Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Lý Luận Dịch Kinh Của Huyền Trang

23 Tháng Sáu 202006:53(Xem: 4225)
Lý Luận Dịch Kinh Của Huyền Trang

Lý Luận Dịch Kinh Của Huyền Trang

Vũ Thế Ngọc

Đời Như Tấm Gương Soi


Về tiểu sửcông nghiệp của Huyền Trang (602-664) chúng ta đã có phần viết riêng trong phần phụ lục của sách Kinh Phật: Nguồn gốc và Phát triển1 . Ở đây chúng ta chỉ nói về việc phiên dịchphương pháp phiên dịch của sư trong suốt hai mươi năm công sức kiên trì làm việc hầu như không có một ngày gián đoạn. Với sự nghiệp dịch 73 bộ kinh gồm 1.330 quyển, thì chỉ với số lượng như thế quả thực ngài đã xứng đáng là người dịch kinh số một trong lịch sử phiên dịch kinh Phật ở Trung Hoa. Tuy nhiên con số lớn lao đó chưa đủ diễn tả hết về sự nghiệp của ngài. Thứ nhất là khác với La-thập, đa số các bộ kinh của ngài mang về và dịch là những bộ kinh chưa bao giờ được dịch trước đó. Thứ hai là phạm vi dịch thuật của ngài rất rộng. Huyền Trang không chỉ dịch kinh của cả Nguyên thủy lẫn Đại thừa, mà sư còn dịch nhiều luận của nhiều tông môn khác nhau từ Trung quán Không tông đến Dugià Hành tông. Không những thế sư còn dịch và giới thiệu nhiều chuyên môn trong Phật học. Điển hình, sư là nguời đầu tiên dịch và giới thiệu môn luận lý học Phật giáo, gọi là Nhân minh học, một môn học phát triển luận lý học và tri thức học rất sâu của Phật giáo đã được phác họa trong các luận của Long Thọ từ thế kỷ thứ hai và sau đó được Trần-na (Dignāga 480-540) rồi Pháp Xứng (Dharmakirti 600-650) phát triển - Nhân minh học từ đó trở thành một trong năm môn học bắt buộc của các trường Phật học chính qui của Phật giáo ở Nalānda Ấn Độ trước kia và Tây Tạng hiện nay. Trước khi Huyền Trang dịch và giới thiệu Nhân minh học thì Phật giáo Trung Hoa không hề biết gì về bộ môn học quan trọng này.

Về lý luậnphương pháp dịch thuật, thì người ta đều biết sư chủ trương trung thành tuyệt đối với nguyên bản (khác với La-thập)2 . Trong luận về kinh Kim cương3 tôi đã có dịp so sánh bản dịch kinh Kim cương của Huyền Trang và bản dịch của La-thập cùng với nguyên tác Sanskrit và bản dịch Anh ngữ của Eward Conze. Tôi đã cho thấy bản dịch của Huyền Trang là một bản dịch không những không cắt gọn hay nhuận sắc, mà còn theo sát đến từng chi tiết nhỏ của nguyên cảo4 . Thí dụ rất nhỏ trong phẩm “Nhất thể đồng quán” khi Đức Phật hỏi “Tu-bồ-đề! Ý ông như thế nào? Như Lainhục nhãn hay không? Tu-bồ-đề trả lời “Bạch Thế Tôn, đúng như thế…”. Đức Phật lặp lại năm lần như thế với thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn, Phật nhãn. Huyền Trang đều dịch đầy đủ như thế. Nhiều bản dịch như của Edward Conze đến các lần sau chỉ tóm chung lại “Như Lai hỏi: Tu-bồ-đề, Như Laithiên nhãn, có tuệ nhãn, có Phật nhãn hay không?”5 . Ngay cả trong nguyên bản Sanskrit, sau danh xưng Như Lai, thường có thêm rất nhiều danh tự xưng tán khác như “bậc cao cả ứng cúng, bậc chính đẳng chính giác v.v.”, La-thập thường bỏ đi, nhưng trong bản dịch của Huyền Trang mỗi lần có tên Như Lai, Huyền Trang lại tiếp tục viết theo đầy đủ các danh hiệu xưng tán đó y như nguyên cảo. Ngay cả danh xưng “bodhisattva” trong nguyên tác thường đi kèm đủ “mahasattva” La-thập thường dịch gọn “Bồtát” nhưng Huyền Trang luôn luôn là “Bồ-tát Ma-ha-tát”.

Theo nguyên tắc trung thành với nguyên điển cho nên Huyền Trang cũng phê bình cả bản dịch kinh Kim cương đã quá phổ biếnnổi tiếng của La-thập. Trong Đại Đường Đại Từ Ân Tam Tạng Pháp sư truyện của Huệ Lập, Huyền Trang phê bình bản dịch này “Ba câu hỏi của Tu Bồ Đề đã thiếu một câu”6 và đặc biệt là bỏ mất chữ “năng đoạn” nên không giải thích rõ kim cương không phải là ví với trí tuệ (prajñā) như xưa nay các nhà chú giải, mà kim cương được vì như lòng ngã chấpphiền não cứng chắc như kim cương và chỉ có kinh này mới có thể đoạn trừ nó được. Nguyên văn viết rõ lời Huyền Trang “Các bản chữ Phạn đều viết ‘Năng đoạn kim cương bát-nhã’ nhưng bản cũ chỉ viết ‘Kim cương bát-nhã’. Rõ ràng là Bồ-tát xem sự phân biệtphiền não, mà cái mê hoặc phân biệt thì cứng chắc như kim cương, chỉ có kinh này giải thích rõ, chỉ có trí tuệ phi phân biệt mới có thể đoạn trừ được nó”.

Việc Huyền Trang khi dịch lại kinh Kim cương cương quyết lấy lại đủ tên Năng đoạn Kim cương Bát-nhã Ba-la-mật-đa còn bao hàm ý nghĩa chủ trương trung thành với nguyên điển để tránh hiểu lầm tai hại. Như luận án “Phật điển Hán dịch chi Nghiên cứu” của Vương Văn Nhan viết, có năm cách đặt tên kinh, nhưng cách dùng nghĩa khái quát của bộ kinh để đặt tên kinh thì phải cẩn thận “Nếu không sẽ biến hay thành dở, làm trò cười cho thiên hạ. Chẳng hạn “Kim cương bát-nhã” với “Năng đoạn kim cương bát-nhã” hoàn toàn tương phản. Đề trước rất dễ dẫn tới sự ngộ nhận kinh Bát-nhã cứng như kim cương (Bát-nhã kinh kỳ ngạnh như kim cương), đề sau biểu đạt ý nghĩa chính xác kinh Bát-nhã sắc bén có thể cắt đứt kim cương (Bát-nhã kinh kỳ lợi năng đoạn kim cương). Thế nên tên dịch của loại sau là ổn nhất7 . Nếu tác giả Vương Văn Nhan biết thêm rằng cách hiểu “Bát-nhã cứng rắn sắc bén như kim cương” (bát-nhã kinh kỳ ngạnh như kim cương) đã đưa nhiều dịch giả Việt Nam đến giải thích hoàn toàn khác với nội dung kinh Kim cương có lẽ ông còn phải chú thích nhiều hơn nữa.

Chủ trương trung thành với nguyên điển nên Huyền Trang không những không cắt gọn hay nhuận sắc mà còn theo sát cả đến cách hành văn nhiều khi rất lề mề của nguyên cảo Sanskrit. Quan điểm tổng quát thì đa số người có dịp đọc hai bản “Kim cương Bát-nhã” và “Năng đoạn kim cương Bát-nhã” thì thường ưa thích bản của La-thập vì văn chương trau chuốt và dễ đọc hơn, vì vậy bản dịch này phổ biến hơn. Như trường hợpViệt Nam hầu như trước đây người ta còn không biết đến các bản dịch Hán văn khác ngoài bản dịch của La-thập (trong tất cả các bản văn còn giữ được ở kho văn khố Hán Nôm Hà Nội chỉ thấy có bản La-thập). Tuy nhiên cũng là một người có đôi chút học vấn về chữ Hán và Sanskrit thì cá nhân tôi có thú vị riêng khi đọc bản Huyền Trang. Đọc bản dịch của La Thập vì quá trau chuốt khiến người ta nhiều khi quên rằng mình đang đọc một bản dịch. Trái lại đọc bản Huyền Trang rõ ràng biết mình đang đọc bản dịch nên phần nào thấm được tư vị của nguyên cảo. Vì rõ ràng là bản dịch của Huyền Trang có trúc trắc, có lề mề, nhưng dường như chính ngài cố tình dịch luôn cả cái trúc trắc luộm thuộm của nguyên cảo. Đây có phải là một ưu điểm hay không? Nhưng rõ ràng đó là điểm độc đáo trong văn dịch của Huyền Trang.

Huyền Trang là một học giả Phật học cẩn trọng, là dịch giả hiếm hoi vừa giỏi cả hai ngôn ngữ vừa từng sống lâu trong cả hai xã hội chịu ảnh hưởng của hai văn hóa này. Huyền Trang lại còn là người tường tận cả tri thức luận và logic ngôn ngữ Phật học (Nhân minh học), vì vậy ngài quả thật hội đủ tất cả các phẩm chất cần và đủ để trở thành môt dịch giả kinh Phật lý tưởng. Sự nghiệp dịch kinh của sư đã là một minh chứng rõ ràng. Vì vậy lý thuyết “Ngũ chủng bất phiên” của sư không còn là một lý thuyết mà chính là kết quả của một thực hành lâu dài. Ở đây chúng ta cần nghiêm thẩm về lý thuyết này một cách kỹ lưỡng hơn là chỉ có tính cách liệt kê.

Ngũ chủng bất phiên 五種不番

Ngũ chủng bất phiên là năm trường hợp cần giữ nguyên nguyên ngữ (qua các dịch âm / transliteration) mà không phiên dịch (dịch nghĩa / translation). Sau đây là năm trường hợp:
1. Vì bí mật nên không dịch, như chữ đà-la-ni (dhārani).
2. Vì hàm nhiều nghĩa nên không dịch, như chữ “Bạtgià-phạm” (bhagavat), A-la-hán (arhat).
3. Vì ở Trung Hoa không có thứ đó nên không dịch, như chữ (cây) “diêm-phù” (jambū).
4. Vì giữ theo người dịch xưa nên không dịch, như chữ “bồ-đề” (bodhi).
5. Vì trân trọng nên không dịch, như chữ “bát-nhã” (prajñā).

Cách không dịch nghĩa thứ nhất, Huyền Trang giải thích là không nên dịch nghĩa các từ Phạn ngữý nghĩa sâu sắc bí mật mà khi dịch chỉ dùng một từ đơn giản có một nghĩa giới hạn thì nên dùng lại nguyên từ (qua cách đọc / transliterate). Huyền Trang thí dụ như chữ Phạn dhārani thì chỉ cần đơn giản dùng cách đọc âm “đà-la-ni” để bảo tồn được phần nào nguyên âm của nguyên trạng. Không dịch vì ngoài sự bảo vệ ý nghĩa bí mật, mà tránh cách dịch nghĩa một cách trực tiếp nhiều khi không có nghĩa gì hết như thần chú “oṃ ma-ṇi pad-me hūṃ” dù có thể dịch nghĩa là “om, ngọc quí trong hoa sen” thì câu này thật ngô nghê chẳng có nghĩa gì, thế thì đành “dịch” âm (đọc theo Hán Việt) là “án ma-ni bát-mê hồng”. Nguyên tắc với các thần chú như thế không phải do Huyền Trang chủ trương mà nó đã là nguyên tắc của thần chú từ xưa. Cho nên như thần chú gate ở cuối kinh Bát-nhã Tâm kinh từ các bản dịch xa xưa của La-thập qua các bản dịch Hán, Tạng, Mông cho đến Anh, Pháp, Đức hiện đại cũng đều là “dịch âm” là “gate, gate, pāragate, pārasaṃgate, bhodi svāhā” như thế.

Trường hợp thứ hai không dịch nghĩa là những từ trong nguyên cảo quá hàm xúc và nhiều nghĩa. Huyền Trang thí dụ như chữ bhagavat “Bạt-già-phạm” có đến sáu nghĩa, nếu chỉ một nghĩa được dịch, thì năm nghĩa kia cũng mất. Trong thí dụ chữ Bhagavat (Thế Tôn) theo Huyền Trang từ này gồm sáu nghĩa:
(1) người có những hảo tướng;
(2) người chiến thắng các ảo tưởngma quỉ;
(3) người chia sẻ những thiện đức như tự tại trước các cám dỗ của danh vọng tiền tài vật chất;
(4) người hoàn toàn thấu triệt chân lý Bốn Thánh Đế;
(5) người luôn thực hành thánh sự;
(6) người đã từ bỏ luân hồi.

Cả sáu nghĩa đó đồng lúc nói lên trong từ Bhagavat “Bạt-già-phạm”, nay nếu chỉ dịch một nghĩa thì mất luôn năm nghĩa kia. Đây là trường hợp rất thường thấy trong thuật ngữ Phật giáo, tỷ như từ thông thường là mahā chúng ta tưởng rằng dễ dàng dịch ra là “đại” như “đại thừa” Mahāyāna. Thực ra mahā trong Phật học có đến 6 nghĩa chính “1- Thường nên gọi là mahā, 2- Rộng nên gọi là mahā, 3- Cao nên gọi là mahā, 4- Sâu nên gọi là mahā, 5- Nhiều nên gọi là mahā, 6- Hơn nên gọi là mahā”. Nên cuối cùng để mở “mahā” là tốt nhất.

Cách không dịch nghĩa thứ ba là các danh từ chỉ các địa danh, sự vật, cây cỏ, muông thú v.v. không có ở Trung Hoa và Trung Hoa cũng không có tương tự. Huyền Trang cho thí dụ như loại cây jambū “diêm phù” là loại cây chỉ thấy ở Ấn Độ, một năm thay lá đến ba lần, và thay lá rất nhanh trong khoảng khắc. Ở Tây phương các thuật ngữ triết học khoa học nhiều khi cũng bắt buộc phải dùng nguyên tự gốc, như ngày nay chúng ta thấy đại đa số các quốc gia dùng mẫu tự la-tinh; khi viết về các thuật ngữ điện tử điện toán cũng thường viết theo Anh ngữ, mà không cố dịch ra ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, dù có thể dịch được.

Không dịch nghĩa thứ tư là gồm các từ mà qui ước truyền thống đã quen dùng lối phiên âm theo Phạn âm (transliteration). Huyền Trang cho thí dụ chữ anuttarāsaṃyak-saṃbodhi dù có thể dịch được là “vô thượng chính đẳng chính giác”, nhưng chúng tathói quen dịch âm (a-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề) cho nên dù có thể dịch nghĩa cũng không nên dịch. Loại thứ năm không dịch là những từ có nghĩa đặc biệt sẽ mất khi dịch ra Hán ngữ. Thí dụ như từ prajñā (bát-nhã) dù có thể dịch ra là “trí tuệ” nhưng cách dịch này đã làm mất đi ý nghĩa sâu sắc của nó. Cho nên cách dịch âm (bát-nhã) thì cái nghĩa toàn vẹn của chữ prajñā sẽ được gìn giữ8 .

Lý Luận của Tán Ninh

Tán Ninh (919-999) là người Ngô Hưng, Hàng Châu và là tác giả Đại Tống Cao tăng truyện. Tán Ninh là một người bác học, nổi tiếng trong giới Luật sư đương thời, viết nhiều sách còn truyền đến tận ngày nay. Lý luận về dịch kinh của ông được ghi trong Tống Cao tăng truyện gọi là “Tân ý lục lệ” (sáu quy tắc mới) là tổng kết các kinh nghiệm của tiền nhân gồm sáu tiêu đề như sau:

1.Dịch chữ, dịch âm

Tán Ninh phân biệt thành bốn trường hợp: a) Âm chữ đều dịch, đây là lối dịch bình thường. b) Âm chữ đều không dịch; đây là trường hợp thông thường ngày nay chúng ta cùng dùng chung mẫu tự abc như Boston, London. c) Dịch chữ không dịch âm, tức không phiên dịch (translating) mà chỉ dùng chữ Hán chú âm chữ Phạn (transliterating); đây là loại Huyền Trang nói là “Bí mật không nên dịch” chi dùng chữ Hán chú âm chữ Phạn, như chữ đà-la-ni (dhārani). d) Dịch âm không dịch chữ, tức trường hợp chữ “vạn” 卍 dùng nguyên chữ Phạn chỉ dịch âm.

2.Tiếng Hồ, tiếng Phạn

Qui tắc này cũng chia làm bốn loại: a) Thanh Tạngngôn ngữ thuần Phạn ngữ (Sanskrit) khác với ngôn ngữ các nước Hồ. b) Miền bắc Tuyết Sơn thuộc về Hồ, có chữ viếtngôn ngữ khác với Thiên Trúc (Sanskrit). Đây là sai lầm về địa lý, người Trung Hoa xưa gọi chung các nước Tây Vực là Hồ, rồi từ nhà Tùy lại gọi chung là Phạn. c) Vừa Hồ vừa Phạn; tỷ dụ như trường hợp kinh Phật truyền đến nước Quy Tư, người nước này dịch ra tiếng của họ, chỗ nào dễ hiểu thì để nguyên tiếng Phạn. Khi kinh này mang qua Trung Hoa thì lẫn lộn vừa Phạn vừa Hồ. d) Chỉ thuần tiếng Hán, nhiều thành ngữ tục ngữ tiếng Phạn dịch theo nghĩa chữ cũng không được, mà dịch theo âm thì cũng không ai hiểu. Nên chỉ có cách chuyển thành thành ngữ, tục ngữ Trung Hoa tương đương.

3. Tái dịch, trực dịch Kinh Phật truyền đến các vùng Lâu Lan, Yên Kỳ v.v. được dịch ra tiếng bản xứ. Rồi các kinh này mới đưa đến Trung Hoa và dịch ra chữ Hán văn thì gọi là dịch lại (tái dịch). Còn kinh điển từ Thiên Trúc (Ấn Độ) mang thẳng đến Trung Hoa, rồi người Hoa dịch ra Hán văn thì gọi là dịch thẳng (trực dịch).

4. Thô ngôn, tế ngữ Kinh Phật được kết tập nhiều lần nên ngôn ngữ cũng không đồng nhất. Thô ngữngôn ngữ phổ thông của đời thường, tế ngữ là ngôn ngữ tế nhị tao nhã. 5. Hoa ngôn, nhã tục Hán văn (Hoa văn) cũng có nhã (như văn cao nhã của kinh điển) có tục (như văn thường đàm thông dụng). Nếu các bản dịch kinh qua tay các nhà bậc cao sĩ nổi tiếng làm công việc xuyết văn nhuận sắc thì chung cuộc sẽ có bản dịch tao nhã, còn chỉ có ngươi bình phàm học thức nông cạn thì chỉ có được các bản dịch bình thường dung tục.

6. Trực ngữ, mật ngữ Căn cứ vào văn tự (trực dịch) là dịch theo “nghĩa đen”. Căn cứ vào nghĩa sâu kín gọi là “mật ngữ” tức là dịch theo “nghĩa bóng.” Thí dụ dịch pāramitā là “bỉ ngạn” (bờ bên kia) là trực dịch, dịch “viên mãn, rốt ráo” là dịch theo mật ý, mật ngữ.

Cách tổ chức một dịch trường

Dù có thể được trợ giúp, nhưng tuyệt đại đa số người dịch kinh Phật là cá nhân. Đầu tiên các tăng nhân Thiên Trúc (Ấn Độ) hay Tây Vực (các quốc gia Phật giáo ở phía Tây Trung Hoa) đến truyền pháp ở Á Đông đều là cá nhân và nhiều người cũng không thông thạo Hán ngữ. Cho nên các bản dịch kinh dù có thể thường sẽ nhờ một vị sư hay một nhà trí thức nội địa “xuyết văn” thì từ căn bản vẫn chỉ là công tác của một cá nhân. Tuy nhiên trong lịch sử phiên dịch Hán ngữ chúng ta có hai trường hợp nhà vua cho thiết lập cả một “quốc gia dịch trường” qui mô mà chúng ta đều biết. Đó là dịch trường của La-thập và dịch trường của Huyền Trang. Chi tiết về dịch trường của La-thập thì hầu như chúng ta chỉ biết nhà vua và triều đình cựu kỳ tôn kính và hỗ trợ vô giới hạn cho công cuộc dịch thuật của ngài, ngoài ra chúng ta hoàn toàn không biết chi tiết nào về tổ chức của dịch trường này. Tuy nhiên về dịch trường Huyền Trang thì chúng ta tương đối có một số tài liệu.

Điều quan trọng chúng ta thấy các sách hiện tại khi nghiên cứu về Huyền Trang không chú ý. Đó là qua cách sắp đặt vị trítrách nhiệm trong dịch trường, chúng ta biết dịch trường của Huyền Trang là dịch trường tổ chức trên căn bản là dịch theo văn bản. Có lẽ đây là điểm độc đáo then chốt của dịch trường Huyền Trang.

Chúng ta nên biết vào những thế kỷ xa xưa thì mang được tấm thân trần đi được từ Ấn Độ đến Trường An đã là cả một kỳ công hãn hữu (theo Cao tăng truyện “mười người đi chỉ có hai người đến được Trung Nguyên”) nói gì đến việc mang theo văn bản, vốn thời đó không gọn nhỏ như quyển sách của chúng ta ngày nay. Rất may là sau thời gian thỉnh kinh gian khổ, chuyến trở về của Huyền Trang là cả một chuyến đi hoành tráng, có người tổ chức, có ngựa xe, có người phụ trách mang kinh sách, với các giấy giới thiệu hết sức trân trọng của vua các quốc gia mà ngài đi qua. Sử nói rõ chuyến trở về Huyền Trang “có 20 con ngựa để chở kinh sách” nên ta hiểu ngài đã mang theo được rất nhiều văn bản kinh luận.

Khi Huyền Trang từ Ấn Độ trở về, vua Đường Thái Tông đã để riêng Huyền Trang ở chùa Hoằng Phúc để làm dịch trường. Sau cho xây riêng Đại Từ Ân tự cũng ở kinh đô rất qui mô và hoàn bị cho mục đích tổ chức trường dịch. Sau về già ngài Huyền Trang lại hay về dịch ở Ngọc Hoa cung trong núi Chung Nam cũng ở gần kinh đô. Chúng ta thường nghe nói dịch trường có cả ngàn nhân viên giúp việc, nhưng có lẽ phần lớn là công việc chép kinh hay hành chính. Thứ nữa là các nhân vật trực tiếp tham dự dịch không phải luôn luôn có mặt mà là tùy theo kinh. Khi dịch đến kinh nào thì triều đình mới thỉnh các vị phụ dịch đến tham gia, khi dịch xong người nào về lại trú xứ cũ.

Trong một số trường hợp chúng ta còn được biết tên và chức vị của từng người tham dự, như tên tuổi các vị sư danh tiếng về kinh điển chuyên môn và danh tính chức vụ phẩm hàm của các văn quan khoa cử giỏi văn chương. Như trường hợp khi Huyền Trang dịch kinh tại chùa Hoằng Phúc ở kinh đô Trường An, triều đình đã cho triệu tập hầu như hầu hết các đại đức hòa thượng danh tăng ở kinh đô và phụ cận, cùng với các văn quan khoa cử nổi tiếng văn chương về tập trung trợ dịch. Thí dụ như khi dịch Đại Bồ-tát kinh tháng 5 năm Trinh Quán 19 (645) có tên tuổi 11 hòa thượng sa-môn làm công tác “Chứng Nghĩa”, 9 vị làm công tác “Xuyết Văn” v.v. Khi dịch Du-già Địa Sư Địa tháng 5 năm Trinh Quán 22 (648) có 5 vị phụ trách “Bút Thọ”, 7 vị phụ trách “Chứng Văn”, 8 vị phụ trách “Chứng Phạn ngữ”, 2 đại thần giữ việc “Giám Duyệt”9 .

Đại khái theo các kinh lục còn có hiện nay chúng ta tạm thời có thể biết tổ chức dịch trường của Huyền Trang lãnh đạo gồm có các chức vụ như sau:

1. Vi chủ tức dịch chủ, Huyền Trang là người chủ dịch, tuyên xướng Phạn văn, đọc nguyên văn Phạn ngữ của bộ kinh được phiên dịch.

2. Chứng Phạn nghĩa, tức chứng nghĩa chữ Phạn, bàn luận với dịch chủ về nghĩa lý nguyên văn Phạn ngữ, để cân nhắc điều chỉnh ngữ nghĩa.

3. Chứng văn, cũng gọi là chứng Phạn bản, nghe dịch chủ đọc tụng Phạn văn, kiểm sự sai sót khi tụng đọc.

4. Độ ngữ còn gọi là Thư tự, có nhiệm vụ nghe đọc Phạn văn rồi viết theo âm Hán văn (transliteration).

5. Bút thụ hay Chấp bút, dịch nghĩa Phạn âm (Sanskrit transliteration) thành Hán ngữ.

6. Xuyết văn, có nhiệm vụ chỉnh lý sắp xếp câu văn theo thứ tự văn pháp Hán ngữ thành câu cú có nghĩa lý theo Hán văn.

7. Chứng dịch, còn gọi là Tham dịch, tham khảo đối chiếu văn pháp Phạn ngữ và Hán ngữ để tranh sai lầm.

8. San định hay Khảo đính, có trách nhiệm hiệu đính, cắt bỏ rườm rà, trau chuốt câu văn thành câu văn trong sáng

9. Nhuận văn, nhiệm vụ phụ trách nhuận sắc câu văn sau khi san định.

10. Phạn xuy, thử tụng đọc niệm xướng cho thuận miệng êm tai.

Tóm lại công tác tại dịch trường cứ như được diễn tả thì quả thật phức tạp nhưng cho thấy tổ chức phân công rất kỹ lưỡng. Đọc một số sách chúng ta thấy người ta còn vẽ ra sơ đồ cả một dịch trường to lớn với vị trí của từng người, giống như phòng họp của một hội thảo lớn ngày nay. Nhưng nếu như thế không thể dịch nhanh như Huyền Trang đã có thể làm được. Cho nên dù có phân trách nhiệm công tác, tôi trộm nghĩ rằng có lẽ dịch chủ Huyền Trang vẫn làm việc một mình là chính, chỉ khi cần mới họp với vài cộng sự cần thiết. Dịch chủ Huyền Trang không thể cùng một lúc họp trong một hội trường lớn và đông đảo như vậy thì sẽ rất chậm. Cho nên có lẽ nhiều công đoạn chỉ có các thành viên của từng ủy ban họp riêng, trước khi chuyển qua các ủy ban khác. Khi hoàn thành thì mới tập họp chung nghe tụng đọc (Phạn xuy) lần cuối cùng. Việc suy nghĩ như trên chỉ là ý kiến riêng của tôi, mọi người có lẽ cũng không cần biết chi tiết dịch trường làm việc. Điều cần biết là trường dịch được tổ chức qui mô và làm việc rất trật tự.

 Chú thích:
1. Vũ Thế Ngọc, “Tiếng nói của Đức Phật”, sách xuất bản trong tháng 7, 2020.
2. Một thí dụ nhỏ cùng nguyên tác prajñā-pāramitā Lathập chỉ chuyển bẳng năm âm “Bát-nhã Ba-la-mật” nhưng Huyền Trang luôn luôn chuyển dịch bằng đủ sáu âm là “Bátnhã Ba-la-mật-đa”.
3. Vũ Thế Ngọc, Trí tuệ Giải thoát: Dịch giảng kinh Kim Cương [2013] Nxb Hồng Đức tái bản 2020.
4. Trong Trí tuệ Giải thoát tôi đã có dịp tâm sự riêng tư: “Hạnh phúc nhất của người học kinh luận Phật giáo như tôi, là trước mặt có cả bản dịch Hán văn của La-thập lẫn Huyền Trang bên cạnh bản văn Sanskrit có bản dịch của các học giả Tây phương”.
5. Edward Conze dịch “The Lord asked: What do you think, Subhuti, does the Tathagata’s heavenly eye exist, his wisdom eye, his Dharma-eye, his Buddha-eye?” (Trí Tuệ Giải Thoát, sđd, tr.265-9)
6. Trong kinh Kim cương, đoạn hai “Tu-bồ-đề khải thỉnh” theo bản Sanskrit, luận của Thế Thân và các bản Hán dịch khác thì quả thật Tu-bồ-đề hỏi Phật gồm có ba câu hỏi (1) Làm sao để trụ tâm? (2) Làm sao để tu hành? (3) Làm sao để chế phục tâm? Trong khi bản La-thập chỉ tập trung vào hai câu (1) Làm sao để trụ tâm? (2) Làm sao để hàng phục tâm? (應云何住, 云何降伏其心/ Ưng vân hà trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm). Xem chi tiết trong Trí Tuệ Giải Thoát, sđd.
7. Xem bản dịch Lịch sử Phiên dịch Hán tạng của Thích Phước Sơn, tr.281-3.
8. Học giả Tây phương sau khi cố thay chữ “wisdom” bằng “Wisdom” hay “transcendental wisdom” rồi cũng thường dùng lại chữ Prajna. Xem giảng chi tiết về từ prajñā trong Vũ Thế Ngọc, Bát-nhã Tâm kinh: Tổ Long Thọ giảng, Nxb Hồng Đức 2019.
9. Trong thí dụ khác, khi Nghĩa Tịnh (635-713) dịch luận Căn bản thuyết Nhất thiết hữu bộ Ni-đà-na vào năm 710 đời nhà Đường, còn ghi rõ tên tuổi địa chỉ trú xứ của 20 vị tăng nhân, đa số là sư gốc người Thiên TrúcTây Vực phụ trách phần vụ chứng văn, chứng nghĩa, chứng Phạn nghĩa, đọc Phạn bản, chứng dịch, bút thọ… còn có tên tuổi chức vụ cả 30 đại quan của triều đình tham dự phần giám dịch.

Thế Ngọc
Văn Hóa Phật Giáo 344 ngày 15-5-2020
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 32224)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30444)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30707)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21040)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20217)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19452)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24403)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30709)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15708)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27826)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19788)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15588)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23281)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23600)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17553)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15715)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21932)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38058)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22217)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23284)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21388)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28444)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32596)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25223)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34717)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22992)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27748)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31337)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13620)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25234)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27867)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22136)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20763)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22232)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27184)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24175)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21947)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14731)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23201)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24051)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21165)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14223)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19962)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22539)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14097)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28075)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22867)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28237)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 11014)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28531)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31613)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26226)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 15000)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28057)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7462)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25400)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20721)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21155)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12275)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11941)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant