Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Trung Đạo - Trung LuậnTrung Quán

21 Tháng Sáu 201408:30(Xem: 8849)
Trung Đạo - Trung Luận Và Trung Quán


TRUNG ĐẠO - TRUNG LUẬNTRUNG QUÁN

(Trích dịch từ Chương IV của tác phẩm Nghiên cứu về thuyết Tánh Không)

Tác giả: Pháp sư Ấn Thuận
Người dịch: Thích Nhuận Thịnh


tanhkhongPhẩm Quán Tứ đế của Trung luận, từ chỗ duyên khởi (pratītya-samutpāda) tức là không (śūnyatā), cũng là giả danh (prajñāptiupādāya) về sau, tiếp theo nói: cũng là trung đạo (madhyamā-pratipad). Ở đoạn trên đã từng nói đến: Duyên khởi của trung đạo là kinh A-hàm nói; đặc sắc của kinh Bát-nhã là chỉ có giả danh (không có thật), bổn tánh không (prakṛti-śūnyatā) và tự tánh không (svabhāva-śūnyatā). Tự tánh không là dựa theo tánh không thắng nghĩa để nói; đến giai đoạn cuối cùng của Trung bản Bát-nhã mới dùng ‘từ sự hòa hợp của nhân duyên sanh ra nên không có tự tánh’ để giải thích về tự tánh không. Trong tự tánh không đã có ý nghĩa không có tự tánh cho nên là không, do vậy Long thọ xuất hiện, dùng một cái mà xuyên suốt hết cả, nên nói rằng: “Pháp mà do nhiều nhân duyên sanh ra, thì ta nói nó là không, cũng là giả danh, cũng là nghĩa của trung đạo’ – một bài kệ vô cùng nổi tiếng trong Phật pháp Đại thừa. Trung đạoPhật pháp, cũng là nguyên tắc duy nhất mà hàng đệ tử của Phật tuân theo. Tất cả hành vi, tất cả nhận thức, tối chính xác mà lại tối thích hợp, chính là trung đạo, trung là không rơi vào hai bên (nhị biên - antadvaya) – thiên lệch về bên tà, cực đoan. Lấy sự thực hành để nói, thì kinh Câu-lâu-sấu vô tranh nói: đắm trước cái dục lạc thấp hèn là một bên, tự khổ hạnh không dùng lợi dưỡng là một bên, ‘lìa hai bên này, thời có trung đạo’, trung đạoCon đường Thánh gồm 8 ngành [Bát chánh đạo].1 Lời dạy dỗ này là được nhiều Kinh, Luật nói đến. Như Phật dạy Tôn giả Nhị thập ức nhĩ (Śrotraviṃśatikoṭī) rằng: Như ‘điều chỉnh dây của đàn cầm, không căng, không chùn, điều chỉnh thích hợp được khoảng giữa đó, thì có thể phối hợp ra âm thanh đáng yêu thích.’ Cho nên “tinh tấn quá mức thì khiến tâm loạn động (trạo cử); không nỗ lực tinh tấn thì khiến tâm sanh giải đãi. Vì vậy ngươi nên phân biệt vào lúc này thì nên quán sát tướng như thế này.”2 Tu hành cũng cần phải thích hợp cái trung ấy, là cần phải quán sát thân và tâm của chính mình, khéo léo điều chỉnh. Giống như luyện vàng vậy, không thể ‘luôn luôn thổi lửa’, ‘luôn luôn rưới nước’, ‘luôn luôn ngừng cả hai’, mà phải hoặc chỉ, hoặc cử, hoặc xả,(a) tùy thời thích hợp mà xử lý, đây mới có thể ‘tâm ắt được chánh định, dứt sạch các hữu lậu.’3 Vì vậy, tu hành thành tựu vô tướng tâm tam-muội (animitta-citta-samādhi) ấy, ‘là không vọt lên cũng không chìm xuống,’ tâm trụ nơi bình đẳng.4 Đây là một nguyên tắc, ứng dụng vào sự nhận thức, chính là duyên khởi do ‘ở nơi trung mà thuyết pháp’, pháp duyên khởi không rơi vào hai bên – đồng nhất và dị biệt, đoạn diệtthường hằng, hữu và vô. Trung đạo chính xácthích hợp, không phải là ‘tách ra để tìm cái giữa’ [chiết trung], không phải là lập lờ nước đôi, càng không phải là sự điều hòa của hai cực đoan, mà là thoát khỏi mọi kiến chấp, chấm dứtdiệt trừ tất cả hí luận (prapañca). Từ nguyên tắc này để quán sát, chỉ có tên gọi mà không có thật thể, tự tánh đều không của kinh Bát-nhã, chỉ là xiển minh đầy đủ về thuyết duyên khởi trung đạo. Vì sao pháp duyên khởi là trung? Pháp duyên khởi là không có tự tánh, cho nên chỉ có tên gọi giả (mà không có thật); pháp duyên khởi là không có tự tánh, cho nên tức là không. Không, cho nên không có tự tánh, là duyên khởi của giả danh; duyên khởi của giả danh, cho nên lìa các kiến chấp nên được vắng lặng [không tịch]. Lấy giả danh tức không – ‘tánh không duy danh’ để nói về trung đạo của duyên khởi, trung đạo là lìa hai bên [nhị biên], cũng chính là tám phủ định mà Trung luận đã nói. Dựa vào Trung đạoduyên khởi gồm tám phủ định (giả danh), có thể thành lập tất cả pháp thế, xuất thế trong thế tục đế; dựa vào trung đạo – tám phủ định (không) của duyên khởi, có thể không rơi vào các kiến chấp, khế nhập vào nghĩa chân thật (thắng nghĩa). Cho nên bài tụng rất nổi tiếng của Trung luận, có thể giải thích theo biểu đồ như sau: Tự tánh không
Pháp duyên khởi…....(vô tự tánh)………(bát bất) trung đạo
Có theo giả danh Phần sau của Hạ bản Bát-nhã nhiều lần nói đến hai loại sự thật [nhị đế], Trung luận cũng là dùng nhị đế để trình bày Phật pháp, như quyển 4* nói: “Chư Phật dựa vào nhị đếthuyết pháp cho chúng sanh. (Một là) thế tục đế, và (hai là) đệ nhất nghĩa đế.”(b) “Nếu không dựa vào tục đế thì không đắc được đệ nhất nghĩa đế. Không đắc được đệ nhất nghĩa đế thì không thể đắc được niết-bàn.”(c) Phật vì chúng sanhthuyết pháp, nên không thể không đặt để nên nhị đế; nếu như không có cái ‘hai – nhị’ tương đối thì tất cả đều đã không thể diễn tả được. Giống như sự hiểu biết của chúng sanhthế gian vậy, đúng như thế, thì gọi là thế tục đế (lokasaṃvṛti-satya – sự thật đúng theo thế gian), đế có nghĩa là không điên đảo. Đệ nhất nghĩa đế (paramārtha-satya) – thắng nghĩa đế, là nghĩa chân thật (tattva) được nhận biết bởi bậc Thánh. Cái được nhận biết bởi chúng sanhthế gian, dù đó là cái biết chung, cái thấy chung, đúng như thế, kỳ thật là mê hoặc điên đảo, cho nên bị sanh tử không dừng. Tìm cầu Phật pháp theo thắng nghĩa, là phải ở trong tất cả pháp của thế gian, lìa điên đảo mê hoặc để thông đạt được nghĩa chân thật, đây là mục đích căn bản của sự đặt để nên nhị đế. Nhưng đệ nhất nghĩa đế, thì danh, tướng, cái phân biệt bằng hư vọng của thế gian đều không thể biểu đạt được, cho nên nói rằng thắng nghĩa đếnhư vầy như vầy, vẫn là dựa vào thế tục đế, dùng phương tiện mà nói. Như kinh Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật nói: “Các tướng như vậy (tánh không) là tướng của bát-nhã ba-la-mật sâu xa. Phật vì chúng sanh, nên dùng pháp thế gian để nói, chẳng phải là đệ nhất nghĩa.”5 “Nếu danh tựnhân duyên hòa hợp đều không có, thì ngữ ngôn và các sự việ của thế gian đều bị diệt; vì thế đế không có, nên đệ nhất nghĩa đế cũng không có.”6 Thế tục đế là cái nhận thức bằng sự mê lầm của chúng sanh, tuy là lầm lạc, nhưng lại là quan trọng, bọn phàm phu chúng ta chính là ở trong tình cảnh này vậy! Cho nên phải nương tựa vào thế tục đế mới có thể biểu thị đệ nhất nghĩa đế; mới có thể từ trong sự khám phá ra cái mê vọng của thế tục để thông đạt thắng nghĩa đế. Dựa vào nhị đế của Trung luận để xem xét một bài kệ rất nổi tiếng của Long thọ: Thế tục đế được nhận thức bằng sự mê vọng của chúng sanh, Phật nói là duyên khởi; dựa vào duyên khởi nên lìa được biên kiến. Có thể lãnh hội và thấy được nghĩa chân thật một cách chính xác, thì đây chính là trung đạo. Nhưng người thông thường, những người theo các bộ phái Phật giáo đều không thể lý giải duyên khởi đúng như thật, cuối cùng thảy đều sa vào khuôn sáo cũ của ‘dựa vào thật mà lập nên giả’, không thể tự cứu mình được. Cho nên kinh Bát-nhã nói: tất cả pháp đều là giả danh, thông đạt được tự tánh vốn vắng lặng [không tịch] thì đây chính là thuyết nhị đế. Trung luận lập luận dựa theo duyên khởi: pháp duyên khởi tức là tánh không, làm hiện rõ đệ nhất nghĩa; duyên khởi tức là giả danh, làm sáng tỏ thế tục đế. Sự có theo giả danh như thế, tức là tánh không, tánh không (cũng là dựa vào giả danh mà nói) không gây trở ngại cho giả hữu, chính là trung đạo của duyên khởi lìa hai bên. Nói duyên khởi tức là không, cũng là giả, cũng là trung (luận Hồi tránh nói rằng duyên khởi, không, trung đạo là cùng một nội dung(d)), nên chỉ là thuyết nhị đế. Thuyết tam đế gồm tức không, tức giả, tức trung, không phải là luận ý của Long thọ. Hướng dẫn cho người khác chuyển đổi mê lầm đế hướng đến giác ngộ, dựa vào thế tục đếthuyết pháp: vì duyên khởi không có tự tánh cho nên là không, vì là không cho nên nhờ vào duyên khởi mà có – thuyết trung đạo, có thể khéo léo thiết lập nên mọi pháp, xa rời hết thảy kiến chấp, có thể nói là sự thuyết giáo vô cùng thiện xảo vậy! Chẳng qua danh ngôn của thế tục là ‘hai’, là không có tính quyết định; tánh tương đối vốn có của danh nghĩa, ở trong sự thích ứng với chúng sanh, tùy thời, tùy nơi mà lưu hành, thì sẽ không tránh khỏi dẫn đến sanh ra các lời bàn tán khác nhau, đó cũng là pháp thường tình của thếgian. Căn cứ vào đệ nhất nghĩa đế, không, vô sanh, v.v., thì đó chỉ là một loại phù hiệu, đều không ngang bằng với đệ nhất nghĩa. Như không là lấy sự lìa các kiến chấp làm tác dụng, mà chấp trước vào cái không ấy thì cũng chẳng phải là trung, cho nên nói: ‘không cũng lại không có’, ‘không cũng không thể nắm bắt được’. Vả lại, trong thực hành sự quán về duyên khởi tức không, đúng như điều mà đoạn kinh dẫn ở trên đã nói, phải tùy thờithích hợp khéo léo với cái trung ấy, luận Đại trí độ nói như thế này:7 “1. Bát-nhã ba-la-mật lìa hai bên mà thuyết về trung đạo: tuy không mà không chấp trước vào không, cho nên nó là có tội, phước; tuy nói có tội, phước, nhưng chẳng sanh tà kiến chấp thường, cũng ở trong không mà không có chướng ngại.” “2. Bồ-tát trụ ở trong nhị đếthuyết pháp cho chúng sanh. Không chỉ nói về không, không chỉ nói về có, mà còn vì lòng thương xót chúng sanh cho nên nói là không, vì những chúng sanh đang chấp thủ về tướng của không cho nên nói là có, ở trong hai chỗ có và không nhưng không đắm nhiễm.” “3. Tướng có là một bên, tướng không là một bên, lìa hai bên mà đi trong trung đạo, là thật tướng của các pháp.” “4. Bát-nhã ba-la-mật ấy là thật tướng của tất cả pháp,… thường là một bên, đoạn diệt là một bên, lìa hai bên này mà đi trong trung đạo. … Đây là bát-nhã ba-la-mật, là một bên, đây chẳng phải là bát-nhã ba-la-mật là một bên, lìa hai bên này mà đi trong trung đạo, đó gọi là bát-nhã ba-la-mật.”1.2. là nói trung đạo cho chúng sanh. 1. là người nói nói về có mà không sanh ra các kiến chấp về thường, v.v., nói về không mà không dính mắc nơi không. 2. đối trị cái chấp thiên lệch của chúng sanh, vì những kẻ dính mắc vào không ấy nên nói là có, vì những kẻ dính mắc về có cho nên nói là không. Như vậy, đó mới là khéo thuyết trung đạo. 3.4. là ‘đi [thực hành] trong trung đạo’. Trong sự thực hành bát-nhã, tướng có là một bên, tướng vô – không cũng là một bên; phân chia ra đây đúng là bát-nhã và đây chẳng phải là bát-nhã cũng đều là một bên. Thực hành bát-nhã là lấy sự không chấp trước làm nguyên tắc, nếu như tâm có chấp trước liền khiến cho sự thực hành thiện, thực hành không này cũng đều là ở một bên mà chẳng phải trung. Kinh Bát-nhã gọi đó là ‘thuận đạo pháp ái sanh;(e)’8 thí dụ là ‘như ăn loại độc hỗn hợp’.9 Con đường giải thoát được Phật khai thị, như không, vô sở hữu (ākiṃcanya), vô tướng (animitta), kinh A-hàm sớm đã chỉ ra rồi: quán về vô ngãvô ngã sở - vô sở hữu, có sự thực hành quán này thì nhờ huệ để được giải thoát, đắm nhiễm vào nó thì không giải thoát được, sẽ sanh vào vô sở hữu xứ (ākiñcanayāyatana); quán tất cả là không có tướng, có thực hành pháp quán này thì nhờ huệ để được giải thoát, nếu như đắm nhiễm thì không giải thoát được, sẽ sanh vào vô tưởng xứ - phi tưởng phi phi tưởng xứ (naivasaṃjñānāsaṃjñāyatana).10 Nguyên lý và phương pháp là có chuẩn mực, nhưng dù là thế tục, mà nếu có thể khéo léo thích ứng đúng với nó, thì đúng như câu nói của người Trung quốc: ‘muốn vận dụng nó được hoàn hảo, thì phải để hết tâm vào nó’ vậy. Các vị học giả nên chú ý đến tính thực tiễn của Phật pháp, không chỉ là ‘Trung luận’ mà phải thêm là ‘Trung quán’ mới được!


1 Trung A-hàm, (169) Câu-lâu-sấu vô tranh kinh, T. 1, tr. 701b-c. Trung bộ, (139) Vô tranh phân biệt kinh, Nam truyền 11 hạ, tr. 320-321. 2 Tạp A-hàm 9, T. 2, tr. 62c. Trung A-hàm, (123) Sa-môn nhị thập ức kinh, T. 1, tr. 612a-b. Tăng chi bộ, phẩm 6 pháp, Nam truyền 20, tr. 129. (a) “Chỉ tướng 止相, cử tướng 舉相, xả tướng 捨相. Pāli, A. i. 257: samādhinimittaṃ, định tướng, paggahanimittaṃ, cần (tinh tấn) tướng, upekkhānimittaṃ, xả tướng.” Tham khảo: Tạp A-hàm, tập 2, Thích Đức Thắng dịch Việt, Nxb Phương Đông, Sài gòn, 2010, tr. 694, chú thích 10. 3 Tạp A-hàm 47, T. 20, tr. 342a. Tăng chi bộ, phẩm 3 pháp, Nam truyền 17, tr. 422-423. 4 Tạp A-hàm 20, T. 2, tr. 145a-146a. Tăng chi bộ, phẩm 9 pháp, Nam truyền 22 thượng, tr. 126-127. * Trung luận 4, T. 30, tr. 32c-33a. (b) Skt: dve satye samupāśritya buddhānāṃ dharmadeśanā |
lokasaṃvṛtisatyaṃ ca satyaṃ ca paramārthataḥ ||8|| (c) Skt: vyavahāram anāśritya paramārtho na deśyate | paramārtham anāgamya nirvāṇaṃ nādhigamyate ||10|| 5 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 14, T. 8, tr. 325b. 6 Đại trí độ luận 42, T. 25, tr. 365a. (d) Skt: “yaḥ śūnyatāṁ pratītyasamutpādaṁ madhyamāṁ pratipadam-anekārthām.” Nāgārjuna, Vigrahavyāvartanī. 7 Đại trí độ luận: 1. Quyển 70, T. 25, tr. 551a; 2. Quyển 91, tr. 703b; 3. Quyển 61, t. 492c; 4. Quyển 43, tr. 370a-b. (e) Skt: “iyam āyuṣman śāriputra bodhisattvasya mahāsattvasya ānulomikī dharmatṛṣṇā āmaḥ.” Pañcaviṃśatisāhasrikā Prajñāpāramitā. Chữ sanh (生), Skt. āma (adj), có nghĩa là chưa chín, chưa được nấu, chưa được rèn giũa, bệnh tật, v.v. Như vậy, ‘thuận đạo pháp ái sanh - 順道法愛生’ được hiểu là, vị Bồ-tát ma-ha-tát mà học tập bát-nhã ba-la-mật chưa thuần thục, chưa thực hành đúng phương pháp của bát-nhã ba-la-mật (như đoạn kinh này đã diễn tả) thì sự thực hành của vị ấy là thực hành bằng tâm yêu thích của mình đối với Phật pháp mà chưa hiểu rõ được phương pháp đúng của bát-nhã ba-la-mật. 8 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 3, T. 8, tr. 233b. 9 Ma-ha Bát-nhã ba-la-mật kinh 11, T. 8, tr. 299c. 10 Trung A-hàm, (15) Bất động đạo kinh, T. 1, tr. 542c-543a. Trung bộ, (106) Bất động lợi ích kinh, Nam truyền 11 thượng, tr. 342-345.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 15517)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13207)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19360)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24623)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15741)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37829)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13479)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13097)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17180)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13204)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17387)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21637)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13218)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14403)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12815)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13655)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28617)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23399)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34382)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28883)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32186)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11329)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12003)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26290)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17375)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14524)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34479)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13112)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12278)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13412)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40514)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26940)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14461)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13255)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13462)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12537)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13149)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12314)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11791)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12573)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17663)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12207)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12754)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18437)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14290)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 12995)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11323)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12151)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13467)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10835)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11074)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10289)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28898)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25282)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26851)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25769)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18674)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23037)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34544)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
(Xem: 32184)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant