Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tạng Thư Sống Chết

04 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 23249)
Tạng Thư Sống Chết

TẠNG THƯ SỐNG CHẾT

The Tibetan Book Of Living And Dying

Sogyal Rinpoche - Ni sư Thích Nữ Trí Hải dịch
Nhà xuất bản Thanh Văn Hoa Kỳ 1992 và Nhà xuất bản Xuân Thu Hoa Kỳ 1996 (*)


tangthusongchet-bia-xuanthu

MỤC LỤC


Lời giới thiệu của Đức Dalai Lama
Lời nói đầu

PHẦN MỘT: SỐNG
01 Trong tấm gương của cái chết
02 Vô thường
03 Tư duy và thay đổi
04 Bản chất của tâm
05 Đưa tâm về nhà
06 Tiến hóa, Nghiệp và tái sinh
07 Bardo và những thực tại khác
08 Đời này: Bardo tự nhiên
09 Con đường tâm linh
10 Tự tánh sâu xa của tâm
PHẦN HAI: CHẾT
11 Lời khuyên tâm huyết giúp người sắp chết
12 Lòng bi mẫn: viên ngọc như ý
13 Giúp đỡ tinh thần người sắp chết
14 Hành trì cho người sắp chết
15 Tiến trình chết
PHẦN BA: CHẾT VÀ TÁI SINH
16 Nền tảng
17 Tia sáng nội tại
18 Trung ấm (Bardo) tái sinh
19 Giúp đỡ sau khi chết
20 Kinh nghiệm cẩn tử: nấc thang lên trời?
PHẦN BỐN: KẾT LUẬN
21 Tiến trình phổ quát
22 Sứ giả hòa bình
Phụ lục 1: Vấn đáp về sự chết
Phụ lục 2: Hai mẫu chuyện
Phụ lục 3: Hai bài thần chú

Lời giới thiệu
của đức DALAI LAMA


Trong tác phẩm này, thầy Soyal tập trung vào các vấn đề làm sao để hiểu ý nghĩa thực thụ của sự sống, làm sao để chấp nhận cái chết, và làm sao để giúp đỡ người sắp chết, và người đã chết.

Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống. Hoặc là ta tảng lờ nó, hoặc là ta chạm trán với viễn ảnh cái chết của chính mình, và bằng cách tư duy sáng suốt về nó, ta cố giảm thiểu những khổ đau mà cái chết có thể mang lại. Tuy nhiên, trong cả hai cách, không cách nào chúng ta có thể thực thụ chinh phục được sự chết.

Là một Phật tử, tôi xem chết là chuyện bình thường, là một thực tại mà tôi phải chấp nhận, khi tôi còn hiện hữu trên trái đất. Đã biết không thể nào thoát khỏi, thì lo lắng làm gì. Tôi có khuynh hướng nghĩ đến sự chết cũng như thay bộ y phục khi nó đã cũ mòn, hơn là một cái gì hoàn toàn chấm dứt. Tuy vậy cái chết không thể biết trước: ta không biết được khi nào cái chết đến với ta, và ta sẽ chết như thế nào. Bởi thế tốt hơn cả là ta hãy dự phòng một số việc trước khi cái chết thực sự xảy ra.

Đương nhiên phần đông chúng ta đều muốn có một cái chết an ổn, nhưng một điều cũng hiển nhiên nữa, là ta không thể hy vọng chết một cách thanh bình nếu đời sống của ta đầy những bạo hành, hoặc nếu tâm ta thường giao động vì những cảm xúc mạnh như giận dữ, ái luyến, hay sợ hãi. Bởi thế, nếu ta muốn chết tốt, ta phải học cách sống tốt. Nếu ta mong có được một cái chết an lành, thì ta phải đào luyện sự bình an trong tâm ta, và trong lối sống của ta.

Như bạn đọc sẽ thấy trong sách này, theo quan điểm Phật giáo thì cái kinh nghiệm thực thụ về chết rất quan trọng. Mặc dù sự tái sinh của chúng ta, nơi tái sinh của ta phần lớn tùy thuộc vào năng lực của nghiệp, song tâm trạng ta vào lúc chết có thể ảnh hưởng tới tính chất của tái sanh kế tiếp. Vậy, vào lúc chết, mặc dù ta đã tích lũy đủ loại nghiệp, nhưng nếu ta làm một nỗ lực đặc biệt để phát sinh một tâm lành, thì có thể tăng cường và khởi động một nghiệp thiện, và do đó đem lại một tái sinh hạnh phúc.

Lúc chết thực sự cũng là lúc mà những kinh nghiệm nội tâm lợi lạc sâu xa nhất có thể xảy ra. Do thường thực tập tiến trình chết trong khi thiền định, một thiền giả tu cao có thể sử dụng lúc chết của mình để đạt những chứng ngộ lớn lao. Đấy là lý do những hành giảkinh nghiệm thường nhập định vào lúc họ chết. Một dấu hiệu của sự đắc đạo nơi họ là thi thể họ thường không thối rửa sau khi họ đã chết rất lâu trên phương diện lâm sàng.

Ngoài sự chuẩn bị cái chết của riêng mình, một việc khác không kém phần quan trọng là giúp người khác có một cái chết tốt đẹp. Khi mới sinh ra đời, chúng ta đều là những hài nhi yếu đuối; nếu không nhờ sự săn sóc tử tế mà chúng đã nhận được, thì chúng ta đã không thể sống còn. Người sắp chết cũng thế, không thể tự túc được, nên ta phải giúp họ thoát khỏi những bất tiện và lo âu, và cố hết sức để giúp họ có một cái chết thanh thản. Điều quan trọng nhất là tránh làm điều gì khiến cho tâm người sắp chết thêm rối loạn. Mục đích trước nhất của chúng ta giúp người sắp chết là làm cho họ được thoải mái. Có nhiều cách để làm việc này. Với người đã quen tu tập, nếu khi họ sắp chết mà ta nhắc nhở chuyện tu hành, tinh thần họ có thể thêm phấn chấn. Một lời trấn an đầy từ ái của ta có thể gợi cho người sắp chết một thái độ bình an, thoải mái.

Cái chết và tiến trình chết có thể cung cấp một giao điểm gặp gỡ giữa Phật giáo Tây Tạng và khoa học tân tiến. Tôi tin rằng hai bên có thể cống hiến cho nhau rất nhiều về hiểu biếtthực hành. Thầy Sogyal Rinpoche đúng là người để làm cho cuộc gặp gỡ này thêm dễ dàng, vì thầy đã sinh ra và trưởng thành trong truyền thống Tây Tạng, đã thụ giáo với một vài vị lạt ma tên tuổi nhất của Tây Tạng, đồng thời thầy cũng được hấp thụ một nền giáo dục tân tiến, đã sống và giảng dạy nhiều năm ở Tây phương và đã quen thuộc với lề lối tư duy của người phương Tây.

Sách này không chỉ cống hiến cho độc giả một trình bày lý thuyết về sự chết, mà còn cung cấp những cách thực tiễn để hiểu và tự chuẩn bị cho mình lẫn người khác (về cái chết) một cách thản nhiênviên mãn.

Ngày 2 tháng 6, 1992


Lời Nói Đầublank

Tôi sinh ra ở Tây Tạng, và mới vừa sáu tháng tuổi, tôi đã vào tu viện của thầy tôi, Jamyang Khientse Chokyi Lodro. Ở Tây Tạng chúng tôitruyền thống độc đáo là tìm tái sinh của những bậc thầy vĩ đại đã từ trần. Họ được tuyển chọn từ lúc hãy còn bé và được cung cấp một nền giáo dục đặc biệt, huấn luyện họ trở thành những bậc thầy trong tương lai. Tôi được đặt tên là Sogyal, mặc dù mãi lâu về sau thầy tôi mới nhận ra tôi là tái sinh của Terton Sogyal, một hành giả mật tông nổi tiếng đã từng là một trong những bậc giáo thọ của chính thầy, và là một bậc thầy của đức Dalai Lama thứ mười ba.

Thầy tôi, Jamyang Khientse, dáng người cao lớn vượt hẳn khổ người Tây Tạng trung bình. Thầy thường đứng cao hơn mọi người cả một cái đầu, trong đám đông. Tóc thầy có màu bạch kim cắt thật ngắn, và đôi mắt từ bi thường ánh lên một vẻ hài hước. Đôi tai dài, giống tai Phật. Nhưng điều làm ta chú ý nhất nơi thầy là sự hiện diện của thầy. Cái nhìn và dáng điệu của thầy cho ta biết thầy là một người minh triết và thánh thiện. Thầy có một giọng nói thâm hậu, hấp dẫn, và mỗi khi giảng dạy, đầu hơi ngả về phía sau, lời giảng tuôn ra từ nơi thầy như nước chảy, hùng hồn và đầy thi vị. Và mặc dù thầy được mọi người kính nể, sợ nữa là khác, ta vẫn nhận thấy một thái độ khiêm cung trong mọi việc thầy làm.

Jamyang Khientse là nền tảng của cuộc đời tôi, và là nguồn cảm hứng cho tác phẩm này. Thầy là nhập thể của một bậc thầy đã canh tân sự thực hành đạo Phật trong xứ sở chúng tôi. Ở Tây Tạng, được danh xưng là một vị “tái sinh” chưa đủ, bạn luôn luôn phải làm cho người ta kính nể nhờ học và tu. Thầy tôi thường nhập thất nhiều năm, và có nhiều mẫu chuyện mầu nhiệm được kể về thầy. Thầy có tri kiếnthực chứng tâm linh sâu xa, và tôi dần khám phá rằng thầy giống như một bộ bách khoa về trí tuệ, thầy biết giải đáp cho mọi câu hỏi bạn có thể đặt ra. Ở Tây Tạng có nhiều dòng tu, nhưng thầy Jamyang Khientse lại có tiếng là một vị thông suốt tất cả lý thuyết các dòng ấy. Đối với mọi người đã biết hay nghe nói về thầy, thì thầy chính là nhập thể của Phật giáo Tây Tạng, một bằng chứng sống cho ta thấy thế nào là một con người “thuyết thông lẫn tông thông”.

Tôi đã nghe nói thầy tôi bảo rằng tôi sẽ giúp tiếp nối sự nghiệp của thầy, và dĩ nhiên thầy luôn xem tôi như con đẻ. Tôi có cảm nghĩ rằng những gì tôi có thể thành tựu được trong công việc của mình đều nhờ ân phước của thầy tôi.

Mọi hoài niệm sớm sủa nhất của tôi đều là hoài niệm về thầy tôi. Thầy là bối cảnh trong đó tôi lớn lên, và ảnh hưởng thầy ngự trị tuổi thơ tôi. Thầy như một người cha đối với tôi. Thầy cho tôi bất cứ gì tôi xin cầu. Người bạn đạo của thầy, Khandro Tsering Chodron, mà cũng là cô tôi, thường bảo:

- Đừng quấy rầy Rinpoche, có thể ông đang bận đấy.

Nhưng tôi thì luôn muốn ở bên cạnh thầy, và thầy cũng sung sướng có tôi ở bên mình, Tôi thường không ngớt đặt những câu hỏi với thầy suốt buổi, và thầy luôn luôn kiên nhẫn trả lời tôi. Tôi là một đứa bé hư hỏng, không một thầy giáo nào có thể ghép tôi vào kỷ luật. Mỗi khi họ cố đánh tôi, thì tôi lại chạy đến thầy, leo lên sau lưng thầy, thế là không ai dám bén mảng. Thu mình ở đấy, tôi cảm thấy hãnh diện và khoái thích, còn thầy chỉ cười lớn. Bỗng một ngày nọ, thầy dạy kèm yêu cầu thầy tôi mà tôi không biết, giải thích rằng vì lợi ích cho riêng tôi, không thể tiếp tục để như thế được. Lần kế tiếp khi tôi chạy đến nấp sau lưng thầy, thì thầy dạy kèm đi vào phòng, lạy thầy tôi ba lạy, rồi lôi tôi ra ngoài. Trong khi bị kéo ra khỏi phòng, tôi nhớ mình đang nghĩ rằng, thật lạ lùng là ông này dường như không sợ gì thầy tôi cả.

Jamyang Khientse thường ở trong gian phòng mà tiền thân của thầy đã có những linh kiến và khởi sự công cuộc phục hưng văn hóatôn giáo đã lan tràn suốt miền đông Tây Tạng trong thế kỷ trước. Đấy là một gian phòng kỳ diệu, không rộng lắm nhưng có một bầu không khí thần tiên, đầy những vật thiêng liêng, tranh và sách. Nó được gọi là “thiên đường của những vị Phật”, “căn phòng đầy năng lực”. Nếu có cái gì ở Tây Tạng làm tôi nhớ nhung, thấp làm bằng gỗ và những đai da, tôi ngồi bên cạnh. Tôi thường không chịu ăn cái gì không phải lấy từ nơi bát của thầy. Trong cái phòng ngủ nhỏ gần kề, có một hành lang luôn luôn mờ tối, với một ấm nước trà sủi bọt trên hỏa lò nhỏ đặt trong góc. Tôi thường ngủ cạnh thầy tôi, trên một cái giường nhỏ dưới chân giường thầy. Một âm thanh mà tôi không bao giờ quên được là tiếng lần tràng hạt của thầy trong lúc thầy nhẩm những lời cầu nguyện. Khi tôi đi ngủ thầy thường vẫn ở đấy, ngồi thiền đọc kinh và sáng sớm khi tôi thức dậy thì thầy cũng đã ngồi tu tập, tràn đầy năng lực và ân phước. Mỗi khi mở mắt trông thấy thầy, lòng tôi lại ngập tràn một niềm hạnh phúc ấm cúng. Có một vẻ gì rất thanh bình nơi thầy.

Khi tôi lớn lên, thầy Jamyang thường để cho tôi chủ tọa những buổi lễ, còn thầy làm duy na điều khiển thời tán tụng. Tôi có dịp chứng kiến tất cả những cuộc giảng dạy và phép quán đảnh mà thầy làm cho mọi người, nhưng không phải nhớ những chi tiết mà nhớ bầu không khí trong những dịp ấy. Với tôi, thầy chính là Phật, tôi không còn nghi ngờ gì về chuyện ấy. Và mọi người khác cũng công nhận như thế nữa. Khi thầy làm lễ quán đảnh, những đệ tử sợ tới nỗi không dám nhìn mặt thầy. Một vài người thấy thầy dưới hình dạng của vị tiền thân của thầy, hoặc thấy thầy giống vị Phật này, vị bồ tát kia. Mọi người gọi ngài là Rinpoche, “bậc quý nhân,” danh xưng đối với một bậc thầy, và khi thầy ở đấy thì không có vị nào khác được gọi bằng danh từ ấy. Sự hiện diện của thầy gây cảm khái tới nỗi nhiều người thương mến gọi thầy là “Phật nguyên thủy.”

Nếu tôi không gặp được thầy tôi, tôi đã thành một con người khác hẳn. Với trí tuệ và đức bi mẫn, thầy là hiện thân của giáo lý thiêng liêng và khiến cho giáo lý ấy thực tiễn và đầy sức sống. Khi tôi nói với người khác về bầu không khí vây quanh thầy tôi, họ cũng cảm thấy như tôi. Vậy, thầy tôi đã gây trong tôi cảm hứng gì? Đó là một lòng tin không lay chuyển đối với nên giáo lý, và một niềm tin ở tầm quan trọng chính yếu và quyết liệt của bậc thầy. Bất cứ một hiểu biết gì mà tôi có được, đều nhờ thầy mà có. Đấy là một điều không bao giờ tôi có thể đền đáp, song tôi có thể trao lại cho những người khác.

Suốt thời niên thiếu của tôi ở Tây Tạng tôi đã thấy cái tình yêu thương mà thầy tôi thường tỏa ra trong hội chúng, nhất là khi hướng dẫn người hấp hối và người đã chết. Một vị Lama ở Tây Tạng không chỉ là một bậc thầy về tâm linh mà còn là một người minh triết, một người trị bệnh, cha xứ, bác sĩ, người chữa tâm bệnh, người giúp đỡ kẻ hấp hối. Về sau tôi phải học những kỹ thuật đặc biệt để hướng dẫn người sắp chết và người chết, từ những giáo lý liên hệ cuốn Tử thư Tây Tạng. Nhưng những bài học lớn nhất mà tôi học được về sự chết – và về sự sống, là nhờ ngắm nhìn thầy tôi khi thầy hướng dẫn người chết với một lòng bi mẫn vô biên, với trí tuệhiểu biết.

Tôi cầu nguyện rằng sách này sẽ truyền đạt đến mọi người một trí tuệtừ bi của ngài, và qua nó, các bạn có thể cảm nhận phần nào tâm đầy trí tuệ của ngài và tìm thấy một mối giao cảm linh động với ngài.

Lời Dịch Gỉablank

Tạng Thư Sống Chết không những là một tuyệt tác về tâm linh mà còn là một sách dẫn, một cẩm nang, sách tham khảo, và một nguồn cảm hứng thiêng liêng. "Trong một thời đại cực kỳ nguy hiểm như ngày nay, khi nhiều người trong chúng ta đang tìm kiếm sự hướng đạo minh triết và những giải đáp soi sáng cho ta về cách sống cuộc đời mình và cách đối mặt với cái chết, thì tác phẩm này đang cống hiến một sự hướng đạo như thế, một vài lời giải đáp như thế. Nó đã được viết ra để gợi cảm hứng cho người đọc khởi sự cuộc hành trình tiến về giác ngộ, để thành những "sứ giả hòa bình" theo như tác giả gọi, những người làm việc với trí tuệtình thương, để trực tiếp góp phần vào sự cứu vãn tương lai nhân loại.

Source: Tu Viện Quảng đức



Cước Chú:

(*) Sách của Nhà Xuất Bản Xuân Thu không đề tên dịch giả

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 6336)
Học phái dịch thuật xưa của Phật giáo Tây Tạng đưa ra nhiều cách luyện tập dựa vào các phương pháp khác biệt nhau, gọi là các "cỗ xe"/thừa.
(Xem: 8579)
Thần tài trong Phật giáo, cụ thểPhật giáo Bắc truyền đã vay mượn giữa hình ảnh Bố Đại hòa thượng và các truyền thuyết về thần tài Trung Hoa, để tổng hòa nên một vị thần tài có nguồn gốc ngoài Phật giáo.
(Xem: 5293)
Thời Đức Phật tại thế, Ấn Độít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được.
(Xem: 5858)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
(Xem: 7498)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
(Xem: 6408)
Con người muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện...
(Xem: 5997)
Phát huy sự chú tâm đúng đắn hướng vào một điểm nhằm mục đích gì? Việc luyện tập đó không nhất thiết là chỉ để giúp tâm thức đạt được một mức độ tập trung thật cao...
(Xem: 4789)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5738)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường đức Phật...
(Xem: 5912)
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài.
(Xem: 6157)
Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như ...
(Xem: 6641)
Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
(Xem: 5970)
Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như: Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…
(Xem: 7091)
Chánh pháp của Đức Phật hay Đạo Phật được tồn tại lâu dài, đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, chư thiênloài người.
(Xem: 6693)
“Đạo Phật nhấn mạnhtu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”.
(Xem: 4831)
Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán
(Xem: 4964)
Bài viết này sẽ phân tích Bát Nhã Tâm Kinh dưới cái nhìn bất nhị, hy vọng sẽ làm sáng tỏ bài kinh cốt tủy này như một lối đi của Thiền Tông
(Xem: 7752)
Đọc “Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải“ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do TT Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ
(Xem: 9855)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
(Xem: 7565)
Đạo Phật khai sinh ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm hoằng pháptruyền bá của thế hệ các tăng sĩ tiền bối...
(Xem: 5355)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh”
(Xem: 6457)
Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”.
(Xem: 5461)
Việc dịch lại Tâm Kinh của Thiền sư Nhất Hạnh tuy theo ý thầy là dành riêng cho các đệ tử của thầy trong Làng Mai khi thầy nói với “các con” của thầy...
(Xem: 5873)
Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng:
(Xem: 6436)
Giúp đỡ người nghèo khó là một phẩm tính cố hữu của con ngườixã hội loài người. Phẩm tính này vốn tồn tại từ thời xa xưa và vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại.
(Xem: 5716)
Làm Thế Nào Có Được Trí Tuệ Lớn Để Đạt Đến Bờ Giải Thoát - Đó phải là quán chiếu, thực hành, tu tập theo giáo lý bát nhã
(Xem: 6460)
Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này.
(Xem: 7086)
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm.
(Xem: 6307)
Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.
(Xem: 10691)
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ?
(Xem: 6700)
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó ...
(Xem: 6208)
Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật nhận định: “Ta không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh
(Xem: 6770)
Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua...
(Xem: 6156)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau.
(Xem: 6528)
Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất.
(Xem: 5538)
Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về.
(Xem: 8276)
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
(Xem: 5755)
Dharma tức Giáo Huấn của Đức Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều tương liên và tương tác với nhau
(Xem: 7584)
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt thật tướng của các pháp.
(Xem: 6269)
Tất cả những điều này rất kỳ diệu không những đối với người Phật Tử mà còn cho những người của các tôn giáo khác nữa.
(Xem: 9678)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 4081)
Nguyên tác: Toward a Science of Consciousness, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6406)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoátgiác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển...
(Xem: 4196)
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo.
(Xem: 4350)
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác...
(Xem: 4811)
Nguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless Universe; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5375)
Âm nhạc fanbei (việc tụng niệm các bài kinh dịch âm từ tiếng Phạn) đã ảnh hưởng và góp phần tạo ra gia tài văn hóa của Trung Quốc qua nhiều đế quốc và triều đại
(Xem: 5333)
Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”.
(Xem: 5862)
Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.
(Xem: 6825)
Người xuất gia đích thực thì không khác gì người cày ruộng, gieo trồng, bón phân để thu hoạch thốc lúa.
(Xem: 5595)
Quan Âm Truyền Thuyết (Tuyển Tập) Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ
(Xem: 4542)
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám phá mới.
(Xem: 5349)
Y hệt một thành trì, canh gác trong và ngoài, hãy tự canh gác chính bản thân mình. Chớ để một khoảnh khắc nào trôi qua sơ suất…
(Xem: 5041)
Một khi tâm thức chúng ta trở thành thành kiến, thì chúng ta không thể thấy mọi thứ một cách khách quan.
(Xem: 4400)
“Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”
(Xem: 6906)
Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người.
(Xem: 4655)
Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.
(Xem: 8453)
Quyển sách nói về Hoàng Đế A Dục tương đối đầy đủ nhất và những cứ liệu của tác giả Lê Tự Hỷ có tính thuyết phục và độ chính xác rất nhiều...
(Xem: 7248)
Năm uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Thuật ngữ Uẩn 蘊, nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha,
(Xem: 8405)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng - Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant