Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)

30 Tháng Bảy 201511:52(Xem: 8490)
Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)
Ý NGHĨA PHƯƠNG THỨC,THỜI HẠN THỌ VÀ XẢ CẬN TRỤ LUẬT NGHI
[HAY TÁM CHI TRAI GIỚI]

(Tiếp theo bài ý nghĩa Upavāsatha -savara)
Phước Nguyên

Ý Nghĩa Phương Thức, Thời Hạn Thọ Và Xả Cận Trụ Luật Nghi (Tám Chi Trai Giới)

 

1/ Phương thức thọ trì

Làm thế nào để thọ trì luật nghi một ngày một đêm, tức luật nghi Cận trú?

Điều cương quyết để thọ tám chi của Luật nghi này, là phải có tối thiểu một vị Tỷ-kheo làm giới sư truyền thọ, chứ không thể tự một mình phát nguyện thọ trì được. Tự phát nguyện thọ Luật nghi cận trụ, không thể đắc Luật nghi được. Theo ngài Thế Thân, Luật nghi Cận trú được thọ trì như sau:

“kālya grāhyo’nyato nīcai sthitenoktānuvāditā|
upavāsa samagrāgo nirbhūeāniśākayāt”[1]
Cận trú được thọ vào sáng sớm;
Ngồi ở phía dưới; thọ giới theo thầy;
Nghe lời dạy mà có đủ tám chi;
Xả bỏ trang sức; trong một ngày một đêm.

Và ngài Thế Thân cũng đưa ra bảy điểm giải thích về phương thức thọ trì loại Luật nghi này như sau:

(1) Trong một tư thế khiêm tốn, hoặc ngồi xổm (utkuuka) hoặc quỳ gối; hai bàn tay nắm lại theo kiểu bồ câu (kapotaka) (bằng cách đặt bốn ngón tay của bàn tay này vào giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay kia), hoặc chắp hai bàn tay lại với nhau[2]; ngoại trừ trường hợp bị bệnh. Nếu không cung kính, không thể phát khởi luật nghi.

(2) Giới tử không được nói trước thầy truyền giới (datar), cũng không được nói cùng lúc. Vì thế mới gọi là đắc giới từ người khác (tòng sư giáo thọ); nếu không, sự thọ giới cũng như sự truyền giới sẽ bất thành.

(3) Giới tử không mang đồ trang sức; nhưng có thể giữ lại các thứ trang sức thường ngày bởi vì các thứ này không sinh tâm kiêu mạn.

(4) Sự thọ giới kéo cho đến sáng hôm sau, đến khi mặt trời mọc.

(5) Giới tử phải thọ trì đủ tám chi và không được thiếu chi nào cả thì luật nghi Cận trú mới hoàn mãn.

(6) Giới tử bắt đầu thọ vào sáng sớm khi mặt trời mọc bởi vì đây là loại luật nghi thuộc về “một ngày một đêm”[3].

Những người nào trước đó đã phát nguyện: “tôi sẽ luôn luôn trì Cận trú giới vào ngày thứ tám của nửa tháng, v.v.”, thì họ sẽ thọ được loại luật nghi này ngay cả sau khi ăn xong.

(7) Giới tử phải thọ luật nghi Cận trú từ người khác chứ không thể tự thọ. Nếu sau này gặp phải các duyên khiến cho giới tử phạm phải việc ác (phạm giới duyên) thì nhờ sinh tâm hổ thẹn đối với thầy truyền giới mà có thể sẽ không phạm các giới đã thọ.

Nếu không làm đúng theo các điều trên đây thì người thọ giới có thể có được hành động tốt (diệu hạnh) nhưng không thể đắc giới. Nếu làm đúng theo các điều trên thì luật nghi Cận trú sẽ có tác dụng rất lợi ích ngay cả đối với những người phạm phải ác giới thuộc về một ngày một đêm (như giết hại, trộm cắp, v.v.)[4].

2/ Thời hạn thọ và xả Luật nghi cận trụ

a.      Thời hạn thọ

Phải thọ trì (samādāna) luật nghi cận trụ trong bao lâu?

yāvaj jīva samādānamahorātra ca savte|”[5]
Luật nghi biệt giải thoát
Được thọ trì suốt đời hoặc chỉ một ngày đêm.

Bảy nhóm đầu tiên trong số các luật nghi thuộc biệt giải thoát được thọ trì trọn đời; luật nghi thuộc về Cận trú (upvāsastha) chỉ được thọ trì chỉ trong một ngày đêm.

Theo Thế Thân: “Điều này đã thành luật. Tại sao như vậy? Bởi vì chỉ có hai thời khoảng (thời biên tế, kālāvadhi) là thời khoảng dài bằng cả mạng sống (thọ biên tế) và thời khoảng một ngày một đêm (trú dạ biên tế). Các thời khoảng mười lăm ngày (bán nguyệt) và các thời khoảng khác đều được bao hàm trong thời khoảng một ngày một đêm này.

Pháp có tên là “thời” (kāla) là pháp gì? Đây không phải là một thực pháp (padārtha) thường hằng, như có người đã từng tin tưởng như thế. Chữ “thời” chỉ là một cách nói mà qua đó người ta muốn chỉ cho các hành pháp (saskāras) ở quá khứ, vị laihiện tại. Ngày là khi trời sáng ở bốn đại châu; và đêm là khi trời tối.

Luật nghi biệt giải thoát có thể chỉ được sinh khởi trong suốt cả một đời sống. Thật vậy, ngay cả khi chúng ta phát nguyện giữ giới trong đời sống kế tiếp thì chúng ta cũng không phát khởi được loại giới này cho đời sống đó; bởi vì:

(1) thân sở y (āśraya) lúc đó sẽ khác (nikāyasabhāga),

(2) thân sở y mới sẽ không có tính chất thích dụng đối với các luật nghi đã thọ trì,

(3) thân sở y mới cũng sẽ không nhớ được sự phát nguyện thọ giới”[6].

Tuy nhiên, nếu một người thọ trì các giới của Cận trú trong hơn một ngày một đêm, trong năm ngày, trong mười ngày, v.v., thì có chướng ngại nào đối với việc phát khởi nhiều giới Cận trú ở người này không? Chắc chắn phải có chướng ngại nào đó bởi vì Thế Tôn có nói trong kinh rằng Cận trú giới chỉ được thọ trì trong một ngày một đêm.

 Như vậy vấn đề nảy sinh ở đây là tại sao Thế Tôn lại tuyên thuyết như vậy. Có phải ngài đã nghĩ rằng luật nghi Cận trú không thể phát khởi trong một thời khoảng lâu dài hơn? Hay là ngài nghĩ rằng căn cơ chúng sinh rất khó điều phục, vì thế chỉ nên thọ Cận trú giới trong một ngày một đêm thì việc giữ giới có thể dễ dàng hơn?

Bởi vì thật ra chẳng có gì trái ngược nếu phát khởi được luật nghi Cận trú trong một khoảng thời gian dài hơn một ngày.

Tuy nhiên, Tỳ-bà-sa cho rằng không thể thừa nhận cách giải thích trên bởi vì Thế Tôn không nói đến việc thọ luật nghi Cận trú trong một thời khoảng dài hơn.

b. Thời hạn xả

prātimokadamatyāga śikānikepaāccyute|
ubhayavyañjanotpattermūlacchedānniśātyayāt
patanīyena cetyeke/ saddharmāntarhito’pare
dhanaravattu kāśmīrairāpannasyeyate dvayam[7]
 Xả luật nghi biệt giải thoát
Do cố ý bỏ, do mạng chung,
Do có cả hai giới tính,
Do đoạn thiện căn,
Do hết đêm.
Có thuyết nói do phạm trọng giới;
Thuyết khác nói do chánh pháp diệt.
Các luận sư Kaśmīr nói
Người phạm giới có cả hai, như vừa giàu vừa mắc nợ.

Tụng văn trên của A-tỳ-đạt-ma Câu-cá,  gọi luật nghi biệt giải thoátđiều phục (dama) vì luật nghi này điều phục sáu căn

Trừ luật nghi Cận trú ra, luật nghi biệt giải thoát được xả bỏ là do:

(1) cố ý từ bỏ học xứ (śikāpratyākhyāna) trước mặt một người có hiểu biết;

(2) thọ mạng đã hết hoặc lìa bỏ chúng đồng phần (nikāyasabhāga);

(3) sự xuất hiện thêm nam căn hoặc nữ căn tùy theo từng trường hợp;

(4) sự hủy hoại thiện căn.

Luật nghi Cận trú cũng được xả do bốn duyên trên và khi một đêm kết thúc. Sự cố ý xả bỏ tạo ra một biểu nghiệp trái ngược với sự thọ giới (samādānaviruddha); mạng chung và hai giới tính cùng sinh đều dẫn đến sự lìa bỏ (tyāga) cũng như tình trạng nhiễu loạn của thân sở y (āśraya) mà người thọ giới đã nương vào đó để đắc biệt giải thoát trước đây; sự hủy hoại thiện căn chính là sự hủy hoại nền tảng của luật nghi này; và cuối cùngluật nghi Cận trú chỉ được tạo thành và phát khởi trong một ngày một đêm cho nên khi một đêm kết thúc thì luật nghi này cũng hết hạn kỳ.

Như vậy người bất luật nghi thọ luật nghi Cận trú đến khi hết đêm phải xả bỏ giới thì vẫn là người bất luật nghi hay đã ở vào giai đoạn “trung gian” gọi là phi luật nghi phi bất luật nghi?

Có nhiều giải thích khác nhau. Có luận sư nói rằng vẫn đắc được bất luật nghi vì người thọ Cận trú giới khôngý định từ bỏ ác giới; cũng giống như một khối sắt khi ngừng nung đỏ thì sẽ trở lại màu xanh lúc đầu. Có luận sư khác lại nói rằng người bất luật nghi khi hạn kỳ thọ giới Cận trú chấm đứt thì không còn đắc bất luật nghi bởi vì sự đắc được bất luật nghi căn cứ vào thân ngữ nghiệp (vijñapti)[8].

*Phân biệt với kỳ hạn đắc bất luật nghi

Còn đắc bất luật nghi kéo dài trong bao lâu? Theo A-tỳ-đạt-ma Câu-xá giải thích như sau:

nāsavaro’styahorātram
na kilaiva praghyate[9]
Ác giới không chỉ một ngày một đêm,
Tức không giống như thọ thiện giới.

Bất luật nghi không bao giờ kéo dài chỉ trong một ngày một đêm như loại luật nghi Cận trú bởi vì bất luật nghi được phát sinh do sự tạo tác ác nghiệp trong suốt cả một đời (pādadharmābhyupagama).

Tại vì người ta không đắc bất luật nghi như trong trường hợp đắc luật nghi Cận trú bằng cách nói rằng “tôi nguyện ở trong bất luật nghi một ngày một đêm”; bởi vì điều này rất đáng chê trách.

Có người cho rằng: cũng không có ai đắc bất luật nghi bằng cách nói rằng “tôi nguyện suốt đời ở trong bất luật nghi”; vì thế sẽ không có trường hợp đắc bất luật nghi trong suốt cả đời.

Nhưng theo Thế Thân: “Đúng là không có ai đắc bất luật nghi theo kiểu này; người ta không đắc bất luật nghi nhờ vào một lễ nghi mà là qua những hành động với ý định luôn luôn làm điều ác; và cũng không đắc bất luật nghi bằng những ý định chỉ làm điều ác trong một khoảng thời gian nào đó (kālāntaravipanna).

“Trong trường hợp của luật nghi Cận trú, loại ý định này không có tính chất “luôn luôn” mà cần phải hoạch đắc nhờ vào lực của các nghiệp như “tôi nguyện an trú một ngày một đêm trong Cận trú giới”; và người ta đã tạo các nghiệp này chỉ vì mong muốn đắc được luật nghi này.

“Nếu có người nào đó mong muốn đắc bất luật nghi thì chắc chắn họ cũng có thể thọ trì bất luật nghi trong một khoảng thời gian nào đó và sẽ đắc được bất luật nghi trong khoảng thời gian này.

“Tuy nhiên trường hợp này không xảy ra vì thế chúng tôi không xem bất luật nghi là loại được thọ trì “trong một thời khoảng nhất định nào đó” (yếu kỳ)”[10].

(Còn tiếp)

Phước Nguyên



[1] Cf. Kośa, Phân biệt nghiệp iv. //28//, Hán, Huyền Tráng  (T29n1562, tr. 0552a10): 近住於晨旦 /下座從師受/隨教說具支/ 離嚴飾晝夜. Chân Đế (T29n1559, tr. 0232b07): 晨朝從他受。下坐隨後說。 布薩護具分。離莊飾晝夜。

[2] Skt. Añajali: hiệp chưởng.

[3] Vibhāā, 124, 7.

[4] Cf. Kośa, Phân biệt nghiệp iv, Hán, T29n1562, tr. 0552ab, No. 1559, tr. 0232bc.

[5] Ibid., Hán, Htr. (T29n1562, tr. 0551b14): 別解脫律儀 /盡壽或晝夜; Cđ. (T29n1558, tr. 0074c08): 別解脫律儀 盡壽或晝夜.

[6] Ibid., Hán, T29n1562, tr. 0551bc; T29n1558, tr. 0074c.

[7] Cf. Kośa, Phân biệt nghiệp iv, //38&39//. Hán, T29n1558, tr. 0079a22 và tiếp : 別解調伏/ 由故捨命終/ 及二形俱生/ 斷善根夜盡 /有說由犯重 /餘說由法滅 /伽濕彌羅說/ 犯二如負財.

[8] Cf. Kośa, Phân biệt nghiệp iv, giải thích bởi Thế Thân. Hán, T29n1558, tr. 0079ab

[9] Cf. Kośa, Phân biệt nghiệp iv, //27//, Hán, T29n1563, tr. 0868a22: 惡戒無晝夜 /謂非如善受.

[10] Cf. Kośaiv,  Hán, T29n1563, tr. 0868ab.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 32214)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30425)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30688)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21034)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20213)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19445)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24400)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30702)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15700)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27814)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19782)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15583)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23272)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23592)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17545)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15707)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21920)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38047)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22205)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23273)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21369)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28431)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32580)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25205)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34708)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22974)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27744)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31334)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13618)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25220)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27859)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22129)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20759)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22229)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27168)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24171)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21938)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14727)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23189)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24041)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21151)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14219)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19953)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22524)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14085)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28070)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22852)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28229)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 11007)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28526)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31595)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26216)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14987)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28053)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7454)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25387)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20718)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21143)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12271)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11930)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant