Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phần 5

09 Tháng Sáu 201300:00(Xem: 7548)
Phần 5

ĐƯỜNG ĐẾN AN BÌNH THẬT SỰ


Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 
Trích dịch: Tuệ Uyển


Phần 5

dalailama-09875

 - Như những chúng sinh, căn bản chúng ta tập trung vào là để có một cuộc sống hạnh phúc vui vẻ; tất cả chúng ta đều muốn trải nghiệm hạnh phúcTìm kiếm hạnh phúc là tự nhiên của chúng ta. Đây là mục tiêu của đời sống chúng ta.

- Khi chúng ta mất đi hy vọng, kết quả là chúng ta bị chán nản, buồn phiền, hay trì trệ và có thể ngay cả tự tử. Vì vậy, sự tồn tại thực sự của chúng ta có gốc rể một cách mạnh mẻ trong hy vọng. Mặc dù không có gì bảo đảm cho những điều sẽ mang tới trong tương lai nhưng đấy là bởi vì chúng tahy vọng rằng chúng ta có thể tiếp tục sống. Vì vậy, chúng ta có thể nói rằng mục tiêu của đời sống của chúng ta, chủ tâm của đời sống chúng ta, là hạnh phúc vui vẻ.

- Loài người không phải được sản xuất bằng máy móc. Chúng ta không chỉ là sự kiện, chúng ta hơn thế ấy, chúng tacảm giáckinh nghiệm. Vì lý do ấy, chỉ sự thoải mái vật chất mà thôi thì không đủ. Chúng ta cần những gì sâu sắc hơn, thâm diệu hơn, điều mà chúng tôi thường ám chỉ đến như lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu

- Với ảnh hưởng của lòng nhân, hay tình người, hay từ bi thương yêu, tất cả những phát triển vật chấtchúng ta có trong sự xếp đặt, bố trí, thực hiện của chúng ta có thể rất xây dựng và có thể sản sinh những kết quả tốt. Tuy vậy, nếu khônglòng nhân hay tình người, những phát triển vật chất đơn độc sẽ không làm chúng ta hài lòng, thỏa mãn, hoặc chúng sẽ cũng không sản sinh trong chúng ta bất cứ không gian nào của tâm linh hòa bình hay hạnh phúcVì vậy, lòng nhân hay tình người, hay từ bi thương yêu, là chìa khóa đến hạnh phúc của nhân loại.

- Mỗi hành giả của những tôn giáo khác nhau - đấy là, tự chính chúng ta - phải thực hành một cách chân thànhGiáo nghĩa tôn giáo là một bộ phận căn bản thiết yếu của đời sống chúng ta; giáo lý không nên bị tách biệt với cuộc sống chúng ta

- Thỉnh thoảng chúng ta đến nhà thờ hay chùa viện và dâng lời cầu nguyện, hay phát sinh một loại cảm giác tâm linh, và rồi thì, khi ra khỏi Phật đường hay Thánh đường, không có một cảm xúc tôn giáo nào được duy trì tồn tại. Đấy không là một phương pháp chính đáng để thực hành-thọ trì. 

- Thông điệp của tôn giáo phải luôn theo chúng ta bất cứ nơi nào chúng ta đến. Những lời dạy của tôn giáo chúng ta phải hiện diện trong đời sống chúng ta như vậy vì thế khi chúng ta thật sự cần hay thỉnh cầu gia hộ hay nội lực sẽ mạnh mẽ, những lời dạy sẽ hiển lộ ngay nơi ấy thậm chí tại những thời gian như vậy; sự cảm ứng hiện tiền nơi ấy khi chúng ta trải qua những khó khăn bởi vì nó hằng hiện hữu ở bên chúng ta

- Chỉ khi tôn giáo trở thành một bộ phận thiết yếu trong đời sống chúng ta thì tôn giáo mới có thể thực sự tác động ảnh hưởng. Chúng ta cũng cần kinh nghiệm một cách sâu xa hơn, thâm diệu hơn trong những ý nghĩagiá trị tâm linh của truyền thống tôn giáo của chính chúng tachúng ta cần biết những lời dạy này không chỉ trên một cấp độ lý trí nhưng cũng xuyên qua kinh nghiệm thâm sâu hơn của chính chúng ta

- Đôi khi chúng ta hiểu biết tư tưởng những tôn giáo khác nhau ở trình độ quá nông cạn,quá thiển cận hay quá lý trí. Không có một kinh nghiệm cảm xúc tâm linh chân thật hơn, sâu sắc hơn, vì vậy tác động của tôn giáo trở nên giới hạn. Do thế, chúng ta phải thực hànhthọ trì một cách chân thật, và tôn giáo phải trở nên một phần của đời sống chúng ta.

- Bây giờ, thật là thiết yếu để chấp nhân sự kiện là sự tồn tại hiện hữu của nhiều tôn giáo khác nhau, để phát triển sự tôn trọng chân thành giữa các tôn giáo; tiếp xúc thân cận giữa các tôn giáo khác nhau là căn bản quyết định. Đấy là một nhân tố để các tôn giáo thế giới sẽ có thể được tác động ảnh hưởng đến lợi ích của nhân loại.

- Chúng tôi nhận thức sự hữu dụng thế nào đến với nhân loại của những tôn giáo khác nhau, và khả năng tiềm tàng nào của mỗi tôn giáo cống hiến cho một thế giới tốt đẹp hoàn hảo hơn. Trong những thế kỷ gần đây, những tôn giáo khác nhau đã có những cống hiến vĩ đại trước sự cải thiện cho nhân loại, và ngay cả hôm nay có một số lượng lớn những giáo đồ của Ki tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo, Phật giáo, Ấn giáo v.v…Hàng triệu tín đồ đang được lợi lạc từ tất cả những tôn giáo này.

- Những kinh nghiệm đã giúp củng cố trong tâm chúng tôi rằng tất cả những tôn giáo thế giới có khả năng để sản sinh những người tốt, những người có đạo đức, những người có lòng từ bi lớn, bất chấp những sự khác nhau về triết lý và giáo nghĩa của tôn giáo. Mỗi truyền thống tôn giáo có một thông điệp diệu kỳ để truyền đạt.

- Theo quan điểm của đạo Phật khái niệm về một đấng tạo hóa là không hợp lý; vì phương pháp đạo Phật phân tích về thuyết nhân quả, cho nên khái niệm [đấng tạo hóa] khó cho những người Phật tử hiểu. 

- Chúng tôi vừa học từ một trong những người bạn Ki tô giáo, là họ không chấp nhận triết lý tái sinh, vì vậy, không chấp nhận những đời sống quá khứ hay tương lai. Họ chỉ chấp nhận cuộc sống này. Tuy nhiên, họ tin rằng kiếp sống hiện tại này là được tạo nên bởi Thượng đế, bởi đấng tạo hóa, và ý tưởng ấy phát triển trong họ một cảm nhận mật thiết với Thượng đế. Lời dạy quan trọng nhất của họ là do từ ý chí của Thượng đếchúng ta hiện diện nơi đây, tương lai chúng ta tùy thuộc trên đấng tạo hóa, và bởi vì đấng tạo hóa được xem nhưthánh thiệntối thượng, chúng ta phải yêu mến Thượng đế, đấng tạo hóa. Những điều từ lời dạy này là chúng ta nên yêu mến những đồng loại chúng sinh loài người của chúng ta – đây là thông điệp chính ở đây. Lý do là nếu chúng ta yêu mến Thượng đế, chúng ta phải yêu mến đồng loại loài người của chúng ta bởi vì họ giống như chúng ta, được tạo nên bởi Thượng đế. Tương lai của họ, giống như chúng ta, tùy thuộc trên đấng sáng thế, vì vậy, hoàn cảnh cuả họ giống như chính chúng ta. Bởi thế, tín ngưỡng của những người nói rằng, “yêu mến Thượng đế” nhưng tự họ không tỏ ra chân thành yêu mến đối với những người đồng loại là đáng nghi ngờ. Người tin tưởngThượng đế và trong sự yêu mến Thượng đế phải làm sâu sắc thêm tính thành khẩn sự yêu mến của họ đối với Thượng đế qua tình yêu thương trực tiếp đến những người đồng loại. Điều tiếp cận này rất mạnh mẽ, có đúng không?

- Nếu chúng ta trắc nghiệm mỗi tôn giáo từ những góc cạnh khác nhau trong cùng một phương pháp – không đơn giản từ chính vị thế triết học của chúng ta nhưng từ một vài điểm của quan niệm – có thể không nghi ngờ rằng tất cả đại đa số tôn giáo đều có khả năng phát triển nhân loại. Điều này là rõ ràng

- Thông qua sự tiếp xúc thân cận với những tín ngưỡng khác nhau có thể phát triển một thái độ tư tưởng khoáng đạt và sự tôn trọng lẫn nhau đến những tôn giáo khác nhau. Sự tiếp xúc gần gũi với những tôn giáo khác nhau giúp chúng tôi học hỏi những ý tưởng mới, những sự thực hành mới, và những phương pháp mới hay những kỷ thuật mới mà chúng tôi có thể kết hợp với những sự thực hành của chính chúng tôi. Một cách tương tự, một số các anh chị em Ki tô hữu của chúng tôi đã tiếp nhận những phương pháp nào đấy của Phật giáothí dụ, sự thực hành “nhất tâm” cũng như những kỷ năng để giúp phát triển tính bao dung, tâm từ bi, và lòng yêu thương. Có những lợi ích to lớn khi những hành giả của những tôn giáo khác nhau đến với nhau cho những sự trao đổi thế này. Thêm vào sự phát triển hòa hiệp giữa nhau, có những lợi ích khác cũng được gặt hái.

- Những chính trị gia và lĩnh tụ quốc gia thường nói về “cùng tồn tại” và “đến với nhau”. Cũng thế với những người tôn giáo của chúng ta, tại sao không? Chúng tôi nghĩ rằng thời điểm đã đến. Tại Assisi vào năm 1987, thí dụ. những lãnh tụ và đại biểu của những tôn giáo khác nhau trên thế giới gặp gở và cùng cầu nguyện, mặc dù chúng tôi không chắc chắn “cầu nguyện” có phải là từ ngữ chính xác để diễn tả sự thực hành của tất cả những tôn giáo này một cách đúng đắn hay không. Trong bất cứ trường hợp nào, điều gì là quan trọng để những đại diện của những tôn giáo khác nhau đến với nhau tại một địa điểm và , theo từng tín ngưỡng để nguyện cầu. Điều này đã đang xảy ra rồi và, chúng tôi nghĩ, là một sự phát triển rất tích cựcTuy nhiên, chúng ta vẫn cần đặt nhiều nổ lực hơn đối với sự tăng tiến hòa hiệp và thân cận giữa những tôn giáo thế giới, vì rằng không có những tác động như thế, chúng ta sẽ tiếp tục trải qua vô số vấn đề đã, đang và sẽ chia rẻ nhân loại.

- Nếu tôn giáo đã là phương pháp cứu chửa duy nhất để giảm thiểu xung đột của nhân loại, nhưng phương pháp ấy tự nó trở nên một nguồn gốc khác của sự xung đột, đấy quả là bất hạnhtai hại thay. Ngày nay, như trong quá khứ, những xung đột xảy ra nhân danh tôn giáo, bởi vì sự khác nhau của những tôn giáo, và chúng tôi nghĩ rằng điều này thật đáng buồn. 

- Như chúng tôi đã lưu ý trước đây, nếu chúng ta nghĩ một cách thoáng đạt rộng rãi, sâu sắc, chúng ta nhận thấy rằng hoàn cảnh trong quá khứ hoàn toàn khác biệt với tình thế ngày nay. Chúng ta không còn cô lập nữa màchúng ta phụ thuộc liên đới với nhau. Ngày nay, vì vậy, rất quan trọng để nhận thức rằng một sự liên hệ gần gũi giữa những tôn giáo khác nhau là thiết yếu, thế nên những nhóm tôn giáo khác nhau có thể hoạt động gần gũi với nhau và thực hiện một nổ lực chung vì lợi ích của loài người.

- Tính thành khẩntín ngưỡng trong thực hành tôn giáo trên một phương diện; và tính bao dunghợp tác tôn giáophương diện khác, tương ứng cấp độ thứ nhất của những giá trị thực hành tâm linh đối với nhân loại.

- Không cần biết bất cứ kỳ diệu thế nào tôn giáo có thể, nó vẫn được chấp nhận chỉ với một số lượng người rất giới hạn Đại đa số của năm hay sáu tỉ người trên hành tinh chúng ta thật sự không thực hành-thọ trì hay quy hướng bất cứ một tôn giáo nào. Theo truyền thống quá khứ gia đình, họ có thể tự minh chứng thuộc về một tôn giáo này hay tôn giáo kia – “Tôi là người Ấn giáo”, “Tôi là người Phật giáo”, “Tôi là người Ki tô giáo” – nhưng sâu trong tâm hồn, hầu hết những cá nhân này không nhất thiết là một hành giả của bất cứ một tín ngưỡng nào. Điều ấy cũng tốt thôi, cho dù họ là một người đi theo một tôn giáo hoặc không đi nữa thì đấy là quyền cá nhân của người ấy.

- Tất cả những đạo sưđại thời xưa như Phật Thích Ca, Mahavira, Giê-su Ki-tô, Mohammed, đã thất bại trong việc chuyển hóa tâm linh toàn thể nhân loạiSự thật là không ai có thể làm việc ấy. 

- Cho dù những người không tín ngưỡng bị gọi là vô thần cũng không thành vấn đề. Thực vậy, theo những học giả phương Tây, Phật giáo đồ cũng là những người vô thần, bởi vì họ không chấp nhận một đấng tạo hóa. Vì vậy, chúng tôi thỉnh thoảng thêm vài từ ngữ để diễn tả những người không tín ngưỡng này, và đó là "cực đoan", chúng tôi gọi họ là những người không tín ngưỡng cực đoan. Những người ấy không chỉ không tín ngưỡng mà họ còn cực đoan trong quan điểm của họ trong điều mà họ cố chấp'tính chất tâm linh không có giá trị'. Nhưng chúng ta phải nhớ rằng những người ấy cũng là một bộ phận của nhân loại, và rằng họ cũng giống như tất cả loài người hiện hữu, có khao khát được hạnh phúc – để có một đời sống vui tươi và hòa bình. Đây là điểm quan trọng.

- Chúng tôi nghĩ rằng cũng chẳng sao để duy trì những người không tín ngưỡng, nhưng các vị ấy cũng là một bộ phận của loài người. Quý vị cũng là những con người, quý vị cần tình cảm nhân loại, từ bi yêu thương của nhân loại. Điều này thật sự là giáo huấn căn bản của tất cả mọi truyền thống tôn giáo; điểm cốt yếu là từ bi thương yêu, hay tình cảm con người, lòng nhân đạo. 

- Không có tình cảm con người, ngay cả những tín ngưỡng tôn giáo cũng có thể trở nên tiêu cực, không xây dựng, hay tàn phá. Vì vậy, căn bản thiết yếu, ngay cả trong tôn giáo, là một trái tim tốt lành, một lòng hảo tâmChúng tôi cho rằng tình cảm con người, hay từ bi thương yêu, là tôn giáo toàn cầu.

- Cho dù một người có tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, mọi người cần tình cảm loài người, hay từ bi thương yêu, bởi vì từ bi thương yêu cho chúng ta sức mạnh nội tại, hy vọng, và sự hòa bình của tâm hồnVì vậy, nó cần thiết cho mọi người.

- Nếu chúng ta trong một tâm trạng tốt khi thức dậy vào buổi sáng, nếu có một cảm giác của trái tim ấm áp, tự động cánh cửa nội tâm của chúng ta được mở ra cho ngày ấy. Ngay cả có một người không thân thiện bên cạnh, chúng ta cũng không cảm thấy phiền toái nhiều và có thể chúng ta thậm chí chủ động nói những lời lịch sự dễ thương với người ấy. Chúng ta có thể đối thoại với những người không mấy thân thiện và có thể ngay cả một cuộc nói chuyện đầy ý nghĩa

- Để tạo nên một không khí vui vẻ dễ thương trong chính chúng ta, trong gia đình chúng ta, trong những cộng đồng chúng ta, chúng ta phải nhận thức rằng cội nguồn căn bản của không khí tươi mát thân thương ấy là ở trong mỗi cá nhân, trong mỗi chúng ta – một trái tim tốt, một lòng hảo tâm, lòng từ bi thương yêu của con người.

- Một khi chúng ta tạo dựng một không khí bằng hữu tích cực, nó tự động giúp chúng ta giảm thiểu sợ hãi, và không an toàn. Trong cách này chúng ta dễ dàng có thêm bạn và tạo nên nhiều nụ cười hơn. Xét cho cùng, chúng taxã hội của loài vật hay thế giới hoang dã nếu không có tình thân hữu nhân loại, không có nụ cười của loài người, đời sống chúng ta trở nên khốn cùng. Cảm giác đơn côi trở nên không thể chịu nổi. Nó là luật tự nhiên – điều ấy nói là, theo luật tự nhiên chúng ta tùy thuộc trên những người khác để sống. 

- Tâm hòa bình – Thế giới thanh bình. Theo căn bản tự nhiên của loài người hay luật tự nhiên, tình cảm – từ bi yêu thương – là chìa khóa của hạnh phúc.

- Theo y học hiện thời, một trạng thái tinh thần tích cực, hay một tâm hồn yên bình, thì cũng có lợi ích cho sức khỏe thân thể. Nếu chúng ta liên tục bị dao động, chúng ta cuối cùng làm tổn hại sức khỏe của chúng taVì vậy, ngay cả từ quan điểm của sức khỏe chúng ta, tinh thần tịch tĩnh, và yên bình thanh thản là rất quan trọng. Điều này chỉ cho thấy rằng cơ thể vật lý tự nó biết thưởng thứcđáp ứng đến tình cảm con người, sự yên bình của tâm con người.

- Nếu chúng ta nhìn vào cơ sở tự nhiên của con người, chúng ta thấy rằng tự nhiên của chúng ta thì hiền lành-thuần thiệp hơn là hiếu động-gây hấn. Nếu chúng ta trắc nghiệm những thú vật khác nhau, chúng ta chú ý rằng những loài vật của một tự nhiên thanh bình hơn có một cấu trúc cơ thể tương ứng, trong khi những con thú săn mồi có một cấu trúc cơ thể phát triển theo tự nhiên của chúng. So sánh con cọp và con nai; có một sự khác nhau to lớn trong cấu trúc thân thể của chúng. Khi chúng ta so sánh cấu trúc cơ thể của chúng ta với chúng, chúng ta thấy rằng chúng ta giống những con nai và con thỏ hơn là những con cọp. Ngay cả răng chúng ta thì giống chúng hơn, có phải không? Chúng không giống răng của cọp. Móng của chúng ta là một thí dụ khác tốt hơnchúng ta không thể bắt một con chuột chỉ với móng tay người. Dĩ nhiên, bởi vì sự thông minh của con người, chúng ta có thể phát minh sáng chế và sử dụng những dụng cụ và những phương pháp để hoàn tất những sự việc, sự vật mà có thể khó khăn để hoàn thành nếu không có chúng. Vì vậy, như chúng ta có thể thấy, do bởi điều kiện vật lý của chúng ta chúng thuộc vào loài vật hiền lànhChúng tôi nghĩ đây là cơ sở căn bản tự nhiên của con người như được biểu hiện bởi cấu trúc cơ bản vật lý.

- Trong hoàn cảnh hiện tại của trái đất chúng ta, hợp táccăn bản, đặc biệt trên những phạm vi như kinh tế và giáo dụcQuan điểm cho rằng những khác nhau là quan trọng không ít thì nhiều đã biến mất, như được chứng minh bởi sự vận động vì một liên hiệp Âu châu. Chúng tôi nghĩ, cuộc vận động này thật sự tuyệt vời và thật đúng thời. Tuy vậy sự hoạt động thân cận giữa các quốc gia này không phải xảy ra do bởi từ bi yêu thương hay tín ngưỡng tôn giáo, mà đúng hơn là bởi vì cần thiết. Có một sự lớn mạnh trên thế giới đối với sự thức tỉnh toàn cầu. 

- Dưới những hoàn cảnh hiện tại một quan hệ gần gũi hơn với nhau trở nên yếu tố cho sự sống còn của chúng taVì vậy, khái niệm của trách nhiệm toàn cầu đặt cơ sở trên từ bi yêu thương và trên một tình cảm anh chị em là thiết yếu bây giờ. Thế giới đầy những xung độtxung đột do bởi tư tưởng, do bởi tôn giáo, ngay cả xung đột trong những gia đình; những xung đột căn cứ trên việc người này muốn điều này, và người nọ muốn điều khác. Vì vậy, nếu chúng ta xét nghiệm nguồn gốc những xung đột này, chúng ta tìm ra nhiều nguyên nhân khác nhau, nhiều nguồn gốc khác nhau, ngay cả trong chính chúng ta.

- Chúng tatiềm lực và khả năng để đến với nhau trong hòa hiệp. Tất cả những việc khác biệt này là liên hệ. Mặc dù có nhiều nguồn gốc của xung đột, cùng lúc cũng có nhiều tiềm năng đem đến sự đoàn kết và hòa hiệp. Thời cơ đã đến để nhấn mạnh hơn trên sự hợp đoàn. Ở đây một lần nữa phải có tình cảm nhân loại, tình người.

- Chúng ta có thể có một ý niệm vể tư tưởng hay tôn giáo khác với những người khác. Nhưng nếu chúng ta tôn trọng quyền của những người khác và chân thành biểu lộ một thái độ từ bi thương yêu đối người ấy, thế thì không có gì quan trọng cho dù ý kiến của người ấy có thích hợp với chúng ta hay không, đấy là thứ yếu. Cho đến khi người ấy vẫn còn tin tưởng trong tín ngưỡng ấy, cho đến khi người ấy vẫn lợi ích với quan niệm như vậy, đấy là quyền lợi thật sự, hoàn toàn, và thuần túy của người ấy. Vì vậy chúng ta phải tôn trọngchấp nhận sự kiện là sự tồn tại của những quan điểm khác biệt.

- Trong thế giới kinh tế cũng thế, những người ganh đua cũng phải được công nhận một số quyền lợi, bởi vì họ cũng cần phải tồn tại. Khi chúng ta có một viễn cảnh rộng rãi hơn đặt trên cơ sở của từ bi yêu thương, chúng tôi nghĩ mọi việc trở nên dễ dàng hơn. Một lần nữa, từ bi yêu thương là nhân tố chìa khóa.

- Chúng tôi luôn nói với những người bạn Hoa Kỳ của chúng tôi rằng, “Sức mạnh không đến từ vũ khí hạt nhân nhưng từ ý tưởng cao quý của tổ tiên quý vị về tự do, giải phóng, và dân chủ”. 

- Một trật tự thế giới mới với từ bi yêu thương là rất tốt. Nhưng chúng tôi không chắc về một Trật tự thế giới mới mà không có từ bi yêu thương.

- Chiến tranh vẫn tồn tại, một cách đáng buồn thảm, một phần của lịch sử nhân loại cho đến hiện tại, nhưng chúng tôi nghĩ thời điểm đã đến để thay đổi những nhận thức khái niệm mà đã dẫn đến chiến tranh. Một số người có ý kiến rằng chiến tranh là những gì vinh quang; họ nghĩ là thông qua chiến tranh họ có thể trở thành những anh hùngThái độ thông tục này đối với chiến tranh là rất sai lạc

- Từ thời điểm của sự cố Vùng vịnh Ba tư, chúng tôi tự làm một lời hứa trong tâm rằng – nguyện rằng cho đến hết cuộc đời của mình, chúng tôi sẽ cống hiến xa hơn cho một ý tưởng của giải trừ quân bị. Như xứ sở của chính chúng tôi được quan tâm, chúng tôi nguyện trong tâm mình rằng trong tương lai, Tây Tạng nên được hoàn toàn là một khu vực phi quân sự. Một lần nữa, trong hành động để mang đến sự giải trừ quân bị, nhân tố then chốtlòng từ bi yêu thương của nhân loại.

- Chúng tôi đã nói nhiều về từ bi yêu thương mà chưa giải thích ý nghĩa chính xác của nó. Chúng tôi muốn kết luận bằng việc giải thích ý nghĩa của từ bi yêu thương, điều thường bị hiểu sai lạcLòng từ bi yêu thương chân thành không đặt cơ sở trên kế hoạchdự tính của chính chúng ta, nhưng đúng hơn là trên quyền lợi của những người khác không kể là thân thích hay kẻ thù, cũng như thế người ấy ao ước cho hòa bình và hạnh phúc, và nguyện ước vượt thoát khổ đau, và rồi thì trên căn bản ấy chúng ta phát triển sự quan tâm chân thành cho những vấn đề của họ. Đây là lòng từ bi yêu thương chân thành.

- Thông thường khi chúng ta quan tâm đến một người bạn thân, chúng ta gọi đây là từ bi yêu thương. Không, đấy không là từ bi yêu thương; nó là sự ái luyến, hay vướng mắc. Ngay cả trong hôn nhân, những cuộc hôn nhân lâu dài vì không phải do bởi ái luyến đơn thuần, mặc dù nó là sự hiện diện một cách thông thường – nhưng bởi vì cũng có từ bi yêu thương

- Hôn nhân ngắn ngủi do bởi thiếu vắng từ bi yêu thương, chỉ có tình cảm ái luyến đặt cơ sở trên kế hoạch, dự tính và cả ảo tưởng. Khi chỉ có sự quan hệ ràng buộc giữa những người bạn thângắn bó ái luyến, rồi thì khi ngay cả chỉ có một vấn đề nhỏ có thể làm nguyên cớ cho những kế hoạch (ảo tưởng) của một người thay đổi. Ngay khi kế hoạch chúng ta thay đổi, sự gắn bó ái luyến liên kết biến mất – bởi vì sự ái luyến gắn bó ấy đã được đặt cơ sở đơn thuần trên kế hoạch ,dự tính và cả ảo tưởng.

- Có thể có một lòng từ bi yêu thương mà không vướng mắc (ái luyến) – và tương tự, có một sự sân giận mà không thù hận. Vì vậy, chúng ta cần phải làm sáng tỏ minh bạch sự khác nhau giữa từ bi yêu thươngái luyến ràng buộc, giữa sân giận và thù hận. Sự sáng tỏ rõ ràng như vậy rất lợi ích trong đời sống hằng ngày và trong ảnh hưởng tác động của chúng ta với hòa bình thế giớiChúng tôi lưu tâm rằng đây là căn bản của những giá trị tâm linh cho hạnh phúc của toàn nhân loại, không kể dù đấy là một người tín ngưỡng hay không tín ngưỡng.

Trích từ bài Dimensions of Spirituality

Ẩn Tâm Lộ ngày 2-3-2013

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12635)
Với người xuất gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọng cung kính...
(Xem: 14527)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
(Xem: 38525)
Sách này thâu kết lời giảng của đức Đalai Lama về bài kinh ngắn mang tựa đề Bát Nhã Tâm Kinh, một trong những bộ kinh Phật giáo Ðại thừa quý giá nhất.
(Xem: 14665)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
(Xem: 14663)
Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
(Xem: 14086)
Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
(Xem: 14981)
Nghiệp là một quy luật tự nhiên và khách quan, vận hành hoàn toàn phù hợp với những hành động của chúng ta. Nghiệp tự thân nó là một quy luật nên không cần phải có người làm luật.
(Xem: 16581)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
(Xem: 29951)
Phật Pháp dạy chúng ta các phương tiện để tạo ra an lạc cho bản thân. Để đạt được một niềm an lạc nào đó, ta không phải lao lực, mà cần phải làm việc bằng tâm thức của mình.
(Xem: 16243)
Chỉ có bậc giác ngộ mới thấy biết chân thật mọi lẽ ở đời; chỉ có đức Phật mới thấy chúng sinh nào sinh đến đâu, trở lại làm người, sinh lên cõi Trời...
(Xem: 15578)
Tinh thần giác ngộgiải thoát của đức Phật không những chỉ có trong kinh điển Phật giáo Tiểu thừa mà có cả trong kinh điển Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 14931)
Trong Phật giáo, nghiệp nói về những xung động. Căn cứ vào những hành động ta đã làm trong quá khứ, những xung năng khởi lên trong tâm ta...
(Xem: 14930)
Con đường giác ngộ không phân biệt giới tính, giai cấp, màu da, chủng tộc, tu sĩ hay cư sĩ... Thích Nhật Từ
(Xem: 17916)
Theo triết lý nhà Phật, Tâm là chủ thể tạo tác ra mọi thứ (Vạn pháp do tâm tạo), trong đó có tướng. Tâm là nhân mà pháp là quả.
(Xem: 15607)
Tiếng Nói Của Phật Pháp và Tương Lai Phật Giáo - Jack Petranker - Nguyên Hiệp dịch
(Xem: 38709)
"Heartwood of the Bodhi tree" (Cốt lõi của cội Bồ-đề) - Buddhadasa Bhikkhu, Hoang Phong chuyển ngữ
(Xem: 26769)
Qua bài viết này, người viết mong rằng sẽ góp một phần nhỏ kiến thức về ý nghĩa chân thật về Phật giáo đối với Phật tử đi chùa.
(Xem: 39701)
Tập sách nhỏ này là tài liệu hướng dẫn tu tập minh sát, đối tượng tứ oai nghi của thiền sư Achaan Naeb, được thiền viện Boonkanjanaram biên soạn...
(Xem: 50827)
Sự giải thoát tinh thần, theo lời dạy của Ðức Phật, được thành tựu bằng việc đoạn trừ các lậu hoặc (ô nhiễm trong tâm). Thực vậy, bậc A-la-hán thường được nói đến như bậc lậu tận...
(Xem: 38783)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
(Xem: 35097)
Tùy thuộc vào thiền quán đều đặn trên tri kiến được thâu nhận xuyên qua an lập rằng không TÔI cũng không là của tôi hiện hữutự tính, các sự tượng trưng, tên là, ngã...
(Xem: 18337)
Với Đức Phật, vì tình thương vô hạn đối với chúng sanh nên Ngài đã hy sinh tất cả để tìm cầu Thánh đạo. Sau khi đã ngộ đạo, Ngài lại chuyển vận bánh xe pháp...
(Xem: 16504)
Tam vô lậu học - Giới, Ðịnh, Tuệ là phương tiện duy nhất để vượt thoát bến mê sinh tử... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 42446)
Trí tuệ Phật giáo là một khả năng, một phẩm tính của tâm thức, tượng trưng cho một sự hiểu biết, nhưng là một sự hiểu biết chuyên biệt, được định hướng rõ rệt...
(Xem: 39294)
Cõi Cực Lạc hay cõi Tịnh Độ mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni muốn giới thiệu cho chúng sanhthế giới Ta Bà nầy là cõi: Phàm Thánh Đồng Cư Tịnh Độ... HT Thích Như Điển
(Xem: 35647)
Đạo Bụt có một nền tảng nhân bản vững chắc, giúp ta biết sống có trách nhiệm, có từ bi với chính mình và mọi loài chung quanh. Người Phật tử con của Bụt là người biết bảo vệ môi sinh.
(Xem: 17491)
Con đường đến giải thoát luôn gắn liền với tuệ giác. Thân này bất tịnh, vô thườngphi thực là một tuệ giác quan trọng, không thể thiếu trong chiêm nghiệm...
(Xem: 46568)
Nếu muốn đạt được sự giải thoát, trước hết chúng ta phải quán xét thật cẩn thận những gì chung quanh ta, hầu quán nhận được bản chất đích thật của chúng...
(Xem: 17182)
Chư Phật Như Lai đã lìa mọi cái thấy, mọi tưởng, nên tâm không chỗ nào không hiện diện. Tâm chân thật ấy là tánh của tất cả các pháp.
(Xem: 28520)
Những người Phật tử chúng ta phải là những người Phật tử của thế kỷ 21, có nghĩa là Phật tử với kiến thức đầy đủ về Phật Pháp, điều này rất căn bản.
(Xem: 19018)
Trong kinh điển Phật giáo, danh và thực là hai phạm trù được đề cập, phân tích cặn kẽ. Danh là tên gọi, hình thức bên ngoài. Thực là phẩm chất, nội dung bên trong.
(Xem: 17627)
Bồ đề tâm là vua các phép lành. Phát Bồ đề tâm là điều tối cần thiết của một đệ tử Phật. Có nhiều bản văn của chư Tổ viết để khuyên người phát tâm vô thượng ấy.
(Xem: 17137)
Thời Thế Tôn tại thế, Ngài rất chú trọng đến phận sự an cư mùa mưa của chư Tăng. Đặc biệt nhất là trong ba tháng mùa mưa ở rừng Icchànangala, Ngài đã nhập thất...
(Xem: 17595)
Trong kinh điển Phật giáo, có nhiều trường hợp mô tả Đức Phật đã giữ thái độ im lặng trước một số câu hỏi của các du sĩ ngoại đạo mang tính huyền hoặc...
(Xem: 16559)
Vì mọi hiện tượng tâm lý tinh thầnvật lý vật chất không có cái gì có một chủ thể độc lập hay thường còn cả, nên nó là “vô thường”, nó là “vô ngã”, không có ta.
(Xem: 16942)
Tình yêu thươngnăng lực vô song, giúp bạn không còn cảm xúc sợ hãi. Một khi bạn phát triển được tình yêu thương (tâm Đại từ) thì sẽ không còn chỗ cho sự sợ hãi.
(Xem: 30912)
Phật giác ngộ nhờ con đường Bồ Tát, con đường mà ngài đã trải qua từ đầu đến cuối. Ngài nói rằng với ngài điểm khởi đầu của con đường bồ đề tâm là trong cõi địa ngục.
(Xem: 16958)
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân tâm con người gồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa” hợp lại mà thành...
(Xem: 18538)
Áo nghĩa thư (Upaniṣad) còn được biết với một tên gọi khác nữa, đó là Vedānta, vì nó được xem là phần tột cùng của Phệ-đà... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 18510)
Chính Đức Phật đã quy chuẩn cách dùng ngôn ngữ hay tiếng nói địa phương trong việc truyền đạt giáo lý... Thích Nhuận Châu dịch
(Xem: 17412)
Thực ra luân hồi sanh tử không chỉ vậy! Luân hồi sanh tử còn là tiến trình tâm trong mỗi sát-na... Đỗ Hồng Ngọc
(Xem: 18186)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ. Một hôm vào buổi sáng, Tỳ Kheo Nan Đà mặc áo sặc sỡ, đi giày viền vàng, lại vẽ mặt, trông rất kỳ quặc...
(Xem: 17101)
Đại Vương nên biết thân người như tuyết đọng, rồi sẽ tan rã, cũng như ngói đất sẽ tan hoại không thể giữ lâu mãi mãi...
(Xem: 23554)
Vì luôn khế hợp với chân lý của cuộc đời, nên giáo pháp của Đức Phật cũng như một bánh xe có thể chuyển vận hướng về phía trước, di chuyển, lan tỏa đến nhiều xứ sở...
(Xem: 17048)
Phật giáo cho rằng tất cả những mâu thuẫn, nội kết, xung đột trong phạm vi cá nhân hay xã hội đều được phát sinh từ ba độc tố trong tâm thức, đó là tham, sân, và si.
(Xem: 17484)
Căn cứ trên khái niệm về Tính không nghĩa là Quang Minh khách thể, và cũng căn cứ khái niệm về Quang Minh chủ thể, chúng ta cố gắng phát triển một sự lí hội thông hiểu...
(Xem: 17725)
Vô ngãhình thức đối nghịch với cái ngã. Cái ngã thì sanh lão bệnh tử, biến dị, khổ ưu, vô thường. Trái lại vô ngã được quan niệm như là bất sanh bất diệt...
(Xem: 17100)
Con đường tìm đạo, tự tu tự chứng đến khi đắc đạo của đức Phậthành trình lắm chông gai với lòng kiên trì quyết thắng là một nỗ lực phi thường.
(Xem: 15774)
Một thời Đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc, nước Xá Vệ, lúc ấyTỳ Kheo Cù Ba Ly (có sách dịch là Cù Ca Lê) đến chỗ đức Phật cúi đầu lễ Phật rồi thưa...
(Xem: 18088)
Một hành động có ba phần: Động lực (ý nghiệp) thúc đẩy chúng ta nói (khẩu nghiệp) và hành động (thân nghiệp).
(Xem: 17453)
Đạo đức kinh tế theo quan điểm của Phật giáo, tác giả: Peter Harvey, Đỗ Kim Thêm dịch
(Xem: 17251)
Tâm vô lượng là tâm rộng lớn không thể tính lường được. Tâm vô lượng không những làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh, dẫn sinh vô lượng phúc đức...
(Xem: 29579)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
(Xem: 27784)
Bài giảng này để giúp chúng ta tin tưởng vào cảm giác của mình và tránh bị lạc lối. Bốn điều nhắc nhở ở đây vừa được áp dụng với Pháp cũng như các khía cạnh của cuộc sống...
(Xem: 18200)
Đối với Đức Phật thì tất cả mọi hiện tượng đều không ngừng hình thành, không có một ngoại lệ nào cả, vì thế chúng không hàm chứa bất cứ một thực thể cố định hay bất biến nào.
(Xem: 16135)
Hai từ Bụt và Phật đã để lại dấu ấn sâu đậm trong ngôn ngữ lịch sử Việt Nam, vết tích còn thấy trong ca dao tục ngữ của văn hóa dân gian như thành ngữ ăn chay niệm Phật...
(Xem: 15392)
Cố vận động một phong trào dùng lại từ Bụt thay từ Phật đã không thăng tiến được một phương diện nào, không làm cho Phật Giáo Việt Nam phát triển mạnh hơn, cao hơn...
(Xem: 23079)
Đức Phật Đản Sanh qua thi phẩm Ánh Sáng Á Châu của Edwin Arnold - Trần Phương Lan dịchchú giải
(Xem: 14869)
Thật ra, danh từ Bụt không phải là một danh từ mới, mà vốn đã được tổ tiên nhiều đời người Việt sử dụng từ lúc lập quốc đến nay, gần cả hai ngàn năm...
(Xem: 55162)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant