗ trợ bởi sự thực thi các hành động vị tha, các hành động đó đồng thời cũng được thúc đẩy bởi tình thương yêu và lòng từ bi.
(Xem: 5158)
Nếu đủ sức duy trì một cách đúng đắn sự nhận biết tâm thức thần bí nhất thì kết quả mang lại từ phép luyện tập đó sẽ trợ lực các bạn rất nhiều
(Xem: 5691)
Thời-không vũ trụ chứa hàng triệu, tỉ, hàng ức cho đến không máy móc nào đếm hằng hà sa số hành tinh như trái đất mới biết con ngườimột sinh thể gần như bằng không.
(Xem: 5546)
Trong các bài kinh thuộc hệ A Hàm hay kinh Đại Bát Niết Bàn v.v… Phật có nói đến địa ngục. Đề Bà Đạt Đa, Tì kheo Thiện Tinh, vua Lưu Ly v.v… đều đọa vào địa ngục ngay khi chết.
(Xem: 5535)
Xét về niên đại, bản kinh có mặt ở thời Hậu Hán (23-220), xuất hiện trong Cao Tăng Truyện quahành trạng của ngài Nhiếp-ma-đằng (攝摩騰)[2].
(Xem: 5030)
Thể dạng lắng sâu thường xuyên bên trong tâm thức thần bí nhất chỉ có thể thực hiện được với những người có một khả năng thật bén nhạy.
(Xem: 4292)
Bài viết này sẽ khảo sát một số thắc mắc thường gặp về Thiền Tông, hy vọng sẽ tiện dụng cho một số độc giả còn nhiều nghi vấn.
(Xem: 6060)
Thức Thứ Tám hay A Lại Ya là thức chủ trong 8 thức. Thức nầy có nhiều cách gọi khác nhau để chỉ về nhiệm vụ của mình. Tựu chung thức nầy có 3 việc chính là: Năng tàng, Sở tàng và Ngã ái chấp tàng.
(Xem: 5641)
Khi còn vướng mắc trong sự tạo tác triền miên của khái niệm, chẳng hạn như suy nghĩ về cái đúng, cái sai, v.v. , thì các bạn sẽ không thể nào bước vào con đường tu tập về
(Xem: 6302)
Học phái dịch thuật xưa của Phật giáo Tây Tạng đưa ra nhiều cách luyện tập dựa vào các phương pháp khác biệt nhau, gọi là các "cỗ xe"/thừa.
(Xem: 8540)
Thần tài trong Phật giáo, cụ thểPhật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant