Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại BiTrí Tuệ (bài 2)

13 Tháng Ba 201615:45(Xem: 7994)
Nhập Trung Đạo: Con Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ (bài 2)
Nguyệt Xứng (c. 570 - 650)
NHẬP TRUNG ĐẠO:
CON ĐƯỜNG BỒ TÁT TÍCH HỢP ĐẠI BITRÍ TUỆ
Khai từ của Nhập Trung Đạo (Bài 2) 

Bản dịch Việt: Đặng Hữu Phúc
Bản Anh: Introduction to the Middle Way. Chandrakirti’s Madhyamakavatara with  Commentary by Jamgon Mipham. Translated by The Padmakara Translation Group (2002). Shambhala, 2004.

Nhập Trung ĐạoCon Đường Bồ Tát Tích Hợp Đại Bi Và Trí Tuệ

 

Nguyệt Xứng. Nhập Trung Đạo

Tụng 1

Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật)
Chư Phật sinh từ chư Bồ tát.
Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề  
là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)

Tụng 2

Mùa gặt quả Phật, Đại bi như là hạt giống,
như là nước giúp cho tăng trưởng,
thuần thục hạnh phúc lâu dài,
nên mở đầu tôi ca tụng đại bi!

Tụng  3

Hữu tình nghĩ “Tôi” trước nhất và chấp ngã
Nghĩ “của tôi” và tham ái sự vật
Họ bất lực như thùng nước trong lòng giếng.
Và tôi kính lễ lòng đại bi đối với các hữu tình

Tụng 4

Hữu tình vô thường và chẳng có hiện hữu tự tính,
như mặt trăng trong nước dao động
Trí tuệ của chư Bồ tát hoạt động với năng lực đại bi
để giải thoát hữu tình

____________________

Bản sơ đ Giải thích Nhập Trung Đạo

Khai Từ

I. Ý nghĩa của danh đề
II. Kính lễ của người dịch
III. Bộ Luận

A. Kính lễ của tác giả
1. Ba nguyên nhân của chư Bồ tát (Tụng 1)
2. Ca tụng đại bi

a. Ca tụng đại bi trong ý nghĩa tổng quát (Tụng 2)
b. Ca tụng các loại khác nhau của đại bi
i. Ca tụng đại bi có đối tượng là hữu tình (Tụng3)
ii. Ca tụng đại bi có đối tượng là sự biến dịchđại bi không quy chiếu (Tụng 4).

B. Bộ Luận : Chính Văn của Bộ Luận

Mười Địa hoặc Mười Giai Đoạn của Sự Thật Chứng
Địa thứ nhất, địa thứ nhì,… , địa thứ mười .  
Các Tính đức của Mười Địa
Địa tối hậu: Trạng thái Phật

I. Sự thành tựu Trạng thái Phật 
II. Mục đích, danh hiệu Trạng Thái Phật là gì ?  

KẾT  LUẬN

I. Kết luận của phần chính văn của bộ luận Nhập Trung Đạo
A.  Bản văn được viết như thế nào
1.  Cấu trúc của bản văn
a. Bản văn đặt căn bản trên gì [Tụng 52]
b. Bộ luận, được viết theo phong cách này, tuyệt vời phi thường [Tụng 53]
2.  Tại sao bản văn này được viết
a. Mục đích của nó [Tụng 54]
b. Một mệnh lệnh bảo tồn riêng chỉ bộ luận này [Tụng 55]
B. Sự hồi hướng phúc đức do bởi viết bản văn này [Tụng 56]

II. Kết luận về bộ luận
A. Tác giả của bộ luận
B. Dịch giả bản Tạng ngữ
C. Lời cuối cho bản giải thích -- [Mipham Rinpoche viết]

Lời cuối của các nhà biên tập Tây Tạng  

 ----------------------------------------------------------------------------

KHAI  TỪ

Nhập Trung Đạo (Madhyamakavatara) của Nguyệt Xứng (Chandrakirti) là vua của tất cả các bộ luận, minh giải tri kiến tối hậu của Phật Thích Ca đệ nhị, ngài Long Thọ. Trong bản trình bày của chúng ta, chúng ta sẽ thảo luận bốn chủ đề: ý nghĩa danh đề của luận, kính lễ của người dịch (bản Tạng ngữ), toàn văn luận, và kết luận.

I. Ý nghĩa danh đề của luận

Tên Sanskrit của bản tụng gốc là Madhyamakavatara nama, chuyển sang Tạng ngữ là dbu ma la ‘jug pa zhes bya ba (Introduction to the Middle Way), chuyển sang tiếng Việt là Nhập Trung Đạo. “Trung Đạo”: có hai nghĩa. Thứ nhất, trên phương diện tối hậu, nó quy chiếu tới pháp giới (dharmadhatu), trung đạo tuyệt đối, thực tại tính/pháp tính vượt ngoài tất cả các ý niệm. Thứ nhì, nó quy chiếu tới trung đạo kinh văn, đó là những bản văn giới thiệu thực tại tính / pháp tính tối hậu này.

Ở đây chúng ta quan tâm tới trung đạo kinh văn, nó được chia thành hai tạng: giáo pháp của Phật (Tạng Kinh) và các giảng luận về giáo pháp của Phật (Tạng Luận). 

Ở đây chúng ta đang quan tâm đến bản văn “Nhập Trung Đạo” của Nguyệt Xứng minh giải ý nghĩa “Các tụng căn bản của Trung Đạo” của ngài Long Thọ. Nó là một bản dẫn nhập tổng hình thành hai tiếp cận diệu nghĩa thâm sâu và  thực hành vạn hạnh. Về phương diện diệu nghĩa thâm sâu, nó trình bày giáo pháp của các bản kinh theo ý nghĩa tối hậu, cùng với những chỉ giáo của ngài Long Thọ. “Các tụng căn bản về Trung Đạo” là nền tảng chung của các nhà Trung Quán Tự Trị và Trung Quán Hệ Quả (Svatantrikas và Prasangikas), khi xét để phân biệt các quan điểm của họ. Nguyệt Xứng khi luận giải về bản văn “Các tụng căn bản của Trung Đạo” đã nhấn mạnh vào chính chân lí tối hậu, nó vượt ngoài tầm với của tất cả các luận đề. Thế nên ngài theo tri kiến cao siêu của các nhà Prasangikas (Trung quán Hệ quả; Trung quán cụ duyên). Về phương diện tiếp cận thực hành vạn hạnh, ngài giảng ba  phương diện của người bình thường, mười địa hoặc giai đoạn thực chứng thánh giả trên con đường tu tập của hữu học, và mức độ tối thượng của vô học.

II. Kính lễ của người dịch (bản Tạng ngữ).

Bản văn gốc mở đầu với lời cung kính thỉnh cầu

“Kính lễ Ngài Mạn thù thất lợi vương tử, thuần nhã, diệu đức và thanh xuân vô tận”

(“Homage to Manjushri Kumara – tender, glorious, ever-youthful”). Ngài Mạn thù thất lợi được gọi “thuần nhã”, vì ngài  không có những thô cứng của tính tiêu cực, và ngài là “diệu đức” (“glorious”) trong những thành quả phong phú của hai mục đích (cho mình và cho người). Ngài là “thanh xuân vô tận” (“ever-youthful”), bởi vì, mặc dù là vua của chư Phật, ngài xuất hiện trong hình tướng một Bồ tát, con của Phật. Thế nên, vào lúc khởi sự công trình dịch thuật, với những lời  chào mừng này, người dịch kính lễ giáo pháp tối hậu của A tì đạt ma (Đối pháp tạng), kính lễ ngài Mạn thù thất lợi, theo như khuôn mẫu để giới thiệu là bản văn thuộc về Tạng Luận.

III. Luận văn Chính bản.

Nhập Trung Đạo cũng bắt đầu theo ba phần: kính lễ của tác giả (ngài Nguyệt Xứng), thân luận văn, và kết luận.

A. Kính lễ của Ngài Nguyệt Xứng, tác giả

Diễn từ kính lễ của ngài Nguyệt Xứng gồm có hai mục chính. Thứ nhất, ngài nhận diện các đặc hữu của ba nguyên nhân bồ đề tâmkế tiếp ngài ca ngợi đại bi, thứ nhất ca ngợi tổng quát và kế đến ca ngợi ba phương diện của đại bi theo bảng phân loại.

1. Ba nguyên nhân của các Bồ tát  

Tụng 1

Thanh VănĐộc giác sinh từ chư Tối Thắng (Chư Phật)

Chư Phật sinh từ chư Bồ tát.

Đại bi, tính bất nhị, và tâm Bồ đề 

là những nguyên nhân của chư Tối Thắng Tử (Chư Bồ tát)

Trước hết ngài Nguyệt Xứng nói đến các Thanh văn, những vị lắng nghe những chỉ giáo của Đức Phật, thiện tri thức toàn hảo của họ, và rồi giảng dạy những chỉ giáo này cho những người khác. Kế đó ngài nói đến những vị Độc giác Phật, những vị có phúc đứctrí tuệ rộng lớn hơn các vị Thanh Vănthực chứng mau chóng hơn, nhưng họ thấp hơn Chư Phật và thế nên được định một vị trí trung gian. Các vị Thanh VănĐộc giác sinh khởi từ ngôn ngữ của Phật, Tối Thắng Thánh Giả. Chư Phật kế tiếp được nói là sinh từ chư Bồ tát, quy chiếu về thời điểm đặc biệt khi vị Bồ tát, trên con đường tu tập hữu học, nhập thanh tịnh toàn hảo. Giờ đây ba yếu tốnguyên nhân của chư Bồ tát, những người con của Đấng Tối Thắng: thứ nhất, tâm đại bi, nguyện vọng bảo vệ các hữu tình thoát khỏi đau khổ; thứ nhì, tâm bất nhị, trí tuệ siêu việt thấy vượt ngoài các cực đoan hiện hữu và phi hiện hữu; và thứ ba, tâm bồ đề, tâm giác ngộ. Như Ngài Long Thọ nói trong “Bảo hành vương chính luận” (Ratnavali/ Vòng hoa qúy báu)

Nếu chúng ta và toàn thế giới

Nguyện thành vô thượng giác

Căn bản của nó là tâm bồ đề

An định như núi vua của các ngọn núi

Đại bi đi tới mọi phương trời

trí tuệ vượt ngoài tính nhị nguyên đối đãi.

2. Ca tụng đại bi

a. Ca tụng đại bi trong nghĩa tổng quát

Tụng 2

Mùa gặt quả Phật, Đại bi như là hạt giống,

 như là nước giúp cho tăng trưởng,

thuần thục hạnh phúc lâu dài,

nên mở đầu tôi ca tụng đại bi!

Ngài Nguyệt Xứng bắt đầu ca tụng đại bi một cách tổng quát. Kế đến ngài kính lễ các loại đại bi chuyên biệt. Đại bi được tuyên bố là quan trọng ở mở đầu, ở giữa và ở cuối con đường tu tập. Ở lúc khởi hành, đại bihạt giống cho mùa gặt phong phú của phật quả.  Đại bi cũng quan trọng trong thời kì giữa, là một phương pháp hữu hiệu để tăng trưởng, cũng như nước là chính yếu để nuôi dưỡng mùa màng. Chính là nhờ vào đại bi của mình, các Bồ tát đã không bị thoái lui trong các quyết tâm của mình mặc dù đối diện với vô lượng hữu tình cư xử ác độc, và chẳng hề biết ơn. Sau cùng nói đến đại bi cũng quan trọng ở giai đoạn cuối, vì nó thuần thục thành trạng thái hạnh phúc lâu dài. Kết quả là ngài Nguyệt Xứng cao quý tuyên bố rằng vào lúc khởi đầu ngài sẽ  ca tụng đại bi.

b. Kính lễ các loại khác nhau của đại bi

Kế tiếp Ngài tiến hành kính lễ, thứ nhất đại bi có các hữu tình là đối tượng; thứ nhì, đại bibiến dịch là đối tượng; và thứ ba, đại bi chẳng có quy chiếu.

i. Kính lễ đại bi có các hữu tình là đối tượng (chúng sinh duyên đại bi)

Tụng  3

Hữu tình nghĩ “Tôi” trước nhất và chấp ngã

Nghĩ “của tôi” và tham ái sự vật

Họ bất lực như thùng nước trong lòng giếng.

Và tôi kính lễ lòng đại bi đối với các hữu tình

Trước nhất, có một chấp thủ “Tôi” là một ngã bị đinh ninh là hiện hữu, kế đó sinh khởi ý niệm “của tôi”. Tất cả điều đó được xem là thuộc về ngã này -- tỉ dụ các mắt của bạn -- kế đến được đinh ninh là hiện hữu thực hữu, và sinh ra tham ái với nó. Chính vì điều này mà hữu tình lang thang bất lực trong sinh tử luân hồi, từ Hiện hữu Trời Hữu Đỉnh cho xuống tới Địa ngục Vô gián (= tra tấn không ngừng), như quay theo bánh xe quay dẫn nước tưới ruộng. Ngài Nguyệt Xứng kính lễ đại bi với các hữu tình lang thang như thế. Hình ảnh bánh xe quay dẫn nước tưới ruộng để diễn tả tình trạng chúng sinh có sáu ý nghĩa thích hợp.  

(1) Giống như các thùng nước được buộc dây thừng vào bánh xe quay, các hữu tình bị buộc chặt chẽ bởi các sợi dây của nghiệp và những phiền não.

(2) Sức mạnh dẫn đẩy của thức thì giống như một người đang quay bánh xe nước.

(3) Sinh tử luân hồi thì giống như một giếng sâu, từ cõi trời hữu đỉnh cho tới địa ngục Vô Gián -- một vực thẳm không đáy, mà hữu tình bị ném quăng xuống liên tục.

(4) Giống như những cái thùng nước bị buộc vào sợi dây xích, các hữu tình rơi xuống các cõi thấp hơn một cách tự nhiên, trong khi đó họ được kéo lên các cõi cao hơn với một sự gắng sức lớn lao.

(5)  Các thùng nước trên sợi dây xích giống như mười hai chi duyên khởi: ba chi Vô minh, Ái và Thủ liên quan đến phiền não, hai chi Hành nghiệp và Hữu, liên quan đến nghiệp, và bảy chi khác liên quan đến sinh trong luân hồi. Về ba nhóm này, không thể nói nhóm nào thứ nhất, thứ nhì, hoặc thứ ba, vì chúng tiếp theo nhau không gián đoạn giống như một que lửa quay vòng trong không khí.

(6)  Cuối cùng, ba loại đau khổ (khổ của khổ, khổ của biến dịch, khổ toàn diện do duyên hội) đều giống như các con sóng mà ngày theo ngày làm xao động nước trong giếng, cứ tràn lên nhau không ngừng nghỉ.

ii. Kính lễ đại bibiến dịch vô thường là đối tượng (pháp duyên đại bi) và kính lễ đại bi chẳng có quy chiếu (vô duyên đại bi)

Tụng 4

Hữu tình vô thường và chẳng có hiện hữu tự tính,

như mặt trăng trong nước dao động

Trí tuệ của chư Bồ tát hoạt động với năng lực đại bi

để giải thoát hữu tình

Những hữu tình lang thang đều giống như sự phản chiếu của mặt trăng trong nước xao động bởi gió. Chúng không giống nhau dù chỉ trong một sát na. Ngài Nguyệt Xứng kính lễ đại bi cho họ, đại bi thấy rằng họ đang biến mất mau chóng, nghĩa là, vô thường và do bản chất chẳng có hiện hữutự tính. Khi nói rằng những hữu tình đều giống như mặt trăng được phản chiếu trong nước trong suốt xao động bởi một cơn gió nhẹ, sự phản chiếu và mặt nước giúp phản chiếu đều giống nhau, ở mỗi thời điểm, vô thường và rỗng thông trong bản chất của chúng. Với sự lí hội thông hiểu này, các Bồ tát đều thấm nhuần một lòng đại bi thấy rằng hữu tình bị chìm đắm trong đại hải tri kiến của các tạo tác vô thường, một đại hải kết hợp bởi những dòng sông mênh mông đen thẳm của vô minh. Họ tri nhận rằng trong đại hải này, bị quấy động bởi những ngọn gió của dòng tâm niệm, nguyên nhân của rất nhiều tổn hại, các hữu tình phải đương đầu những hiệu quả của các hành nghiệp thiện và ác của họ, phản chiếu trong đại hải giống như mặt trăng trong đại hải, (tan tác theo sóng nước). Đại bi xem các hữu tình như sát na tan biến theo sát na được gọi là đại bibiến dịch vô thường là đối tượng. Đại bi đặt tiêu điểm trên các hữu tình chẳng có hiện hữutự tính thì dược gọi là đại bi phi quy chiếu.

Tóm lại, ba loại đại bi là:

(1) đại bi có đối tượng là các hữu tình nói chung, theo nghĩa không chỉ định riêng biệt;

(2) đại bi có đối tượng là các hữu tình trong sự biến dịch vô thường; và

 (3) đại bi có đối tượng là các hữu tình chẳng có hiện hữu thực hữu.

Đây là điều nên lí hội thông hiểu rằng ba loại đại bi này đều có một phương diện giống nhau, thái độ mong muốn các hữu tình đều thoát khỏi đau khổ; chúng khác nhau chỉ về các phương diện chuyên biệt của đối tượng.

B. Thân của Luận văn

Thân của luận văn thảo luận ba chủ đề chính: mười địa hoặc mười giai đoạn thực chứng, phẩm tính của mười địa, và địa tối hậu của phật quả.

-------------------------------------------------------------------------------------

Tụng  5

Xuyên qua hồi hướng với đại nguyện Phổ Hiền

Chư Bồ tát an trú trong Hoan Hỉ Địa, địa thứ nhất.

Và từ đây trở đi, đạt được địa này,

họ được gọi là Bồ tát

-----------------------------

Chú thích

1. Bồ tát Phổ Hiền giảng về Đại bi (Kinh Hoa Nghiêm):                                                                              “Bồ tát quán sát chúng sinh không nơi nương tựa mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh tính chẳng điều thuận mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh nghèo khổ không căn lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh ngủ say trong đêm dài vô minh mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh làm những điều ác mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh đã bị ràng buộc, lại thích lao mình vào chỗ ràng buộc mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh bị chìm đắm trong biển sinh tử mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh vương mang tật khổ lâu dài mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh không ưa thích pháp lành mà khởi đại bi. Quán sát chúng sinh xa mất Phật pháp mà khởi đại bi…”

2. Bồ tát

Mở đầu pháp thoại Con đường của Phật, OSHO giảng: “Các bồ tát thân mến của tôi. Vâng, đó là cách tôi nhìn vào các bạn. Đó là cách các bạn phải bắt đầu nhìn vào các bạn. Bồ tát là một vị phật trong thể tính, một vị phật trong hạt giống, một vị phật đang ngủ, nhưng có tất cả tiềm năng để thức dậy. Theo nghĩa đó, mỗi người đều là bồ tát, nhưng không phải mỗi người đều được gọi là bồ tát — chỉ những ai đã bắt đầu lần mò tìm ánh sáng, những ai đã bắt đầu ao ước một bình minh, trong những trái tim của những ai hạt giống không còn là hạt giống, nhưng đã trở thành một chồi cây, đã bắt đầu vươn lên.
Các bạn là các bồ tát bởi vì các bạn khao khát ý thức, tỉnh biết hoàn toàncảnh giác về nguy hiểm, bởi vì các bạn tìm kiếm chân lí”

(Con đường của Phật. Quyển 1. Trích dẫn này do Đặng Hữu Phúc dịch)
***
OSHO giảng ở mở đầu The Book of Wisdom. The Heart of Tibetan Buddhism. (p.17)

“Con người sống trong đam mê (passion). Khi tâm trí phân biệt (mind) biến mất, đam mê được chuyển hoá thành đại bi (compassion)
Tinh yếu thứ nhất: thật tướngnhư như (truth is)
Tinh yếu thứ nhì: Hữu tâm/tâm trí phân biệt (mind) là chướng ngại duy nhất
Tinh yếu thứ ba Vô tâmcửa giải thoát.
Ngài Atisa gọi vô tâm là tâm bồ đề [= tâm-Phật; tâm thức - Phật; tỉnh biết; tỉnh biết thanh tịnh]
“No-mind is bodhichitta [=Budha-mind; Budha-consciousness; awareness; pure awareness]”
*
Về câu hỏi “Khi nào con thuyền tới bờ bên kia?” OSHO trả lời. “Không có bờ bên kia, đây là bờ duy nhất chúng ta có. Và không phải là vấn đề đi tới một nơi nào khác, mà chỉ là vấn đề tỉnh biết ở đây và bây giờ. Không bao giờ là ở đó, luôn luôn là ở đây; không bao giờ là vấn đề ở thời điểm đó, mà luôn luôn là bây giờ. Thời điểm này gồm cả tính toàn thể của tính thật tại”. (The Book of Wisdom… p.117)

*

Ngài Tăng Triệu giảng Bổn Vô (= Chân Như), Duyên Hội, Tánh Không, Pháp Tánh, Thật Tướng là cùng một nghĩa.
*
Bồ tát lấy việc trên cầu đạo Bồ Đề, dưới hoá độ chúng sinh làm bản nguyện và lấy tại gia làm điểm xuất phát, ở ngay trong thế gian hoạt động với đời, lấy việc cứu độ làm cơ sở, vì nhu cầu giải thoát chung, cố kiến thiết một thế giới tốt đẹp hơn “

(Đại Thừa Tư Tưởng Luận. Kimura Taiken. Thích Quảng Độ dịch. p.166) - Bồ đề: Giác

3. Kalu Rinpoche giảng về Đại Bi

Ba cấp độ của đại bi.

Có ba loại đại bi: đại bi quy chiếu vào hữu tình, đại bi quy chiếu vào thật tại; và đại bi không quy chiếu. Chúng xuất hiện thứ tự tiếp theo nhau.

Đại bi quy chiếu vào hữu tình (= Chúng sinh duyên đại bi) (compassion with reference to beings) khởi sinh khi chúng ta nhận thức sự đau khổ của những kẻ khác. Đó là loại thứ nhất của đại bi khởi sinh và làm cho chúng ta nỗ lực sâu xa làm mọi thứ chúng ta có thể giúp đỡ những kẻ đang chịu khổ đau. Nó bừng dậy hiển lộ ra khi chúng ta nhận thức được cái đau đớnđau thương của những kẻ khác. (It emerges when we perceive the pain and suffering of the others).

Hình thái đại bi này có đặc tướng (marked) -- chẳng bao giờ có thể vẫn cứ vô-cảm bất-động (unmoved) trước các đau thương của các hữu tình, và -- cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được để giúp giảm bớt đi những đau thương cho hữu tình.

Đại bi quy chiếu vào thật tại (= Pháp duyên đại bi) (compassion with reference to reality) khởi sinh khi chúng tamột kinh nghiệm thật sự về năng-lực của vô minh, khi chúng ta thật sự nhận thức được như thế nào các hữu tình tạo lập sự đau thương của chính họ. Đại bi này duyên hội xảy đến khi chúng ta thật sự thấy những kẻ khác gắng sức như thế nào để có có hạnh phúc và tránh đau thương, nhưng do không nhận thức sáng tỏ những nguyên nhân của hạnh phúc và những phương tiện để tránh thoát đau thương, họ tạo ra càng nhiều nguyên nhân của đau thương và họ không có được cái ý niệm về làm thế nào để vun trồng những nguyên nhân của hạnh phúc. Họ bị mù tối do vô minh của họ; những tác ý và tác hành của họ mâu thuẫn lẫn nhau.

Xuyên qua sự hiểu biết sáng tỏ tính như huyễn của thật tại, nhận thức thật sự về tình huống này phát sinh ra loại thứ nhì của đại bi, mạnh mẽ, mênh mông và cơ bản thâm sâu nhiều hơn khi so sánh với loại thứ nhất.

(Through understanding the illusory nature of reality, genuine perception of this situation brings forth this second type of compassion, which is more intense and profound than the first kind.)

Đại bi không quy-chiếu (= Vô duyên đại bi) (compassion without reference) không chấp thủ ý niệm về chủ thể, khách thể, hoặc ý định; đó là sắc tướng tối thượng của đại bi của một vị phật hoặc của đại bồ táttùy thuộc vào sự thật chứng tính không. Chẳng bao giờ có bất cứ một quy chiếu tới một “ta” hoặc “kẻ khác”.

(Compassion without reference retains no notions of subject, object, or intention; it is the ultimate form of a buddha‘s or great boddhisattva‘s compassion and depends upon the realization of emptiness. There is no longer any reference to a “me” or “other”)

Đại bi này khai mở tự nhiêntức thời. Thật là điều quan trọng cho chúng ta: để trở nên quen thuộc với ba loại đại bi này, để nhận biết sáng tỏ thứ bậc của chúng, và để bắt đầu sinh hoạt ở mức độ thứ nhất, mức độ chúng ta có khả năng đi vào nhiều nhất.

(Trích từ: Kalu Rinpoche. Tính Không, Tâm của Đại Bi. Thư Viện Hoa Sen.org)

Phụ Bản : Chủ nghĩa Hư vô

Phật Quang Đại Từ Điển, Thích Quảng Độ dịch, in 2000, 6 quyển 7374 trang + quyển Mục lục.

Chân như: Sanskrit: bhuta-tathata; tathata. Chỉ cho bản thể chân thực tràn khắp vũ trụ; là nguồn gốc của hết thảy muôn vật.
Còn gọi Như như, Như thực, Pháp giới, Pháp tính, Thực tế, Thực tướng, Như lai tạng, Pháp thân, Phật tính, Tự tính thanh tịnh thân, Nhất tâm, Bất tư nghị giới….
Trong sách Phật Hán thời kì đầu dịch là:
Bản Vô. Chân, chân thật không hư dối; Như, tính của sự chân thật ấy không thay đổi….

Hư Vô chủ Nghĩa (Nihilism): Chủ nghĩa phủ định tất cả đạo đức, tập quán, chế độ, tôn giáo, hoặc chân lí, giá trị của bất cứ sự vật gì.

Theo “Patrul Rinpoche. Lời vàng của Thầy tôi”. Bản dịch 2008, http:/vietnalanda.org. thì

“Những người theo chủ nghĩa thường hằng (eternalism) tin là có một cái ngã thường hằng và một đấng tạo hoá (tạo lập thế giới) hiện hữu vĩnh cửu bên ngoài ta, chẳng hạn như các vị thần Isvara và Vishnu.
“những người theo thuyết hư vô (nihilism) tin rằng tất cả sự vật hoàn toàn tự phát, không có đời quá khứ hay đời vị lai, không có nghiệp quả,không có tự dogiải thoát

“ Có 360 biểu từ vọng kiến (false view) và 62 biểu từ tà kiến (wrong view) (biểu từ = statement), có thể gộp chung thành hai nhóm: chủ nghĩa thường hằngchủ nghĩa hư vô (hư vô = đoạn diệt; chấm dứt, không có gì cả).

Theo quan điểm hành động không tạo nghiệp quả thì thiện hạnh không đem lại lợi ích, và ác hạnh không đem lại tổn hại.”

Nếu bạn có một thoáng chút ý niệm về danh từ chân như, bạn sẽ biết bản chất của bạn là tính Bản Phật Phổ Hiền (Nature of Primordial Buddha Samantabhadra) (Phổ Hiền= All- around Goodness).

Như vậy bạn chấp thuận, tùy thuận, và hỗ trợ (blessing) cho chính cuộc đời bạn, cuộc đời của kẻ khác, hiện hữu tồn sinh, và bạn chung vui xẻ buồn với mọi người, với vạn hữu, chung lưng đấu cật với mọi người để chống lại các thảm họa do con ngườithiên nhiên gây ra (do vô minh, do duyên khởi) và bạn đem lại an-ổn-không-sợ-hãi cho mình, cho người (benediction: vô uý thí) Như thế bạn không bước tới hư vô.
Và bạn đôi mắt không long lanh giọt lệ thiên thu.

Một thoáng ý niệm về chân như, giúp bạn nhận thức bạn vốn là đấng phúc đức, tốt lành, thiện hảo, bạn đã gặp chính mình (encounter yourself), gặp bản lai diện mục, “ta về gặp lại tình ta, dấu chân viễn mộng chỉ là phù vân” . Mong các bạn hiểu là

“Đam mê là khao khát mê say.
Đại bithương yêu quý mến.
Đam mêlòng dục (tham), đại bi là vô dục (vô tham).
Đam mê muốn sử dụng người khác như một phương tiện.
Đại bi tôn trọng người khác như một cứu cánh nơi chính mình.
Đam mê tiếp tục trói bạn vào mặt đất vào bùn nhơ, và bạn chẳng bao giờ thành một đoá sen.
Đại bi làm bạn trở thành một đoá sen.
Bạn bắt đầu vượt lên trên thế giới bùn lầy của dục vọng, tham lam, sân hận.
Đại bi là sự biến hoá của các năng lượng của bạn…
Bạn trở thành một sự tuỳ thuận, chấp thuận, và hỗ trợ cho chính bạn và toàn thể tồn taị”
(Osho. Đại Bi. Compassion.1985. Reprinted 2006)

Đã từ nhiều năm nay, những người theo chủ nghĩa hư vô, chủ trương thiện hạnh không đem lại lợi ích, ác hạnh không gây tổn hại, và hành động không tạo nghiệp quả, đã đem lại rất nhiều đau thương cho con người và môi trường sinh sống.

 Ngài Vô Trước (Asanga 375-430) giảng: “Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám…là đồng nghĩa”.

Vô minh là xem ta và kẻ khác là hai, không phải là một, ta và thế giới là hai, không phải là một, thế nên cứ thoải mái gây tổn hại cho kẻ khác, cho môi trường sinh sống… cho ta một cái nhìn sâu sắc về đời sống Việt Nam hiện nay dưới ảnh hưởng của Si, Ngu si, Vô minh, Vô trí, Vô kiến, Phi hiện quán, Hôn muội, Hắc ám...

Cơ trời vận nước, biết đâu lường!

Nhìn đến dân tình, đứt ruột thương!

Gái dệt hở vai, manh áo bạc!

Trai cày lép bụng, bát cơm vàng!

Phá nhà, người sợ quân đầu núi,

Lả chết, ai chôn xác dọc đường?

Nghĩa nặng ơn sâu, chưa báo đáp!

Đèn xanh một ngọn, lệ muôn hàng!

(Nhượng Tống. Tận Trung Báo Quốc. Ca kịch chèo cổ.

http://www.talawas.org/?p=26179)

Nhân dịp năm mới, thân chúc các bạn một năm mới vui vẻ, mạnh khoẻ, đứng vững trên tính thiện của mình, trên đất nước khốn khổ, “càng yêu càng khổ, càng khổ càng yêu”

“Bể đổi, dâu thay, ngày biến chuyển,
Trời kinh, đất nghĩa, một cương thường!
Kể việc nước thì thật là nát bét!
Dân không nước, nước không hồn
Nhưng nếu giang sơn không có bất bình
Trời biển đâu có mượn chúng mình vá lấp

Mặc nhân dân khóc sớm kêu trưa?
Mặc cho non sông bùn nhơ bụi phủ?
Nếu cứ khoanh tay đứng, bỏ tay ngồi,
Với đất nước chúng ta là kẻ có tội!
Dưới mái nhà lửa đã đốt đầu
Vậy mà phường cẩu trệ vẫn tranh nhau xôi thịt!

Nghĩ, càng nghĩ, càng căm, càng tủi!
Tằm già, thương kén chẳng thành tơ!
Còn chúng ta, chúng ta có làm sao cứu vớt giúp nổi
Hay đành sấp mặt mãn đời nô lệ ?
(Trích dẫn và kết hợp theo thứ tự mới — từ Nhượng Tống. Tận Trung Báo Quốc)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8787)
Sinh thuận, tử an là một phước báo lớn của con người. Một khi chưa biết nghiệp duyên của mình sẽ chết bình an hay bất an thì hãy cố gắng tu tập các thiện pháp.
(Xem: 8484)
Bản Chất của Hạnh Phúc được trích từ tác phẩm Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, một quyển sách căn cứ trên sự mở rộng những đối thoại giửa Đức Đạt Lai Lạt MaBác sĩ Howard C. Cutter, một nhà tâm lý trị liệu phương Tây.
(Xem: 8020)
Tất cả mọi người ai cũng mang thân này và cho đó là thân mình. Chúng ta mang thân suốt cuộc đời và nhận nó là thân mình nhưng nếu xét kỹ thì chúng ta có thật biết rõ về nó chưa?
(Xem: 7776)
Phải lâu lắm người ta mới quen với ý niệm về tái sinh. Tôi đã đi qua nhiều tầng bậc trong tiến trình đạt đến sự thuyết phục trong vấn đề ấy.
(Xem: 6975)
Tối nay tôi được yêu cầu để nó về sự phân biệt Phật Pháp, giáo lý của Đức Phật, với văn hóa Á châu hay văn hóa Tây Tạng...
(Xem: 13843)
Ngày nay trong sự tu học, chúng ta thường được hướng dẫn áp dụng chánh niệm (mindfulness) vào trong mọi vấn đề.
(Xem: 7577)
Trong sinh hoạt hằng ngày, nếu người tu thiếu sự kiểm soát, thiếu tích cực, chúng ta dễ lạc vào lối dở dở ương ương, không đi tới đâu hết.
(Xem: 9340)
Chúng ta cần nên làm quen với những tâm thái tốt, nhưng theo thói quen, chúng ta thường có những vọng tưởng phiền não, như sân hận, gây nên những chướng ngại lớn cho bản thân.
(Xem: 7868)
Khi chúng ta nói về nghiệp thì nó là một giải thích cơ bản về lý do và cách những kinh nghiệm vui buồn của chúng ta lên xuống ra sao, đó là tất cả những gì thuộc về nghiệp.
(Xem: 7811)
Các nhà nghiên cứu lịch sử Trung Quốc cho rằng Phật giáo du nhập vào Trung Quốc từ niên hiệu Vĩnh Bình đời Hán Minh Đế...
(Xem: 7366)
Bố thí là một trong những hạnh lành căn bản mà những người con Phật thường thực thi trong đời sống hàng ngày.
(Xem: 7755)
Sống trên cõi đời, ai cũng muốn nắm giữ đủ thứ hết, giữ không được thì sinh ra tiếc nuối, buồn khổ.
(Xem: 7482)
Câu mở đầu trong hiến chương của Tổ chức Unesco trên đây phản ảnh rõ rệt lời dạy thật thâm thúy của Đức Phật qua câu thứ nhất trong kinh Pháp Cú.
(Xem: 8688)
Nói đến Phật giáo, người ta nghĩ ngay đến đạo Từ bi cứu khổ. Mà hình ảnh cứu khổ tiêu biểu tuyệt vời nhất thiết tưởng không ai khác hơn là đức Bồ-tát Quan Thế Âm.
(Xem: 11098)
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” mà ai cũng biết, ai cũng đọc như thần chú để an ủi cõi lòng mỗi khi phiền muộn , cũng là câu mà Lục tổ Huệ Năng hơn ngàn năm trước, chỉ nghe lómđại ngộ...
(Xem: 15473)
Sáu chữ BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA sẽ được giải ở câu đầu tiên của phần nội văn, bây giờ giải đề Kinh chỉ giải hai chữ TÂM KINH
(Xem: 19261)
Bản dịch tiếng Việt Ba Trụ Thiền do chúng tôi thực hiện lần đầu tiên vào năm 1985 tại Sài gòn, Việt nam
(Xem: 14948)
Phật pháp không phải là một, không phải là hai, từ lâu truyền lại, ngoài tâm có pháp tức ngoại đạo. Người học đạo Phật ai ai cũng biết như thế.
(Xem: 8852)
Phật tử, chúng ta phải hiểu biết đúng về tam quy, giới luật, nhân quả, nghiệp, nghiệp đạo, quả báo của nghiệp, để nhận định sự khác nhau giữa vị trígiá trị, mục đích của pháp và luật.
(Xem: 8855)
Giáo lý thập như thị xuất xứ ở phẩm Phương tiện của kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là một bộ kinh đại thừa xiển dương tinh thần Nhất Phật thừa...
(Xem: 14711)
不二 hay "vô nhị", tiếng Sanskrit gọi là “Advaita”, tiếng Anh gọi là "Nonduality". Phật học tiểu từ điển giải thích “bất nhị” là “không phân biệt đối với tất cả mọi hiện tượng”, siêu việt trên mọi phân biệt.
(Xem: 15307)
Phật Pháp Căn Bản (Basic Buddhist Doctrines) - Việt - Anh; Vietnamese - English, Phật Giáo Việt Nam Hải Ngoại - Oversea Vietnamese Buddhism 2009
(Xem: 8551)
Chúng ta tìm thấy một nguồn sinh lực rạt rào của kinh tạng Pàli mà các học giả đều công nhận là gần với thời Phật nhất, ghi lại những lời dạy của Ngài qua 49 năm du hóa.
(Xem: 11017)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năngVĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana.
(Xem: 11362)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránhđề phòng không kịp.
(Xem: 8742)
Tu hành là tu cái gì? Đơn giản nhất, then chốt nhất, chính là buông bỏ. Nhìn thấu không cần phải tu, buông bỏ thì bạn tự nhiên liền nhìn thấu, vì vậy chính là tu buông bỏ, ta phải buông bỏ không ngừng
(Xem: 9113)
Cầu siêu chỉ là một sức mạnh thứ yếu, không phải là sức mạnh chủ yếu. Vì thời gian chủ yếu để tu thiện, làm thiện là thời gian khi người đang còn sống
(Xem: 19824)
Tỳ Kheo GiớiTỳ Kheo Ni Giới do HT Thích Trí Quang dịch và giải
(Xem: 24725)
600 câu hỏi và trả lời liên quan đến giáo lý, hành trì, sự phát triển của Phật Giáo; đến lịch sử, văn hóa của các nước thọ nhận Phật Giáo; đến các vấn đề văn hóa, xã hội, chính trị thời đại.
(Xem: 8837)
Trong Phật giáo, tùy theo mỗi tông phái, mỗi xứ sở mà các tăng sĩ có chế độ thực phẩm độ nhật khác nhau. Sự khác nhau trong việc thọ nhận thực phẩm này trước hết được đặt cơ sở trên những bản kinh mà mỗi truyền thống Phật giáo thừa nhận...
(Xem: 9155)
Tánh khôngTính không cùng một ý nghĩa, một pháp không hai; từ ngữ Phật học “Tánh không” do người miền Nam Việt Nam thuyết giảng biên soạn
(Xem: 10825)
Đạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Đạo Phật. Dân chúng thường nói "Đạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
(Xem: 9030)
Khi chúng ta nói về Ba Ngôi Tôn Quý - Phật Bảo, Pháp Bảo, và Tăng Bảo - như những đối tượng của quy y, tất cả có thể là những đối tượng nhân quy y hay đối tượng quả quy y.
(Xem: 7933)
Theo kinh Hoa Nghiêm, được xem là kinh cao rộng nhất của Đại thừa, thì vũ trụ này là Báo thânHóa thân của Phật bổn nguyên Tỳ Lô Giá Na.
(Xem: 8825)
Từ lời Phật dạy trong kinh, các ngươi lấy pháp làm nơi nương tựa, cho đến lúc Phật sắp nhập Niết-bàn biến thành câu: sau khi Như Lai nhập diệt các ngươi lấy Pháp và Luật làm thầy...
(Xem: 8312)
Sau khi phát sinh tinh thần Giác Ngộ - tâm bồ đề, quý vị tiếp theo thọ nhận những sự thực hành Bồ tát thật sự. Chư Bồ tát ngưỡng mộ đạt đến thể trạng toàn giác.
(Xem: 7331)
Xuất bản tháng 1 năm 2015
(Xem: 11159)
Như lai tạng (tathāgata-garbha), Như lai giới – Như lai tánh (tathāgata-dhātu), Phật tánhPhật giới (buddha-dhātu), v.v..., đây là một loại danh từ, trên mặt ý nghĩa tuy có sai biệt ít nhiều
(Xem: 7417)
Đây là những bài khai thị buổi sáng của hòa thượng Tịnh Không cho đồng tu tại Hoa Tạng Đồ Thư Quán, chưa được hòa thượng giám định.
(Xem: 8300)
Hôm nay chúng ta sẽ nói về tinh thần giác ngộ và việc giúp đở người khác. Tất cả những truyền thống tôn giáo nhấn mạnh lòng vị tha trong cách này hay cách khác.
(Xem: 17723)
Vào khoảng 150 năm sau khi Bụt nhập Niết bàn, đạo Bụt chia thành nhiều bộ phái, kéo dài mấy trăm năm. Thời kỳ này gọi là thời kỳ Đạo Bụt Bộ Phái.
(Xem: 44243)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 45515)
Hai mươi sáu thế kỷ về trước, Thái Tử Tất Đạt Đa đã ra đời tại hoa viên Lâm Tỳ Ni, dưới một gốc cây Vô Ưu. Ngày đó, Thái Tử đã có dịp cai trị một vương quốc, nhưng Ngài đã từ chối.
(Xem: 45096)
Tác phẩm “Những Đóa Hoa Vô Ưu” được viết bằng hai ngôn ngữ Việt-Anh rất dễ hiểu. Sau khi đọc xong, tôi nhận thấy tập sách với 592 bài toàn bộ viết về những lời dạy của Đức Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni
(Xem: 10654)
Tác phẩm “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” vốn là “Tìm hiểu Giáo lý Phật giáo nguyên thủy” trước đây, đã được xuất bản lần thứ nhất vào năm 2004, là tuyển tập những bài viết và dịch của tác giả
(Xem: 8590)
Người tu chấp có, không thể tột được lý đạo. Nhưng dù chấp có nhiều như núi Tu Di vẫn không tai hại như chấp không bằng hạt cải. Đó là tai họa lớn.
(Xem: 7594)
Mạt phápthời kỳ thứ ba sau Chánh phápTượng pháp. Thời hạn của ba kỳ, có thuyết cho là sau khi Phật diệt độ, Chánh pháp trụ thế 500 năm, Tượng pháp được 1.000 năm và Mạt pháp trải qua 10.000 năm.
(Xem: 7607)
Việc làm rất thiện, rất lành Nếu làm xong thấy lòng mình thảnh thơi Chẳng ăn năn, lại mừng vui Tương lai quả báo đẹp tươi tốt lành.
(Xem: 7400)
Tôi rất vui mừng hiện diện với tất cả quý vị chiều hôm nay. Tôi đã được yêu cầu nói về "Tại sao Phật Giáo?" dĩ nhiên đây là câu hỏi đáng quan tâm, một cách đặc biệt ở phương Tây...
(Xem: 12141)
Đức Phật đản sanh vào thế kỷ thứ 6 trước CN. Phật thành đạo năm 35 tuổi, sau đó đi thuyết giảng suốt 45 năm còn lại cho đến khi Bát-Niết-bàn năm 80 tuổi.
(Xem: 7962)
Thế gian như không hoa, tất cả pháp như huyễn, thế gian hằng như mộng, khổ ở thế gian cũng như thế, chỉ như bóng lòa thoáng hiện liền mất, đâu thực có thế gian khổ để phải lìa?
(Xem: 8449)
Kể từ buổi khai thiên lập địa tới bây giờ, trên mặt đất hoang vu mịt mù sương khói còn thấp thoáng những bóng người đi giữa thiên thu vời vợi.
(Xem: 9205)
Nền tảng của đạo Phật là những lời Phật dạy được ghi chép trong Kinh điển. Người Phật tử tự nguyện đặt niềm tin vào Kinh điển với sự suy xét sáng suốt...
(Xem: 8138)
Cao tăng truyệnmột thể loại sử ký của Phật giáo Trung Hoa, ghi lại truyện tích và cuộc đời hành đạo của chư vị Cao tăng.
(Xem: 8924)
Gần đây, thầy Nhất Hạnh đã dịch lại Tâm kinh Bát-nhã. Trang Làng Mai có đăng tải bản dịch mới, kèm theo những giải thích của thầy về việc phải dịch lại Tâm kinh.
(Xem: 8044)
Thời gian có lẽ là một phạm trù gây nên những băn khoăn nhiều nhất cho triết học, khoa học, tôn giáocon người nói chung bởi nó là điểm trụ của mọi hình thái tồn vong vũ trụ.
(Xem: 8210)
Người học Phật, trước tiên cần thấy tính. Thấy tính, không phải là nói về cái có thể nhìn thấy. Gọi là thấy, là thấy cái ở những nơi không thể nhìn thấy.
(Xem: 8712)
Những vấn đề mang tính toàn cầu bao gồm: sự nóng lên toàn cầu, cạn kiệt tầng ozone, nạn phá rừng và giảm thiểu đa dạng sinh học, sa mạc hóa, mưa axít, và ô nhiễm nước biển...
(Xem: 16373)
Từ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đến Việt Nam, các dòng truyền thừa lịch đại chư vị tổ sư...
(Xem: 7158)
Nghệ thuật Phạm-bối của Phật giáo ra đời trong không gian kỳ ảo của nhiều cung bậc âm thanh, từ các thể tán ca, ngâm vịnh của những tôn giáo mang ảnh hưởng Vệ-đà.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant