Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bát Chính Đạo Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc Viên Mãn

05 Tháng Sáu 201704:58(Xem: 6113)
Bát Chính Đạo Con Đường Đưa Đến Hạnh Phúc Viên Mãn

BÁT CHÍNH ĐẠO
CON ĐƯỜNG ĐƯA ĐẾN HẠNH PHÚC VIÊN MÃN

Thích Đạt Ma Phổ Giác

 
Bát chính đạo con đường đưa đến hạnh phúc viên mãn

     Gia đình là nhân tố nền tảng quan trọng nhất để xây dựng đời sống hạnh phúc của con người, vậy mỗi cá nhân trong gia đình phải ý thức trách nhiệm và bổn phận, để xây dựng nên những con người bằng trái tim yêu thươnghiểu biết

    Có nhiều gia đình không ý thức được bổn phận và trách nhiệm về tình cảm của con người, nên sống với nhau như địa ngục trần gian. Ta phải biết thương yêu nhau bằng tấm lòng chân thành, biết cảm thôngtha thứ, giúp gia đình mình trở nên vui vẻ, ấm cúng hơn bằng sự sẻ chia và giúp đỡ.

     Con người là loài chúng sinh cao cấp nhất các loài vì có học hỏi, biết suy nghĩ, xem xét, chiêm nghiệm mọi vấn đề, nếu ta sống không có tình cảm với nhau thì không phải là con người. Ta không biết yêu thương, hiếu thảo với cha mẹ mình, ta không biết vui vẻ, thuận thảo với anh chị em mình, thì ta sẽ khó mà yêu thương được những người khác. 

    Cho nên, người Phật tử phải biết vận dụng lời Phật dạy vào trong đời sống gia đình, để gia đình là một cộng đồngyêu thương, hòa hợp, sống êm ấm và hạnh phúc. Giáo lý duyên khởicon đường Bát Chánh Đạo sẽ giúp đời sống gia đình biết cách yêu thương bằng trái tim hiểu biết, kính trên nhường dưới và thuận thảo, vui vẻ với nhau

    Ta không nên nghĩ rằng, ta có quyền bắt mọi người phục tùng theo ý muốnsở thích của mình. Giáo dục gia đình, học đường và xã hội như cái đỉnh ba chân không thể thiếu bất cứ chân nào, chúng luôn bổ túc và bồi đắp cho nhau bằng cách dạy dỗ con người sống có ý thức với sự hiểu biết chân chính.

    Cha mẹnhà giáo dục đầu tiên giúp cho các em khôn lớn và trưởng thành. Một gia đình nếu không có nề nếp giáo dục đàng hoàng, cha mẹ chỉ biết lo kiếm tiền và sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu khi con cái cần đến mà không có sự quan tâm, chỉ dạy, nhắc nhở, thì những đứa con ấy không bao giờ thành công trên đường đời.

   Giáo dục học đường cũng rất quan trọng, thiết yếu, nếu thầy cô giáo chỉ dạy học để kiếm tiền, thì sẽ không làm hiển lộ và phát triển tài năng của học trò. Bậc làm cha mẹảnh hưởng lớn lao tới con cái, phải biết quan tâm, chăm sóc con cái bằng tình thương yêu chân thật, chứ không phải bằng uy quyền hay nuông chiều quá đáng.  

    Luân lý sống mỗi thời đại có sự khác nhau tùy theo quan niệm, và ảnh hưởng theo những thói quen huân tập của con ngườiĐạo Phật không phải là một mớ giáo điều chắc nịch mà là những nguyên tắc linh động, phù hợp với sự sống và sự sáng tạo, giúp chúng ta ý thức được sự sống là phải nương nhờ lẫn nhau mới bảo tồn mạng sống. 

    Nguyên tắc đầu tiên Phật dạy chúng ta là, phải có thái độ cởi mở, uyển chuyển, linh động, phá bỏ hết mọi thành trì cố chấptính cách làm tổn hại người vật. Ta phải có lòng bao dungtha thứ để biết cảm thông cho người khác, vì mình không có nghiệp đó nên mình không thể nào hiểu rõ hết hoàn cảnh của họ.

     Bậc làm cha mẹ đừng nên quá cứng nhắc hoặc chiều chuộng thái quá con cái mà cần phải tự nhủ rằng, có lẽ sự hiểu biết của mình đã quá xưa cũ rồi, nên mình cần phải cởi mởi thêm để thích ứng với thời đại mới một chút. 

     Mục đích giáo dục của đạo Phật là giúp con người thương yêuhiểu biết, cảm thôngtha thứ, bao dungđộ lượng, chớ không phải bắt buộc con người chịu đựng quá mức  trong phiền muộn, khổ đau. 

    Nếu ta sống có nhân cách đạo đức mà chỉ gây nên sự căng thẳng, khổ đau cho nhau, thì đó không phải là đạo đức chân thật, mà là sự cố chấp quá đáng. Ta cũng đừng nên vì sự cố chấp đó mà làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, người thân.

    Để xây dựng đời sống gia đình, hai vợ chồng phải biết yêu thương, tôn trọng, kính mến lẫn nhau, nhờ vậy hạnh phúc lứa đôi càng được lâu dài, bền vững. Chồng không bắt vợ phải nghĩ và làm giống hệt mình như khuôn đúc; ta không nên quan niệm như ở thời xa xưa, theo kiểu chồng chúa vợ tôi, cho rằng vợ là vật sở hữu để phục vụ mọi nhu cầu cần thiết cho chồng.

    Ba thế hệ cha mẹ, con cái, cháu chắt, sống chung dưới một mái nhà, cần phải tìm hiểu kỹ tâm lý hiểu biết, quan niệm, sở thích của nhau, để tạo nên nhịp cầu thông cảm mà biết yêu thương, hòa hợp nhau, cùng vun bồi hạnh phúc. Trong bối cảnh cuộc sống hiện nay, nhiều gia đình đã có một sự ngăn cách rõ rệt, bởi sự chấp trước của xưa và nay, do thiếu hiểu biết giữa hai thế hệ cha mẹ và con cái.  

   Hai thế hệ cha mẹ và con cái được sinh ra dưới nền giáo dục khác nhau, với những điều kiện kinh tế xã hộivăn hóa cổ xưa-hiện đại, thì cố nhiên sẽ có những tâm trạng, quan niệmsở thích khác nhau. Bậc làm cha mẹ phải biết cảm thông cho thế hệ trẻ bây giờ, chúng không thể nào suy nghĩ và hành động như mình thời xưa, ta phải cố gắng vận dụng cho được, phải thích nghi bằng con đường Bát Chánh Đạo là hiểu thấu lý duyên sinh.

    Tâm linh là lĩnh vực tiềm ẩn quan trọng nhất trong mọi người, chúng ta chỉ thể nhập bằng cách trực nhận, không qua suy nghĩ, rất khó diễn đạt. Mọi hoạt động của con người, từ việc phát minh tiện nghi vật chất để phục vụcống hiến cho nhân loại, đều xuất phát từ chánh tư duy nhờ biết nghiền ngẫm, nghiệm xét lâu dài của tâm trí.

   Từ khi ta có tư duy chân chính, mình biết được lời nói chân chính cũng không kém phần quan trọng trong việc nói năng và giao tiếp, lĩnh vực này thuộc về tâm linh, Phật giáo lúc nào cũng đề cao, đặt nó vào vị trí quan trọng. Nếu ta không có tư duy chân chính, sẽ dễ làm tinh thần bị kích động bởi ganh ghét, tật đố, oán hận, thù hằn, gây ra chiến tranh tàn sát, giết hại lẫn nhau.

   Con cái trong thời đại hiện nay cũng phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, phải biết rằng các vị đã chịu nhiều cay đắng, khổ đau trong cuộc mưu sinh đầy gian nan, trắc trở, nên dễ cau có và nóng giận.

     Bổn phận làm con, ta phải biết cư xử như thế nào để mình trở thành niềm yêu thương và sự tự hào của gia đình người thân. Trước hết, chúng ta cần phải hiểu rõ mọi sự khó khăn của cha mẹ, phải hiểu cặn kẽ những điều kiệnhoàn cảnh xã hội của cha mẹ, phải ráng làm cho cha mẹ hiểu hoàn cảnhsở thích của mình một cách thấu đáo. 

    Ta đừng nên có thái độ giận dỗi, hờn mát và trách móc khi cha mẹ chưa hiểu mình. Ta phải trao đổi, trình bày cặn kẽ đủ mọi cách, để cha mẹ có thể biết được những tâm trạng lo lắng, buồn vui của mình, và cũng phải có cái nhìn của chánh kiến hơn để an ủi, sẻ chia với những lo lắng, buồn vui của cha mẹ.  

     Ở lĩnh vực giáo dục của gia đình, học đường hay trong xã hội, những bậc cha mẹ, thầy cô giáo, phải biết áp dụng giáo lý Bát Chánh Đạo để có được sự hiểu biết chân chánh, có được những suy nghĩ đúng đắn, có được những hành động lợi ích, một nghề nghiệp chân chính không làm tổn hại một ai, có được tâm hồn trong sáng để tạo nên một đời sống tốt đẹp cho chính mình, và đóng góp, phục vụ xã hội ngày càng sống có văn hóa, đạo đức hơn. 

   Làm được như vậy, chính ta là tấm gương tốt nhất cho hàng con cháu, học sinh noi theo. Nhờ mọi người biết thực tập con đường Bát Chánh Đạo mà họ biết tha thứcảm thông, biết quan tâm chia sẻ, biết chăm sóc con cái-học sinh nhiều hơn, đưa các em vào những nề nếp, những sinh hoạt văn hóa, xã hội lành mạnh.  

    Ai cũng cố gắng thực hiện con đường Bát Chánh Đạo thì vấn đề xuống cấp về đạo đức ở các em lứa tuổi vị thành niên nói riêng hay mọi người nói chung sẽ không còn là nỗi đáng quan tâm và lo ngại nữa, nhân loại đồng ý thức như vậy thì ta sẽ sống với một xã hội văn minh, tốt đẹp, lành mạnh, đạo đức hiện hữu khắp mọi nơi

    Dòng đời lúc nào cũng nghiệt ngã bởi lòng tham của con người, nên nó luôn mang theo những nỗi vui buồn, được mất, thịnh suy, nên hư, thành bại, trong cuộc đời vô thường biến đổi này. Từ lúc ta cất tiếng khóc chào đời, cho đến khi khôn lớn trưởng thành, rồi già-bệnh-chết, là cả một chuỗi dài thời gian vui ít, khổ nhiều. 

     Bản chất của cuộc đời là một dòng biến chuyển theo nguyên lý duyên khởi, nên khổ-không-vô ngã. Đức Phật ra đời nhằm mục để chỉ cách diệt khổ, để làm vơi bớt những nổi khổ, niềm đau của mọi người

     Ngày xưa, có người cho rằng, tôn giáo là liều thuốc phiện tạo nên hiểu lầm cho nhân loại. Họ chỉ nhìn ở một chiều, do có một số người lợi dụng tôn giáo để tham vọng bành trướng.

    Họ không hiểu rằng, từ khi đạo Phật có mặt trong cuộc đời, không bao giờ có chiến tranh đổ máu và hận thù, đạo Phật chỉ đem lại tình thương yêu chân thành cho nhân loại bằng trí tuệtừ bi, bằng sự chia vui, sớt khổ với tấm lòng vô ngã, vị tha.    

    Cũng đã qua rồi một thời, thế gian cho đạo Phậtbi quan, yếm thế, chán chường, hủy diệt sự sống của nhân loại. Những gì Phật giáo đã thể hiện, đã cống hiến cho nhân loại trong gần 3000 năm qua, đủ thấy rằng Phật giáo là một tôn giáo vô cùng lạc quanthực tế, chỉ có đóng góp, phục vụ, sẻ chia và nâng đỡ tất cả mọi người.

   Con đường Bát Chánh Đạo là một pháp môn căn bản và hữu hiệu nhất cho mọi người để tu tập, hướng về an lạc, hạnh phúc, nó giúp chúng ta có thêm một nhận thức sáng suốt nhờ biết tư duy, nghiền ngẫm, nên tránh xa các điều tội lỗi, hay làm các việc thiện lành, tốt đẹp

   Thế giới ngày nay, nhân loại đang từng bước hoàn thiện đời sống con ngườixã hội bằng sự nâng cao các tiện nghi vật chất. Chủ nghĩa tiêu thụ vật chất quá lừng lẫy khiến con người không có thời gian quay lại chính mình mà sống với tâm thanh tịnh, sáng suốt; đã đến lúc, mọi người trên thế giới cần phải quay về với Phật giáo để tìm lại sự an lạc đích thực của tâm hồn mà làm giàu đẹp thế giới. Các nhà lãnh đạo quốc gia trên thế giới phải biết nhìn lại vấn đề thực trạng của xã hội, để đủ can đảm đem phương pháp Bát Chánh Đạo nhiệm mầu này mà dựng xây cuộc sống, đưa Bát Chánh Đạo vào chương trình giáo dục xã hội, giáo dục học đường, giáo dục gia đìnhgiáo dục cho từng cá nhân.

    Được như thế, con người sẽ dần hồi giảm bớt tham lam, ích kỷ, sân giận, gây ra ân oán, hận thù, bởi si mê, chấp ngã và muốn chiếm hữu. Xã hội sẽ bớt lo lắng, sợ hãi về những khủng hoảng về vật chất, tinh thần. Nhân loại sẽ sống trong một thế giới không có chiến tranh, bạo động, thù hằn, mà lúc nào cũng được bình yên, hạnh phúc và giàu đẹp.

    Trong cuộc sống, con người do chấp ngã là ta, là của ta, nên muốn chiếm hữu mà tạo ra nỗi khổ, niềm đau cho nhau. Chánh tư duy được xem như một năng lượng quan trọng bậc nhất, có sức mạnh tổng hợp mang tính sáng tạo, để giúp con người làm chủ bản thân mà biết cách vượt qua cạm bẫy cuộc đời.

    Đó là phẩm chất cao quý do có sự nghiền ngẫm, nghiệm xét, đồng thời cũng là năng lực cần phát huy để xây dựng ý nghĩa cuộc sống của riêng mình theo cách suy nghĩ chân chính của chính mình.

   Nhưng trong cuộc sống, ta có quá nhiều lo lắngsợ hãi nên làm mình phiền muộn, khổ đau bởi những thứ được mất, hơn thua. Như vậy, ta phải sống như thế nào mới có được bình an, hạnh phúc trong cuộc đời này?

   Trong thực tế, đời sống của con người là sự vay mượn liên tục, nương nhờ vào nhau theo nguyên lý duyên sinhbảo tồn mạng sống. Cho nên, cuộc sống chúng ta không ai giống ai, mỗi người, mỗi ý, mọi suy nghĩ, việc làm, sở thích, đều khác nhau.

   Đây cũng chính là những yếu tố cơ bản để con người phát triển và tự quyết định con đường vào đời của mình bằng nhiều hướng đi; và đôi lúc, ta cần phải đối đầu với những khó khăn, thử thách, mà vượt qua, vươn lên làm đẹp cuộc đời. Biết cách làm chủ bản thân là một trong những tiêu chí quan trọng, giúp ta sáng suốt định hướng cuộc đời bằng con đường Bát Chánh Đạo.

     Chính vì lòng từ bi vô lượng đối với tất cả chúng sinh, nên đức Phật không dấu diếm điều gì trong việc chia sẽ kinh nghiệm tu tập của mình để đạt được sự hoàn toàn giác ngộ, giải thoát. Đức Phật luôn khuyên nhủ chúng ta biết tranh thủ, tận dụng thời gian để tập trung vào việc tu học bằng con đường Bát Chánh Đạo.

   Một con đường ngắn nhất đưa con người trở về với thực tại hiện tiền bằng cách xa lìa hai cực đoan, hưởng thụ và hành hạ xác thân, mà trở về trung đạo.

    Bát Chánh Đạocon đường đưa tất cả chúng ta đến giác ngộ, giải thoát hoàn toàn. Tám phương pháp ấy có liên hệ nhân quả rất mật thiết với nhau, để hỗ tương cho nhau mà thành tựu đạo pháp. Từ chánh kiếnhiểu biết đúng đắn, chân chính, cho đến chánh định là một quá trình liên kết có nghệ thuật bằng sự thẩm thấu của trí tuệ.

    Cho nên, chánh kiến, chánh tư duy thuộc về trí tuệ hay chi này liên kết, hỗ trợ chặt chẽ cho nhau. Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng thuộc về lời nói, việc làm và sự sống chân chính, nên thuộc về giới luật. Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định thuộc về định lực, do sự quán chiếu tinh cần trong tu tập, biết cách buông xả mọi chấp mắc, tham muốn ràng buộc trong đời

   Trong đạo Phật có nhiều pháp môn, tức tùy bệnh cho thuốc, nhưng con đường Bát Chánh Đạo chính là nền tảng, là tinh hoa của toàn bộ hệ thống tam tạng kinh điển của Phật giáo, là sự kết tinh, tóm thâu của tám vạn bốn ngàn pháp môn tu, cũng chính là phương pháp tốt nhất để diệt trừ khổ đau tận gốc.

   Chính vì thế, Bát Chánh Đạo có một vị trí vô cùng quan trọng, lại là con đường chân chính tốt nhất của mọi tôn phái trong đạo Phật, là pháp môn quan trọng nhất cho mọi người tu tập để chuyển xấu thành tốt, chuyển mê thành ngộ.  

    Giáo lý của đức Phật đã giảng dạy cách đây đã gần ba ngàn năm, trải qua biết bao sự thăng trầm, biến thiên, thay đổi của nhiều thời đại; thế nhưng, con đường Bát Chánh Đạo vẫn là chân lý sáng ngời, mang tích cách khế lý, khế thời, và vẫn phù hợp với căn cơ mọi người.

    Những người thiếu hiểu biết, chưa có nhận định sâu sắc về nguyên lý duyên sinh, đều cho rằng đạo nào cũng tốt; do đó, họ rất dễ dàng chọn những tôn giáo không lành mạnh, những tín ngưỡng không tốt đẹp. Từ đó, họ vô tình lấy đó làm lý tưởng cao đẹp cho đời mình, mà có ngờ đâu chính những lý tưởng sai lầm ấy lại gây nên những nỗi đau thương, mất mát cho toàn thể nhân loại

     Bát Chánh Đạo chính là con đường giúp ta thanh lọc tư tưởng, chuyển hóa tâm phiền muộn, khổ đau thành an lạc, hạnh phúc. Mỗi khi ta áp dụng pháp môn này để quay lại chính mình mà thanh lọc thân tâm, thì mọi gốc rễ tham lam, sân giận, si mê đều được chuyển hóa.

   Con người cần tu tập chánh kiến để thấy được giá trị đích thực của hòa bình và an lạc, thấy được tội ác và khổ đau do chiến tranh gây ra. Từ đó, ta siêng năng tinh cần, nỗ lực thực tập chánh niệmchánh định để thanh lọc tâm, loại trừ những tư tưởng tham lam, tranh giành của cải, tài nguyên, thuộc địa, dứt bỏ những ý niệm chia rẽ, hận thùgian ác, giúp nhân loại cùng biết yêu thương nhau bằng tình người trong cuộc sống. 

    Con người cần thấy rằng, dục vọng, tham sân làm khổ đau cho thiên hạ, ta phải quay về tự thân để mở một cuộc thanh trừng vĩ đại bên trong nội tâm. Ta phải ý thức rằng, bản thân mình luôn chứa đựng những yếu tố của từ bi, trí tuệ bằng tình yêu thương chân thành, và cũng chứa đựng yếu tố dục vọng, vì si mê thấy thân tâm này là thật.

     Dục vọng, si mê đã che lấp tình thươngtrí tuệ của chúng ta. Con người cần phải tranh đấu để chuyển hóa, diệt trừ si mê, tham muốn quá đáng, để nuôi dưỡng trí tuệtình thương, thì con người mới có thể đùm bọc, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau bằng tinh thần vô ngã, vị tha.  

    Trong xã hội ngày nay, khả năng để con người kiểm soát hoàn cảnh xã hội đã trở nên mong manh, bởi hệ thống kinh tế và chính trị do con người tạo dựng ra đã trở thành những rào cản, do chủ nghĩa tiêu thụ vật chất quá lừng lẫy trở lại khống chế con người.

    Người ta đã luận bàn nhiều về vấn đề bản thân cần phải được cải tạo, chuyển hóa, thay đổi trước, hay là xã hội cần phải được cải tạo trước. 

    Theo đạo Phật, con người không thể tách rời khỏi xã hội, nên sự cải tạo, mở mang, phát triển, phải được thực hiện song hành. Con ngườichánh báoxã hộiy báo, có con người tốt thì xã hội sẽ tốt.

    Cả hai thứ chánh báoy báo đều thuộc về sự sống của con người, nên đều phải được cải tạo, thay đổi, phát triển bằng những hành động thiết thực, có lợi ích cho mình và người luôn đi đôi với nhau. Vì con người không thể tách rời khỏi môi trường sống, nên sự tu dưỡng nhân cách đạo đức của con người cũng được thực hiện ngay trong môi trường sinh hoạt xã hội.

    Khi nói đến sự thay đổi và phát triển xã hội, chúng ta nghĩ ngay đến sự thay đổi hệ thống chính trị, kinh tế của xã hội, mà quên rằng sự tu dưỡng đạo đức bản thân mới là điều quan trọng cần thiết trước tiên. Tâm ý của con người luôn đóng một vai trò rất quan trọng, nếu tâm tư của một người nắm cán cân công lý hiểu biết lệch lạc, sẽ tạo ra nền văn hóa không có giá trị đạo đức, tâm linh.

    Những ai muốn đóng góp, phục vụ lợi ích thiết thực cho cuộc đời, xây dựng một gia đình biết sống yêu thương bằng trái tim hiểu biết, và giúp xã hội được bình yên, hạnh phúc thì phải tu dưỡng đạo đức bản thân cho hoàn thiện.

   Nếu vô minh là nhân của khổ đau, hạnh phúc là quả của sự hiểu biết chân chính nhờ có trí tuệ, thì con người cần phải thắp sáng ngọn đuốc trí tuệ, để được sống bình an hạnh phúc. Cũng vậy, khi mặt trời trí tuệ xuất hiện thì bóng tối vô minh biến mất, hạnh phúc hay khổ đau cũng lại như thế.

     Đức Phật đã thiết lập con đường Bát Chánh Đạo để hướng dẫn mọi người biết cách chuyển hóa nỗi khổ niềm đau mà đem lại an vui, hạnh phúc cho nhân loại. Con đường đó bắt đầu từ sự hiểu biết chân chính, nhờ biết tư duy, nghiền ngẫm, nghiệm xét một cách thấu đáo, do đó có lời nói an hòa, và việc làm nuôi mạng sống một cách chánh đáng nhờ có định tĩnh.

     Con đường Bát Chánh Đạo là một quá trình logic và hợp lý để thắp sáng lên ngọn đuốc trí tuệ, phá tan đi bóng tối vô minh. Trong suốt chặng đường, chánh kiến đóng vai trò rất quan trọng, mang tính hướng dẫn, chỉ đạo cho các yếu tố khác cùng kết hợp hài hòa để đem lại giác ngộ, Niết Bàn, giải thoát.

    Con đường Bát Chánh Đạogiáo lý để mọi người ứng dụng, thực hành nhờ biết tư duy, nghiệm xét, nên đã giúp ta biết sống bằng trái tim yêu thươnghiểu biết bằng tình người trong cuộc sống với tâm từ bi rộng lớn.

   Bản chất của lời nói tùy thuộc vào sự hiểu biết của ta. Nếu tâm ta có nhiều giận hờn, bức xúc, thì lời nói sẽ mang sắc thái chát chúa, nặng nề, hung dữ; còn nếu tâm ta an lạc, thanh tịnh, thì lời nói sẽ dịu dàng, dễ nghe, âm điệu hài hòa. Nói là một nghệ thuật sống, là một phương pháp tu qua sự lắng nghe và phát ngôn của mình.

    Chúng ta càng thực tập chánh tư duy, thì càng tạo điều kiện để giúp những mầm móng của chánh kiến được nẩy nở và tăng trưởng thêm. Nhờ sự phát triển của chánh kiếnchánh tư duychánh ngữ được biểu hiện rõ ràng qua lời nói. Trong sự giao tế mỗi ngày, chánh ngữphương pháp để thu phục nhân tâm qua cách xử thế nhìn đúng, nghĩ đúng bằng lời nói.

    Tất cả hạnh phúc trên đời đều bắt đầu từ lời nói của con người, và đừng bao giờ mong người khác nói lời dễ nghe trong khi chính mình chưa làm được như vậy. Muốn cuộc sống của mình được an lạc, hạnh phúc, thì ta hãy tập suy nghĩ tốt, nói đúng đắn bằng những lời lẽ chân tình, cao quý, lợi ích cho nhiều người.

    Lời nói có một ảnh hưởng vô cùng quan trọng, không những đối với đời sống hạnh phúc của mỗi cá nhân, mà còn có thể định đoạt được cả sự an nguy của xã hội. Những hành động tạo ra đau khổ cho người vật, như khi ta nóng giận thì chửi bới, nguyền rủa, hoặc thượng chân hạ cẳng, đều thuộc về tà nghiệp; còn ta hay làm một hành động chân chánh, có ý nghĩa bảo vệ, xây dựng và chở che cho sự sống như, không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không uống rượu, cũng gọi là nghề nghiệp chân chính.

    Nghiệp lành hay nghiệp dữ được hành động theo ba cách ýsuy nghĩ, miệng nói năng, thân hành động. Do đó, khi con ngườiý thức làm cái gì, thì đã tạo thành nghiệp, nhưng trổ quả sớm hay muộn là tùy theo nhân duyên.

    Như vậy, mỗi hành động được thực hiện với chủ ý là đã thành nghiệp quyết định. Nghiệp của mỗi người là hành động riêng của từng cá nhân và kết quả của những nghiệp mà họ đã tạo ra, thì chính họ cũng là người thừa hưởng kết quả đó, do họ tạo ra hoặc tốt hay xấu mà thôi.

    Người Phật tử chân chính luôn biết tu tập theo đúng chánh nghiệp, nên hay thận trọng, giữ gìn mọi hành động của mình, để khỏi làm tổn hại đến người và vật. Nếu cần, ta có thể hy sinh quyền lợi hay tính mạng để giải thoát nỗi khổ, niềm đau cho người khác.

    Chúng ta muốn tu tập chánh nghiệp được đạt được kết quả cao thì phải bắt đầu từ chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, một cách nghiêm túc; ngoài ra, nếu thích ngồi thiền, niệm Phật, tụng kinh, trì chú, làm công quả, hay gieo trồng phước đức, để giữ gìn thân-khẩu-ý, cũng là những việc làm đáng được tán thánhoan nghênh trong xã hội hiện nay.

   Theo cái nhìn của đức Phật thì tất cả suy nghĩ và hành động của con người đều khởi nguồn từ tâm. Nếu con người có tâm tốt và biết lo lắng tới việc phát triển xã hội loài người bằng hành động thực tế, thì kết quả sẽ có ích cho nhân loại ngay trong hiện tại.   Nếu ta không biết tu dưỡngrèn luyện đạo đức thì con người sẽ trở thành ác nhân, và cuộc đời sẽ là nạn nhân của nó. Cho nên, nghề nghiệp chân chínhhành vi đúng đắn, tạo nghiệp thiện lành, tốt đẹp, từ bỏ sát sinh, từ bỏ tà hạnh, từ bỏ nói dối, hại người.

    Chánh mạng là nuôi sống thân mạng bằng những nghề nghiệp lương thiện, chân chính, tức là sống đúng với chánh pháp, không mê tín dị đoan, không sống trong ảo giác, mơ hồ, trừu tượng quá mức. Ngoài ra, chánh mạng còn có nghĩa là sống không chạy theo dục vọng thấp hèn.

    Chánh niệm trong Bát Chánh Đạo là suy niệm chân chính, được xem như một ngọn đèn tỉnh thức để giúp cho tâm thấy biết đúng như thật qua những lời Phật dạy, để không sống trong si mê, lầm lạc.

    Phương pháp tu tập chính niệm là sự ý thức được, mình đang làm cái gì đó trong từng giây phút; khi đang ăn thì ta biết mình đang ăn, khi đang uống thì ta biết mình đang uống, đây là cách thức giúp ta làm chủ bản thân, không bắt nguồn từ sự phân biệt của ý thức, mà bằng sự quán sát sự sống của bản thân mình.

     Muốn thắp lên ngọn đèn chánh niệm thì chúng ta cần có chất liệu của tình thương như, ánh mắt tha thứ, biết bao dung, từ bỏ những tham giận, si mê, sám hối, lạy Phật, tụng kinh, ngồi thiền. Tóm lại, nhiên liệu nào có khả năng để soi sáng cho sự hiểu biết chân chính và sự sống thanh tịnh đều là những chất liệu có giá trị tình thương chân thật.

   Một tâm định tĩnh có thể tạo ra ánh sáng trí tuệ nhờ biết cách tập trung, quán sát, kiểm soát tâm một cách hài hòa, thuần thục. Chánh định nghĩa là tập trung tư tưởng vào một vấn đề gì để thấy rõ ràng, không lầm lẫn. Nói cách khác là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng với chân lý, có lợi ích cho mình và người khác.

   Chánh định là một phương pháp tu tâm trọng yếu, khiến giới pháp được trong sạch, trí tuệ được thanh cao, luôn soi sáng mọi sự vật mà không bị vật làm ngăn cách.

   Người tu theo con đường Bát Chánh Đạo sau khi đã thuần thục 7 pháp trên, cuối cùng nhờ chánh địnhtâm quán sát mọi sự vật đúng như thực trạng của nó.

   Quán từ biquán tưởng tất cả chúng sanh đều là một, chân tâm bình đẳng không khác, để đoạn trừ thù hận và mở rộng lòng thương yêu, muốn cứu độ chúng sanh.

    Quán hơi thở nghĩa là quán tưởng bằng cách chuyên chú đếm hơi thở ra vào, đối trị sự tán loạn của tâm thức.

    Quán lý duyên khởi là thấy từ con người cho đến muôn loài vật đều do nhân duyên hòa hợp mà hình thành nên giả có, không có thực thể cố định, không thường tồn, để đoạn trừ ngu si, chấp ngã.

    Trong cuộc sống của chúng ta, mọi sinh hoạt đều biểu hiện ở ý nghĩ, lời nói, và phát sinh ra hành động. Do đó, đức Phật dùng phương pháp Bát Chánh Đạo để chuyển hóa si mê, tối tăm, mờ mịt, thành vô lượng từ bi, trí tuệ, và lấy sự nuôi mạng sống chân chính làm nền tảng đạo đức, lấy chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định làm nghiệp dụng tương trợ cho nhau để hướng ta đến đời sống giác ngộ, giải thoát hoàn toàn.

     Ai tu theo con đường Bát Chánh Đạo sẽ có năng lực giúp mình tiến đến quả hiền Thánh, Bồ Tátthành Phật trong tương lai. Mọi người đều có Phật tính sáng suốt ngay nơi thân này, chúng ta chỉ cần rèn luyện và bền bỉ, kiên trì đều đặn bằng trí tuệ được khai phát từ sự quán chiếu, tư duy, nghiền ngẫm, biết nghiệm xét, thì không sớm muộn gì cũng được thành tựu viên mãn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7718)
Giáo huấn của Đức Phật nhấn mạnh rằng không có một linh hồn độc lập hay một tự ngã độc lập.
(Xem: 8528)
Trong một quyển sách nhỏ «Phật Giáo Nhập Môn» tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản...
(Xem: 10118)
Phật giáo vào Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, qua các công trình dịch thuật kinh điển ở các nước Phật giáo Đông phương.
(Xem: 18523)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 14516)
Tịch Hộ đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, cho nên đến thế kỷ 11 truyền thống Na Lan Đà đã được thiết lập một cách vững vàngTây Tạng.
(Xem: 8824)
Nói đến “Tính Không” trong Đạo Phật là nói đến một vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc, nhất là những người ngoại đạo...
(Xem: 8912)
Phẩm Quán Tứ đế của Trung luận, từ chỗ duyên khởi tức là không, cũng là giả danh về sau, tiếp theo nói: cũng là trung đạo.
(Xem: 8203)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận và Du-già hành tông hay trường phái Duy thức...
(Xem: 9004)
Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác.
(Xem: 14170)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 8441)
Niệm tức là nghĩ nhớ, ức niệm, suy tưởng, chú tâm quan sát hay hướng tâm đến một đối tượng nào đó thuộc tâm thức và giữ cho đối tượng đó luôn luôn sinh động ở trong tâm...
(Xem: 15278)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 13147)
Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm...
(Xem: 7810)
"Các thầy Tỷ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc..."
(Xem: 16652)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15507)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 8985)
Chấp nhận một hình thức Phật giáo rồi dấn thân bằng thực nghiệm, hành giả không cần phải dành quá nhiều công sức cho những vấn đề lý thuyết và những mục tiêu lý tưởng của các truyền thống khác nhau.
(Xem: 7926)
Pháp môn Tịnh độ được sáng lậptu hành dựa trên tư tưởng “Yếm ly Ta bà, hân cầu Cực Lạc”. Song vì sao phải yếm ly Ta bà và lại hân cầu Cực Lạc?
(Xem: 7098)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị".
(Xem: 11259)
Đạo Phậtđạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống.
(Xem: 14270)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10468)
Với Phật giáo, toàn bộ nội dung tư tưởng Phật dạy là lấy con người làm gốc, gắn bó mật thiết với đời sống nhân quần xã hội...
(Xem: 20452)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 8783)
"Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ"
(Xem: 9284)
Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành...
(Xem: 24108)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 12640)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 7802)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng.
(Xem: 16244)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 15590)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 8733)
Indriya có nghĩa là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu... Bala là lực, là sức mạnh. Vậy ngũ căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát tâm, làm chủ tâm.
(Xem: 7642)
Nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội.
(Xem: 14603)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 9303)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu.
(Xem: 15500)
Theo Kim Cương thừa, chúng bị rơi vào cõi sinh tử bất tận này bởi những nhận thức bất tịnh.
(Xem: 15138)
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.
(Xem: 16620)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Xem: 13468)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 15320)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 7829)
Tất cả đều được tiếp nối dưới một hình thức này hay một hình thức khác. Đám mây luân hồi ra thành cơn mưa và cơn mưa luân hồi ra thành ra nước trà.
(Xem: 7493)
Đức Phật trong thực tế đã không đưa ra các nghi thức và các nghi lễchúng ta đang thực hiện ngày hôm nay, Ngài cũng không vì vấn đề nghi thứcnghi lễ mà khuyến khích dân chúng...
(Xem: 7344)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu.
(Xem: 9012)
"Tôi nhất định phục hưng Chánh Pháp. Tôi chỉ cho phép Phật GiáoChánh Pháp chứ không có Mạt Pháp! Bất cứ nơi nào tôi đến, nơi đó sẽ có phước đức, trí huệ và được giảm bớt tai ương."
(Xem: 14021)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 8017)
Mục đích của bài viết này là để hổ trợ trong việc gia tăng sự hiểu biết tốt hơn về tôn giáo, sự khoan dungý nghĩa sâu sắc của các tôn giáo khác từ quan điểm của Phật giáo...
(Xem: 7843)
Dường như trong Kinh Tạng ít nhất có hai lần nhắc đến trường hợp Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn...
(Xem: 15797)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 10259)
Chúng ta luôn bị bất an, lòng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sinh mạng, quyền lợi, địa vị, vợ con, tiếng tăm, của cải… của mình bị thương tổn hay bị đe dọa.
(Xem: 7687)
Đạo Phật chủ trương trong hiện tại phải sống giải thoát cho chính mình và giúp đỡ mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau để đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
(Xem: 7510)
Trung-quán-luận hay Trung-quán Ngâm khúc (Madhyamaka-káriká) là một tập thơ của Nàgàrjuna để giảng Giáo lý của đức Phật.
(Xem: 12776)
Chữ A tỳ đạt ma luận thường để chỉ các luận thư của các bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Đại thừa. Abhidharma, Trung Hoa dịch âm là A tỳ đàm, A tỳ đạt ma, và dịch nghĩa là Vô tỷ pháp, Thắng pháp, Đối pháp.
(Xem: 7848)
Các thí dụ trình bày trong bản kinh này đều gần gũi với sự vật, hiện tượng xảy ra, liên hệ trực tiếp đến đời sống con nguời.
(Xem: 8092)
Bài chuyển ngữ dưới đây sẽ tiếp tục đưa chúng ta bước vào một thế giới khác của vấn đề này liên quan đến các hiểu biết khoa học tân tiến ngày nay.
(Xem: 14048)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 7280)
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS / WHO) định nghĩa sức khoẻ là một "thể dạng an vui toàn diện, từ thể xác đến tâm thần và cả cuộc sống trong xã hội
(Xem: 9180)
Trong Thiện kiến tì-bà-sa cũng có thuyết này, nhưng vì độ người nữ xuất gia nên tổn chính pháp năm trăm năm.
(Xem: 9649)
“Sắc tức là không, không tức là sắc” được trích ra từ kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đã được tinh giản, công thức hóa và xem như một thành ngữ.
(Xem: 13101)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người.
(Xem: 7580)
Nếu không có ngã, sự liên quan giữa một hành nghiệp và kết quả của nó là điều không thể có, vì nếu tác giả của một hành nghiệp chết, ai sẽ có kết quả?
(Xem: 10127)
Chúng ta lễ lạy để tịnh hóa mọi tình huống trong quá khứ khi ta không kính trọng người khác... Nguyên tác: Lạt Ma Gendyn Rinpoche; Liên Hoa dịch Việt
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant