Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vài Nét Lịch Sử Phật Giáo Đại Thừa Tại Sri Lanka

12 Tháng Chín 201300:00(Xem: 16199)
Vài Nét Lịch Sử Phật Giáo Đại Thừa Tại Sri Lanka

VÀI NÉT LỊCH SỬ
PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA TẠI SRI LANKA


Thích Nguyên Lộc

tuong_bo-tat_quan_the_am_tai_kelaniya_srilankaPhật giáo được truyền đến Sri Lanka từ thế kỷ thứ III trước Tây lịch. Và phần lớn thời gian trong suốt hơn 2.000 năm, Phật giáo được xem quốc giáo tại đảo quốc này. Phật giáo hiện nay tại Sri Lanka là Phật giáo thuộc truyền thống Theravāda. Nhưng trong quá khứ, Phật giáo Đại thừa cũng đã tồn tại và ít nhiều ảnh hưởng trong đời sống tín ngưỡngtâm linh của người dân Sri Lanka gần 1.000 năm. (Hình bên: Tượng Bồ tát Quan Thế Âm tại Kelaniya, Srilanka)

Theo các biên niên sử Tích Lan, khoảng 200 năm sau Phật diệt độ, vua A-dục (Aśoka) gởi một đoàn truyền giáo do ngài Mahinda, con vua A-dục hướng dẫn, đến Sri Lanka. Đoàn truyền giáo được vua Devānaỵpiya-tissa và người dân Sri Lanka trân trọng đón tiếp. Sau đó, đức vua quy yphát nguyện hộ trì Tam bảo. Ông xây tu viện Mahāvihāra dâng cúng cho Trưởng lão Mahinda và đoàn truyền giáo. Từ đó, tu viện Mahāvihāra trở thành trung tâm hoằng pháp của Phật giáo. Và Phật giáo nhanh chóng trở thành quốc giáo tại Sri Lanka. Phật giáo lúc bấy giờ, theo góc nhìn lịch sử phân phái, là Phật giáo thuộc truyền thống Theravāda. Truyền thống này chọn ngôn ngữ Pāli là ngôn ngữ chính để tụng đọc và biên chép kinh điển. Đến cuối thế kỷ thứ I trước Tây lịch, Phật giáo Theravāda lại bị phân ra thành hai phái: Mahāvihāra (Đại tự viện) và Abhayagiri (Vô úy sơn). Và vào thế kỷ thứ IV TL, Từ bộ phái Vô úy sơn phân ra thêm một bộ phái. Người sáng lập của phái này ở tu viện Jetavana (Kỳ viên), nên phái này cũng gọi là phái Kỳ viên (Jetavana). Phái Vô úy sơn, sau này, trong quan điểm của những người theo Đại thừa tại Ấn Độ, được xem là trung tâm hoằng pháp của Đại thừa tại Sri Lanka. Và phái Kỳ viên ảnh hưởng tư tưởng Đại thừathừa nhận kinh điển Đại thừa.

Phật giáo Theravāda bị phân phái vào những năm cuối trước Tây lịch. Về nguyên nhân phân phái, vào năm 43 trước Tây lịch, kinh thành Anurādhapura của Sri Lanka bị những người Bà-la-môn giáo Tamil từ Ấn Độ tấn công và chiếm đóng. Khi kinh thành thất thủ, vua Vaṭṭagāmani Abhaya và một số hoàng thân được hộ tống trốn thoát khỏi kinh thành. Sau đó, họ được đưa đến và trú ẩn an toàn tại tu viện Hambugallaka do Trưởng lão Mahātissa trụ trì. Những người Tamil theo Bà-la-môn giáo cai trị Sri Lanka trong 14 năm. Suốt thời gian này, hàng chục nghìn Tăng NiPhật tử bị giết chết hoặc bị đói chết. Hàng nghìn tu sĩ đã vượt biển sang tị nạn tại Ấn Độ. Đến năm 29 TTL, nhận thấy thời cơ thuận lợi, vua Abhaya khởi binh tái chiếm kinh thành Anurādhapura. Cuộc chiến thắng lợi, vua Abhaya trở lại ngai vua. Để tri ân Trưởng lão Mahātissa, vua xây cúng Trưởng lão tinh xá Abhayagiri (Vô úy sơn). Trưởng lão Mahātissa chuyển đến sống tại Vô úy sơn (Abhayagiri) và được kính trọng đặc biệt của vua và triều thần. Khi chuyển đến tu viện Vô úy sơn, theo Nikāya-saṅgraha thuộc truyền thống Đại tự viện (Mahāvihāra), Trưởng lão Mahātissa quan hệ quá gần gũi với các gia đình thế tục. Do đó, chư Tăng Đại tự viện cho rằng trưởng lão Mahātissa đã vi phạm giới luật Tỳ-kheo về sở hữu tài sản và quan hệ gần gũi với những người thế tục. Họ yết-ma kết tội Trưởng lão Mahātissa. Tuy nhiên, nhiều Tỳ-kheo tại Đại tự viện phản đối phán quyết của đa số chúng Tỳ-kheo Tăng. Và những Tỳ-kheo này cũng bị cáo buộc là đồng tội với Trưởng lão Mahātissa. Để phản đối phán quyết của chư Tăng Đại tự viện, họ đã rời tu viện này và đến sống tại tu viện Vô úy sơn. Từ đó, họ không còn liên lạc với chư Tăng Đại tự viện(1).

Lúc đầu sự bất đồng giữa chư Tăng Đại tự viện (Mahāvihāra) và Vô úy sơn (Abhayagiri) chỉ là sự bất đồng về những sai phạm liên quan đến Trưởng lão Mahātissa. Nghĩa là lúc đầu chư Tăng ở hai tu viện chỉ là bất đồng về giới luật. Tuy nhiên, không lâu sau đó, Trưởng lão Mahātissa và chư Tăng tại Vô úy sơn chấp nhận giáo thuyết của những tu sĩ thuộc bộ phái Vajjiputtaka đến từ Ấn Độ, bộ phái này, theo các Trưởng lão thuộc truyền thống Theravāda, có nhiều quan điểm sai trái với tinh thần lời Phật dạy(2). Những sự bất đồng về giáo thuyết đã dẫn đến một cuộc tranh luận giữa phái Đại tự viện và Vô úy sơn vào những năm cuối trước Tây lịch. Kết thúc cuộc tranh luận, chư Tăng Vô úy sơn, thay vì biên chép kinh điển bằng tiếng Pāli như chư Tăng Đại tự viện, họ đã biên chép kinh điển và giáo thuyết của họ bằng tiếng Sanskrit(3). Đến thế kỷ thứ III TL, sự bất đồng giữa Đại tự viện và Vô úy sơn càng thêm sâu nặng khi chư Tăng Vô úy sơn thừa nhận kinh điển của Đại thừa.

Nửa cuối thế kỷ thứ III Tây lịch, những nhà truyền giáo Vaitulyavāda (Pāli: Vetullavāda) từ Ấn Độ đã đến Sri Lanka. Theo ngài Phật Âm (Buddhaghosa), các nhà truyền giáo này cũng được gọi là Mahāsuññavāda, tức là những người theo trường phái tánh Không. Có thể họ là những người thuộc trường phái Trung quán của ngài Long Thọ. Những nhà truyền giáo này mang theo một số kinh điển viết bằng tiếng Sanskrit. Kinh điển này được gọi là kinh Vaitulya. Theo ngài Vô Trước (Asanga) trong Abhidharma-Samuccaya, ba thuật từ Vaitulya, VaipulyaVaidalya là đồng nghĩa. Và cũng theo ngài Vô Trước, kinh Vaipulya được xếp vào Bồ-tát tạng(4). Kinh Vaipulya cũng được gọi là kinh Phương đẳng Đại thừa. Như vậy, theo Giáo sư Kern và Paranavitana, những nhà truyền giáo Vaitulyavāda là những nhà truyền giáo Đại thừa(5). Kinh điển của họ được chư Tăng phái Vô úy sơn (Abhayagiri) thừa nhận như là kinh điển của Phật giáo. Tuy nhiên, chư Tăng Đại tự viện (Mahāvihāra) phản đối quyết liệt sự hiện diện của các nhà truyền giáo này cũng như kinh điển của họ. Trước sự phản đối này, theo Nikāya-saṅgraha, vua Vohārika-Tissa - người ủng hộ cả hai bộ phái, cử đại thần Kapila - người được cho là tinh thông cả luật phápPhật pháp, duyệt xét nội dung kinh điển mới để xem có phù hợp với lời Phật dạy hay không. Sau khi xét duyệt, đại thần Kapila kết luận rằng những kinh sách này là kinh sách của những “kẻ dị giáo”. Vì vậy, toàn bộ kinh điển Đại thừa bị thiêu đốt và các nhà truyền giáo Đại thừa bị trục xuất khỏi Sri Lanka.

Mặc dù vua Vohārika-Tissa ngăn cấm tu sĩ Đại thừa vào Sri Lanka, nhưng khoảng 50 sau, khi vua Vohārika-Tissa băng hà, vua Goṭhābahya (309-322) lên ngai, Phật giáo Đại thừa lại xuất hiện trở lại tại Sri Lanka. Lần này, Tăng sĩ thuộc phái Vô úy sơn (Abhayagiri) lại thừa nhận kinh điển Đại thừakinh điển của Phật giáo. Tuy nhiên, Trưởng lão Ussiliya-tissa thuộc Vô úy sơn không chấp nhận kinh điển Đại thừa. Nên Trưởng lão Ussiliya-tissa cùng 300 Tỳ-kheo, những thầy nghe theo lời khuyên của ngài, rời khỏi tu viện Vô úy sơn đến sống tại tu viện Dakkināgiri. Sau này, chư Tăng tu viện Dakkināgiri thành lập một phái mới, do Tỳ-kheo Sāgala lãnh đạo, gọi là phái Sāgaliya. Sự thừa nhận kinh điển Đại thừa dẫn đến sự chia rẽ Tăng đoàn Vô úy sơn đến tai vua Goṭhābahya (309-322). Theo Nikāya-saṅgraha, vua Goṭhābahya yêu cầu các Tăng sĩ trí thức đại diện năm tu viện lớn nhóm họp để thẩm xét kinh điển mới này. Sau khi thẩm xét, họ kết luận rằng những kinh điển mới này không phải là lời dạy của Đức Phật. Và kinh Vaipulya lại lần nữa bị thiêu đốt và sáu mươi Tỳ-kheo bị trục xuất khỏi Sri Lanka(6).

Nghe kinh điển Đại thừa bị thiêu đốt và nhiều Tỳ-kheo bị trục xuất, Trưởng lão Sanghamitra, lúc bấy giờ còn trẻ, vội đến Sri Lanka với ý định sẽ cố gắng giúp các Tỳ-kheo bị kết tội là “kẻ dị giáo” và chuyển hóa vua Goṭhābhaya theo Đại thừa. Theo Đại sử (Mahāvaṃsa), bằng những phép thuật của mình, Tỳ-kheo Sanghamitra đã chuyển hóa được vua Goṭhābhaya. Vua Goṭhābahya giao hai Hoàng tử Jeṭṭha-Tissa và Mahāsena cho ngài dạy bảo. Hoàng tử Mahāsena rất kính trọng Sanghamitra. Nhưng Thái tử Jettha-Tissa không ủng hộ tư tưởng Đại thừa của Sanghamitra(7). Sau khi vua Gothābhaya băng hà, Thái tử Jettha-Tissa (323-333) lên ngai vua, Sanghamitra đã phải rời khỏi Sri Lanka về lại Ấn Độ. Tuy nhiên, sau khi vua Jettha-Tissa qua đời, Hoàng tử Mahāsena kế vị, Trưởng lão Sanghamitra trở lại Sri Lanka. Suốt 27 năm trị vì, vua Mahāsena (334-362) hết lòng ủng hộ ngài Sanghamitra(8). Được sự ủng hộ của vua Mahāsena, Trưởng lão Sanghamitra muốn chuyển hóa chư Tăng thuộc truyền thống Đại tự viện (Mahāvihāra) theo truyền thống Đại thừa. Tuy nhiên, chư Tăng Đại tự viện phản đối quyết liệt sự “cải hóa” này. Để tạo áp lực lên chư Tăng Đại tự viện, vua Mahāsena ban hành sắc lệnh cấm người dân kinh thành cúng dường phẩm thực cho chư Tăng Đại tự viện, ai cúng bị phạt 100 tiền đồng. Chư Tăng Đại tự viện quyết định, thà chết chứ không chấp nhận giáo thuyết “dị giáo.” Họ bỏ tu viện Đại tự viện đến lánh nạn tại Rohana và Malaya. Trong chín năm, tu viện Đại tự viện (Mahāvihāra) bị bỏ hoang, một phần bị tháo gỡ để lấy vật liệu tu sửa tu viện Vô úy sơn (Abhayagiri) nơi ngài Sanghamitra đang hành đạo(9). Các biên niên sử Tích Lan không nói đến số người thiệt mạng vì không theo Đại thừa.

Hành động ủng hộ Trưởng lão Sanghamitra của vua Mahāsena, theo các biên niên sử Tích Lan, gặp phải sự phản đối dữ dội từ dân chúng và quần thần. Trong số họ, có tướng Meghavanna-Abhaya. Tướng Abhaya, cũng là bạn thân của vua Mahāsena, tuyên bố ly khai và khởi binh chống lại vua Mahāsena. Nhận thấy việc làm sai trái của mình, vua Mahāsena chấp nhận hòa giải với tướng Abhaya và chấm dứt những hành động kỳ thị giáo phái. Tướng Meghavanna-Abhaya cho người tu sửa lại Đại tự viện (Mahāvihāva) và mời chư Tăng trở về Đại tự viện. Tuy nhiên, có một vụ việc không hay xảy ra sau đó, nhiều Phật tử cực đoan giận dữ muốn giết Trưởng lão Sanghamitra. Trong số đó có một vương phi, người được vua yêu mến. Bà đã thuê người giết chết Trưởng lão Sanghamitra và đại thần Soṇa, người hết lòng ủng hộ Sanghamitra(10).

Vua Mahāsena không còn bạc đãi chư Tăng Đại tự viện (Mahāvihāva), nhưng ông vẫn không ủng hộ phái Đại tự viện. Do vậy ông xây dựng tinh xá Kỳ viên (Jetavana) bên cạnh Đại tự viện để cúng dường Trưởng lão Tissa thuộc phái Sāgaliya của tu viện Dakkināgiri, một phái tách ra từ phái Vô úy sơn. Theo chư Tăng Đại tự viện, Trưởng lão Tissa là một Tỳ-kheo phạm trọng giới(11). Lúc đầu, Trưởng lão Tissa và chư Tăng Kỳ viên giữ thái độtư tưởng trung lập. Họ không chống Đại tự viện cũng không ủng hộ Vô úy sơn. Nhưng về sau, họ thừa nhậnthực hành theo tư tưởngkinh điển Đại thừa(12). Gần đây, người ta đã tìm thấy những mảnh vụn bằng vàng khắc kinh Bát-nhã của Đại thừa trên một bảo tháp của tu viện Kỳ viên(13). Phái Kỳ viên sau này cũng là một trong ba bộ pháiảnh hưởngtồn tại cho đến thế kỷ thứ XII.

Tuy có những hành động kỳ thị giáo phái, nhưng vua Mahāsena được xem là một vị vua hùng dũng và có nhiều đóng góp cho đất nước Sri Lanka. Danh tiếng của ông cũng được biết đến tại Ấn Độ vào thời điểm Phật giáo Đại thừa đang hưng thịnh tại Ấn Độ. Theo ngài W. Raluha, Tăng sĩ và Phật tử Ấn Độ biết đến vua Mahāsena, có lẽ vì ông là người ủng hộ Đại thừa. Và đối với Tăng sĩ và Phật tửẤn Độ, tu viện Vô úy sơn (Abhayagiri) trong giai đoạn trị vì của vua Mahāsena, được xem nhưtrung tâm hoằng pháp của Phật giáo Đại thừa tại Sri Lanka(14). Cũng chính vì vậy, xá-lợi Răng Phật, theo ngài W. Raluha, được những người theo Đại thừaẤn Độ, gởi đến hiến tặng cho vua Mahāsena và chư Tăng Vô úy sơn. Nhưng ngọc xá-lợi Phật chưa kịp cung tống đến Sri Lanka thì vua Mahāsena đã băng hà. Một pho tượng Bồ-tát bằng ngà voi được Hoàng tử Jettha-Tissa, con vua Mahāsena tôn tạo. Điều này cho thấy, Đại thừa đã có ảnh hưởng tại Sri Lanka trong giai đoạn trì vị của vua Mahāsena(15).

Vua Mahāsena qua đời, Thái tử Sirimeghavaṇṇa (362-) kế thừa ngai vị của vua cha. Ông chính thức ngỏ lời xin lỗi chư Tăng Đại tự viện (Mahāvihāra) và những người ủng hộ chư Tăng phái này về những việc mà phụ thân ông đã làm đối với chư Tăng Đại tự viện. Vua Sirimeghavaṇṇa tôn tạo thánh tượng Trưởng lão Mahinda và tổ chức lễ hội kỷ niệm ngày Trưởng lão Mahinda truyền Phật giáo đến Sri Lanka. Ông mời đại diện chư Tăng của tất cả các bộ phái Phật giáo tham dự Đại lễ. Vào niên đại Sirimeghavaṇṇa thứ chín, ngọc xá-lợi Răng Phật được cung tống đến Sri Lanka từ Kalinga, Ấn Độ. Ngọc xá-lợi Phật được tôn trí trong một bảo điện tại kinh thành và được trưng bày mỗi năm một lần tại tu viện Vô úy sơn để quần chúng Phật tử chiêm ngưỡng.

Ngài W. Rahula lưu ý rằng xá-lợi Răng Phật, sau này trở thành bảo vật hộ quốc của Sri Lanka, được hiến cúng cho chư Tăng Vô úy sơn, không phải cho chư Tăng Đại tự viện. Nên theo ngài, hoàng tử và công chúa, người cung thỉnh ngọc xá-lợi Phật đến Sri Lanka, là những người theo Phật giáo Đại thừa và có liên hệ với Vô úy sơn(16). Ngài Pháp Hiển, nhà chiêm bái đầu tiên của Trung Quốc đến Ấn Độ và Sri Lanka, đã viếng thăm Sri Lanka vào đầu thế kỷ thứ V trong giai đoạn trị vì của vua Buddhadāsa. Ngài đã viếng thăm và lưu lại một thời giantu viện Vô úy sơn. Ngài Pháp Hiển ghi lại, lúc bấy giờ, tu viện Vô úy sơn có 5.000 Tỳ-kheo. Trong khi, tu viện Đại tự viện chỉ có 3.000 Tỳ-kheo(17).Đến năm Silākāla thứ 12, một thương gia Ấn Độ từ Varanasi mang theo kinh Dharmadhātu (kinh Pháp giới), một quyển kinh được cho là của Đại thừa đến Sri Lanka. Vua Silākāla (524-537), theo ngài W. Rahula, có lẽ đã có tiếp xúc với Phật giáo Đại thừa trong thời gian ông lánh nạn tại Ấn Độ. Nên vua Silākāla rất tôn kính kinh Pháp giới của Đại thừa. Ông tôn trí kinh này trong một bảo điện gần hoàng cung và mỗi năm một lần kinh này được trưng bày tại tu viện Kỳ viên để quần chúng Phật tử chiêm ngưỡnglễ bái. Chư Tăng Đại tự viện và nhiều người dân không thừa nhậntôn kính kinh này(18). Tuy nhiên, Tăng sĩ Đại thừa và Tăng sĩ thừa nhận kinh điển Đại thừa vẫn nhiều hơn Tăng sĩ thuộc truyền thống Đại tự viện.

Ba mươi năm sau, trong giai đoạn trị vì của vua Aggobodhi I (568-601) có một sự thay đổi đáng kể giữa các bộ phái Phật giáo khi Trưởng lão Jotipāla, một tu sĩ thuộc truyền thống Theravāda Ấn Độ đến Sri Lanka. Để bảo vệ luận thuyết của truyền thống Theravāda và phủ nhận giá trị của kinh điển Đại thừa, Trưởng lão Jotipāla đã tham gia những cuộc tranh biện được tổ chức nơi công cộng với sự tham dự của hàng nghìn Tăng sĩ các bộ pháitrí thức xã hội. Theo Nikāya-sagraha, trong những lần tranh luận giữa ngài và các nhà Đại thừa, Jotipāla đã đánh bại tất cả luận thuyết của các nhà Đại thừa Sri Lanka. Và từ đó, cũng theo Nikāya-sagraha, phái Vô úy sơnKỳ viên bị giải tán và một phần trở thành chi phái của Đại tự viện(19).

Trưởng lão Jotipāla hoàn toàn có thể thắng tuyệt đối trong những lần tranh biện với các nhà Đại thừa Sri Lanka. Bởi vì, theo ngài W. Rahula, Trưởng lão Jotipāla đến từ Ấn Độ, đất nước thường xuyên tổ chức những cuộc tranh biện về triết họctôn giáo ở nơi công cộng và là tu sĩ Phật giáo, ít nhiều ngài phải ảnh hưởng phương pháp tranh biện của các nhà logic học Phật giáo như Trần NaPháp Xứng. Trong khi, các Tăng sĩ Sri Lanka ít có cơ hội tiếp xúc với những phương pháp tranh biện này từ Ấn Độ(20). Sau kết quả tranh biện, vua Aggabodhi I ủng hộ Trưởng lão Jotipāla và chư Tăng Đại tự viện. Tuy nhiên, Hoàng tử Dathāpabhati, người giữ thái độ im lặng về những cuộc tranh biện giữa Trưởng lão Jotipāla và các nhà Đại thừa, đã lên tiếng ủng hộ các nhà Đại thừa(21). Điều này cho thấy không có sự bắt buộc theo hay không theo phái Đại tự viện. Vì vậy, có thể có Tăng sĩ của hai bộ phái Vô úy sơnKỳ viên chuyển theo Đại tự viện. Nhưng khó có thể, tất cả Tăng sĩ của hai bộ phái, đặc biệt là phái Vô úy sơn, đã có ảnh hưởng sâu rộng trong xã hội và xuyên suốt mấy trăm năm, dù bị áp lực từ chính quyền hay dân chúng, vẫn kiên quyết thừa nhận kinh điển Đại thừa, mà dễ dàng bị giải tán, rồi hủy bỏ kinh điển Đại thừa và theo Đại tự viện. Hai phái Vô úy sơnKỳ viên không hoàn toàn bị giải tán hay chuyển sang Đại tự viện nên sau đó, vua Aggobodhi II (601-612) và hoàng hậu lại ủng hộ Vô úy sơnKỳ viên(22).

Trong hơn 200 năm kế tiếp, không thấy các biên niên sử Tích Lan đề cập nhiều về những tranh luận giáo nghĩa hay giới luật giữa ba bộ phái. Thỉnh thoảng có vài lần “tịnh hóa Tăng-già”. Nhưng nhìn chung, sau những lần “tịnh hóa Tăng-già” này, cả ba bộ phái, Đại tự viện, Vô úy sơnKỳ viên vẫn cùng tồn tại. Và có nhiều chỉ dấu cho thấy không nhiều thì ít tư tưởngtín ngưỡng của chư Tăngtín đồ Đại tự viện đã chịu ảnh hưởng tư tưởngtín ngưỡng của Đại thừa, cụ thểĐại thừa của Vô úy sơn(23).

Đến khoảng giữa thế kỷ thứ IX, trong giai đoạn trị vì của vua Sena I (831-853), một số Tăng sĩ thuộc truyền thống Vajrayāna (Kim cang thừa hoặc Mật tông) đã đến Sri Lanka. Họ mang theo một số kinh điển Đại thừa, trong đó có kinh Đại bảo tích (Ratnakuta) và nhiều hình tượng Phật, Bồ-tát. Một số mảnh vụn bằng vàng viết kinh Bảo tích và một số hình tượng Phật, Bồ-tát đã được tìm thấy, có niên đại trong giai đoạn trị vì của vua Sena II (851-885). Những hình tượng này được tin là do vua Sena II (851-885) tôn tạo(24).

Ba bộ phái Phật giáo Đại tự viện, (Mahavihara), Vô úy sơn (Abhayagira) và Kỳ viên (Jetavana) cùng tồn tạithịnh suy tại Sri Lanka cho đến thế kỷ thứ XII. Đến thế kỷ thứ XII, vua Parakkama Bāhu I ủng hộ phái Đại tự viện tiến hành “tịnh hóa” Tăng đoàn(25). Sau lần “tịnh hóa” Tăng đoàn này, tu sĩ của hai bộ phái Vô úy sơnKỳ viên hoặc buộc hoàn tục hoặc trở thành tu sĩ của Đại tự viện. Từ đó, hai bộ phái kia không thể phục hoạt trở lại tại Sri Lanka. Hiện nay, Phật giáo Sri Lanka là Phật giáo thuộc truyền thống Mahāvihāra của Theravāda.

Bên cạnh Phật giáo Đại thừa có tính kinh viện được truyền đến và tồn tại, lúc thịnh lúc suy, gần 1.000 năm tại Sri Lanka, Phật giáo Đại thừa có tính tín ngưỡng cũng được truyền đến và ảnh hưởng sâu rộng, thậm chí cho đến ngày nay, trong đời sống tín ngưỡng của người dân Sri Lanka. Chúng tôi sẽ trình bày những ảnh hưởng của tín ngưỡng Đại thừa, đặc biệttín ngưỡng Bồ-tát Quan Thế Âm, trong đời sống tôn giáo của người dân Sri Lanka trong một bài riêng biệt.

Lịch sử truyền bá Phật giáo nói chung và các bộ phái Phật giáo nói riêng, lúc này lúc khác, có những lần va chạm, nhưng chủ yếu là va chạm trên ngôn từ. Sự va chạm là điều phải xảy ra trong quá trình vận động giữa khuynh hướng bảo thủ và cách tân(26).Lịch sử truyền bá và phát triển Phật giáo tại Sri Lanka cũng có những lần va chạm giữa bộ pháitư tưởng bảo thủbộ pháitư tưởng cách tân. Nhưng chính nhờ những lần va chạm này mà ít nhiều tư tưởng của các bộ phái Phật giáo đã ảnh hưởng qua lại. Và nhờ ảnh hưởng qua lại mà, ngày nay, Phật giáo Theravāda, tiêu biểu của truyền thống này là Phật giáo Sri Lanka và Phật giáo Đại thừa có nhiều điểm chung và Tăng sĩ của hai truyền thống xem nhau như huynh đệ trong ngôi nhà chung của Phật giáo.

 Chú thích

(1) W. Rahula, History of Buddhism in Ceylon, Dehiwala: the Buddhist Cultural Centre, 1993, tr.81-4.
(2) Như trên, tr.84-5.
(3) J. C. Holt & Sree Padma, “Buddhism in Andhra and Its influence on Buddhism in Sri Lanka”, Buddhism in the Krishna River Valley of Andhra, State University of New York Press, 2008, tr.115.
(4) W. Rahula, sđd., tr.87-9.
(5) Như trên, tr.89. Có xem thêm trong S. Paranavitana, “Civilisation of the Early Period: Religion and Art”, History of Ceylon, Colombo: Ceylon University Press, tập I, 1959, tr.249-50.
(6) Mahāvaṃsa, sđd., tr.654-5; E.W. Adikaram, Early History of Buddhism in Ceylon, Dehiwala: the Buddhist Cultural Centre, 1994, tr.90-1.
(7) Mahāvaṃsa, như trên, tr.656.
(8) W. Rahula, sđd., tr.93.
(9) Mahāvaṃsa, sđd., tr.658-9.
(10) Như trên, tr.660.
(11) Như trên, tr.660-1.
(12) G. Panabokke, History of Buddhist Sangha in India and Sri Lanka, Colombo: University of Kelaniya, 1993, tr.95.
(13) J. C. Holt & Sree Padma, sđd., tr. 116.
(14) W. Rahula, sđd., tr.96-7.
(15) Như trên, tr.114.
(16) Như trên, tr.97.
(17) Fa-Hein, A Record of Buddhistic Kingdoms, J. Legge (dịch.) New Delhi: Munshiram Monoharlal, 1991, tr.102, 107.
(18) W. Rahula. sđd., tr.102.
(19) Như trên, tr.103
(20) Như trên, tr.103.
(21) G. Panabokke, sđd., tr.95-6.
(22) W. Rahula, sđd., tr.103
(23) G. Panabokke, sđd., tr.96.
(24) W. Rahula, sđd., tr.109-10.
(25) Richard F. Gomrich, Theravāda Buddhism, London: Routledge, 2006, tr.157-8.
(26) Mỗi khuynh hướng bảo thủ hoặc cách tân có điều hay của nó. Khuynh hướng bảo thủ có khả năng duy trì được tính nguyên thủy của Phật giáo. Trong khi, khuynh hướng cách tân có khả năng điều chỉnh một số nội dung của Phật giáo cho phù hợp với bối cảnh xã hội mới. Hai khuynh hướng này bổ sung cho nhau. Nhờ bổ sung cho nhau mà Phật giáo đã tồn tại và phát triển đến ngày nay và trở thành là một tôn giáo lớn của nhân loại.

Thích Nguyên Lộc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7036)
Thành Duy Thức Luận trình bày hai quả chuyển y là Đại Niết-bàn và Đại Bồ Đề; Do đoạn trừ hết thảy các chướng mà thành tựu hai quả vị thù thắng này.
(Xem: 7681)
Tỳ-bà-thi Phật là danh hiệu phiên âm từ Pāli ngữ Vipassī, Sanskrit: Vipaśyin; có nghĩa là cái nhìn đặc biệt, cái nhìn sâu sắc và thanh tịnh; cách nhìn này xuyên suốt thấu đáo mọi vấn đề.
(Xem: 22461)
Năng Đoạn Kim Cương Bát-nhã Ba-la-mật Kinh, nguyên văn Sanskrit Devanagari hiện hành là: वज्रच्छेदिका नाम त्रिशतिका प्रज्ञापारमिता। Vajracchedikā nāma triśatikā prajñāpāramitā
(Xem: 8900)
Trong lịch sử tôn giáo của nhân loại rất hiếm có bậc lãnh đạo tinh thần - qua lời nói, hành động và khả năng thiện xảo - làm tăng động lực và tạo một chuyển hướng mới cho tôn giáo, Đức Phật là một khuôn mặt hiếm hoi trong các bậc này.
(Xem: 10120)
Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết chính xác bản kinh Pháp Hoa này được thiết lập khi nào, ở đâu và được ghi lại bằng ngôn ngữ nào trước hết.
(Xem: 16812)
Trường A Hàm I, "Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn. Duy ngã vi tôn, yếu độ chúng sanh, sanh lão bệnh tử"...
(Xem: 8286)
Việc nghiên cứu Kinh Lăng-già, đã được ngài D.T.Suzuki thực hiện, qua tác phẩm “rất thẩm quyền”: Studies in the Lankavatara Sutra – nghiên cứu về kinh Lăng-già.
(Xem: 19099)
Chắc chắn dù có khen ngợi thì cũng không đủ nêu lên chỗ cao đẹp; dù có bài bác thì cũng chỉ càng mở rộng chỗ ảo diệu luận mà thôi. Luận Vật bất thiên của ngài Tăng Triệu...
(Xem: 8002)
Chính pháp trụ một nghìn năm, tượng pháp trụ một nghìn năm, mạt pháp trụ một vạn năm. Thuyết này trích trong Kì-hoàn tinh xá bi.
(Xem: 6956)
Nhị đếtục đếchân đế, còn gọi là chân lý tương đốichân lý tuyệt đối hay chân lý thế gianchân lý xuất thế gian.
(Xem: 8223)
Phật giáocách sống dựa trên việc rèn luyện tâm. Mục đích cao nhất là để đi trên con đường giải thoát khỏi đau khổ, và đạt đến Niết Bàn,
(Xem: 8574)
Trong 2 giai tầng của việc phát triển tâm giác ngộ nguyện vọng và dấn thân, chỉ với việc dấn thân chúng ta mới thọ giới Bồ tát.
(Xem: 9673)
Trích từ quyển How to See Yourself as You Really Are của Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển chuyển ngữ
(Xem: 9544)
Thực chứng giáo lý duyên khởi, người thông tuệ hoàn toàn không vướng vào những quan điểm cực đoan...
(Xem: 7729)
Công cuộc hiện đại hóa giáo dục đại họcTrung Quốc bắt đầu từ việc chính phủ Mãn Thanh xây dựng “Kinh Sư Đại Học Đường” năm 1910 chiêu sinh sinh viên chính quy đầu tiên.
(Xem: 8298)
Đức Phật nói, nếu giữ tâm vững như hòn đảo trước phong ba bão táp của cuộc đời thì chúng ta sẽ có được chất liệu an vui, an vui về thái độ, tinh thần...
(Xem: 8304)
Phật dạy thân người do tứ đại gồm bốn chất đất-nước-gió-lửa hòa hợp lại hình thành; đất với gió lại không thuận với nhau, gió thổi mạnh thì đất rung rinh..
(Xem: 7946)
Phật dạy trong mỗi người chúng ta đều có phần tâm linh sáng suốt, nương nơi mắt thì thấy biết không lầm lẫn, sự vật như thế nào thì biết rõ như thế đó;
(Xem: 8435)
Thực tại nền tảng của thế giới Hoa Nghiêm là Phật Tỳ-lô-giá-na (Vairocana). Đây là Pháp thân của Đức Phật Thích-ca và cũng là Pháp thân của tất cả chư Phật.
(Xem: 9966)
Dựa trên giả định các hoạt động của Tâm tạo ra những cấu trúc não bộ mới (Hebb 1949) cho biết ý tưởng, tình cảm có thể để lại dấu ấn
(Xem: 8982)
Là giai đoạn duy nhất trong kinh nghiệm cận tử liên quan đến việc nhận thức thế giới mang tính vật lý hơn là tính tâm linh...GIDEON LITCHFIELD
(Xem: 8774)
Khi Mâu Tử, một tri thức Tàu, tị nạn tại Giao Châu và viết trong Lý Hoặc Luận vào cuối thế kỷ thứ 2 sau tây lịch rằng, “Đất Hán chưa chắc là trung tâm của trời đất,”
(Xem: 8031)
Nếu quý vị không có tuệ giác trong cung cách chính mình và mọi thứ thật sự là, quý vị không thể nhận ra và xa lánh những chướng ngại...
(Xem: 9935)
Tâm ta là vật quan trọng nhất. Mọi sự đến từ tâm, vì thế tất cả những gì không ai ưa thích mà giờ đây ta đối mặt cũng đến từ tâm.
(Xem: 9849)
Những giác quan của chúng ta góp phần cho sự si mê của chúng ta. Đối với những tính năng của chúng ta về thấy, nghe, ngửi, nếm, và cảm giác, những đối tượng dường như tồn tại trong tự bản chất của nó.
(Xem: 9366)
Chết là một bộ phận trong sự sống của chúng ta. Dĩ nhiên, theo quan điểm của Phật Giáo, thân thể này trong một ý nghĩa nào đó là một kẻ thù.
(Xem: 10246)
Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử Đức Phật đều muốn biết về bữa ăn cuối cùng của Ngài do ông Thuần Đà (Cunda) cúng dường,
(Xem: 14563)
Là vị Bồ Tát tiêu biểu cho Trí Tuệ, Bồ Tát Văn Thù thường được miêu tả với dáng dấp trẻ trung ngồi kiết già trên một chiếc bồ đoàn bằng hoa sen.
(Xem: 9119)
Đức Phật là một bậc đạo sư thực tiễn. Mục tiêu duy nhất của Ngài là giải thích tất cả chi tiết trong vấn đề của khổ là thực tế phổ biến của cuộc đời.
(Xem: 8608)
Bồ-tát (菩薩), nói cho đủ là Bồ-đề-tát-đỏa (菩提薩鬌), phiên âm tiếng Phạn là Bodhisattva. Bồ đề dịch là Giác ngộ; tát-đỏa dịch là chúng sanh.
(Xem: 9761)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”.
(Xem: 15752)
Ở đời tuổi tác là một nhân tố quan trọng tác thành nên vị trí của cá nhân trong cộng đồng. Trong đạo cũng vậy, những bậc truởng lão, thâm niên lại càng được kính nể và tôn trọng hơn.
(Xem: 8195)
Bảy yếu tố khiến Tăng đoàn hưng thịnh hay còn gọi là bảy pháp bất thối được đề cập trong bài kinh Đại bát Niết bàn, gồm: Có Tín tâm, có Tàm, có Quý, Đa văn, Tinh tấn, Chánh niệmTrí tuệ.
(Xem: 11124)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh.
(Xem: 11790)
Đạo đức học là một bộ phận của triết học nhằm dựa vào lý tríthiết lập một sự phân biệt giữa thiện và ác, giữa điều được làm và điều bị cấm làm.
(Xem: 8860)
Trong đời tu hành của con có một chướng ngại mà con không vượt qua được, đó là những niệm tưởng lăng xăng. Nó quấy rầy luôn, cả những lúc nghỉ ngơi cũng không yên.
(Xem: 9089)
Điều cần bảo vệ chính là cái tâm của người con Phật, biết kiên trì thực hành những lời Phật dạy để đem lại an lạc cho chính mình và những người chung quanh
(Xem: 12008)
Chữ “giác ngộ” trong Đạo Phật, tiếng Pali và Sanskrit đều là “Bodhi”. Tiếng Anh là “enlightenment” hay “awakening”
(Xem: 9427)
Chúng tôi đã thuyết giảng về những cảm xúc đau khổ và các tai hại mà chúng sẽ gây ra cho việc hành trì tu tập của chúng ta.
(Xem: 21744)
Chúng ta đã biết đời là vô thường đau khổ, nhưng chúng ta còn cố chấp cái ngã, cái ta, cố bám víu vào cái của ta, thì chúng ta không thể trừ bỏ được kiêu mạn,
(Xem: 15296)
Người Phật tử có trí và hiểu đạo chỉ quan tâm khiến cho mỗi đời sống là một bước tiến trên con đường tiến bộ tâm linh không ngừng, dẫn tới sự giải thoátgiác ngộ tối hậu...
(Xem: 8678)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộVãng sanh khác nhau thế nào?
(Xem: 9375)
Khi đã biết nghiệp báo nhân quả không thể tránh, khủng khiếp như thế, chúng ta phải cố gắng tránh làm ác từ ý nghĩ, lời nói đến việc làm
(Xem: 7818)
Khảo sát hiện tượng "hội nhập văn hóa" tại một trung tâm Phật giáovị trí quan trọng vào hàng nhất nhì ở thời Lý-Trần như chùa Quỳnh Lâm...
(Xem: 9410)
Ta-bà là chu kỳ của sự hiện hữu (sự sinh, sự sống và cái chết) chi phối bởi nghiệp (karma). Đấy là chiếc bánh xe của khổ đau hình thành từ các hiện tượng của sự hiện hữu
(Xem: 9457)
Chúng ta sợ đủ thứ: sợ chết, sợ khốn khổ, sợ bị chê bai chỉ trích, và trên tất cả, hình như chúng ta rất sợ sự thật.
(Xem: 10426)
Con người sanh ra trên cõi đời này đã mang theo nghiệp nhân của đời trước, lúc lớn lên lại gây tạo thêm nghiệp mới.
(Xem: 8876)
Tất cả việc làm của Phật giáo đều tập chú vào lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh là đối tượng duy nhất của Phật giáo.
(Xem: 14888)
Mặc dù các tôn giáo nhất là Phật giáo đều nhấn mạnh đến vấn đề Nhân Quả - Nghiệp báo, song Luật Nhân quả không phải là của riêng một tôn giáo nào, nó là một luật của tự nhiên
(Xem: 8039)
“Sống Tỉnh Giác” là sống tỉnh chứ không còn ngủ mê nữa. Đây là đi vào thực hành chứ không phải là học, hiểu hay lý luận suông.
(Xem: 8351)
Sau khi trở thành phật tử, có tam qui, ngũ giới rồi, người phật tử phải sống ra sao để an lạc hạnh phúc?
(Xem: 8434)
Tất cả chúng ta đều có duyên lớn được gặp Phật pháp, được học Phật, được có người chỉ đường, có bản đồ sẵn hết rồi, chỉ còn một việc là bước đi để trở về.
(Xem: 8851)
‘Tâm’ là chữ thường xuyên xuất hiện với người Phật tử mỗi khi nói đến tu tập . Thật vậy, nào là ‘Tu tâm’ , ‘một niệm ở tâm ta’ , nào là ‘giữ tâm ý trong sạch ’ , ‘
(Xem: 9147)
Chánh Giáo (Tam Bồ Đề_ Sambhodhi) cùng Giải Thoátmục đích chung của Phật và các đệ tử Thanh Văn...
(Xem: 8654)
Cầu xin mà có hiệu qủa, chẳng có ai không cầu, cứ ngồi đó mà cầu nguyện là tự có tất cả, chẳng phải làm việc vất vả, cần gì phải học hành cực nhọc....
(Xem: 8218)
Phật Giáo Ấn ĐộTây Tạng phân loại và hệ thống hóa toàn bộ giáo huấn của Đức Phật thành ba chu kỳ khác nhau gọi là "ba vòng quay của bánh xe Đạo Pháp"
(Xem: 7760)
Con Đường Của Bụt là chủ đề của khoá tu An Cư Kiết Đông năm 2008 - 2009. Đây là con đường Bụt đã đi, và chúng ta đang đi theo sự hướng dẫn của Ngài.
(Xem: 9936)
con người, chúng ta có khuynh hướng bám víu vào đời sống của chính mình. Nhà Phật gọi đó là chấp thủ.
(Xem: 7945)
Con người luôn sống trong sợ hãi từ hiện tại cho đến vị lai, là do chính mình gây tạo nên bằng những hành động, lời nóiý nghĩ bất thiện
(Xem: 7886)
Kinh điển thường ví giận dữ như một cơn điên. Người điên cuồng không kiềm chế được ý thức nên hành vi, cử chỉ, việc làm gây thương tổn bản thân và người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant