Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tạng Quang Minh

12 Tháng Hai 201606:44(Xem: 8303)
Tạng Quang Minh

TẠNG QUANG MINH

Lê Huy Trứ 

Tạng Quang Minh


Kinh Địa Tạng, Kinh Pháp Hoa, nhất là Kinh Hoa Nghiêm viết:  “Chặng giữa đôi mày Như-Lai phóng ra ánh hào quang trí tuệ soi suốt 18.000 thế giới ở phương Đông.  Lúc đầu những quang minh chạy theo đường thẳng, rồi dần dần uốn tròn thành hình trôn ốc (wave) mà lập thành Sắc Tướng.  18.000 ám chỉ thập bát giới nghĩa là sáu căn tiếp xúc với sáu trần phát sinh ra sáu thức, lập thành sắc tướng (form.)  Như vậy, thân căn của chúng sinh và của muôn loài đều được dệt bằng quang minh.  Vì được dệt bằng quang minh nên vạn hữu cũng đều toả ra quang minh.   Nói đúng hơn là sắc tướng (form) hiện hữu được phản chiếu (reflected) bởi tạng quang minh chứ không phải vật chất tỏa ánh sáng như nhục nhãn lầm tưởng.

Điều lý thú bất ngờ nhất đối với tôi khi đọc đoạn kinh nầy, và tôi chắc chắn là ít ai để ý tới, đó là những mô tả rất chi tiếc, logic và khoa học cả hơn 2500 năm về trước trong những kinh điển Phật Giáo của dạng sóng (wave) ánh sáng từ đường thẳng cho đến khi ánh sáng du hành trong vũ trụ cách nơi Phật phóng quang cả chục ngàn dặm ánh sáng sẽ bị bẻ cong trong không gian.  Đây là những khám phá của Einstein về thuyết tương đối của thế kỷ 20th mà cho đến bây giờ cũng không phải ai cũng hoàn toàn hiểu nổi dù là được giải thích nhiều về thuyết tương đối rộng như vậy.  Cho đến bây giờ, ngoại trừ trong sách vở, trong học đường, có mấy ai thật sự thấy được những hình ảnh ‘wave forms’ này nếu không ở trong những phòng thí nghiệm, trong những lãnh vực nghiên cứu chuyên môn đó?  Bằng cách nào mà Đức Phật, các Bồ Tát và chư Tổ có thể thấy được đường đi của tạng quang minh như vậy trong khi thời xa xưa đó các Ngài không có những dụng cụ đo đạt tối tân như bây giờ?

Chương thứ nhất, Kinh Hoa Nghiêm, danh từ quang minh tạng được nhắc đến rất nhiều nhưng dễ gì mà hiểu được ý kinh: “Quang minh của chư Phật, tất cả thần biến của chư Phật ba đời đều thấy trong quang minh, các Bồ Tát ấy đã vào tạng pháp giới trí vô phân biệt, đã bước trên đất Phổ Quang Minh của Như Lai, lưới quang minh”…

Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi, tượng trưng cho Căn Bản Trí tức là Bản Giác vốn có sẵn trong mỗi chúng sinh, giải đáp rằng: Theo chỗ tôi biết thì Thế-Tôn nói đại pháp. Bồ-tát Văn Thù nói tiếp: Tôi từng ở trong vô lượng Phật quá-khứ đã thấy điềm lành này. Chư Phật phóng hào quang như thế, sau đó liền nói “pháp vô biên.”  Cho nên tôi biết chắc rằng, hôm nay Phật vì muốn cho chúng sanh được nghe biết “pháp huyền diệu nhiệm mầu” mà tất cả người đời khó tin, khó hấp thụ cho nên hiện ra điềm lành ấy…

Bồ-tát Văn Thù kể tiếp: Cách vô lượng A-tăng-kỳ-kiếp về trước có đức Phật hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh đủ mười đức hiệu diễn nói chánh pháp, ban đầu, chặng giữa và rốt sau đều lành, nghĩa lý sâu xa, trước sau không mâu thuẫn, thuần nhất không tạp lậu.  Phật vì người Thanh-Văn thừa nói “Tứ-Đế” cầu ra khỏi sanh, già, bệnh, chết được cứu cánh Niết-bàn. Vì hạng cầu quả Duyên-giác nói pháp “Thập nhị nhân duyên,” vì hàng bồ-tát nói pháp “Lục-ba-la-mật” khiến cho chứng quả Vô thượng Bồ-đề thành tựu Nhất-thiết chủng-trí.  Kế tiếp có 20.000 đức Phật cùng một hiệu Nhật Nguyệt Đăng Minh và cùng một họ Phả-loa-đọa, có trí tuệ sáng suốt viên mãn, không khiếm khuyết. 

Vào thời Phật Nhật Nguyệt Đăng Minh, Văn Thù Bồ TátBồ Tát Diệu Quang nghĩa là ánh sáng nhiệm mầu cũng có nghĩa là Căn Bản Trí có sẵn trong tất cả mọi chúng sinh. Đại trí Văn Thù đã gieo trông chủng tử Pháp Hoa từ vô lượng kiếp cho nên vừa thấy điềm lành này thì biết ngay là Phật sắp nói kinh Đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa giống như chư Phật xưa kia đã làm.  Đoạn kinh này trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, Kinh Pháp Hoa (The Saddharmapundarika Sutra, Lotus Sutra) muốn nhắn nhủ cho người đệ tử Phật rằng nếu chúng sinh gieo hạt giống trí tuệ càng sâu thì sẽ thành quả đại trí như Bồ tát Văn Thù. (KINH PHÁP HOA GIẢNG GIẢI LÊ SỸ MINH TÙNG, The Explanation of the Saddharmapundarika Sutra, Lotus Sutra)

Theo Tự Điển Phật Quang, quang minh danh hiệu nhân duyên (光明名號因緣) Gọi tắt: Quang hiệu nhân duyên. Chúng sinh lấy danh hiệu Phật A Di Đà làm nhân, lấy quang minh làm duyên thì được sinh về thế giới Cực lạc. Cứ theo vãng sinh lễ tán của ngài Thiện Đạo, nếu chúng sinh nào muốn sinh về Tịnh Độ của đức Phật A Di Đà, thì nên lấy danh hiệu của đức Phật A Di Đà làm nhân, lấy quang minh của Ngài làm duyên, mới có thể đạt được nguyện vọng vãng sinh. Vì danh hiệu Phật A Di Đà tròn đầy muôn đức, là nhân năng sinh (như cha,) còn quang minh của Ngài chiếu sáng các thế giới trong 10 phương, là duyên sở sinh (như mẹ,) cho nên có năng lực tiếp dẫn chúng sinh đến Tịnh Độ cực lạc. Nhưng danh hiệuquang minh của Phật A Di Đà chỉ là nhân duyên tha lực bên ngoài, hỗ trợ chúng sinh vãng sinh Tịnh Độ mà thôi; còn lòng tin của chúng sinh mới là [tự lực,] là nhân Niết Bàn chân thực phát từ trong tâm chúng sinh. Như vậy, cần phải có đầy đủ duyên ngoài và nhân trong mới có thể vãng sinh Tịnh Độ.  Hiện nay, kỷ thuật có thể chụp hình hào quangnăng lượng tỏa ra từ trên đầu con ngườiTuy nhiên quang minh tạng không nên hiểu một cách nông cạn như là ánh sáng, nhân duyên, hay các bức xạ tuyến được đề cập dưới đây mà có thể còn nghĩa là không vô minh (minh tâm) hay là những thần thông huyền bí bất khả tư nghị.   Nếu cố chấp tư nghị thì dễ bị lọt vào vòng mê tín dị đoan.

Tương tự chúng ta thường tư nghị về minh tâm, kiến tánh, giác ngộ, vô ngã, vô sở vô trụ nhưng tất cả chỉ là tứ cú tư nghị chứ không thực sự diễn tả được bản lai diện mục của thực tại vì những chủ đề này tương tự như dark matter và dark energy trong vũ trụcon người và nhất là khoa học bây giờ chưa thấy biết được để đặt tên để mà lý thuyết tư nghị. 

Trong Phẩm 12, Ánh Sáng Chiếu Khắp, Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh:

Này A Nan! Oai thầnquang minh của Phật A Di Đà tối tôn đệ nhất, quang minh của chư Phật khác chẳng sánh kịp. Quang minh ấy chiếu khắp hằng sa cõi Phật ở Phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trên dưới và bốn phương phụ cũng lại như vậy. Hào quang trên đãnh chiếu xa một hai ba bốn do tuần, hoặc trăm ngàn vạn ức do tuần. Hào quang các đức Phật khác hoặc chiếu đến một hai cõi Phật, hoặc trăm ngàn cõi Phật, chỉ có hào quang đức Phật A Di Đà chiếu khắp vô lượng vô số vô biên cõi Phật. Hào quang chư Phật chiếu ra có xa có gần vì bổn nguyện công đức đời trước cầu đạo có lớn nhỏ không đồng, nên khi thành Phật tự có hạn lượng.

Quang minh Đức Phật A Di Đà sáng chói gấp bội trăm ngàn vạn lần ánh sáng nhựt nguyệt, tôn quý trong các ánh sáng, nên Phật Vô Lượng Thọ cũng hiệu là Phật Vô Lượng Quang, Phật Vô Biên Quang, Phật Vô Ngại Quang, Phật Vô Đẳng Quang, Phật Trí Huệ Quang, Phật Thường Chiếu Quang, Phật Thanh Tịnh Quang, Phật Hoan Hỷ Quang, Phật Giải Thoát Quang, Phật An Ổn Quang, Phật Siêu Nhựt Nguyệt Quang, Phật Bất Tư Nghì Quang.

Quang minh ấy chiếu khắp mười phương thế giới, chúng sanh nào gặp được quang minh ấy thì cấu uế tiêu diệt, điều lành phát sanh, thân ý hòa dịu. Nếu ở tam đồ chịu khổ cùng cực thấy được quang minh này liền được dừng khổ, mạng chung được giải thoát. Chúng sanh nào nghe được oai thần công đức quang minh này ngày đêm khen nói chí tâm không nghỉ, tùy theo ý nguyện được sanh về Cực Lạc. (Nguyên Hán bản: Ngài Hạ Liên Cư (hội tập,) Việt dịch: Hòa Thượng Thích Đức Niệm & Cư sĩ Minh Chánh,  Nhà Xuất Bản Tôn Giáo,  Hà Nội - PL. 2553 – DL.2009)

Trong phần Chú giải Vô Lượng Thọ Kinh: 21) Bảo Liên Phật Quang (寶 蓮 佛 光: Hoa sen báu và quang minh của Phật.)  Phẩm này thuật rõ hoa sen báu trong cõi Phật ấy, mỗi hoa có quang sắc vi diệu. Trong mỗi quang minh lại hóa hiện ngàn ức vị Phật. Mỗi vị Phật nói diệu pháp, an lập vô lượng chúng sanh. Các thứ công đức vô tận chẳng thể nghĩ bàn như thế ấy.

Chánh kinh:

又 眾 寶 蓮 華 周 滿 世 界。一 一 寶 華 百 千 億 葉。其 華 光 明,無 量 種 色,青 色 青 光、白 色 白 光, 玄 黃 朱紫,光 色 亦 然。復 有 無 量 妙 寶 百 千 摩 尼,映 飾 珍 奇,明 曜 日 月。彼 蓮 華 量,或 半 由 旬, 或 一 二 三四,乃 至 百 千 由 旬。一 一 華 中 出 三 十 六 百 千 億 光。

Hựu chúng bảo liên hoa châu mãn thế giới. Nhất nhất bảo hoa bách thiên ức diệp. Kỳ hoa quang minh, vô lượng chủng sắc. Thanh sắc, thanh quang, bạch sắc, bạch quang, huyền, hoàng, châu, tử, quang sắc diệc nhiên. Phục hữu vô lượng diệu bảo bách thiên ma-ni, ánh sức trân kỳ, minh diệu nhật nguyệt. Bỉ liên hoa lượng, hoặc bán do-tuần, hoặc nhất, nhị, tam, tứ, nãi chí bách thiên do-tuần, nhất nhất hoa trung, xuất tam thập lục bách thiên ức quang.

Lại nữa, các hoa sen báu mọc trọn khắp thế giới. Mỗi đóa sen báu có trăm ngàn ức cánh. Quang minh của hoa ấy có vô lượng màu: hoa xanh ánh sáng xanh, hoa trắng ánh sáng trắng; [với các màu] huyền, vàng, đỏ, tía, quang và sắc cũng giống như vậy. Lại có vô lượng diệu bảo, trăm ngàn ma-ni chói rực quý lạ, sáng ngời như mặt trời, mặt trăng. Những hoa sen ấy to nửa do-tuần, hoặc một, hai, ba, bốn, cho đến trăm ngàn do-tuần. Mỗi một hoa tỏa ra ba mươi sáu trăm ngàn ức quang minh.

Giải:

Trước hết, kinh nói đến hoa sen báu, sau đó mới thuật Phật hiện từ quang minh của hoa.

Trong phần nói về hoa sen báu, có đến sáu ý:

1. Hoa sen mọc khắp đầy cõi nước.

2. Số lượng cánh hoa sen: Mỗi đóa sen có trăm ngàn ức cánh.

3. Quang sắc vô lượng. Bản thể của hoa chính là quang minh nên kinh chép: “Kỳ hoa quang minh” (Quang minh của những hoa ấy.)  Hoa sen lại có vô lượng màu sắc. Kinh dùng sáu màu khác nhau: Xanh, trắng, huyền, vàng, đỏ tươi, tía để tượng trưng cho vô lượng màu. Hoa sen màu xanh phóng quang minh sắc xanh. Hoa sen màu trắng phóng quang minh sắc trắng. Các hoa sen màu huyền, vàng… cũng đều phóng quang minh cùng màu với màu sắc của hoa nên kinh nói: “Quang sắc diệc nhiên” (Quang và sắc cũng giống như thế.)

4. Hoa sen trang nghiêm bằng diệu bảo. Lại có vô lượng diệu bảo trăm ngàn ma-ni trang nghiêm hoa sen. Các báu ấy đều là thứ hiếm quý nên bảo là “trân kỳ.” Các thứ diệu bảo ấy phóng vô lượng quang. Quang minh có đủ các màu, mỗi màu lại phóng quang, chiếu rực, tô điểm lẫn nhau nên bảo là “ánh sức” (chói rực;) tỏa sáng hơn cả mặt trời, mặt trăng nên bảo là “minh diệu nhật nguyệt” (sáng ngời hơn mặt trời, mặt trăng.) Quán kinh nói: “Nhất nhất diệp gian, hữu bách ức Ma Ni châu vương, dĩ vi ánh sức. Nhất nhất Ma Ni châu phóng thiên quang minh” (Trong mỗi một cánh hoa có trăm ức Ma Ni châu vương để tô điểm chói ngời. Mỗi một viên Ma Ni châu phóng ra trăm ngàn quang minh.)

5. Kích thước của mỗi hoa sen là từ nửa do-tuần cho đến trăm ngàn do-tuần.

6. Hoa sen phóng ra quang minh mầu nhiệm: “Nhất nhất hoa trung, xuất tam thập lục bách thiên ức quang” (Mỗi một hoa sen tỏa ra ba mươi sáu trăm ngàn ức quang.) Trăm ngàn ức quang chỉ là con số tượng trưng nhằm biểu thị vô lượng.

Chưa hề thấy có ai chú giải tại sao lại có con số 36 này. Có thể, mỗi cõi trong bốn cõi Tịnh Độ đều có chín phẩm nên mới có con số ba mươi sáu, nhằm thể hiện số lượng phẩm vị trong cõi ấy. Mỗi phẩm có trăm ngàn ức đóa sen (dùng con số trăm ngàn ức chỉ để biểu thị một con số rất lớn.) Mỗi đóa sen đều tỏa quang minh tiệp màu với màu hoa sen cho nên có ba mươi sáu trăm ngàn ức quang minh. Mỗi đóa sen gồm đủ những đặc tính của hết thảy các đóa sen khác nên bảo là, “Nhất nhất hoa trung, xuất tam thập lục bách thiên ức quang.” (Mỗi một hoa sen phóng ra ba mươi sáu trăm ngàn ức quang minh.)

Thật ra, nói có ba mươi sáu phẩm cũng là chỉ là nói rất đại lược chứ thật ra có đến vô lượng phẩm nên ta có thể nói là mỗi hoa sen thật ra tỏa ra vô lượng quang minh vậy.

Chánh kinh:

一 一 光 中,出 三 十 六 百 千 億 佛,身 色 紫 金,相 好 殊 特。一 一 諸 佛,又 放 百 千 光 明,普 為 十 方 說 微 妙法。如 是 諸 佛,各 各 安 立 無 量 眾 生 於 佛 正 道。

Nhất nhất quang trung, xuất tam thập lục bách thiên ức Phật. Thân sắc tử kim, tướng hảo thù đặc. Nhất nhất chư Phật, hựu phóng bách thiên quang minh, phổ vị thập phương thuyết vi diệu pháp. Như thị chư Phật, các các an lập vô lượng chúng sanh ư Phật chánh đạo.

Trong mỗi quang minh xuất hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật thân sắc tử kim, tướng hảo thù đặc. Mỗi một vị Phật lại phóng trăm ngàn quang minh, vì khắp mười phương nói pháp vi diệu. Các vị Phật như thế mỗi vị an lập vô lượng chúng sanh nơi Phật chánh đạo.

Giải:

Đoạn này trần thuật sự kiện trong quang minh hóa hiện chư Phật. Trong đoạn kinh này, có bốn ý chính:

1. Một là số lượng đức Phật hiện ra trong mỗi quang minh, “Nhất nhất quang trung, xuất tam thập lục bách thiên ức Phật.” (Trong mỗi quang minh xuất hiện ba mươi sáu trăm ngàn ức Phật).

2. Hai là thân tướng chư Phật, “Thân sắc tử kim, tướng hảo thù đặc.” (Thân màu tử kim, tướng hảo thù đặc.) “Tử kim” (紫 金) chính là vàng ròng đã được chùi sáng bóng. “Tướng hảo” của Phật thì như Quán kinh nói, “Vô Lượng Thọ Phật hữu bát vạn tứ thiên tướng. Nhất nhất tướng các hữu bách vạn tứ thiên tùy hình hảo.” (Vô Lượng Thọ Phật có tám vạn bốn ngàn tướng. Mỗi một tướng đều có tám vạn bốn ngàn tùy hình hảo) cho nên bảo là “thù đặc.”

3. Ba là Phật hiện ra trong quang minh cũng lại phóng quang, “Hựu phóng bách thiên quang minh.” (Lại phóng trăm ngàn quang minh.)

4. Bốn là Phật nói diệu pháp, “Phổ vị thập phương thuyết vi diệu pháp.” (Vì khắp mười phương nói pháp vi diệu”.) Những pháp ấy lại có lợi ích thù thắng nên “an lập vô lượng chúng sanh ư Phật chánh đạo.” (an lập vô lượng chúng sanh nơi Phật chánh đạo.)

Những điều như vậy thật đã hiển thị sâu xa pháp giới sự sự vô ngại chẳng thể nghĩ bàn. Hoa sen trong cõi Phật sanh từ tâm Phật; hoa sen phóng quang, quang minh lại hiện ra nhiều vị Phật. Phật lại phóng quang, thuyết pháp độ sanh, thật là vô tận. Lại cần phải chú ý là cảnh giới như vậy chẳng những chỉ thị hiện diệu tướng mà thật sự còn có vô biên diệu dụng: Nói pháp vi diệu an lập chúng sanh trong chánh đạo của Phật. Đấy chính là cái lợi chân thật. Vì thế, đoạn kinh này thật sự đã hiển thị trí huệ chân thật, Chân Thật Tế, vô vi Pháp Thân.

Sách Hội Sớ nói, “Tây Phương Tịnh Độ dùng hoa sen để làm Phật sự nên có tên là Liên Hoa Thai Tạng Giới. Tiểu Bổn, Quán kinh đã nói kỹ việc ấy. Nay kinh này (chỉ bản Ngụy dịch của Vô Lượng Thọ kinh) cũng dùng ngay việc ấy để kết lại phần nói về y báo trang nghiêm. Như vậy, trong các thứ trang nghiêm trước đó cũng đều có những việc bất khả tư nghị.” Ý kiến này rất xác đáng; những điều kinh thuật trong những phẩm trước cũng đều hiển thị toàn thể cõi Cực Lạcpháp giới sự sự vô ngại chẳng thể nghĩ bàn. (http://niemphat.net/Luan/chugiai/hoasenbau.htm)

Những lời trong kinh Vô Lượng Thọ ở trên có vẻ vọng ngữ mang sắc thái huyền bí dường như mê tín nhưng ngôn ngữcon người thời đó khó diễn tả những điều mà hiện tại chúng ta có thể giải thích được một cách đầy lý tính và khoa học hơn.  Đa số kinh điển thời đó có vẻ dài dòng và ngôn ý thường hay lập đi lập lại thay vì chỉ tóm gọn trong vài chữ ‘hiển thị trí huệ chân thật: chỉ thị hiện diệu tướng nói pháp vi diệu an lập chúng sanh trong chánh đạo của Phật.’  Cho nên, toàn bài Đà La Ni trên có thể diễn dịch là:

“Quy mệnh kính lễ Đức Thế Tôn Vô Lượng Thọ Trí Quyết Định Quang Minh

Vương Như Lai Ứng Cúng Chính Đẳng Chính Giác.

Như vậy: OM! Tất cả hoạt động Tâm Ý đều là Pháp Tính cực thanh tịnh.

Thanh Tịnh như tự tính thắng thượng của Hư Không. Hãy phát khởi Thắng

Nguyện rộng lớn để mau chóng đạt được sự thanh tịnh an lạc của Đại Niết Bàn.”

(Mật Tạng Bộ 2_ No.937 (Tr.85 _ Tr.86,) Phật Nói Kinh Đại Thừa Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni)

Kinh Phật viết rằng, “Người ta muốn phân tích, tìm cầu một Cực Vi cuối cùng trọn không thể được.  Cái cực vi đó không phải là Vật mà chỉ là ánh biến hiện của quang minh thôi nó biến ảo vô cùng.  Thế mà khi những Cực Vi đó ra ngoài giác quan của chúng ta, khi nào chúng nó tụ hội, giả hợp với nhau, nó biến thành cái mà mình thấy được...”  Cho nên, Quang Minh Vương Như Lai Đà La Ni nên hiểu là được tiền nhân sau này nhân cách hóa như là một trong nhiều vị Phật hộ mạng chúng sinh.  Như là được các lương y phân loại rồi đặt tên cho một thần dược chữa Tâm bệnh hay đúng ra chính là minh tâm vô lượng thọ của chúng sinhDĩ nhiên, lối giải thích này cũng là vọng ngôn vì nó vẫn ở trong tứ cú.  Tốt nhất là im lặng vì nó không thể luận bàn.

Nhưng đa số nhiều người không chấp nhận im lặng vì đối với họ im lặng có nghĩa là không trã lời được, ngu si, cho nên tôi nổi sân, xin cố giải thíchthí dụ ngắn gọn là Đức Phật đã thuyết pháp trên TV màu (color) và online cho tất cả chúng sinh trong cỏi Ta Bàtoàn thể cõi Cực Lạc từ vô lượng kiếp.  Phật phóng trăm ngàn quang minh khắp mười phương để nói pháp vi diệu mà ngày nay gọi là vô tuyến truyền hình và truyền thanh hay internet, emails, smart phones.  Quang minh của Phật A Di Đà ‘tối tôn’ đệ nhất, Made in USA, trong khi đó quang minh của chư Tổ khác Made in China và bị copy lậu bởi VN cho nên có nhiều độc tố, ‘sáng tệ, le lói?’ chẳng sánh kịp ‘tối tôn đệ nhất’ Made in USA.  ‘Tối tôn đệ nhất’ Made in China có nghĩa là ‘thượng tôn, trên nhất, độc tôn’ hay ‘đệ nhất tối thui ?’ 

“Đâm ra,” tiếng Việt ngày nay ‘chạy đầy đường’ trên cùng thế giới cho nên có những từ ngữ mới rất ngộ nghĩnh lạ tai như trên.  Nhất là những danh từ lẫn văn phạm xuất cảng từ trong nước, có một số tạm nghe được nhưng đa số danh từ khác thì khó mà chấp nhận so với tiêu chuẩn trí thức, văn hóavăn chương bác học thuở xưa mà Nhật Tiến gọi là Một Thời Vàng Son Chữ Nghĩa, thời của Hà Nội 36 phố phường của những năm 1950-1954 và VNCH 1950-1975.  Tuy nhiên, đa số chúng ta ở hải ngoại bị nghe riết cũng quen tai trâu, bị nhồi sọ hồi nào không hay biết.

Tóm lại, trong phóng xạ của những Tia Vũ Trụ có những quang tử đủ loại như được mô tả ở trên từ kinh Phật mà khoa học hiện đại chưa biết nguồn gốc của nó để nghiên cứu và phân tích được.  Muốn biết bức xạ quang minh và kỷ thuật văn minh của khoa học hiện đại thì xem tiếp dưới đây hay tìm hiểu thêm chi tiếc về những đề tài này trong thư viện, học đường và internet.

Trong Đạo Phật Siêu Khoa Học, Minh Giác Nguyễn Học Tài viết: Kinh Phật chỉ dạy có hai chữ Quang Minh trong vũ trụ nhưng qua những sự nghiên cứu của khoa học, quang minh được chia thành nhiều loại và được xếp thành nhiều hạng chẳng hạng Bức xạ quang minh (Radiation,) Bức Xạ quang tuyến hay Bức Xạ ánh sáng...

Theo định nghĩa, Bức Xạ (Radiation) là việc phát và truyền sóng hay phân tử.  Việc truyền sóng hay phân tử như ánh sáng, âm thanh, nhiệt hoặc những phân tử là do Phóng Xạ Tuyến (Radioactivity) phát ra.   Phóng Xạ Tuyến được định nghĩa là việc phát quang tuyến trực tiếp từ Lõi Nguyên Tử, hay là do hậu quả của một phản ứng Nguyên Tử (Nuclear reation.)  Nói rộng ra, Phóng Xạ Tuyến là việc phát ra những phân tử Alpha, Dương Điện Tử (Proton), Âm Điện Tử (Electron, và Tia Gamma (Gamma Ray.)

Quang minh thiên nhiên: trong vũ trụ có Tia vũ trụ (Cosmic ray,) Tia Gamma, Tia Laser (Natural Laser,) Tia cực tím (Ultraviolet:UV,) Hồng ngoại tuyến (Infrared.) Ngoài ra, vũ trụ còn có Điện Từ (Electromagnetism,) khí Hélium, và Gió Mặt trời (Solar wind) …

Quang minh nhân tạo: tia Laser, Radar, Quang tuyến X, Vi sóng (Microwave,) Siêu âm (Ultra sound,) và Phóng Xạ Tuyến.

Những khám phá mới của Khoa Thiên Văn Vật Lý cho biết rằng có một số tinh tú đã tạo nên những Phóng Xạ Điện Từ dưới dạng những Sóng Vô Tuyến, Sóng Nhẹ, và Quang Tuyến X. Trong những vùng Liên Tinh Tú và trong những khoảng cách giữa những Thiên Hà đầy rẫy những Bức Xạ Điện Từ với những tần số khác nhau.

Ngoài ra, Phóng Xạ Vũ Trụ (Cosmic Radiation) còn có những Quang Tử (Photon) và một số lượng khổng lồ những hạt tử đủ loại mà nguồn gốc của chúng chưa được biết. Phần lớn những hạt tử này là Dương Điện Tử, trong đó có một số có năng lượng cao tột bực, còn cao hơn năng lượng ở trong những Máy Hạt Gia Tốc (Particle Accelerator) mạnh nhất.

Nhà vật lý gia nổi tiếng Fritjof Capra, trong cuốn “The Tao of Physics” (Đạo của Khoa Vật Lý) của ông, trang 219, đã viết, “Trong ngoại tầng không gian, một số lớn Lượng Tử xuất hiện ở tâm điểm của những Tinh Tú trong những cuộc phản ứng liên miên cũng giống như những cuộc phản ứng được thí nghiệm trong các Máy Hạt Gia Tốc. Trong một số Tinh Tú, những cuộc phản ứng bắn (collision) vào nhau đó tạo nên những Phát Xạ Điện Từ rất mạnh dưới dạng những Sóng Vô Tuyến, hay Quang Tuyến X giúp các Vật Lý Gia suy nghiệm, kết luận thêm về vũ trụ.

Vì vậy, ở những khoảng không gian liên tinh tú và những khoảng không gian ở giữa những thiên hà đầy rẫy những phát xạ điện từ với mọi tần số với những quang tử có năng lượng cao. Trong việc phóng xạ của Tia Vũ Trụ, không những có quang tử mà còn có những lượng tử lớn đủ loại mà nguồn gốc của nó khoa học chưa phân tích được.  Tôi nghĩ có thể đó là Tam Muội Chân Hỏa đã được mô tả trong kinh Phật.

Tiến sĩ Peter D. Santina, tác giả cuốn Fundamentals of Buddism, đã nói trong trang 30 và 32 rằng lời kinh xưa đã đề cập đến sự liên hệ giữa Vật ChấtNăng Lượng và không có sự phân chia cơ bản nào giữa Tâm và Vật.  (Nền tảng Đạo Phật, bản dịch của Đại Đức Thích Tâm Quang)  “Similary, the relative of matter and energy is mentioned. There is no radical division between mind and matter.” Peter D. Santina, PhD

Gần đây, Albert Einstein đã khẳng định rằng Vật Chất (Matter) và bình phương của tốc độ ánh sáng tạo ra Năng Lượng (energy) với công thức nổi tiếng E = mc2. Ngày nay, đa số chúng ta đều biết, con người là một vật thể (sắc) của vạn vật được cấu tạo thành từ năng lượng (energy, hỏa quang tam muội.)  Đại khái, ai cũng biết trong người có nhiệt lượng, và nhiệt lượng được gọi là thân nhiệt. Nhiệt lượng là do sự hô hấp khí vũ trụthức ăn có calories tạo nên.  Năng lượng được hai cơ quan vi tế và tinh xảo nhất trong các tế bào của con người tạo ra. Cơ quan thứ nhất là Mitochondrion (tạm dịch là Vi Năng Tử,) tức là những nhà máy vi ti phát sinh Năng Lượng và Phân Tử Protein F1-ATPase, hay là cánh quạt máy thiên nhiên và vi ti nhất.

(The most prominent roles of mitochondria are to produce the energy currency of the cell, ATP (i.e., phosphorylation of ADP), through respiration, and to regulate cellular metabolism. The central set of reactions involved in ATP production are collectively known as the citric acid cycle, or the Krebs cycle. Staying with the power plant analogy, power plants provide energy to a large community with each part of the community requiring varying degrees of power; in the same way, mitochondria provide energy to various organs of the body. (http://mitochondrialdiseases.org/mitochondrial-disease/)

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa là để khai thị và thức tỉnh cái Tri Kiến Phật vốn có sẵn trong chúng sinh. Mà Tri Kiến Phật là không hình, không sắc, không tướng, không sanh, không diệt vượt ngoài không gian-thời gian và đối đãi nhị nguyên.  Kinh ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa sâu sắc có lẽ vượt ra ngoài tầm tư duy, suy luận thông thường và nó có công năng đưa người tu thẳng đến cứu cánh tối thượngthành Phật, “Khai, thị, ngộ, nhập Tri Kiến Phật.”  Tri Kiến Phậtbản thể chân như, là vô nhất vật nên không thể dùng ngôn ngữ văn tự của con người diễn giải được. 

Kinh Pháp Hoa đã hé mở bức màn vô minh để hành giả Pháp Hoa có cái nhìn rõ ràng rốt ráo hơn về ý nghĩa của trí tuệ Phật.  Tuy cấu trúc của kinh Pháp Hoa rất khoa học và mạch lạc nhưng vẫn bị giới hạn trong ngôn ngữ, danh từ và nhất là lối diễn tả khó hiểu của tiền nhân từ 2500 năm về trước hình như không thích hợp và kém logic đối với trình độ thông thái của giới trẽ trong thời đại hiện tại.  

Tóm lại, Tạng Quang Minhcon đường đi của ánh sáng, cùng với năng lượng (chân hỏa tam muội, energy) và sắc tướng (mass) là phương tiện thần thông để du hành trong vũ trụ, đi tới những cõi cao hơn (higher dimensions) mà khoa học vật chất, hữu cơ, khó mà có thể thực hiện được trong một tương lai gần tới.  Theo tôi hiễu, Tâm Thức dùng phương tiện này để một niệm là tới tận cùng biên giới của vũ trụ, vượt không gian lẫn thời gian. Tuy nhiên, những điều này không dễ dàng  tư nghị bằng ngôn ngữ và kiến thức của con người nếu khôngcăn bản trí tuệ bổ xung.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8790)
Sinh thuận, tử an là một phước báo lớn của con người. Một khi chưa biết nghiệp duyên của mình sẽ chết bình an hay bất an thì hãy cố gắng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 8491)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt MaBác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây.
(Xem: 8023)
Tất cả mọi người ai cũng mang thân này và cho đó là thân mình. Chúng ta mang thân suốt cuộc đời và nhận nó là thân mình nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta có thật biết rõ về nó chưa?
(Xem: 7781)
Phải lâu lắm người ta mới quen với ý niệm về tái sinh. Tôi đã đi qua nhiều tầng bậc trong tiến trình đạt đến sự thuyết phục trong vấn đề ấy.
(Xem: 6978)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng...
(Xem: 13849)
Ngày nay trong sự tu học, chúng ta thường được hướng dẫn áp dụng chánh niệm (mindfulness) vào trong mọi vấn đề.
(Xem: 7581)
Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu người tu thiếu sự kiểm soát, thiếu tích cực, chúng ta dễ lạc vào lối dở dở ương ương, không đi tới đâu hết.
(Xem: 9343)
Chúng ta cần nên làm quen với những tâm thái tốt, nhưng theo thói quen, chúng ta thường có những vọng tưởng phiền não, như sân hận, gây nên những chướng ngại lớn cho bản thân.
(Xem: 7888)
Khi chúng ta nói về nghiệp thì nó là một giải thích cơ bản về lý do và cách những kinh nghiệm vui buồn của chúng ta lên xuống ra sao, đó là tất cả những gì thuộc về nghiệp.
(Xem: 7832)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế...
(Xem: 7367)
Bố thí là một trong những hạnh lành căn bản mà những người con Phật thường thực thi trong đời sống hàng ngày.
(Xem: 7766)
Sống trên cõi đời, ai cũng muốn nắm giữ đủ thứ hết, giữ không được thì sinh ra tiếc nuối, buồn khổ.
(Xem: 7483)
Câu mở đầu trong hiến chương của Tổ chức Unesco trên đây phản ảnh rõ rệt lời dạy thật thâm thúy của Đức Phật qua câu thứ nhất trong kinh Pháp Cú.
(Xem: 8694)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ-tát Quan Thế Âm.
(Xem: 11105)
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ai cũng biết, ai cũng đọc như thần chú để an ủi cõi lòng mỗi khi phiền muộn , cũng là câu mà Lục tổ Huệ Năng hơn ngàn năm trước, chỉ nghe lómđại ngộ...
(Xem: 15495)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 19286)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14971)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 8855)
Phật tử, chúng ta phải hiểu biết đúng về tam quy, giới luật, nhân quả, nghiệp, nghiệp đạo, quả báo của nghiệp, để nhận định sự khác nhau giữa vị trígiá trị, mục đích của pháp và luật.
(Xem: 8875)
Giáo lý thập như thị xuất xứ ở phẩm Phương tiện của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là một bộ kinh đại thừa xiển dương tinh thần Nhất Phật thừa...
(Xem: 14722)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 15329)
Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) - Việt - Anh; Vietnamese - English, Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
(Xem: 8572)
Chúng ta tìm thấy một nguồn sinh lực rạt rào của kinh tạng Pàli mà các học giả đều công nhận là gần với thời Phật nhất, ghi lại những lời dạy của Ngài qua 49 năm du hóa.
(Xem: 11038)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năngVĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana.
(Xem: 11383)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8763)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9131)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 19849)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 24733)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 8841)
Trong Phật giáo, tùy theo mỗi tông phái, mỗi xứ sở mà các tăng sĩ có chế độ thực phẩm độ nhật khác nhau. Sự khác nhau trong việc thọ nhận thực phẩm này trước hết được đặt cơ sở trên những bản kinh mà mỗi truyền thống Phật giáo thừa nhận...
(Xem: 9158)
Tánh khôngTính không cùng một ý nghĩa, một pháp không hai; từ ngữ Phật học “Tánh không” do người miền Nam Việt Nam thuyết giảng biên soạn
(Xem: 10855)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Đạo Phật. Dân chúng thường nói "Đạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
(Xem: 9048)
Khi chúng ta nói về Ba Ngôi Tôn Quý - Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo - như những đối tượng của quy y, tất cả có thể là những đối tượng nhân quy y hay đối tượng quả quy y.
(Xem: 7959)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thânHóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 8844)
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy...
(Xem: 8342)
Sau khi phát sinh tinh thần Giác Ngộ - tâm bồ đề, quý vị tiếp theo thọ nhận những sự thực hành Bồ tát thật sự. Chư Bồ tát ngưỡng mộ đạt đến thể trạng toàn giác.
(Xem: 7350)
Xuất bản tháng 1 năm 2015
(Xem: 11190)
Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánhPhật giới (buddha-dhātu), v.v..., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều
(Xem: 7435)
Đây là những bài khai thị buổi sáng của hòa thượng Tịnh Không cho đồng tu tại Hoa Tạng Đồ Thư Quán, chưa được hòa thượng giám định.
(Xem: 8302)
Hôm nay chúng ta sẽ nói về tinh thần giác ngộ và việc giúp đở người khác. Tất cả những truyền thống tôn giáo nhấn mạnh lòng vị tha trong cách này hay cách khác.
(Xem: 17750)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 44265)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 45540)
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối.
(Xem: 45118)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 10678)
Tác phẩm “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” vốn là “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” trước đây, đã được xuất bản lần thứ nhất vào năm 2004, là tuyển tập những bài viết và dịch của tác giả
(Xem: 8602)
Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Đó là tai họa lớn.
(Xem: 7608)
Mạt phápthời kỳ thứ ba sau Chánh phápTượng pháp. Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1.000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm.
(Xem: 7610)
Việc làm rất thiện, rất lành Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi Chẳng ăn năn, lại mừng vui Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 7402)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây...
(Xem: 12146)
Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Phật thành đạo năm 35 tuổi, sau đó đi thuyết giảng suốt 45 năm còn lại cho đến khi Bát-Niết-bàn năm 80 tuổi.
(Xem: 7965)
Thế gian như không hoa, tất cả pháp như huyễn, thế gian hằng như mộng, khổ ở thế gian cũng như thế, chỉ như bóng lòa thoáng hiện liền mất, đâu thực có thế gian khổ để phải lìa?
(Xem: 8451)
Kể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi.
(Xem: 9207)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt...
(Xem: 8139)
Cao tăng truyệnmột thể loại sử ký của Phật giáo Trung Hoa, ghi lại truyện tích và cuộc đời hành đạo của chư vị Cao tăng.
(Xem: 8925)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh.
(Xem: 8048)
Thời gian có lẽ là một phạm trù gây nên những băn khoăn nhiều nhất cho triết học, khoa học, tôn giáocon người nói chung bởi nó là điểm trụ của mọi hình thái tồn vong vũ trụ.
(Xem: 8213)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy.
(Xem: 8713)
Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
(Xem: 16385)
Từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Việt Nam, các dòng truyền thừa lịch đại chư vị tổ sư...
(Xem: 7161)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant