Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

10 Bát Quan Trai Giới

21 Tháng Bảy 201000:00(Xem: 5127)
10 Bát Quan Trai Giới

PHẬT HỌC PHỔ THÔNG
Hòa Thượng Thích Thiện Hoa
Thành Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh Ấn Hành 1997
KHOÁ THỨ NHẤT: NHÂN THỪA PHẬT GIÁO

Bài Thứ 10 
Bát Quan Trai Giới

A. Mở Đề 

Đức Phật Thích Ca nói pháp gần 50 năm, có đến 84.000 pháp môn, vô lượng diệu nghĩa. Mặc dù giáo pháp nhiều như thế, nhưng không ngoài ba môn chính là "giới, định, huệ". 

Trong "giới, định, huệ", thì giới là phần quan trọng, là phần căn bản. Nhờ giới, tâm mới định, tâm có định, huệ mới phát sanh, huệ có phát sanh mới dứt trừ được vô minh phiền não; vô minh phiền não có dứt trừ mới minh tam kiên tánh và thành Phật. Nhưng giới cũng có nhiều thứ: có thứ cao, thứ thấp, có thứ áp dụng cho hàng xuất gia, có thứ cho hàng tại gia. Trong hàng xuất gia, thì Sa di chỉ giữ 10 giới, Tỳ kheo giữ 250 giới, Tỳ kheo ni đến 348 giới. Về phía tại gia thì có Tam quy, Ngũ Giới, Bát quan trai giới, Bồ Tát giới, Tam quy Ngũ Giới, thì chúng ta đã học rồi; Bồ Tát giới thì khó khăn hơn, chúng ta sẽ học sau. Bây giờ đây, chúng tôi chỉ nói đến Bát quan trai giới

B. Chánh Đề 

I. Định Nghĩa 

Bát quan trai giới là một phép tu hành của người tại gia áp dụng trong một ngày một đêm (24 giời). 

Chữ "Quan" là cửa, cửa ngăn chặn 8 điều tội lỗi. Chữ "Trai", tiếng Phạn là Posadha, nghĩa là khi đã qua giờ ngọ (12 giờ trưa) không được ăn nữa. Vậy "Bát quan trai giới" là sự giữ gìn cho thân tâm được thanh tịnh trong 24 tiếng đồng hồ bằng cách ngăn chặn 8 điều tội lỗi sau đây: 

1. Không được sát sanh 
2. Không được trộm cướp 
3. Không được dâm dục 
4. Không được nói dối 
5. Không được uống rượu 
6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát. 
7. Không được nằm ngồi giường cao rộng đẹp đẽ 
8. Không được ăn quá giờ ngọ 

II. Giải Rõ Tám Điều Ngăn Cấm Nói Trên 

1. Không được sát sanh

a) Ý nghĩa vì sao không được sát sanh

Chúng sanh mặc dù hình dáng có khác nhau, nhưng cùng có một điểm quan trọng giống nhau là tham sống, sợ chết, biết đau khổ vui mừng. Không cần phải dẫn chứng cho xa xôi, ngay trong sự quan sát hằng ngày, chúng ta cũng nhận thấy: cá thấy người cá lội xa, chim thấy người chim bay cao, cũng như người thấy cọp người lẩn trốn, vì đều sợ lâm nguy đến tính mạng cả. Khi bị bắt, chim, cá hay người đều vùng vẫy để trốn thoát. Và khi được thả ra, thoát chết, chao ôi! Còn gì sung sướng cho bằng! Nhận thấy được sự tham sống sợ chết, nỗi vui mừng, đau xót của muôn loại như thế, mà chúng ta còn đang tâm giết hại sanh mạng, thì thật lạ nhẫn tâm, tàn ác vô cùng

Từ trước đến nay, loài người đã giết hại rất nhiều, bằng đủ phương tiện, nào làm lưới để bắt cá dưới nước, dùng cung tên súng đạn để bắt cầm thú trên đất...và nhất là dùng đủ mưu mô kế hoạch để giết hại chém giết lẫn nhau. Về phía thiện, thì có nhiều người cũng thiện vô cùng; nhưng về phía ác, thì cũng nhiều người ác vô cùng

Chúng taPhật tử, nghĩa là những người theo đạo Từ bi. Chúng ta cần phải cố gắng đừng sát hại sinh vật và nhất là đừng sát hại người. Về sự sát hại người, trong Ngũ Giới Phật đã tuyệt đối cấm chỉchúng ta cũng đã phát nguyện giữ giới ấy. Nhưng về sinh vật, vì một số Phật tử còn ăn mặn, nên chưa tuyệt đối giữ được giới sát. Vậy ít ra trong ngày thọ Bát quan trai, chúng ta hãy tuyệt đối giữ giới ấy. Chúng ta không giết người, không trù tính mưu mô giết người, đã đành, chúng ta cũng nên động lòng trước sanh mạng của tất cả mọi loài hữu hình. Hơn nữa, nếu thấy ai có ý giết hại sinh vật, chúng ta phải khuyên lơn ngăn cản đừng cho người ta thi hành ác ý ấy. 

Được như thế là ta giữ được trọn vẹn giới sát, mặc dù chỉ trong một ngày đêm, nhưng lợi ích sẽ lớn lao vô cùng cho việc tu hành của chúng ta

2. Không được trộm cướp

Hai chữ trộm cướp ở đây có một ý nghĩa vô cùng. Những vật thuộc quyền sở hữu của người ta, từ vàng, bạc, châu báu, đất ruộng nhà cửa, cho đến đồ đạc, cây kim sợi chỉ, cọng rau, người ta không cho mà mình lấy, là trộm cướp. Lường thăng tráo đấu, đo thiếu lấy thừa, đi làm trễ giờ, bóc lột công nhân, lấy của công, ăn hối lộ, được của người không trả lại, đều là trộm cướp. 

Người đời coi tiền của hơn tánh mạng, trèo non, lặn suối, lo mưu này tính kế nọ để làm ra tiền nuôi thân và gia đìnhđể dành dụm phòng khi đau ốm, tai nạn. Nếu rủi bị mất tiền của do mồ hôi nước mắt mà có, người ta vô cùng đau khổ, tuyệt vọng có khi đến quyên sinh. Chúng ta cũng đã có nhiều khi đau buồn vì mất của, thì xét người khác cũng vậy. Chúng ta không muốn ai trộm cướp của mình, thì tất nhiên mình cũng không nên trộm cướp của ai. Đó là lẽ công bằng rất giản dị. Huống chi chúng taPhật tử, nghĩa là những người quyết tâm diệt trừ tham dục, để được giải thoát, thì lẽ nào ta lại lấy của phi nghĩa? 

Trong cuộc đời tranh đấu hằng ngày để sống, có nhiều khi chúng ta không giữ được một cách tuyệt đối giới cấm này, chẳng hạn, chúng ta làm ít mà cố đòi lương cho cao, bán hàng xấu với giá cao, mưu tính chước này kế nọ để được lợi nhiều một cách thiếu chính đáng...Có khi chúng ta nhận thấy như thế là bất chính, nhưng tự bào chữa rằng vì sự sống của gia đình, thân thuộc mà phải làm như thế. 

Nhưng trong ngày thọ Bát quan trai giới, chúng ta hãy quyết không trộm cướp đã đành, mà cũng không được để cho một ý nghĩ tham lợi móng lên trong tâm. Chúng ta không trộm cướp, không nghĩ đến sự trộm cướp, mà thấy ai trộm cuớp hay nảy ra ý trộm cướp thì chúng ta cũng khuyên can họ, ngăn ngừa không cho họ làm bậy. Không những không trộm cướp và ngăn ngừa sự trộm cướp, chúng ta còn bố thí cho những người nghèo khổ, thiếu ăn thiếu mặc, tìm cách giúp đỡ những người thân thuộc, trong cảnh túng thiếu

Giữ được giới này một cách tuyệt đối, thì dù thời gian ngắn ngủi trong 24 giờ đồng hồ, chúng ta cũng đã gieo được những nhân lành tốt đẹp cho sự tu hành của chúng ta

3. Không được dâm dục

Dâm dục là cái nghiệp nhân sanh tử luân hồi, nên người xuất gia phải đoạn hẳn. Phật dạy rằng: "Người muốn đoạn trừ sanh tử, chứng quả Niết bàn mà không trừ hẳn dâm dục, thì không khác kẻ nấu cát sạn mà muốn cho thành cơm, dù ra công đem nấu, trải qua năm ngàn kiếp cũng không thành cơm được". 

Vậy những Phật tử xuất gia, muốn thành Phật quả thì phải trừ dâm dục

Còn những Phật tử tại gia, chưa có thể hoàn toàn đoàn trừ dâm dục được, thì Phật chỉ cấm tà dâm, nghĩa là ngoài vợ chồng, không được lan chạ; và giữa vợ chồng, cũng cần phải giữ chánh lễ, biết tiết dục để cho thân tâm được trong sạch nhẹ nhàng. 

Nhưng đây là nói về ngày thường của Phật tử tại gia. Chứ đến ngày thọ Bát quan trai giới, thì tuyệt đối phải giữ giới tịnh hạnh, không được hành động dâm dục đã đành, mà cũng không được nhớ nghĩ đến những điều dâm dục

Nếu triệt để giữ đúng giới này, thì dù chỉ trong 24 giờ đồng hồ, lợi ích cũng rộng lớn vô cùng, vì chúng ta đã có dịp để gieo nhân tịnh hạnh là một nhân rất quý báu trong sự tu hành diệt dục. 

4. Không được nói dối

Nói dối là tâm nghĩ miệng nói trái nhau. Nói dối có 4 cách, mà chúng ta đã có học rồi trong bài Ngũ Giới. Đó là: nói không thật, nói thêu dệt, nói lưỡi hai chiều, nói lời hung ác

Chúng ta đã thấy, hằng ngày trong đời, tai hại của sự nói dối. Tai hại lớn nhất là làm mất lòng tin cậy nhau. Trong một gia đình mà không tin nhau, thì gia đình sẽ tan nát; trong một xã hội mà không tin nhau, thì xã hội sẽ điêu tàn

Trong đời sống hằng ngày chúng ta chưa có thể hoàn toàn giữ giới này được, thì trong ngày thọ Bát quan trai giới, chúng ta hãy triệt để thực hành giới cấm này. Chúng ta không nói sai, không nói thêu dệt, không nói hai chiều, không nói lời hung ác đã đành; chúng ta lại còn khuyên răn những người chung quanh giữ đúng giới không nói láo ấy! 

Nếu thực hành triệt để giới cấm này, thì dù chỉ trong một ngày đêm, chúng ta cũng đã gieo được một hột nhơn quý báu rất hiếm có trong đời này là: lòng chân thật

5. Không được uống rượu

Rượu làm say mê, tối tăm trí não người uống. Nó còn nguy hiểm hơn cả thuốc độc, vì thuốc độc uống vào chết ngay, song chỉ giết chết một đời người thôi; chớ rượu làm cho người cuồng tâm, mất trí, gây nên nhièu tội lỗi, chết đi sanh lại, luân hồi nhiều kiếp trong tối tăm si ám

Bởi thế, trong Kinh, Phật dạy: "Thà uống nước đồng sôi cho tan mất thân này, chứ không nên uống rượu". 

Chúng taPhật tử , nghĩa là những người đang trau dồi Trí tuệ để được sáng suốt như Phật, chúng ta không được uống rượu. Chúng ta không uống rượu đã đành, mà cũng không khuyên mời người uống rượu. Tự mình uống rượu tội còn nhẹ, chớ khuyên mời người khác uống, tội lại nặng hơn. 

Song, trong lúc đau ốm, nếu lương y bảo phải có rượu hòa với thuốc uống mới lành bệnh, thì chúng ta cũng được tạm dùng. Khi đó rượu trở thành một vị thuốc, chứ không phải là một vị làm cho trí não ta cuồng loạn nữa. 

Đấy là nói về ngày thường, chứ trong ngày thọ "Bát quan trai giới", chúng ta phải trừ tuyệt rượu, không được uống đã đành, mà còn khuyên răn người khác đừng uống nữa. 

6. Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và đi xem múa hát

Năm giác quan: tai, mắt, mũi, lưỡi, thân là năm cửa ngõ, có thể mở đường cho chúng ta đến cảnh giới Niết Bàn hay vào địa ngục. Nếu chúng ta biết mở năm cánh cửa ấy về nẻo thanh tịnh, nghe những lời hay lẽ phải, thấy những điều thiện, điều lành, ngửi những mùi thơm tinh khiết, đạo vị, thì con đường đến Niết Bàn, giải thoát không xa. Trái lại, nếu chúng ta hướng những cánh cửa giác quan ấy vào cõi ô trọc, mở rộng chúng cho tội lỗi ùa vào, nào nghe tiếng du dương luyến ái của dục vọng, thấy cảnh trụy lạc, dâm ô, ngửi mùi vị say nồng, kích thích dục lạc, thì con đường địa ngục đã sẵn sàng mở rộng để đón chờ chúng ta

Phật cấm Phật tử trang điểm, tô sơn trét phấn, xức ướp dầu thơm, múa hát lả lơi, quyến rũ, hay cấm đi xem những cảnh múa hát ấy, là vì muốn cho chúng ta khỏi đọa vào địa ngục

Nhưng trong đời sống hằng ngày của người Phật tử tại gia, vì còn tiếp xúc với đời sống xã hội, nên phải ăn mặc tề chỉnh trang nghiêm, đôi khi cũng phải đi dự những buổi hòa nhạc, hay múa hát, nhưng là những thứ âm nhạc, những điệu múa hát có tánh cách trong sạch, xây dựng và hướng thiện. Nhưng trong hiện tại, các thứ nghệ thuật: kịch nhạc, ca, vũ, cải lương, chiếu bóng… phần nhiều có tánh cách trụy lạc, thoái hóa, chúng ta nên đề phòng, đừng quá dễ dãi mà sa vào vòng tội lỗi

Trên đây là nói trong ngày thường, chứ ngày thọ giới Bát quan trai, chúng ta nhất định không được trang điểm, xức ướp dầu thơm, múa hát hay đi xem múa hát. Hơn nữa, chúng ta phải cố gắng diệt trừ những âm hưởng, bóng dáng của những thứ nghệ thuật không lành mạnh, trong đầu óc chúng ta

Được như thế, thì tuy thời gian chỉ ngắn ngủi có 24 giờ, ảnh hưởng tốt đẹp của nó vô cùng quý báu cho sự tu hành của chúng ta

7. Không được nằm ngồi giường cao đẹp, rộng lớn

Điều răn cấm này cũng như điều răn cấm thứ sáu, có mục đích ngăn ngừa thân xác ta, không cho buông lung theo những cảm giác mơn trớn khoái lạc của giường cao nệm tốt, chăn ấm màn êm. Vì những cảm giác này có thể kích thích lòng ham muốn bất chính của xác thân, tạo điều kiện cho chúng ta gây tội lỗi, nên Phật chế ra giới cấm này. Xưa Ngài Ngộ Đạt Quốc sư là một bực cao đức, được vua Ý Tôn và vua Hy Tôn hết sức ưu đãi. Vua Ý Tôn cúng cho Ngài một bảo tọa bằng trầm hương rất quý báu. Từ khi được bảo tọa ấy, Ngộ Đạt Quốc Sư mống niêm danh lợi, thành ra thất đức, phải chịu nhiều tai vạ và đau khổ

hiểu rõ cái tai hại của giường cao chiếu rộng, chăn ấm nệm êm, nên xưa Ngài Hiếp Tôn Giả từ khi xuất gia, lưng không nằm chiếu; Ngài Cao Phong Diệu thiền sư lập nguyện: ba năm không nằm giường chõng; đức Phật Thích Ca , trong khi xuất gia tìm đạo, đã gối cỏ nằm sương, từ năm này sang năm khác... 

Noi gương người xưa, các vị xuất gia chỉ nằm trên một cái giường nhỏ hẹp, vừa ngủ, chứ không bao giờ dùng giường rộng nệm cao. Kẻ tại gia cũng nên tập dần đức tánh giản dị đạm bạc ấy. Nếu chưa làm được trong ngày thường, thì ngày thọ giới Bát quan trai, cũng phải triệt để thi hành giới thứ bảy này. 

8. Không được ăn quá giờ ngọ

Trong luật Phật dạy: "Chư thiên ăn sớm mai, Phật ăn giờ ngọ, súc sanh ăn sau giờ ngọ, ngạ quỷ ăn tối, chư Tăng học theo Phật, phải ăn đúng giờ ngọ". 

Ăn đúng giờ ngọ, được năm điều lợi sau đây: 

Ít mống tâm sai quấy 
Ít buồn ngủ 
Dễ được nhất tâm 
Ít hạ phong 
Thân được yên ổn và ít sanh bệnh

Trừ một vài trường hợp như khi đau ốm, luật cũng châm chước cho được ăn cơm cháo sau giờ ngọ, nhưng khi ăn phải sanh lòng hổ thẹn

Vì những lợi ích thiết thực nói trên, nên người xuất gia cần phải thực hành. Còn Phật tử tại gia, khi tu Bát quan trai giới cũng phải giữ đúng giới này. 

C. Kết Luận 

1. Lợi ích của Bát quan trai giới rất lớn lao

Như chúng ta đã thấy ở các đoạn trên, Bát quan trai giới là một phát tu vô cùng lợi ích cho Phật tử tại gia. Trong thời gian tu hành ấy, thân, khẩu, ý của người thọ giới được hoàn toàn thạnh tịnh, tuy chỉ có 24 giờ đồng hồ, nhưng 24 giờ ấy còn quý báu hơn cả một đời của người không tu hành. Tuy lượng rất ít, mà phẩm lại nhiều vô cùng. Nó chỉ là giọt nước, nhưng là một giọt nước trong sạch hoàn toàn, cho nên nó còn quý hơn cả một ao nước đục bùn nhơ, nó chỉ là một viên ngọc nhỏ xíu, nhưng đó là viên ngọc Ma ni, nên nó còn quý hơn trăm ngàn châu báu khác. 

Chúng ta hãy phân tích một cách rõ ràng những lợi íchchúng ta đã thu hoạch được trong 24 giờ ấy mà xem. 

Nhờ giới thứ Nhất, tâm ta không có ác ý giết hại sanh vật, miệng ta không nhai nuốt những máu huyết tanh hôi, thân ta không nặng nề vì thịt cá. Đối với chung quanh, ta không làm cho người và súc vật đau khỏ, mất thân mạng

Nhờ giới thứ Hai, tâm ta không động, ý ta không tham lam, thân ta không mang nặng những vật phi nghĩa. Đối với người chung quanh, ta không làm họ đau khổ vì mất của cải mà họ đã nâng niu, quý trọng

Nhờ giới thứ Ba, tâm ta được thanh tịnh, thân ta khỏi ô uế. Đối với người bạn trăm năm, cùng những người chung quanh, ta giữ đúng lề, làm cho họ kính trọng

Nhờ giới thứ Tư, tâm ta không tà vạy, lưỡi ta không dối trá, điêu ngoa. Đối với người chung quanh, ta giữ được chữ tín, làm mọi người khỏi lo sợ, nghi ngờ vì ta. 

Nhờ giới thứ Năm, tâm ta được minh mẫn, miệng ta không nồng nặc hơi men, thân ta không loạn động. Đối với người chung quanh, ta không làm cho họ phải lo sợ, khổ sở vì con ma men này hành hạ

Nhờ giới thứ Sáu, tâm ta không buông luông theo dục lạc, ta không dung chứa những hình ảnh, mùi vị, âm thanh tà tạp, dâm ô...Đối với người chung quanh, ta không làm cho họ phải tập nhim những cảm giác không trong sạch, không thanh thoát

Nhờ giới thứ Bảy, tâm ta không mống lên những niệm danh lợi, xa hoa; thân ta không bị dục lạc lôi cuốn. Đối với người chung quanh, ta dễ gần gũi, thân cận, vì không bị cái cao sang, phù phiếm bên ngoài ngăn cách. 

Nhờ giới thứ Tám, tâm ta được định tỉnh, sáng suốt, thân ta nhẹ nhàng, ít bệnh tật; đối với các loài chung quanh, như người nghèo đói, ngạ quỷ, súc sinh, ta không gây ra sự thèm khát, vì sự lục lạo ăn uống về đêm. 

Bao nhiêu sự lợi ích cho mình và cho người mà chúng ta đã thâu thập được trong khoảng 24 giờ đồng hồ, thử hỏi có một pháp tu hành của người tại gia nào quý báu hơn thế nữa? 

2. Bởi vậy Phật tử nên thực hành Bát quan trai giới

Phật tử tại gia mặc dù suốt ngày suốt tháng bận bịu về sinh kế làm ăn, mỗi tháng cũng nên sắp xếp việc nhà, vào chùa thọ Bát quan trai giới một vài lần. Nếu hoàn cảnh thuận lợi, có thể thọ được nhiều lần lại càng tốt. 

Nếu không đủ điều kiện đến chùa, thì phương tiện của nhà tu cũng được, nhưng lợi ích không bằng đến chùa. 

Vậy xin khuyên các Phật tử tại gia, nên cố gắng thực hành y như lời Phật dạy, tu theo hạnh giải thoát, rồi khuyên nhiều người thật hành theo, để cùng nhau tiến bước lên đường giải thoát, an vui. 

Hòa Thượng Thiện Hoa 

PHỤ BÀI SỐ 10 

NGHI THỨC 
THỌ BÁT QUAN TRAI GIỚI 

Theo phép thọ Bát quan trai giới, người thọ giới phải đến chùa cầu một thầy Tỳ kheo trai giới thanh tịnh truyền cho. Về nghi thức có thầy truyền giới thì thứ lớp rất nhiều. 

Ngoài trường hợp trên, nếu khôngthuận tiện để cầu thầy truyền cho, thì phương tiện tự mình đối trước tượng Phật, theo phép như sau đây mà tự thọ. 

Một điều cốt yếu, trước khi thọ giới, giới tủ phải sắp đặt chuyện nhà có người thay thế, không còn lo nghĩ việc gì ở thế gian cả, để cho tâm trí yên tịnh, như thế thì 24 giờ thọ giới mới được nhiều lợi ích. Muốn được lợi ích nhiều, giới tủ nên vào chùa thọ Bát quan trai giới tốt hơn

Trước khi thọ giới, phải rửa tay, rửa mặt, súc miệng sạch sẽ, mặc áo tràng tề chỉnh, đến trước bàn thờ Phật , thắp ba cây hương rồi quì xuống, đọc bài cúng hương: 

BÀI CÚNG HƯƠNG 

Nguyện thử diệu hương vân 

Biến mãn thập phương giới 

Cúng dường nhứ thiết Phật 

Tôn Pháp chư Bồ Tát 

Vô biên Thinh Văn chúng 

Cập nhứt thiết Thánh Hiền 

Duyên khởi quang minh đài 

Xứng tánh tác Phật sự 

Phổ huân như chúng sanh 

Giai phát Bồ đề tâm 

Vin ly chư vọng nghiệp 

Viên thành Vô thượng đạo 

(Xá 3 xá, tiếp đọc bài khẩn nguyện) 

BÀI NGUYỆN 

Tư thời Đệ tử (tên họ gì) pháp danh (pháp danh gì) kim nhật qui đầu Tam Bảo, phát nguyện thọ trì Bát quan trai giới, nhất nhật nhất dạ. Duy nguyện thập phương chư Phật , chư Đại Bồ Tát, Hộ pháp thiện thần, từ bi gia hộ Đệ tử thân tâm thanh tịnh, Phật sự viên thành

(Xá đứng dậy cắm hương xướng l)

Nhứt tâm đảnh l, tận hư không , biếm pháp giới, quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật , Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, Thường trú Tam Bảo (1 lạy). 

Nhứt tâm đảnh l Ta Bà Giáo chủ, Điều ngự Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật , Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật , Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ Tát. (1 lạy). 

Nhứt tâm đảnh l Lạc bang Giáo chủ, Đại từ, Đại Bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật , Đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bố Tát, Đại Nguyện Địa Vương Bồ Tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chung Bồ Tát. (1 lạy) 

(Đứng dậy chắp tay tụng bài Đại bi)

Nam mô Đại bi hội thượng Phật Bồ Tát. (3 lần). 

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại Đại bi tâm đà la ni

Nam mô hắc ra đác na đa ra dạ da. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thước bà ra da, bồ đề tát đóa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da

Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đác tả. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà

Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tất bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế. di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dủ nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê gia ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta bà ha. Ma bà lợi thắng kiết ra dạ ta bà ha

Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ gia. Nam mô a rị gia bà lô kiết đế, thướt bàn ra dạ ta bà ha. Án tát diện đô mạn đa ra, bạt đà dạ ta bà ha

Nam mô thập phương thường trụ Tam Bảo (3 lần). 

(Quì xuống chắp tay đọc bài Sám hối

BÀI SÁM HỐI 

Đệ tử đã làm các nghiệp ác
Đều do vô thuỷ Tham, Sân, Si, 
Từ thân, miệng, ý mà sanh ra 
Tất cả Đệ tử xin sám hối
(Đọc 3 lần rồi đứng dậy

Nam mô Cầu sám hối Bồ Tát Ma ha tát 

(3 lần, lạy 3 lạy) 

(Lạy xong quì xuống chắp tay đọc bài phát nguyện thọ Bát quan trai giới

BÀI PHÁT NGUYỆN THỌ GIỚI 

MỘT LÀ GIỮ GIỚI KHÔNG SÁT SANH 

Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không sát hại các loài sanh vật. Tự mình không sát hại, không bảo người sát hại, hoặc thấy người khác sát hại cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 

HAI LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG TR"M CƯỚP 

Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không trộm cướp của cải mọi người. Tự mình không trộm cướp, không bảo người trộm cướp, hoặc thấy người khác trộm cướp, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 

BA LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG DÂM DỤC 

Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không phá phạm hạnh (không dâm dục). Tự mình không phá phạm hạnh, không bảo người phá phạm hạnh, hoặc thấy người khác phá phạm hạnh cũng không sanh tâm vui mừng.(1 xá) 

BỐN LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG NÓI DỐI 

Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không nói dối. Tự mình không nói dối, không bảo người nói dối, hoặc thấy người khác nói dối, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 

NĂM LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG UỐNG RƯỢU

Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không uống rượu. Tự mình không uống rượu, không bảo người uống rượu, hoặc thấy người khác uống rượu, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 

SÁU LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG TRANG ĐIỂM VÀ CA HÁT 

Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không đeo bông, xoa hương, ca xướng, múa hát. Tự mình không trang điểm ca hát, không bảo người trang điểm ca hát, hoặc thấy người khác trang điểm ca hát, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 

BẢY LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG NẰM NGỒI GIƯỜNG CAO TỐT 

Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không nằm ngồi giường cao tốt. Tự mình không nằm ngồi giường cao tốt, không bảo người nằm ngồi giường cao tốt, hoặc thấy người khác nằm ngồi giường cao tốt, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 

TÁM LÀ NGUYỆN GIỮ GIỚI KHÔNG ĂN PHI THỜI 

Đệ tử thề trọn một ngày đêm nay, nguyện giữ giới không ăn phi thời. Tự mình không ăn phi thời, không bảo người ăn phi thời, hoặc thấy người khác ăn phi thời, cũng không sanh tâm vui mừng. (1 xá) 

(Đứng dậy xướng ba lần) 

Ma ha Bát nhã Ba la Mật đa Tâm kinh

Quán Tự Tại Bồ Tát, hành thâm Bát nhã Ba la Mật đa thời, chiếu khiến ngũ ẩn giai không , độ nhứt thiết khổ ách

Xá Lợi Tử, Sắc bất dị không , không bất dị sắc, sắc tức thị không , không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị

Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sanh, bất diẹt, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý thức giới; vô Vô minh, diệc vô Vô minh tận, nãi chílão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo, vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố. Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố Tâm vô quái ngại. Vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, vin ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật , y Bát nhã Ba la mật đa cố đắc A Nậu Đa đa Tam miệu tam Bồ đề

Cố tri bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhứt thiết khổ, chơn thiệt bất hư: 

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết: "Yết đế yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha". 

VÃNG SANH THẦN CHÚ 

Nam mô A di đa bà dạ, đa tha dà đa dạ, đa điệc dạ tha, a di rị đô bà tỳ, a di rị đa tất đam bà tỳ, a di rị đa tỳ can lan đế, a di rị đa tỳ can lan đa, dà di nị, dà dà na, chỉ đa ca lệ, ta bà ha. (3 lần) 

TIÊU TAI KIẾT TƯỜNG THẦN CHÚ 

Nẳng mồ tam mãn đa mẫu đà nẩm. A bát ra đề, hạ đa xá ta nản nẩm, đác điệc tha. Án khê khê, khê hế, hồng hồng, nhập phạ ra, nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, bát ra nhập phạ ra, để sắc sá, để sắc sá, sắc trí rị, sắc trí rị, ta phấn tra, ta phấn tra, phiến đề ca, thất rị duệ, ta bà ha. (3 lần) 

HỒI HƯỚNG 

Thọ giới công đức thù thắng hạnh, 
Vô biên thẳng phước giai hồi hướng
Phổ nguyện pháp giới chư chúng sanh
Tốc vãng Vô lượng quang Phật sát. 
Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não
Nguyện đắc trí huệ chơn minh liu, 
Phổ nguyện tội chướng tất tiêu trừ
Thế thế thường hành Bồ Tát đạo
Nguyện sanh Tây phương Tịnh độ trung, 
Cửu phẩm liên hoa vi phụ mẫu
Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh
Bất thối Bồ Tát vi bạn lữ. 
Nguyện dĩ thử công đức
Phổ cập ư nhứt thiết, 
Ngã đẳng giữ chúng sanh
Giai cọng thành Phật đạo. 

Tự quy y Phật , đương nguyện chúng sanh, thể giải đại đạo, phát vô thượng tâm.( 1 lạy) 

Tự quy y Pháp , đương nguyện chúng sanh, thâm nhập kinh tạng, trí huệ như hải. (1 lạy) 

Tự quy y Tăng , đương nguyện chúng sanh, thống lý đại chúng, nhứt thiết vô ngại. (1 lạy) 

(Xá 3 xá lui ra) 

NGHI THỨC THỌ TRAI 

Ngồi tề chỉnh , tay trái co ngón giữa, ngón áp, con ba ngón dựng thẳng, để chén cơm lên; tay mặt kiết ấn cam lồ (ngón cái bên tay phải đề lên ngón áp) để dựa ngang phía trong miệng chén rồi xướng: 

Cúng dường Thanh tịnh pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật

Viên mãn báo thân Lô Xá Na Phật. 

Thiên bá ức hóa thân Thích Ca Mâu Ni Phật

Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật

Thập phương tam thế nhứt thiết chư Phật. 

Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát

Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát

Đại bi quán thế âm bồ tát

Chư Tôn Bồ Tát Ma ha tát

Ma ha Bát nhã ba la mật

Tam đức, lục vị, cúng Phật cập Tăng pháp giới hữu tình, phổ đồng cúng dường, nhược phạn thực thời, đương nguyện chúng sanh thiền duyệt vi thực, pháp hỷ sung mãn

(Cúng dường rồi để bát xuống) 

XUẤT SANH: 

Lấy cái chén nhỏ múc chút nước, để trong lòng bàn tay trái, gắp bảy hột cơm để trong chén; tay mặt kiết ấn cam lồ, đặt trên chén cách một tấc, mặc niệm: 

Pháp luật bất tư nghì, 

Từ bichướng ngại

Thất liệp biến thập phương

Phổ trí châu sa giới

Án, độ lợi ích tóa ha. (7 lần) 

Tay bắt ấn viết bóng hai chữ "Án lam" rồi khảy móng tay trên chén ba lần, đưa thị giả đem ra trước, để trên một cái bàn nhỏ, đọc kệ chú: 

Đại bàng kim sí điểu

Khoáng đã quỉ thần chúng, 

La sát quỉ tử mẫu

Cam lồ tất sung mãn

Án, mục lực lăng tóa ha. (7 lần) 

BƯNG CHÉN CƠM 

Hai tay, mỗi tay co hai ngón sau, còn sáu ngón bưng chén cơm ngang trán, đọc thầm

Chấp trì ứng khí đương nguyện chúng sanh, thành tựu pháp thí thọ thiên nhơn cúng. 

Án, chỉ rị, chỉ rị phạ nhật ra hồng phấn tra. (3 lần) 

TAM ĐỀ 

(Ăn ba miếng đầu tiên) 

Miếng thứ nhất (niệm thầm): 

Nguyện đoạn nhứt thiết ác. 

Miếng thứ hai (niệm thầm) 

Nguyện tu nhứt thiết thiện 

Miếng thứ ba (niệm thầm) 

Thệ độ nhứt thế chúng sanh 

Trong khi ăn phải tưởng năm pháp tướng này: 

Nhứt kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ. 

Nhị thổn kỷ đức hạnh toàn khuyết ứng cúng

Tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tông. 

Tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô. 

Ngũ vị thành đạo nghiệp, phương thọ thử thực. 

TƯỚC DƯƠNG CHI 

(Ăn cơm xong xỉa răng đọc chú này) 

Tước đương chí thời, đương nguyện chúng sanh thân tâm đều tịnh, phệ chư phiền não

Án, a mộ dà di ma lệ, nhĩ phạ ca ra, tăng du dad nể, bát đầu na, câu ma ra, nhĩ phạ ca ra tăng thâu đà da, đà ra đà ra, tố di ma lệ, tá phạ ha (3 lần) 

ẨM THỦY KỆ CHÚ 

(Uống nước đọc chú nầy) 

Phật quán nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng, nhược bất trì thử chú, như thực chúng sanh nhục. 

Án phạ tất ba ra, ma ni tá ha. (3 lần) 

TRAI KỆ CHÚ 

(Ăn cơm uống nước xong tụng chú nầy) 

Nam mô tát đa nẩm, tam miệu tam bồ đà, câu chi nẩm, đát điệt tha. Án chiếc lệ, chủ lệ chuẩn đề ta bà ha. (7 lần) 

Sở vị bố thí giả, tất hoạch kỳ lợi ích, nhược vị lạc bố thí, hậu tất đắc an lạc

Phạn thực dĩ ngật, đương nguyện chúng sanh, sở tác giai biện cụ chư Phật Pháp

PHỤC NGUYỆN 

Thân phi nhứt lũ, thường tư chức nữ chi lao; nhật thực tam xang, mỗi niệm nông phu chi khổ. Phổ nguyện hiện tiền tứ húng phước huệ song tu, một hậu đắc Di Đà thọ ký; âm siêu dương thới, pháp giới chúng sanh tề thành Phật đạo. 

NAMA DI ĐÀ PHẬT 

(Lược trích nghi thức thọ trai này để cho các 
Phật tử tại gia dùng, trong khi thọ Bát quan trai

NGHI THỨC XẢ BÁT QUAN TRAI GIỚI 

Sau 24 giờ đồng hồ (đúng như giờ ngọ giới), người thọ giới thỉnh Giới sư lên chùa ngồi một bên. người thọ giới lạy giới sư một lạy rồi ngồi xuống cháp tay lạy rằng: 

"Đại đức môỉt lòng nghĩ, con pháp danh là...đã nguyện thọ Bát quan trai giới, giữ trọn một ngày đêm. Bạch Đại đức ! Nay con xdin xả giới". 

(Bạch xong, lạy một lạy lui ra) 

Nếu khônggiới sư, tự mình làm l xả giới thì nên theo nghi thức sau nầy. 

Đến trước Tam Bảo, thắp hương ngùi xuống khẩn nguyện: 

Pháp vương Vô thượng quan 

Tam giới voo luân thất, 

Thiên nhơn chi Đạo sư

Tứ sanh chi Từ phụ

Ư nhất niệm quy y

Năng diệt tam kỳ nghiệp, 

Xưng dương nhược tán thán

Ước kiếp mạc năng tận 

Tư thời đệ tử (tên họ gì) Pháp danh (pháp danh gì) ư nhất nhật nhất dạ, phát nguyệ thọ trì Bát Quan trai giới, công huan dĩ mạn, ngụyen lực châu toàn,. Ngụyen thạp phương chư Phật, chư đại Bồ tát, chư đại thiên thần, từ bi gia hộ, đệ tử sanh sanh đắc phùng Phật pháp, đắc trị thiện duyên, cập thiết nhất chúng sanh đồng thành Phật đạo.(1xá, đứng dậy

Nam Mô Hộ giới tạng bồ tát Ma ha tát 

(xướng ba lần, lạy ba lạy) 

(Đứng dậy tụng Bát nhã

Ma ha Bát nhãBa la mật đa tâm kinh

Quán tự tại Bồ tát, hành thâm Bát nhãBa la mật đa thời, chiếu kiến ngũ ẩn giai không, đọ nhất thiết khổ ách

Xá Lợi Tử ! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diẹn phục như thị

xá Lợi Tử ! Thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cảu bất tịnh, bất tăng bất giảm, thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tĩ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; vô giãn giới, nãi chí vô ý thứcgiới; vô vô minh tận nãi chílão tử diệc vô lão tử tận vô Khổ, Tập, Diệt, Đạo; vô Trí diệt vô Đắc, dĩ vô sỡ đắc cố. Bồ Đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật da cố tâm vô quái ngại; vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, vin ly điên đảo mộng tưởng, cứu cách Niất Bàn. Tam thế chư y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu Đa La tam miệu tam bồ đề. Cố tri Bát nhã Ba la mật đa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẵng đẵngchú, năng trừ thiết nhất khổ, chơn thiệt bất hư; cố thuyết Ba la mật đa chú. 

Tức thuyết chú viết: 

"Yết yết đế, Ba la yết đế

Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát ba ha" 

VÃNG SANH THẦN CHÚ 

Nam mô A di đa bà dạ, đa tha đà tha dạ, đa diệc dạ tha, a di rị đô bà tì, a di rị đa tất tam bà tì, a di rị đa rì ca lan đế, a di rị da tì ca lan đa, dà di nị, dfà dà na, chỉ đa ca lệ ta bà ha (3 lần) 

TÁN PHẬT 

A Di Đà Phật thân kim sắc 

Tướng hảo minh quang vô đẳng luân, 

Bạch hào uyển chuyển ngũ tu Di

Cám mục trừng danh tứ đại hải

Quang trung hóa Phật vô số ức, 

Hóa Bồ tát chúng diệc vô biên

Tứ thập bát nguyện chúng sanh

Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn

Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế giưới Đại Từ Đại Bi, tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật (108 lần) 

Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát (10 lần) 

Nam Mô Đại thế chí Bồ tát (10 lần) 

Nam Mô Thanh tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (10 lần) 

(Quỳ xuống chắp tay đọc bài Phổ Hiển hạnh nguyện

Đệ tử chúng đẳng, tùy thuận tu tập

Phổ Hiền Bồ Tát, thập chuẩn đại nguyện

Nhất giả l kính chư Phật, 

Nhị gỉa xứng tan Như Lai

Tam giả quản tu cúng dường

Tứ giả sám hối nghiệp chướng 

Ngũ giả tùy hỷ công đức

Lục giả thỉnh chuyển pháp luân

Thất giả thỉnh Phật trụ thế

Bát giả thường tùy Phật học

Cửu giả hằng thuận chúng sanh

Thập giả phổ giai hồi hướng

THẤT PHẬT DIỆT TỘI CHÔN NGÔN 

Ly bà ly bà đế, cầu ha cầu ha đế, đà ra ni đế, ni ha ra đế, tùy lê nể đế, ma ha da đế, chơn lăng càng đế ta bà ha. (3 lần) 

Nguyện dĩ thử công đức 

Trang nghiêm Phật Tịnh Độ

Thượng báo tứ trọng ân, 

Hạ tế tam đồ khổ, 

Nhược hữu kiến văn giả, 

Tất phát Bồ đề tâm

Tận thử nhất báo thân

Vãng sanh An Lạc sát. 

(Đứng dậy xướng lạy) 

Đệ tử đại vị nhất thiết sư trưởng ân, chí tâm đảnh l, Nam Mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiêỉn, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trú Tam Bảo. (1 lạy) 

Đệ tử đại vị nhất thiết Phụ mẫu ân, chí tâm đảnh l, Nam Mô Ta Bà Giáo Chủ Điều Ngự Bổn Sư ThíchCa MâuNi Phật, Long Hoa Giáo chủ Đương Lai Hạ sangh Di Lạc Tôn Phật, Đại trí Văn thù Sư Lơị Bồ tát, Linh sơn hội thượng Phật Bồ tát. (1 lạy) 

Đệ tử đại vị tam đồ thọ khổ; cập pháp giới nhất thiết chúng sanh, chí tâm đảnh l , Nam mô Tây phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật, Đại Bi Quán Thế Aâm Bồ Tát, Đại Thế Chí Bồ Tát, Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát. (1 lạy). (xá 3 xá, lui) 

KỶ LUẬT TU BÁT QUAN TRAI GIỚI TRONG 24 GIỜ 

1. Không được ra ngoài phạm vi đại giới 
(trong vườn chùa, hoặc vườn nhà mình) 
2. Không nên tiếp khách và nói chuyện lớn tiếng. 
3. Bớt nói chuyện, không ăn trầu và hút thuốc. 
4. Oai nghi cử chỉ phải giữ gì cẩn thận
5. Phải giữ đúng giờ tu tập
6. Không nên nghĩ đến việc nhà hoặc việc thế tục
7. Phải nhất tâm niệm Phật

Những ngày thọ Bát Quan Trai giới, tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, trong mỗi tháng thọ 1 ngày cho đến sáu ngày: mồng 8, 14, 23, 29, 30 (tháng thiếu thì 28 và 29). Nếu người mắc làm việc thì thọ ngày chủ nhật cũng được. Nếu Phật tử mỗi lần phát nguyện tu trong 24 giờ, giữ trai giới cho thanh tịnh thì công đức ấy về sau sẽ được quả Niết Bàn

CHƯƠNG TRÌNH TU BÁT QUAN TRAI GIỚI 
TRONG MỘT NGÀY MỘT ĐÊM (24 GIỜ) 

BUỔI MAI : 6 giờ sáng Thọ giới 
BUỔI MAI : 7 giờ Ăn điểm tâm 
BUỔI MAI : 8 giờ Sám hối 
BUỔI MAI : 9 giờ Xem Kinh 
BUỔI MAI : 10 giờ Niệm Phật 
BUỔI MAI : 12 giờ Thọ Trai 
BUỔI MAI : 12 giờ 30 Kinh hành niệm Phật 

BUỔI CHIỀU : 1 giờ 30 Chỉ tịnh (nghỉ) 
BUỔI CHIỀU : 3 giờ Tụng Kinh 
BUỔI CHIỀU : 4 giờ Xem Kinh 
BUỔI CHIỀU : 5 giờ Niệm Phật 
BUỔI CHIỀU : 6 giờ Dùng nước 
(sữa hoặc nước cháo) 

BUỔI TỐI : 7 giờ Tịnh độ 
BUỔI TỐI : 8 giờ Học 
BUỔI TỐI : 10 giờ 15 Quán sổ túc 
BUỔI TỐI : 10 giờ 40 Nghỉ 
BUỔI TỐI : 4 giờ khuya Tịnh Niệm (Niệm Phật
BUỔI TỐI : 4 giờ 30 Công phu 
BUỔI TỐI : 6 giờ Làm lễ xả giới

Last Updated

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 55170)
Trong thế giới đầy bóng tối này, bóng tối của đe dọa chiến tranh, và nếp sống phi đạo đức, chúng ta hãy thắp lên ngọn đèn của trí tuệ, của hiểu biếtthông cảm.
(Xem: 14234)
Phật giáo là “chân lý thực tại”, mà cốt lõi chính là đạo đứcgiới luật làm nền tảng. Khi Phật còn tại thế, ngài chế giới là để ngăn ngừa sự bại hoại của tăng đoàn.
(Xem: 13280)
Chân Như vừa huân tậphai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
(Xem: 14238)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
(Xem: 15588)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13280)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19437)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24690)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15794)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37880)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13506)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13131)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17207)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13233)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17436)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21723)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13284)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14455)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12906)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13712)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28679)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23455)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34468)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28921)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32235)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11344)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12046)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26352)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17426)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14554)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34597)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13157)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12301)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13436)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40573)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 27003)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14503)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13297)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13499)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12588)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13204)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12344)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11823)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12611)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17688)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12251)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12794)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18472)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14327)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 13029)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11342)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12215)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13526)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10879)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11114)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10320)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28959)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25338)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26891)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25815)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant