Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cấu Trúc Thân Tâm

14 Tháng Mười Hai 201815:44(Xem: 3971)
Cấu Trúc Thân Tâm

CẤU TRÚC THÂN TÂM

 

Nguyên bản: The Inner Structure

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma

Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

-***-

 

Ngày mai khi ta không còn nữa

Đang đến không còn nghi ngờ gì nữa

-THƯ GỬI KANIKA CỦA SHURA-

 

-***-

 

Thi Kệ Mười Một

 

Xin cho chúng tôi biết bản chất của chính chúng tôi

Qua du già việc nhận biết luân hồiniết bàn như trống rỗng 

Khi xuất hiện, gia tăng, và gần đạt đến hòa tan – thứ trước vào thứ sau –

Cùng những trải nghiệm như ánh sáng 
của mặt trăng, mặt trời, và bình minh đen tối.

 

Để có được một cảnh tượng của bốn giai đoạn cuối của sự chết diễn tiến, thì thật cần thiết để thấu hiểu những trình độ của thứccũng như cấu trúc của những kinh mạch, các luồng gió,các hạt của chất lỏng (gồm nước và khí) bên trong thân thể. Đây là triết lý và tâm lý học quan trọng của Mật thừa.

 

NHỮNG TRÌNH ĐỘ CỦA THỨC

 

Tantra Yoga Tối Thượng phân chia thức thành những trình độ thô, vi tế, và cực vi tế. Những trình độ thô bao gồm năm thức cảm giác (tiền ngũ thức) – nhãn thức nhận biết màu sắc và hình thể, nhĩ thức cho các âm thanh, tỉ thức cho mùi hương, thiệt thức cho vị nếm, thân thức cho kinh nghiệm xúc chạm. Đây là những thức cá biệt với những không gian hoạt động đặc thù – màu sắc và hình thể, âm thanh, mùi hương, vị nếm, và trải nghiệm xúc chạm.

 

Vi tế hơn những thứ này nhưng vẫn ở trình độ thô là thức mà với nó chúng ta suy nghĩý thức. Nó được phân thành năm lớp, tương ứng với ba loại gió – mạnh, vừa và yếu – trên đó ba lớp ý thức cưỡi lên. Nhóm ý thức thứ nhất liên hệ một chuyển động mạnh của gió đến các đối tượng của nó và bao gồm 33 kinh nghiệm nhận thức, chẳng hạn như sợ hãi, dính mắc, đói, khát, thương cảm, hám lợi, và ganh tỵ. Nhóm thứ hai bao gồm các ý thức khái niệm liên hệ một chuyển động vừa của gió đến các đối tượng của chúng – 40 nhận thức,chẳng hạn như vui sướng, kinh ngạc, rộng lượng, mong muốn hôn hít, chủ nghĩa anh hùng, không dịu dàngquanh co. Nhóm ý thức thứ ba liên hệ một chuyền động yếu của gió đến các đối tượng của nó – bảy nhận thức, là quên lãng, sai lầm như trong việc nhận biết nước trong ảo giác, tâm lý rối loạn, phiền muộn, lười biếng, nghi ngờ cùng muốn bình đẳnghận thù. (Trong mỗi nhóm của ba nhóm ý thức này, hay các nhận thức, có các trình độ của thô và vi tế).

 

Ba loại kinh nghiệm nhận thức này thuộc trình độ thô của tâm [là ý thức] nhưng chúng vi tế hơn 5 thức cảm giác. Chúng là những sự phản chiếu, cho nên nói là, thuộc vào những trình độ sâu hơn của thức vốn có nhận thức ít và ít nhị nguyên hơn. Chúng là những dấu vết (hạt giống) của ba trình độ vi tế của tâm vốn biểu hiện tại những thời điểm khi những trình độ thô hơn của thức chấm dứt – hoặc cố tình – như trong những thể trạng thậm thâm của thiền quán – hoặt tự nhiên, như trong tiến trình của sự chết hay đi vào giấc ngủ.

 

Khi những luồng gió mà trên nó tất cả 80 nhận thức này cưỡi lên sụp đổ, thì những nhận thức cũng tan rã. Điều này cho phép ba trình độ vi tế của thức biểu hiện trong trật tự này: các tâm màu trắng sống động xuất hiện, đỏ-cam sống động xuất hiện, màu đen sống động xuất hiện. (Những điều này được diễn tả bên dưới trong giai đoạn 5 đến giai đoạn 7). Những điều này cuối cùng dẫn đến trình độ vi tế nhất của thức, tâm linh quang, vốn, nếu được sử dụng trong con đường tâm linh, là mạnh mẽ nhất. (Nó được diễn tả bên dưới trong giai đoạn 8).

 

Trước khi thảo luận bốn giai đoạn cuối cùng này trong chi tiết, chúng ta phải giải thích những thay đổi mà trong đó chúng lệ thuộc. Trong triết lý của Tantra Yoga Tối Thượng, những giai đoạn này xảy ra trong những kinh mạch vật chất, những làn gió, và những hạt căn bản vốn chảy trong những kinh mạch này.

 

CẤU TRÚC CỦA NHỮNG KINH MẠCH TRONG THÂN THỂ

 

Trong thân thể, có ít nhất bảy mươi hai nghìn (72.000) kinh mạch – động mạch, tĩnh mạch, ống dẫn, dây thần kinh, và con đường rõ ràng hay không rõ ràng vốn bắt đầu lớn mạnh của thứ sẽ là trái tim ngay sau khi thụ thai. Ba kinh mạch quan trọng nhất chạy từ điểm giữa chân mày lên đến đỉnh đầu, rồi đi xuống dọc phía trước của xương sống đến gốc của xương sống, cuối cùng mở rộng đến điểm cuối của bộ phận sinh dục. Sự giải thích này là một cách để tưởng tượng những kinh mạch trung tâm, bên phải, và bên trái trong thiền quán, vốn không giống thế nào đấy với chúng trong thực tế, nhưng việc quán tưởng chúng trong cung cách lý tưởng này rất hiệu quả trong việc tác động đến những trình độ vi tế hơn của tâm. Đôi khi những sự giải thích cơ thể như thế này chỉ đơn thuần biểu thị các điểm tập trung được sử dụng trong thiền quán.

 

Ở những vị trí quan trọng trong ba kinh mạch chính này là bảy luân xa, với số lượng khác nhau của các nan hoa, hay cánh hoa hay căm xe: 

 

1-   Luân xa đại diệu lạc: tọa lạc bên trong đỉnh đầu, với 32 cánh hoa. Nó được gọi là luân xa đại diệu lạc vì ở trung tâm của nó là hạt của chất lỏng tinh chất trắng vốn là căn bản của diệu lạc.

2-   Luân xa hỉ lạc: ở trung tâm của cuống họng, với 16 cánh hoa. Nó được gọi là luân xa hỉ lạc vì đây là nơi mà những vị nếm được trải nghiệm.

3-   Luân xa hiện tượng: được thấy ở trái tim, với 8 cánh hoa. Được gọi là luân xa hiện tượng vì nó là nơi trú ngụ của gió và tâm rất vi tế mà tự chính chúng là gốc rể của tất cả mọi hiện tượng.

4-   Luân xa xuất phát: tọa lạc tại chấn thủy (mạng lưới thần kinh phía trên bụng) với 64 cánh hoa. Nó được gọi là luân xa xuất phát vì nội hỏa, được kích thích bởi việc tập luyện yoga và phương tiện của việc sản sinh đại diệu lạc, cư trú tại đây.

5-   Luân xa duy trì diệu lạc: ở gốc của xương sống, với 32 cánh hoa. Nó được gọi là luân xa duy trì diệu lạctrình độ sâu nhất của diệu lạc được duy trì từ gốc của xương sống.

6-   Luân xa giữa châu báu(chóp của bộ phận sinh dục) có 16 cánh hoa.

7-   Cũng có một luân xa giữa chân mày, với 16 cánh hoa.

 

Tại tim, những kinh mạch bên phải và bên trái bao bọc chung quanh kinh mạch trung tâm ba lần (mỗi kinh mạch cũng thắt lại trên nó), và rồi đi xuống. Việc này làm thành một sự bó chặc sáu lần tại tim, vốn ngăn cản sự đi qua của luồng gió trong kinh mạch trung tâm. Vì sự bó chặc này là nghiêm nhặt, cho nên trái tim là một sự tập trung lợi hại của thiền tập, vốn có thể đưa đến việc suy nhược thần kinh nếu các kỷ năng thích đáng của thiền tập không được sử dụng.

 

Tại mỗi trung tâm này – trán, đỉnh đầu, cuống họng, trái tim, chấn thủy, gốc của cột sống, và bộ phận sinh dục – các kinh mạch bên phải và trái bao bọc chung quanh kinh mạch trung tâm mỗi thứ một lần (mỗi kinh mạch cũng thắt lại trên nó), do thế làm thành hai sự siết lại. Các kinh mạch phải và trái được thổi phồng với gió và bóp kinh mạch trung tâm lại như vậy khiến luồng gió  không thể di chuyển trong nó: những sự bó chặc hay siết lại như vậy được gọi là “những mối gút”. Xét cho cùng, thật quan trọng để nhớ rằng việc nêu ra và diễn tả cấu trúc của các kinh mạch và luân xa có ý nghĩa cho việc thực tập; chúng không nhất thiết là những miêu tả hình dángvị trí thật sự của chúng, vốn có thể thay đổi rất lớn từ người này sang người khác.

 

CẤU TRÚC CỦA CÁC LUỒNG GIÓ TRONG THÂN THỂ

 

Khi gió chú ý đến một đối tượng, nó làm như vậy qua chuyển động của gió, hay năng lượng. Tâm cưỡi trên gió giống như một kỵ mã trên lưng ngựa. Theo Tantra Yoga Tối Thượng, cấu trúc tâm-vật lý của chúng ta liên hệ năm luồng gió chính yếu và thứ yếu:

 

1-   Gió mang sự sống: Sự tọa lạc chính yếu của nó hệ thống các kinh mạch tại trái tim, và sự biểu hiện của nó là để duy trì sự sống. Nó cũng làm phát sinh năm luồng gió thứ yếu, vốn chi phối sự hoạt động của cảm giác và chú ý.

2-   Gió đi xuống bài tiết: Nó tọa lạc chính yếu trong hệ thống các kinh mạch ở phần dưới của bụng, và nó chuyển động trong khoảng tử cung và túi tinh, bọng đái, đùi, và v.v… Nó bắt đầu và chấm dứt việc đi tiểu, đại tiện, và kinh nguyệt.

3-   Gió của lửa cư trú: Sự tọa lạc của nó ở trong hệ thống các kinh mạch trong chấn thủy, nơi nội hỏa được phát sinh qua yoga. Luồng gió này tạo ra sự tiêu hóa, chia tách những bộ phận tinh chế và chưa tinh chế, và v.v…

4-   Gió chuyển động đi lên: Sự tọa lạc của nó chính yếu trong hệ thống các kinh mạc ở cuống họng. Hoạt động suốt khắp cổ họng và miệng, luồng gió này tạo ra việc nói năng, nếm thức ăn, nuốt, ợ hơi, khạc nhổ và v.v…

5-   Gió tỏa khắp: Sự tọa lạc của nó chính yếu trong các khớp xương, làm cho tay chân cử động, kéo dài và thâu ngắn tay chân, cùng mở và đóng miệng cũng như mí mắt.

 

Như ta có thể thấy, gió điều khiển các chức năng của cơ thể và tinh thần. Sức khỏe tốt đòi hỏi sự chuyển động tự do của các luồng gió; sự tắc nghẻn gây ra các rắc rối.

 

Thông thường, gió [năng lượng] không di chuyển trong kinh mạch trung tâm, ngoại trừ tiến trình của sự chết; tuy nhiên, qua những kỷ thuật yoga (hay du già) thậm thâm, nó có thể - cho phép những thể trạng thậm thâm của tâm biểu hiện. Trong bốn giai đoạn cuối cùng của sự chết, các luồng gió vốn phục vụ như nền tảng của thức đi vào các kinh mạch bên phải và bên trái và hòa tan ở đấy. Lần lượt, các luồng gió bên trong các kinh mạch phải và trái đi vào bên trong và hòa tan trong kinh mạch trung tâm. Sự siết chặc của các kinh mạch giảm thiểu và biến mất tại những thắt gút của các kinh mạch. Khi các kinh mạch phải và trái trở nên giảm thiểu sự bám chặc vào nhau, thì kinh mạch trung tâm được tự do, do thế cho phép sự chuyển động của gió bên trong nó. Chuyển động này gây ra sự biểu hiện của các tâm vi tế, mà các nhà du già của Tantra Yoga Tối Thượng tìm cầu để sử dụng trong con đường tâm linh; các luồng gió mà trên đó một tâm diệu lạc sâu xa cưỡi lên rút lui một cách mãnh liệt khỏi việc chuyển động đến các đối tượng, và một tâm như vậy là mạnh mẽ một cách đặc biệt trong việc thực chứng thực tại.

 

Hơn hai mươi năm trước có một tu sĩ hơn tám mươi tuổi, thất của vị ấy ở bên hiên nhà trong một làng xóm lân cận. Người ta thường đến để xem bói. Vị ấy thỉnh cầu diện kiến, và tôi đã gặp mặt. Vị ấy đã tặng tôi một quyển sách từ truyền thống Nyingma về những sự thực tập, gọi là Đột Phá Và Vượt Qua, và chúng tôi đã tiến hành sự đàm thoại bình thường. Vị ấy đã nói với tôi rằng khi còn trẻ và ở Tây Tạng, đã kết hôn, nhưng người phối ngẫu đã qua đời, sau đó vị ấy đã từ bỏ đời sống thế tục, bỏ lại tất cả tài sản, và đi hành hương. Cuối cùng vị ấy đã đến Drikung, nơi vị ấy đã gặp một vị lạt ma rất già, cũng khoảng tám mươi, trên một ngọn núi sau Drikung. Vị lạt ma có khoảng mười hai đệ tử. Vị ấy nói rằng trong hai trường hợp vị ấy đã thấy các tu sĩ sử dụng các khăn choàng như đôi cánh bay từ đỉnh đồi này sang đỉnh đồi nọ. Vị ấy đã thật sự thấy như thế.

 

Nếu đó là sự thật, thì đây không phải chỉ là huyển thuật mà đã đến từ việc thực tập yoga gió. Các tu sĩ, sống trong vùng xa xôi ấy với một vị lạt ma già, rõ ràng đã viễn ly và đã phải cởi mở những thắt gút của các kinh mạch. Đối với tôi dường như họ cũng phải có quan kiến về tánh không của sự tồn tại cố hữu (vô tự tánh), cũng như lòng vị tha được phú cho với lòng từ ái và bi mẫn. Cho dù họ có là một học giả hay không đi nữa, thì họ phải có tinh hoa của sự thông hiểu về tánh không

 

NHỮNG HẠT CỦA TINH CHẤT LỎNG TRONG CƠ THỂ

 

trung tâm của các kinh mạch luân xa là các hạt, trắng ở trên đỉnh và đỏ ở dưới đáy, mà trên ấy sức khỏe thân thểtinh thần y cứ. Ở đỉnh đầu yếu tố trắng chiếm ưu thế, trái lại ở chấn thủy yếu tố đỏ chiếm ưu thế. Những hạt này có nguồn gốc từ hạt căn bản nhất tại trái tim, vốn có kích thước của một hạt mù tạc lớn hay một hạt đậu xanh nhỏ, và, giống như những hạt khác, có đỉnh màu trắng và phần dưới màu đỏ. Vì nó tồn tại cho đến khi chết, cho nên hạt ở trái tim này được gọi là “hạt bền vững”. Gió mang sự sống rất vi tế cư ngụ bên trong hạt này; vào lúc chết, tất cả các loại gió cuối cùng hòa tan vào nó, vào thời điểm mà linh quang của sự chết ló dạng.

 

Bây giờ, với dữ liệu này về các trình độ của thức, các kinh mạch, các hạt tinh chất lỏng như căn bản, thì chúng ta hảy trở lại để nhìn vào vấn đề các trình độ của thức hòa tan trong những giai đoạn cuối cùng của sự chết như thế nào.

 

HIỂN BÀY CÁC GIAI ĐOẠN CUỐI CÙNG CỦA SỰ CHẾT

 

Bốn giai đoạn cuối cùng của sự chết bắt đầu với ba trình độ của tâm vi tếbao gồm với một giai đoạn của tâm rất vi tế. Các trình độ thô của thức đã chấm dứt, ba giai đoạn của tâm vi tế hiển lộ. Khi ta tiếp tục qua ba trình độ này, thức của ta trở nên gia tăng bất nhị, vì ở đấy càng lúc càng giảm cảm nhận của chủ thể và đối tượng.

 

Giai đoạn 5: khi tất cả 80 nhận thức của trình độ thô của thức tan rã, trình độ thứ nhất của ba trình độ vi tế của tâm hiển lộ, với hiện tướng trắng sống động ló dạng phù hợp với nó. Đây là một sự trong sáng rộng mở, như bầu trời mùa thu lan tỏa bởi ánh sáng trắng. Không có gì khác xuất hiện trong tâm này. Truyền thống Phật giáo sử dụng thí dụ bầu trời mùa thu vì trong mùa thuẤn Độ, nơi giáo huấn xuất phát, những cơn mưa mùa hè đã chấm dứt, để lại bầu trời trong vắt không mây bụi. Rất giống như vậy, bầu trời, hay không gian, chỉ là sự vắng bóng của chướng ngại, những nhận thức thô đã biến mất, để lại một cảm nhận của sự cởi mở. Thể trạng thứ nhất của ba trạng thái vi tế được gọi là “hiện tướng,” bởi vì một hiện tướng như ánh sáng mặt trăng vừa ló dạng, nhưng không có ánh sáng nào như vậy chiếu sáng từ bên ngoài. Trạng thái này cũng được gọi là “trống rỗng”, vì nó vượt khỏi 80 nhận thức và những luồng gió mà chúng cưỡi lên.

 

Ở mức độ vật lý mặc dù nó xảy ra bên ngoài những gì người lâm chung trải nghiệm, nhưng đây là những gì xảy ra trong giai đoạn thứ năm: (1) Những luồng gió trong những kinh mạch phải và trái phía trên trái tim đi vào kinh mạch trung tâm qua sự khai mở của nó ở đỉnh đầu. (2) Qua điều này, thắt gút của những kinh mạch ở đỉnh đầu được thả lỏng. (3) Điều này, hóa ra, làm cho những hạt trắng ở đỉnh đầu và có bản chất của nước chuyển dịch đi xuống; khi nó đến đỉnh của thắt gút sáu lần của các kinh mạch phải và trái tại trái tim, thì hiện tướng màu trắng sống động ló dạng.

 

Giai đoạn 6: Khi tâm của hiện tướng màu trắng xuất hiện và luồng gió của nó hòa tan vào tâm gia tăng xuất hiện một hiện tướng màu đỏ cam sống động ló dạng phù hợp với chính nó. Đây là một sự kiện sáng sủa hơn, giống như bầu trời mùa thu thoát khỏi mây và bụi lan tỏa bởi ánh sáng đỏ cam. Không điều gì khác xuất hiện với tâm này. Trạng thái này được gọi là “sự gia tăng xuất hiện” vì một hiện tướng như ánh sáng mặt trời xuất hiện rất sống động, nhưng xét cho cùng không có ánh sáng chiếu rọi từ bên ngoài. Trạng thái này cũng được gọi là “vô cùng trống rỗng” vì nó vượt khỏi tâm của hiện tướng và luồng gió mà nó cưỡi lên.

 

Về thể chất: (1) Các luồng gió trong các kinh mạch phải và trái bên dưới trái tim đi vào kinh mạch trung tâm qua sự khai mở phía dưới của nó tại gốc cột sống hay bộ phận sinh dục. (2) Qua điều này, những thắt gút của các luân xa trong bộ phận sinh dục và tại lỗ rốn mở ra. (3) Việc này làm hạt đỏ (hình dạng như một đường thẳng đứng nhỏ) ở giữa luân xa tại lỗ rốn di chuyển lên. Khi nó di chuyển ngay dưới thắt gút của các kinh mạch trái và phải tại trái tim, thì sự gia tăng xuất hiện đỏ cam ló dạng.

 

Giai đoạn 7: Khi tâm của sự gia tăng xuất hiện đỏ cam và luồng gió của nó hòa tan vào trong tâm gần thành tựu, thì một hiện tướng màu đen sinh động ló dạng phù hợp với nó. Bây giờ, nó giống như bầu trời mùa thu không mây và bụi và được lan tỏa bởi bóng tối dày đặc phủ xuống ngay sau hoàng hôn. Không có điều gì khác xuất hiện trong tâm này. Trong phần đầu của tâm màu đen gần thành tựu, thì ta vẫn tỉnh thức, nhưng trong phần sau ta trở nên vô ý thức (không còn tri giác) trong một bóng tối dày đặc như bất tỉnh. Giai đoạn này được gọi là “gần thành tựu” vì nó gần với sự biểu hiện của tâm linh quang. Nó cũng được gọi là “đại không tánh”, vì nó vượt khỏi tâm của sự gia tăng xuất hiện và luồng gió mà nó cưỡi lên.

 

Về thể chất: (1) Các luồng gió phía trên và phía dưới bên trong kinh mạch trung tâm tập trung tại trái tim, mở thắt gút sáu lần của các kinh mạch bên trái và bên phải. (2) Vào lúc này, hạt màu trắng xuất phát từ đỉnh đầu hạ xuống xa hơn và hạt màu đỏ xuất phát từ lỗ rốn đi lên xa hơn, với cả hai đi vào trung tâm của hạt bền vững tại trái tim. (3) Khi hai thứ này gặp nhau, hiện tướng sống động màu đen ló dạng.

 

Giai đoạn 8Tâm trở thành vi tế hơn nó vốn là trong phần thứ hai vô ý thức của tâm màu đen gần thành tựu; chuyển động của gió trở nên yếu hơn, và trạng thái của gió vi tế nhất xảy ra. Tại điểm này, sự vô tri giác bị xua tan, và tâm linh quang, tính vi tế nhất của tất cả các tâm, vô thứchoàn toàn bất nhị, hiển lộ ra. Tại thời điểm này tất cả hoạt động nhận thức  đã ngừng lại và ba “điều kiện gây ô nhiễm” – trắng, đỏ, đen, hay mặt trăng, mặt trời và bóng tối, vốn ngăn trở sự hiển lộ màu sắc tự nhiên của bầu trời – đã tan rã. Một sự quang đảng thật trong sáng ló dạng. Như bầu trời mùa thu lúc bình minh, trước khi mặt trời lên, không có bất cứ nhân tố nhiễm ô nào, không có thứ gì khác xuất hiệnThức sâu nhất này được gọi là “tâm bẩm sinh nền tảng của linh quang” và “tất cả đều trống rỗng” vì nó vượt khỏi 80 nhận thức và ba tâm vi tế.

 

Về thể chất: (1) Những hạt trắng và đỏ hòa tan vào hạt bền vững tại trái tim – hạt trắng hòa tan vào đỉnh màu trắng và hạt đỏ hòa tan vào phần đỏ bên dưới. (2) Ngay sau đó, các luồng gió bên trong kinh mạch trung tâm hòa tan vào luồng gió mang sự sống rất vi tế. (3) Điều này làm cho luồng gió rất vi tếtâm linh quang hiển lộ.

 

Đối với hầu hết mọi người thì sự chết xảy ra khi trình độ vi tế nhất của tâm hiển lộ. Thức vi tế nhất thường duy trì trong thân thể trong ba ngày, ngoại trừ thân thể bị tàn phá bởi bệnh tật, mà trong trường hợp đó nó không thể duy trì ngay cả một ngày. Đối với một hành giả năng lực, thì đây là một cơ hội đáng giá để thực hành. Những người nào thấy rõ tâm linh quang có thể duy trì trong trạng thái này lâu dài hơn và, tùy thuộc vào sự luyện tập trước đó, thậm chí có thể sử dụng nó để thực chứng lẻ thật của tánh không của sự tồn tại cố hữu của mọi hiện tượng, kể cả luân hồiniết bàn.

 

THỰC CHỨNG TÁNH KHÔNG 

 

Việc thông hiểu giáo lý tánh không của Phật giáo là thiết yếu để sống và chết với thực tại và không sợ hãi. Tánh không không có nghĩa là không có gì tồn tại. Bạn có thể nghĩ rằng tánh không có nghĩa là không có gì cả, nhưng không phải như vậy. Hiện tượng trống rỗng gì? Không có sự thấu hiểu điều gì bị phủ định, thì ta không thể thấu hiểu sự vắng mặt của nó hay tánh không. Nhìn vào nó bằng cách này: Đức Phật thường nói rằng vì tất cả mọi hiện tượng là do nhân duyên sanh, cho nên chúng là tương đối, có nghĩa rằng sự tồn tại của nó tùy thuộc vào các nguyên nhânđiều kiện và trên những bộ phận của chính nó. Thí dụ, thân thể của ta, không tồn tại một cách độc lập, đúng hơn, nó lệ thuộc vào vô số nguyên nhân chẳng hạn như noãn châu và tinh trùng cũng như thực phẩm và nước. Nó cũng lệ thuộc vào những bộ phận của chính nó – đôi chân, đôi tay, mình và đầu. 

 

Hãy thẩm tra thân thể ta, hiện hữu giống như nó tồn tại trong bản chất của nó, là giống hay khác với đầu, mình và tay chân của ta. Nếu nó thật tồn tại như nó xuất hiện, hiện diện thật cụ thể, thì nó phải trở thành rõ ràngrõ ràng hơn dưới ánh sáng của sự phân tích hoặc thân thể là bất cứ bộ phận cá thể nào của nó, hoặc nó là nội dung tổng quát, hoặc nó là điều gì đó hoàn toàn khác biệt. Càng nhìn gần hơn, thì ta không thể thấy nó trong bất cứ cách nào trên đây. Đây là trường hợp của tất cả mọi hiện tượng. Sự kiện rằng ta không thể tìm thấy chúng dưới sự phân tích như vậy có nghĩa rằng chúng không tồn tại dưới năng lực của chính chúng; chúng không tự thiết lập. Chúng không tồn tại cố hữu, mặc dù tất cả hiện tướng là mâu thuẩn.

 

Tuy thế, điều này không có nghĩa là chúng sanhmọi vật hoàn toàn không tồn tại. Đúng hơn, chúng chỉ không tồn tại trong cách mà chúng hiện hữu như sự tồn tại rất cụ thể. Khi bạn phân tích và thiền quán thuần thục, thì bạn sẽ thấu hiểu sự hòa hiệp giữa hiện tướng thật sự của con người và mọi thứ cùng tánh không của sự tồn tại cố hữu của chúng. Không có sự thông hiểu như vậy, thì tánh khônghiện tướng dường như ngăn cấm nhau.

 

Tất cả mọi hiện tượng – các nguyên nhân và hệ quả, chủ động và tác động, tốt và xấu – chỉ đơn thuần tồn tại một cách quy ước [thế đế]; chúng lệ thuộc sinh khởi hay nhân duyên sanh. Vì các hiện tượng lệ thuộc vào những nhân tố khác cho sự tồn tại của chúng, cho nên chúng không độc lập. Việc vắng mặt sự độc lập này – hay tánh không của sự tồn tại cố hữu – là sự thật tối hậu [chân đế]. Việc lãnh hội điều này là tuệ trí.

 

Nguyên nhân căn bản của khổ đau là si mênhận thức sai lầm rằng chúng sanh hữu tình và các đối tượng tồn tại một cách cố hữu. Tất cả những trạng thái sai lầm của tâm có khuyết điểm này như gốc rể của chúng. Mục tiêu chính của con đường tâm linh là để làm mất tác dụngtiêu trừ si mê qua tuệ trí. Một thức thông tuệ, đặt nền tảng trong thực tại, thông hiểu rằng chúng sanh hữu tình và các hiện tượng khác không tồn tại một cách cố hữu. Đây là tuệ trí của tánh không.

 

Một trong những điều ấn tượng và hữu dụng nhất trong tác phẩm đầu tiên của Đức Ban Thiền Lạt Ma là Tranh Luận với Si Mê, vốn tương tự như chương thứ 8 trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ tátcủa Shantideva, mà trong đó có một sự tranh luận giữa vị kỷ và yêu mến người khác. Tác phẩm Tranh Luận với Si Mê của Đức Ban Thiền Lạt Ma rằng chúng sanh hữu tình cùng các đối tượng là tồn tại cố hữu và tuệ trí duyên sanh cùng tánh không. Khi tôi đọc quyển sách ấy, tôi nhận ra rằng quan điểm Trung Đạo của tôi bị hụt hẩng trong sự tiếp cận cao nhất.

 

Qua sự giải thích của ngài, tôi cuối cùng nhận ra rằng thật cực kỳ khó khăn, sau khi phủ nhận sự tồn tại cố hữu, để thừa nhận sự tồn tại đơn thuần mệnh danh và quy ước của con ngườihiện tượng. Điều này được củng cố bởi một thi kệ trong giải thích về tuệ giác đặc biệt của Tông Khách Ba trongĐại Luận Những Giai Tầng Của Con Đường Đến Giác Ngộ.

 

Mặc dù tâm ta khó thừa nhận duyên sanh

Của nhân và quả trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu

Nhưng thật tuyệt vời nếu ta nương trên sự tiếp cận

Nói rằng như vậy là hệ thống Trung Đạo.

 

Trước đây, tôi không bàn luận vấn đề chúng sanh hữu tình và các đối tượng xuất hiện tới chúng ta như thế nào, tôi không đụng tới hiện tướng, và quan tâm đến việc phủ nhận sự tồn tại cố hữu như điều gì đó vượt khỏi căn bản, hiện tướng quy ước. Tuy nhiên, qua sự phản chiếu về ý nghĩa luận đề của Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ nhất, tôi đã phát sinh một sự thấu hiểu mới. Điều này có thể được giải thích hoàn hảo nhất bằng vấn đề tôi đi đến nghĩ về một tuyên bố của một học giả du già vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, Gungtang Konchok Tenpay Dronmay như thế nào:

 

Qua việc sự tồn tại cố hữu đang bị tìm kiếm dưới sự phân tích,

Không thấy nó bác bỏ sự tồn tại cố hữu, 

Vẫn không thấy nó không phủ nhận căn bản của điều gì đang bị tìm kiếm

vì vậy sau đó chỉ còn lại danh nghĩa được tìm thấy.

 

Ngài dường như đang cho thấy rằng, ngoài ra việc phủ nhận sự tồn tại cố hữu bên cạnh hiện tượng, tự hiện tướng của hiện tượng không bị phủ nhận, tự hiện tượng không phủ nhận. Quả nhiên tự hiện tượng không bị phủ nhận, nhưng dường như rằng trong tuyên bố của ngài những nghiệp tướng của của các hiện tượng không được đụng tới trong cách rằng chúng xuất hiện tới chúng ta được thiết lập bằng đặc tính riêng của chúng và một sự tồn tại cố hữu nào đó đang bị phủ nhận. Tuy nhiên, đây là nhận thức của hai trường phái Hạ Trung Quán, Tự Quản Tông.

 

Đối với họ, nếu hiện tượng được thiết lập một cách tối hậu, chúng sẽ được thiết lập như kiểu mẫu tồn tại của chính chúng, trong trường hợp chúng sẽ phải xuất hiện với tuệ trí rốt ráo, nhưng vì hiện tượng chẳng hạn như bốn yếu tố (đất, nước, gió, lửa) không xuất hiện với tuệ trí rốt ráo, cho nên chúng không tồn tại một cách rốt ráo. Đó là nhận thức của Tự Quản Tông Trung Quán. Dường như đối với tôi, theo một nhận thức như vậy, mâu thuẩn với tuyên bố của Tông Khách Ba về quan điểm của hai trường phái Thượng Trung QuánCụ Duyên Tông được trích ở trên, sẽ không khó thừa nhận sự lệ thuộc sinh khởi nhân quả trong sự kiện như vậy được phân tích.  

 

Tác phẩm Tranh Luận với Si Mêcủa Đức Đệ Nhất Ban Thiền Lạt Ma chỉ rõ rằng khi các sắc và v.v… xuất hiện tới chúng ta, ngay lúc bắt đầu sự xuất hiện của chúng được thiết lập bằng đặc tính riêng của chúng, và vì vậy khi hiện tướng này bị bác bỏ, dường giống như tự hiện tượng không còn đứng vững được nữa. Đây là tại sao Tông Khách Ba nói rằng thật khó khăn để thừa nhận duyên khởi nhân quả trong sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu. Được hổ trợ bởi Tranh Luận với Si Mêcủa Đức Đệ Nhất Ban Thiền Lạt Ma, tôi đã hiểu rằng những gì Tông Khách Ba nói là thật sự như vậy. Quyển sách thật sự hữu ích.

 

Việc nhận thức rằng ta không tồn tại một cách cố  hữu qua việc sử dụng lý trí ta không phải là một cũng không phải nhiều, không phải số ít cũng không phải số nhiều, và việc duy trì quan điểm ấy làm sói mòn – một ít – tính si mê nhận thức sự tồn tại cố hữu. Tuy nhiên, nhận thức này không hoàn toàn chiến thắng nhận thức tồn tại cố hữu vốn duy trì với sự lưu tâm đến chính ta. Tại sao? Vì một “cái tôi” tồn tại cố hữu quy ước vẫn duy trì cho ý thức ấy. Ngay khi “cái tôi” xuất hiện, cùng với nó là sự tồn tại cố hữu vốn bị phủ nhận các hiện tướng, cho nên những gì chúng ta cần là cái nhận thức rằng “cái tôi” xuất hiện trên sự quán sát và thân không tồn tại. “Cái tôi” này không tồn tại. Như Đức Ban Thiền Lạt Ma thứ nhất nói:

 

Chỉ đơn thuần bác bỏ sự tồn tại thật sự

Của “cái tôi” xuất hiện trên việc quán sát tâm và thân, 

Hãy lấy chính sự vắng mặt này như đối tượng của sự chú ý của chúng ta,

Với sự xuất hiện rõ ràng mà không để năng lực của nó làm giảm giá trị.

 

Ngài đang nói rằng nếu ta hành thiền cách này, nó sẽ làm giá thiểu nhận thức về sự tồn tại cố hữu. Việc này giúp đở tôi rất nhiều.

 

Ở đây trong những giai đoạn của lâm chung ta tìm kiếm để tiếp nhận bản chất tối hậu của hiện tượng, tánh không của sự tồn tại cố hữu, như một đối tượng những tâm vi tế, năng lực hơn và tập trung nhất tâm vào nó. Qua sự quán chiếu này ta sẽ biết bản chất tối hậu của chính ta. Về hai bản chất, quy ướctối hậu (thế đếchân đế), ta đang tiếp nhận tính tối hậu – sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu.

 

TOÁT YẾU QUÁN CHIẾU

 

1-   Hãy chú ý vấn đề thái độnhận thức đa dạng của chúng ta có những sức mạnh khác nhau trong dạng thức chuyển động của gió [năng lượng] đến những đối tượng tương ứng của chúng.

2-   Hãy biết rằng sau bốn dấu hiệu của ảo giác, khói, đom đóm, và ngọn lửa (của đèn bơ hay đèn sáp, lúc đầu nhấp nháy và rồi đứng lại), ba tâm vi tế: trắng năng động xuất hiện, đỏ cam gia tăng xuất hiện, và đen gần bình minh.

3-   Hãy nhớ rằng ta đang cố tìm để sử dụng những tâm vi tế hơn để thực chứng tánh không chân thật.

4-   Tánh không không có  nghĩa là không tồn tại; đúng hơn nó là sự vắng mặt của sự tồn tại cố hữu của các hiện tượng, cả chúng sanh hữu tình và vô tình (nhân vô ngãpháp vô ngã).

5-   Hãy nghiên cứu để phân tích các hiện tượng: Hãy tập trung trên vấn đề chúng là bất cứ phần tử nào của chúng một cách riêng lẻ, hoặc trên tập họp của tất cả các phần tử của chúng, hay điều gì khác một cách toàn diện. Điều này sẽ cho thấy rằng các hiện tượng không tồn tại theo cách cụ thểchúng dường như vậy.

6-   Tất cả các nguyên nhân và hệ quả, tác nhân và hành động, tốt và xấu chỉ đơn thuần tồn tại một cách quy ước  (thế đế); chúng là duyên sanh.

7-   Sự vắng mặt của tính độc lập, hay tánh không của sự tồn tại cố hữu, là lẽ thật tuyệt đối (chân đế). Đây là những gì tuệ trí thấu hiểu, làm tiêu mòn si mê phía sau tham dục và thù hận cùng khổ đau mà chúng gây ra.

8-   Qua sự quán chiếu du già này biết bản chất rốt ráo của ta cũng như của tất cả mọi hiện tượng.

-***-

Ẩn Tâm Lộ, Saturday, September 15, 2018

 

-***-

 

HƯỚNG DẪN VỀ SỰ CHẾT ĐỂ SỐNG TỐT ĐẸP HƠN

 

Nguyên bản: Advice on Dying and Living a Better Life

Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma 

Anh dịch và hiệu đính: Jeffrey Hopkins, Ph. D.

Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

 

01- Tỉnh thức về sự chết
02-  Giải thoát khỏi sự sợ chết
03-  Chuẩn bị cho sự chết
04-  Loại trừ những chướng ngại đến cái chết có lợi

05- Thành tựu những điều kiện thuận lợi cho thời điểm lâm chung
06-  Hành thiền trong khi lâm chung
07-  Cấu trúc bên trong
08-  Linh quang của sự chết
09-  Phản ứng với tình trạng trung ấm thân
10-  Đón nhận một sự tái sanh tích cực
11-  Thi kệ quán chiếu hàng ngày

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8523)
Trong một quyển sách nhỏ «Phật Giáo Nhập Môn» tác giả Fabrice Midal đã dành riêng một chương để tóm lược thật ngắn gọn một số các khái niệm căn bản...
(Xem: 10114)
Phật giáo vào Anh quốc bắt đầu từ thế kỷ thứ 19, qua các công trình dịch thuật kinh điển ở các nước Phật giáo Đông phương.
(Xem: 18518)
Trong Vi Diệu Pháp cả danh và sắc, hai thành phần tâm linhvật chất cấu tạo guồng máy phức tạp của con người, đều được phân tách rất tỉ mỉ.
(Xem: 14513)
Tịch Hộ đã đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, cho nên đến thế kỷ 11 truyền thống Na Lan Đà đã được thiết lập một cách vững vàngTây Tạng.
(Xem: 8823)
Nói đến “Tính Không” trong Đạo Phật là nói đến một vấn đề mà nhiều người còn thắc mắc, nhất là những người ngoại đạo...
(Xem: 8912)
Phẩm Quán Tứ đế của Trung luận, từ chỗ duyên khởi tức là không, cũng là giả danh về sau, tiếp theo nói: cũng là trung đạo.
(Xem: 8197)
Triết học Phật giáo Đại thừa có hai phương diện, đó là Triết học Phật giáo Đại thừa hay Tánh không luận và Du-già hành tông hay trường phái Duy thức...
(Xem: 8997)
Không là pháp quán chung của Phật giáo, nhưng pháp quán của các nhà Trung Quán không giống với pháp quán của các tông phái khác.
(Xem: 14161)
Dharma tức là Đạo Pháp của Đức Phật thì lại nhất thiết chủ trương một sự buông xả để giúp con người trở về với chính mình...
(Xem: 8441)
Niệm tức là nghĩ nhớ, ức niệm, suy tưởng, chú tâm quan sát hay hướng tâm đến một đối tượng nào đó thuộc tâm thức và giữ cho đối tượng đó luôn luôn sinh động ở trong tâm...
(Xem: 15274)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì..."
(Xem: 13141)
Bài viết này khám phá những khả năng của học thuyết và sự hành trì của Phật giáo đã được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày trong suốt hơn 2.500 năm...
(Xem: 7807)
"Các thầy Tỷ kheo sau khi ta diệt độ, các thầy phải trân trọng, tôn kính tịnh giới, như người mù tối mà được mắt sáng, nghèo nàn mà được vàng ngọc..."
(Xem: 16646)
Các phương thuốc của thế giới này, đa dạng và nhiều vô kể, thế nhưng chẳng có một phương thuốc nào có thể sánh với Đạo Pháp.
(Xem: 15503)
Tạng Luật được hình thành từ những điều luật được đặt ra để chỉnh đốn đạo đức tác phong của chúng đệ tử Đức Phật...
(Xem: 8983)
Chấp nhận một hình thức Phật giáo rồi dấn thân bằng thực nghiệm, hành giả không cần phải dành quá nhiều công sức cho những vấn đề lý thuyết và những mục tiêu lý tưởng của các truyền thống khác nhau.
(Xem: 7926)
Pháp môn Tịnh độ được sáng lậptu hành dựa trên tư tưởng “Yếm ly Ta bà, hân cầu Cực Lạc”. Song vì sao phải yếm ly Ta bà và lại hân cầu Cực Lạc?
(Xem: 7091)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị".
(Xem: 11255)
Đạo Phậtđạo nhân quả (nhân nào quả nấy) trên cơ sở lấy “Tâm” làm gốc và được ứng dụng vào trong cuộc sống.
(Xem: 14261)
Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ (trung Nam Ấn Độ), khi đó Vua Tần Bà Sa La nước Ma Kiệt (trung Bắc Ấn Độ)
(Xem: 10465)
Với Phật giáo, toàn bộ nội dung tư tưởng Phật dạy là lấy con người làm gốc, gắn bó mật thiết với đời sống nhân quần xã hội...
(Xem: 20448)
Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta.
(Xem: 8780)
"Các người phải siêng năng tu tập các điều thiện, nhờ tu tập điều thiện mà được mạng sống lâu dài, nhan sắc thắm tươi, sống yên ổn, vui vẻ, của cải dồi dào, uy tín đầy đủ"
(Xem: 9281)
Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay Như Lai sẽ diệt độ. Này Ananda, hôm nay tại điện thờ Càpàla, Như Lai chánh niệm, tỉnh giác, từ bỏ thọ, hành...
(Xem: 24103)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
(Xem: 12635)
Hầu như bất cứ sách nào viết về Thiền tập Phật giáo thời kỳ sơ khai cũng nói với bạn rằng Đức Phật giảng dạy hai kiểu thiền tập: Thiền chỉThiền quán
(Xem: 7802)
Giải quyết vấn đề thoát khổ, Đạo Phật lấy tâm thức của con người làm trọng tâm, bất cứ hệ tư tưởng Phật giáo nào nếu tách rời tâm thức của con người thì Phật giáo không còn đất đứng.
(Xem: 16242)
Mùa Thu năm 334 trước Tây Lịch (TTL), vua A-Lịch-Sơn Đại-Đế (Alexander the Great) của nước Hy-Lạp bắt đầu cuộc chinh phạt Đông tiến. Nhà vua thấy nhà hiền triết Aristotle...
(Xem: 15585)
Trẫm từng nói: Phật pháp chia ra Đại thừa, Tiểu thừa là việc thuộc về bên tiếp dẫn. Kỳ thật mỗi bước Tiểu thừa đều là Đại thừa, mỗi pháp Đại thừa chẳng lìa Tiểu thừa.
(Xem: 8731)
Indriya có nghĩa là căn, gốc, khả năng, làm chủ, cốt yếu... Bala là lực, là sức mạnh. Vậy ngũ căn là 5 trạng thái tâm căn bản, 5 yếu tố tâm lý căn bản có khả năng kiểm soát tâm, làm chủ tâm.
(Xem: 7642)
Nghiệp là một luật rất công bằng cho tất cả mọi loài, mình tạo thì mình hưởng. Làm phước được phước, làm tội chịu tội.
(Xem: 14601)
Không có người bạn nào tốt hơn cho tương lai hơn là bố thí - ban cho tặng phẩm thích đáng. Đối với tu sĩ, giáo sĩ, người nghèo, và bạn hữu - Biết những tài sản là chóng tàn phai và vô lực.
(Xem: 9302)
"Vô Ngã" là vấn đề tương đối hơi khó và khiến cho nhiều người nghiên cứu về Đạo Phật phải tốn nhiều công sức để truy cứu, tìm hiểu.
(Xem: 15490)
Theo Kim Cương thừa, chúng bị rơi vào cõi sinh tử bất tận này bởi những nhận thức bất tịnh.
(Xem: 15137)
Theo Mật giáo, trong vũ trụ có ẩn tàng những thế lực siêu nhiên; nếu ta biết sử dụng những thế lực siêu nhiên kia thì ta có thể đi rất mau trên con đường giác ngộ, thành đạo.
(Xem: 16608)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
(Xem: 13466)
Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó sự gặp gỡ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu.
(Xem: 15315)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 7827)
Tất cả đều được tiếp nối dưới một hình thức này hay một hình thức khác. Đám mây luân hồi ra thành cơn mưa và cơn mưa luân hồi ra thành ra nước trà.
(Xem: 7490)
Đức Phật trong thực tế đã không đưa ra các nghi thức và các nghi lễchúng ta đang thực hiện ngày hôm nay, Ngài cũng không vì vấn đề nghi thứcnghi lễ mà khuyến khích dân chúng...
(Xem: 7340)
Khi thực tập thiền Lạy, ta nhìn sâu vào thân ta để thấy rằng thân này không đích thực là ta, không phải là vật sở hữu của ta. Trong thân này không có cái gì gọi là cái ta riêng biệt để bám víu.
(Xem: 9007)
"Tôi nhất định phục hưng Chánh Pháp. Tôi chỉ cho phép Phật GiáoChánh Pháp chứ không có Mạt Pháp! Bất cứ nơi nào tôi đến, nơi đó sẽ có phước đức, trí huệ và được giảm bớt tai ương."
(Xem: 14011)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uốngnhẫn tâm giết hại các loài vật.
(Xem: 8014)
Mục đích của bài viết này là để hổ trợ trong việc gia tăng sự hiểu biết tốt hơn về tôn giáo, sự khoan dungý nghĩa sâu sắc của các tôn giáo khác từ quan điểm của Phật giáo...
(Xem: 7843)
Dường như trong Kinh Tạng ít nhất có hai lần nhắc đến trường hợp Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn...
(Xem: 15793)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 10257)
Chúng ta luôn bị bất an, lòng lúc nào cũng nơm nớp lo sợ sinh mạng, quyền lợi, địa vị, vợ con, tiếng tăm, của cải… của mình bị thương tổn hay bị đe dọa.
(Xem: 7682)
Đạo Phật chủ trương trong hiện tại phải sống giải thoát cho chính mình và giúp đỡ mọi người vượt qua nỗi khổ niềm đau để đạt được an vui, hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ.
(Xem: 7507)
Trung-quán-luận hay Trung-quán Ngâm khúc (Madhyamaka-káriká) là một tập thơ của Nàgàrjuna để giảng Giáo lý của đức Phật.
(Xem: 12771)
Chữ A tỳ đạt ma luận thường để chỉ các luận thư của các bộ phái, chứ không dùng cho các luận thư Đại thừa. Abhidharma, Trung Hoa dịch âm là A tỳ đàm, A tỳ đạt ma, và dịch nghĩa là Vô tỷ pháp, Thắng pháp, Đối pháp.
(Xem: 7848)
Các thí dụ trình bày trong bản kinh này đều gần gũi với sự vật, hiện tượng xảy ra, liên hệ trực tiếp đến đời sống con nguời.
(Xem: 8091)
Bài chuyển ngữ dưới đây sẽ tiếp tục đưa chúng ta bước vào một thế giới khác của vấn đề này liên quan đến các hiểu biết khoa học tân tiến ngày nay.
(Xem: 14007)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên đã là cuốn sách làm say mê độc giả một thời, ấy là vì nó là lời tự bạch của một thế hệ...
(Xem: 7277)
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (OMS / WHO) định nghĩa sức khoẻ là một "thể dạng an vui toàn diện, từ thể xác đến tâm thần và cả cuộc sống trong xã hội
(Xem: 9178)
Trong Thiện kiến tì-bà-sa cũng có thuyết này, nhưng vì độ người nữ xuất gia nên tổn chính pháp năm trăm năm.
(Xem: 9645)
“Sắc tức là không, không tức là sắc” được trích ra từ kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, đã được tinh giản, công thức hóa và xem như một thành ngữ.
(Xem: 13097)
Hiện nay Phật giáo có tiếng nói vô cùng quan trọng đối với Liên hiệp quốc, vì đã đánh thức được lương tri, lương tâm con người.
(Xem: 7579)
Nếu không có ngã, sự liên quan giữa một hành nghiệp và kết quả của nó là điều không thể có, vì nếu tác giả của một hành nghiệp chết, ai sẽ có kết quả?
(Xem: 10123)
Chúng ta lễ lạy để tịnh hóa mọi tình huống trong quá khứ khi ta không kính trọng người khác... Nguyên tác: Lạt Ma Gendyn Rinpoche; Liên Hoa dịch Việt
(Xem: 7189)
Sau khi Đức Phật diệt độ, Tôn giả Maha Kassapa đã triệu tập 500 vị A-la-hán vân tập tại thành Rājagaha để kiết tập kinh điển... Chúc Phú
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant