Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Dẫn Vào Kinh Pháp Hoa

24 Tháng Mười 202015:28(Xem: 3831)
Dẫn Vào Kinh Pháp Hoa
Dẫn Vào Kinh Pháp Hoa

Khải Thiên 

hoa sen 1

Những gợi ý dưới đây có thể giúp chúng ta lĩnh hội được ý nghĩa thâm sâu, khó hiểu của kinh một cách hiệu quả, đồng thời giữ gìn sự trung thực với nội dung của ý kinh. Hy vọng điều này sẽ ít nhiều giúp cho người đọc tiếp thu giáo nghĩa một cách chính xác. Dĩ nhiên, mỗi người, mỗi hành giả có một trình độ tâm chứng nhất định khác nhau. Mỗi hành giả, do đó, hiểu kinh theo cấp độ tuệ giáccảm xúc tâm linh của riêng mình. Thật vậy, chúng ta đến với kinh bằng những cách tiếp cận khác nhau, những hiểu biết khác nhau, cùng với những diễn dịch khác nhau .v.v. Nhưng vượt lên trên tất cả, chúng ta cũng nên lưu ý rằng, chân lý chỉ có một mà thôi. Chân lý, do vậy, không thể đúng với người này mà khác với người kia, hay đúng chỗ này mà sai ở chỗ kia. Người thọ trì Pháp Hoa nghiêm túc phải dùng nhiều phương tiện để đạt đến một chân lý, nht tha. Những gợi ý dưới đây dành cho những bạn đồng hành cùng thọ học kinh Pháp Hoa.

Cu trúc ba bthuc Kinh Pháp Hoa (Pháp Hoa Tam BKinh): Bộ kinh Pháp Hoa hiện tại chúng ta đang thọ trì là bản dịch trực tiếp từ chữ Phạn (sanskrit) sang chữ Hán của Ngài Cưu-ma-la­thập; đối với người đọc tiếng Việt, tiếp theo nguyên bản này có bản dịch từ chữ Hán sang chữ Việt của Hoà Thượng Thích Trí Tịnh. Đây là bản kinh chính có hai mươi tám chương. Tuy nhiên, trong bộ kinh này có hai chi tiết cần lưu ý. Trong chương một (Phẩm Tựa) phần mở đầu, kinh có nói rằng Đức Phật trước hết giảng kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, sau đó Ngài nhập vào Chánh định Vô Lượng NghĩaXứ. Và sau khi an lành dậy khỏi định, Ngài bắt đầu giảng kinh Pháp Hoa. Thứ đến, trong chương thứ hai mươi tám (Phẩm Phồ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát) kinh khuyến khích hành giả Pháp Hoa tu tập gia hạnh nương theo Bồ tát Phổ Hiền. Ởđó xác định bốn điều kiện để có được kinh Pháp Hoa (Được chư Phật hộ niệm, trồng các cội công đức, vào trong chánh định, và phát tâm cứu độ chúng sinh). Vì vậy, kinh Quán PhHin BTát Hành Pháp, một tập kinh ngắn, được gắn kết vào cu trúc Pháp Hoa tam bkinh. Tập kinh này được xem là những chỉ dẫn quan trọng về cách sám hối tội chướng của hành giả, làm cho thân tâm trở nên thanh tịnh. Từđây có cấu trúc ba bộ kinh thuộc Pháp Hoa (Pháp Hoa Tam Bộ Kinh), bao gồm ba phần: Phn khai kinh (Kinh Đại Thừa Vô Lượng Nghĩa, có ba chương), phn chính (Kinh Pháp Hoa, có hai mươi tám chương), và phn Pháp hành (Quán Phổ Hiền Bồ Tát Hành Pháp, có một chương). Chúng ta sẽ lần lượt đi vào nội dung cụ thể của ba bộ kinh Pháp Hoa ở phần sau.

Các Phân Hi ca Kinh Pháp Hoa: Các bài thuyết pháp của Đức Phật trong Kinh Pháp Hoa hai mươi tám chương được trình bày qua hình thức kể chuyện, những vở kịch dài, có nối kết ba đời quá khứ, hiện tại, và vị lai. Nội dung thường mang tính chất huyền bí vì bối cảnh câu chuyện đôi khi diễn ra ở các cõi trời hay liên hệ đến Long cung sâu thẳm ở tận đáy đại dương. Tuy nhiên, hầu hết các câu chuyện được diễn ra trên hai bối cảnh chính đó là trên đỉnh núi Linh Thứu (Linh sơn hội) hoặc trên không trung (Hư không hội) của đỉnh núi Linh Thứu. Các pháp thoại này lại được chia thành ba hội khác nhau (nhị xứ tam hội) đó là trước pháp hội Linh sơn (tiền Linh sơn hội), pháp hội trên không trung (Hư không hội), và sau pháp hội Linh sơn (hậu Linh sơn hội).

Pháp hội tiền Linh sơn diễn ra tại núi Linh Thứu, bao gồm mười chương, từ chương một (Phẩm Tựa) đến chương mười (Phẩm Pháp Sư). Trong các pháp hội này, người thuyết giảng là Đức Thích Ca Mâu Ni Phật; giáo pháp được thuyết giảngTht tướng ca các Pháp. Đối tượng nghe phápchúng sinh đương đại thời Phật tại thế.

Pháp hội không trung, thuyết giảng trên hư không, bao gồm mười hai chương, từ chương mười một (Phẩm Hiện Bảo Tháp) đến chương hai mươi hai (phẩm Chúc Lụy). Trong pháp hội không trung, người thuyết Pháp là Đức Thích Ca Mâu Ni, có Đức Phật Đa Bảo và các phân thân của chư Phật cùng tham dự. Nội dung giáo pháp bao gồm nói về Đức Phật cửu viễn thật thành, các phương tiện khai cận hiển viễn, Như Lai thường tại, và thế giới bổn lai thường tịch (ta bà tức tịch quang). Đối tượng giáo hoá là chúng sinh đời sau, sau khi Đức Thích Ca Mâu Ni diệt độ.

Pháp hội hậu Linh sơn giảng tại núi Linh Thứu, bao gồm bảy chương, từ chương hai mươi ba (Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bổn Sự) đến hai mươi tám (Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát). Người thuyết giảng là chư Bồ Tát, giáo pháp được giảng nói về sự tán dương công đức của người thọ trì kinh và thệ nguyện hộ trì của chư Bồ tát. Đối tượng giáo hoá là chúng sinh đời sau, sau Phật diệt độ.

Biu đồ Pháp hi b1

Các Phân Đon ca Pháp Hoa: Theo tông Thiên Thai, kinh Pháp Hoa hai mươi tám chương được phân đoạn theo hình thức hai môn và sáu đoạn (nhmôn lc đon) bao gồm Tích môn và Bổn môn. Mỗi môn có ba phần: phần giới thiệu (tphn), phần chính (chính tông phn), và phần kết (lưu thông phn). Đối với Tích môn, chương một là phần giới thiệu, chương hai đến chương mười là phần chính tông, chương mười một đến chương mười bốn là phần kết. Đối với Bổn môn, chương mười lăm (Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất) là phần giới thiệu, Phẩm mười sáu (Như Lai Thọ Lượng) là phần chính tông, chương mười bảy đến hai mươi tám là phần kết.

 

Biu đồ Phân đon

b2

Hai Môn ca Pháp Hoa: Môn ở đây không phải là sự phân biệt riêng lẻ từng nơi chốn hay từng góc độ độc lập. Danh từ Tích môn Bn môn chỉ đến hai cách nhìn về sự hiện hữu của Đức Phật. Tích môn chỉ cho các hoạt động thực tế của Đức Phật như quá trình Ngài tu học, thuyết pháp, và giáo hoá chúng sinh. Tích môn có thể được nhận thức qua các sự kiện đản sinh, thành đạo, chuyển Pháp luân, và nhập niết bàn. Các hành trạng đó có dấu tích, có thể thấy biết được trong nhận thức chung của con người theo dòng lịch sử của Đức Phật. Tích môn như thế là sự thị hiện mang tính chất lịch sử hiện thực của một vị Phật, có đản sinh và có diệt độ. Ngược lại, Bổn môn chỉ đến những cái không thể thấy dấu tích, không biểu hiện ra ngoài, không giới hạn trong không gianthời gian thị hiện của Đức Phật. Trong quan niệm chung của Phật giáo, bao gồm các hệ thống giáo lý của Nam tạng và Bắc tạng, đều ghi nhận quá trình lâu xa hành đạo Bồ Tát để cảm thành thọ mạng hôm nay của Đức Phật. Quá trình lâu dài kết nối nhân hạnh quả đức đó không để lại dấu vết nào trong khuôn khổ tri thức của con người đối với một Đức Phật lịch sử. Lịch sử không thể ghi lại được thời điểm khi Đức Phật lần đầu phát thiện tâmđịa ngục A-tỳ (A-tỳ ngục tốt sơ phát thiện tâm); cũng không thể ghi chép được ba A-tăng­kỳ, trăm kiếp tu hành viên mãn của Ngài (Tam kỳ quả mãn, báck kiếp nhân viên). Vì thế, khác với Tích môn, Bổn môn chỉ đến đời sống công đức viên thành của Đức Phật từ quá khứ lâu xa cho đến bây giờ và mãi tận ngàn sau. Đấy chính là ngun tugiác vô thượng và thmng vô cùngĐức Pht đã thành tu tvô lượng kiếp. Nguồn ánh sáng bất diệt ấy cũng chính là cội nguồn của sức mạnh tâm linh, là bản thể thường tại của đức Phật. Nguồn mạch tâm linh tối tôn vô thượng đó được được mô tả qua khái niệm cu vin tht thành; với ý nghĩa rằng Đức Thích Ca Mâu Ni đã thành Phật từ lâu xa, từ vô lượng vô số kiếp, và rằng Ngài là Đức Phật chân thật bật diệt, thường trụ vĩnh hằng. Khái niệm Bổn môn, do đó, mở ra một cái nhìn khác, vượt ngoài chiều kích của không gianthời gian về sự hiện hữu của Đức Phật chân thật. Qua lăng kính Bổn môn, đời sống vĩnh hằng của Đức Phật vượt lên trên khung thời gian hữu hạn từ sinh đến diệt và không gian giới hạn ở các trú xứ thị hiện lâm thời của Phật, từ vườn Lâm-tỳ-ni đến rừng Ta-la song thọ, Kusinaga. Có thể ví dụ, Đức Phật chân thật, cửu viễn (Bổn phật) như mặt trăng thường tại trên trời, trong khi Đức Phật thị hiện (Tích Phật) như ánh trăng dưới nước, khi xuất hiện (đản sinh) khi biến mất (niết bàn). Thể nhập vào thế giới thực tại của Bổn môn, do đó, là mục tiêu cuối cùng của hành giả Pháp Hoa. Ởđây, vì có trăng trên trời nên mới có ánh trăng xuất hiện dưới nước. Nhờ thấy được trăng dưới nước nên mới biết có trăng trên trời. Cũng vậy, Bổn và Tích xuất hiện như một cặp chân lý hiện hữu song hành, có bùn mới có sen. Điều quan trọng là, dù chưa thể nhận ra sự hiện diện thường trú của Đức Phật cửu viễn do trình độ tâm chứng giới hạn, chúng ta vẫn không thể dừng lại ở những gì diễn ra trong Tích môn. Đấy là lý docon đường Bổn môn được xây dựng bằng cách: khai mở phương tiện để thể nhập thế giới chân thật (khai tích hin bn), đem tất cả phương tiện của Tích môn để trở về hội nhập với Bổn môn (hi tích quy bn), và sau cùng, như qua sông rồi, con thuyền cần được để lại đằng sau (phế tích lp bn).

Hai cách tiếp cận của Tích môn và Bổn môn là một dấu ấn rất đặc trưng của Pháp Hoa. Tuy vậy, chúng ta dường như vẫn thấy được một cái gì đó rất chung nhất có mặt ở cả Tích môn và Bổn môn. Phải chăng cái chung nhất đó chính là cửa ngõ diu hu "phi nhất phi dị" để đi vào tri kiến Phật mà ởđó Bổn-Tích cũng nhất như, như nhân-quả nhất như. Trong Tích môn, phẩm Phương Tiện (chương hai) là nội dung chính, trong Bổn môn, phẩm Như Lai Thọ Lượng (chương 16) là nội dung chính. Ở hai chương chính này đều có những chỉ dẫn rất quan trọng cho hành giả về một hướng đi trực tiếp thnhp Pht tri kiến. Vấn đề này sẽ được trình bày cụ thể trong phần nội dung. Tại đây, có lẽ không cần thiết phải đề xuất thêm một khái niệm mới để dẫn vào thế giới thực tại của Pháp Hoa. Làm như thế chỉ thêm phần rối rắm. Trong khi đó con đường khai thngnhp Pht tri kiến của Pháp Hoa tự nó đã nói lên tất cả mục đích của giáo lý Pháp Hoa.

Ngôn Ngca Pháp Hoa: Ngôn ngữ của Pháp hoa là một chủ đề quan trọng trong cách thức tiếp nhận và lĩnh hội giáo nghĩa viên đốn. Các nhà nghiên cứu thường đề cập đến phong cách văn học đặc thù của Pháp Hoa, trong đó kinh được trình bày qua dòng ngôn ngữ biểu tượng. Tuy nhiên, trên thực tế, kinh cũng bao quát nhiều thể loại ngôn ngữ bao gồm thí dụ, ẩn dụ, phân tích, giải thích .v.v. Chính vì vậy, có những giáo huấn được trình bày một cách cụ thể, dễ hiểu và dễ lĩnh hội. Ví dụ, ở Phẩm Pháp Sư (chương mười), khi nói về ba điều kiện của hành giả Pháp Hoa, Đức Phật đưa ra ba hình ảnh cụ thể, nhà Như Lai, áo Như Lai, và toà Như Lai; rồi Ngài cắt nghĩa rõ nhà Như Laitâm tbi, áo Như Laihnh nhu hoà nhn nhc, và toà Như Laian trú pháp Không. Ởđây, chúng ta không cảm thấy khó khăn trong việc tiếp nhận những giáo huấn như vậy. Tuy nhiên, phần lớn nội dung trọng yếu của Pháp Hoa được trình bày thông qua những câu chuyện với nhiều hình ảnh biểu tượng, nhưng không có những giải thích cụ thể những hình ảnh biểu tượng đó. Chẳng hạn như, hình ảnh ánh sáng lông trắng giữa chặn mày, trời đất sáu điệu vang động, trời mưa hoa, nhà bếp và chén bát ở cõi trời rơi xuống, chư thiên tung thiên y lên trên trời, chiếc ytự xoay vần rồi trụ giữa hư không, hình ảnh tháp của Phật Đa Bảo xuất hiện .v.v. Có rất nhiều hình ảnh như thế xuất hiện trong kinh và được lặp đilặp lại nhiều lần. Ởđây, rõ ràng chúng ta không thể giải minh những hình ảnh như thế theo nghĩa đen hay theo cách thức của một câu chuyện thần thoại. Người đọc, vì vậy, phải đi qua các lớp nghĩa biểu tượng mới có thể nắm bắt được ý nghĩanội hàm sâu kín bên trong câu chuyện và những gì được mô tả. Đây cũng là một trong những lý do khiến nhiều người cảm thấy khó khăn trong việc tiếp nhận giáo lý thánh diệu của kinh. Không thể phủ nhận rằng, càng đi sâu vào thế giới tâm linh thì những điều được trình bày trong kinh càng trở nên xa lạ với thế giới trần tục, mang nhiều hình ảnhbiểu tượng thần bí.

Vậy tại sao Pháp Hoa không nói thẳng vào vấn đề mà phải trình bày vấn đề qua ngôn ngữ biểu tượng? Có thể nói, trước hết, Đức Phật đã tuyên bốthông điệp của kinh rằng, "Chư Pht Thế Tôn ra đời chvì mt đại snhân duyên đó là khai thchúng sinh ngnhp Pht tri kiến." Tuy nhiên bản chất của tri kiến ấy là gì thì không thể diễn đạt được. Bởi vì ngôn ngữ phàm tục của chúng ta trở nên bất lực trước các pháp vô tướng, không có khả năng diễn đạt về tht tướng vô tướng. Ởđây, tri kiến Phật là pháp vô tướng. Tất cả pháp vô lậu, các Ba-la-mật .v.v. đều là pháp vô tướng. Ngay cả thật tướng của cuộc đời cũng là pháp vô tướng. Và như thế, không thể dùng cái hữu tướng để diễn đạt cái thc ti vô tướng được. Những gì có thể diễn đạt được chỉ là bóng dáng của thực tại mà thôi. Càng miêu tả, càng xa rời thực tại. Chính vì vậy, trong ý nghĩa phương tiện, Pháp Hoa được trình bày qua dòng ngôn ngữ biểu tượng để qua đó chúng ta có thể tiếp nhận được thánh giáo về thế giới tâm linh. Trong ngôn ngữ biểu tượng, tất nhiên, khi nói đến cái biu tượng, chúng ta sẽ lập tức nghĩ đến cái được biu tượng, một cái gì đó hoàn toàn khác với bản thân cái biểu tượng. Cũng như khi nói chim bồ câubiểu tượng cho hoà bình, dĩ nhiên hoà bình không có nghĩa là chim bồ câu. Và như thế, thông qua cách trình bày của ngôn ngữ biểu tượng, cái được biểu tượng sẽ không còn bịđóng khung vào một phạm trù giới hạn nào hết. Từđây, người thọ trì Pháp Hoa tuỳ vào năng lực của mình mà có thể tiếp nhận giáo huấn linh diệu của Phậtmột cách sinh động, cũng như có thể lĩnh hội được cái vô biên ngay trong đời sống hữu hạn. Cái vô biên, bất khả thuyết đó chính là tri kiến Phật vốn thường tại vĩnh hằng trong mỗi chúng ta.

Hành trình xây dng biu tượng ca Pháp Hoa: Đây là một chủ đề quan trọng nhằm cắt nghĩa, giải minh những biểu tượng tâm linh nhưđã được trình bày trong kinh. Biểu tượng nào cũng có một lịch sử của nó, cho dù nó thuộc về cái thiêng liêng hay trần tục, thuộc về tôn giáo hay xã hội. Ởđâu cũng vậy, lịch sử hình thành của cái biu tượng chính là nền tảng để giải thích cho cái được biu tượng. Do đó, sự hiểu biết ít nhiều của chúng ta về kinh Pháp Hoa, dù chỉ trên mặt tri thức, đều phải dựa vào những giáo huấn của Đức Phật được nối kết suốt chiều dài lịch sử của tư tưởng Phật giáo, và được trình bày qua những bộ kinh trước đó như các kinh Nikaya hoặc A­hàm. Trong trường hợp kinh Pháp Hoa, tên kinh được biểu thị qua hình ảnh hoa sen (Diệu pháp liên hoa), và hoa sen cũng là biểu tượng cho toàn bộ triết lý Pháp hoa. Do đó, ý nghĩa hoa sen trong kinh Pháp Hoa mà ngay nay chúng ta có được dĩ nhiênliên hệ chặt chẽ với ý nghĩa hoa sen trong các kinh từ thời nguyên thỉ, như kinh Pháp Cú chẳng hạn. Để hiểu biết chính xác vềý nghĩacủa một biểu tượng như hoa sen, trong trường hợp này, các nhà nghiên cứu về Pháp Hoa đã viện dẫn các chú giải vềý nghĩa hoa sen ngay từ trong các chuyện tích về cuộc đời của Đức Phật, đến các kinh Nikaya và các luận thư của Đại thừa sau này. Hơn thế nữa, các lĩnh vực thuộc về văn hoá và văn học liên quan đến hình tượng hoa sen trong thực tế tại Ấn Độ cũng đã được bàn đến trong việc giải thích ý nghĩa tên kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Chúng ta sẽ trở lại vấn đề này ở phần sau.

Về mặt tâm linh, hoa sen là một trong những biểu tượng phổ biến nhất của Đạo phật, có mặt từ sự ra đời của Đức Phật lịch sử cho đến trong tất cả các thể loại kinh điểnvăn học Phật giáo. Cho đến thời đại của kinh Pháp Hoa, biểu tượng hoa sen trở thành đại diện cho một hệ tư tưởng đặc trưng trong dòng triết học Đại thừa, đấy là triết lý Nht tha-viên giáo. Ởđây các chuẩn mực tâm linh của nhiều truyền thống Phật giáo cũng được xây dựng qua hình ảnh hoa sen. Chúng ta có thể thấy triết lý và ý nghĩa hoa sen được thể hiện qua những cách ngôn chẳng hạn cư trn bt nhim (sống trong bùn mà không hôi tanh mùi bùn), sinh ttc niết bàn (niết bàn có mặt trong cõi sinh tử), hoa khai kiến Pht (sen nở thấy Phật) .v.v.

Nói tóm lại, những gợi ý về cách tiếp cận đối với kinh Pháp Hoa trên đây có thể giúp thêm hành trang cho chúng ta từng bước đi vào thọ trìnghiên cứu kinh. Có rất nhiều phương tiện để đi vào thực tại, lòng thành tín chân thật chắc chắn sẽ trợ duyên cho chúng ta rất nhiều. Tuy nhiên, cho đến khi nào nắm rõ ý nghĩa tiềm ẩn sâu thẳm bên trong những gì được nói ra hay được biểu thị, chúng ta mới thực sự bắt đầu tiếp nhận giáo huấn của Đức Phật một cách chính xác.

Sóng vxoá du chân không

Bng dưng thuyn đã sang sông ti bờ.

Tu vin Thượng Hnh mùa đông 2019 Khi Thiên







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7843)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
(Xem: 7902)
Bạo lực, khủng bố đã xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau trong những trường hợp khác nhau có liên quan đến cuộc đời của đức Phật... Thích Huệ Pháp dịch
(Xem: 9014)
Chánh Ngoa Tập (Uốn nắn những điều sai ngoa) trích từ bộ Vân Thê Pháp Vựng, Đời Minh, chùa Vân Thê ở Cổ Hàng, Sa-môn Châu Hoằng soạn, Như Hòa dịch.
(Xem: 26202)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
(Xem: 13873)
Các tác phẩm Phật giáo viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit xuất hiện sau khi Pāṇini đã hoàn thành việc chuẩn hóa tiếng Phạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4 trước dương lịch.
(Xem: 28040)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 19895)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
(Xem: 7800)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
(Xem: 7645)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứhiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
(Xem: 7515)
Khái quát trên đủ thấy Ðại Tạng kinh Hán văn là một bảo vật vô giá của Phật giáo và chung cho cả nền văn hóa thế giới... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 8067)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 9772)
Trên thực tế, tất cả giáo huấn của Đức Phật đều nhằm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp tiếp cận thật sự rất hợp lýthực tiễn.
(Xem: 22794)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 16948)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
(Xem: 8593)
Đức Phật A Di Đà không tự làm cho tội của chúng sanh tự tiêu hủy, mà cảnh giới của Ngài là nơi những chúng sanh ấy có thể nương nào đó để tồn tạitiến tu thêm nữa... HT Thích Như Điển
(Xem: 10428)
Phương pháp chuyển hóa tâm thức của Đạo Phật không chỉ là một vấn đề niềm tin mà cũng là một niềm tin đạt đến được qua thiền phân tích... Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 10607)
Sau khi dạy cho chúng ta hiểu khổ là gì và nguồn gốc của khổ, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường diệt khổ, tức là Bát Chánh Đạo...
(Xem: 11294)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần TàiThổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
(Xem: 9916)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
(Xem: 10593)
Muốn được giải thoát, trước hết chúng ta phải quan sát sự vật một cách thật cặn kẽ để có thể biết được và hiểu rõ bản chất thật sự của chúng.
(Xem: 12737)
Ý niệm về kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa song hành với ý niệm về hai sự thật: Sự Thật Tương ĐốiSự Thật Tuyệt Đối.
(Xem: 8822)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
(Xem: 19892)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20870)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21423)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13475)
Phật pháp ẩn tàng trong tất cả sự sự vật vật, và con đường giác ngộNhư Lai tuyên thuyết vốn dành cho tất cả chúng sinh có duyên được tiếp cận với đạo Phật.
(Xem: 10586)
Biết thân là huyễn mộng còn khó vứt bỏ huống hồ người chẳng giải ngộ. Nương vào lời Phật mà hành, tự ta mới có thể chuyển mệnh...
(Xem: 9559)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh...
(Xem: 26800)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 10766)
Những Tỷ-kheo trong hội chúng bậc Thánh rõ biết “Đây là khổ”. Vì thấy rõ khổ nên nhàm chán, viễn ly, không tham danh vọng...
(Xem: 12153)
Trung quán tông luận phá mọi kiến giải về Thực tướng, không phải để phủ nhận Thực tướng mà để đưa đến Prajña (trí tuệ Bát-nhã)...
(Xem: 30956)
Đây là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch...
(Xem: 14160)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
(Xem: 11175)
Môn Nhân minh học Phật giáo dạy chúng ta tư duy đúng đắn để có nhận thức đúng đắn, là chìa khóa của mọi thành công ở đời.
(Xem: 11116)
Ý thức sâu sắc của người Phật tử đối với tầm quan trọng thực tiễn của hiện tại khiến cho họ năng động hơn, tỉnh táo hơn, làm việc hết mình trong hiện tại.
(Xem: 11262)
Đạo Phật nhắc nhủ chúng ta, muốn giác ngộgiải thoát, đi theo con đường Phật chỉ bày thì phải đi, phải tu, chứ không thể nói suông được.
(Xem: 11656)
Tất cả Phật tử chúng ta hãy sống thiện như những cái cây có bộ rễ toàn hút những chất ngọt trong đất. Nhất định đời sống chúng ta sẽ an lạc hạnh phúc.
(Xem: 12769)
Để dạy Vô ngãVô phân biệt trong khi hành động theo cách phân biệt kỳ thị là không phù hợp lời nói với hành động.
(Xem: 24090)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 14938)
Hiện tại là giờ phút duy nhất mà mình có thể chọc thủng được bức màn thương đau, bức màn vô minh để có thể tiếp xúc được ngay với an lạc, với hạnh phúc, với tuệ giác.
(Xem: 11658)
Góp duyên để người xuất gia hoàn thành sứ mạng thiêng liêng đồng nghĩa với hạnh nguyện hộ pháp.
(Xem: 20287)
Nếu ai bị ái làm khổ thân mà diệt được thì gọi là cứu cánh, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh vô dư (Niết-Bàn).
(Xem: 10630)
Trong các thứ hạnh phúc, được thực tập và sống theo lời Phật dạy là an vui, hạnh phúc lớn nhất. Nhờ đó, ta có được bình yên, hạnh phúc thật sự...
(Xem: 10405)
Muốn vô hiệu hóa cơn giận, trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta hãy thường xuyên quán chiếu, xem xét sâu vào nội tâm để ta luôn tỉnh giác từng tâm niệm của mình.
(Xem: 12306)
Xin hãy đọc Kinh điển với tâm sáng suốt thanh tịnh, không vội tin chắc vào bất kỳ điều gì, mà phải nỗ lực thông qua sự hành trì thực nghiệm...
(Xem: 11514)
Sự thật về mọi sự là vô thường, khổ, vô tự tánh, vô ngã, giả hợp, như mộng, như huyễn được đạo Phật gọi là chân lý tuyệt đối, tối hậu (chân đế).
(Xem: 14312)
Cùng với chánh niệm thường trực, tàm và quý chính là hai nhân tố vô cùng quan trọng để mỗi người tự răn nhắc mình hướng thượng và thăng hoa.
(Xem: 11970)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
(Xem: 24677)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 12372)
Chúng ta phải cố gắng loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực - vô hạn lượng - đặc biệt trong sự thực hành Phật Giáo...
(Xem: 22315)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 12584)
Đối với nhà Phật cho là con người ai cũng có Phật tánh, mà có Phật tánh tức là có tánh tốt.
(Xem: 12736)
Có thể nói, sự hiểu biết đúng đắn thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật sẽ tạo cho mỗi người một ý thức trách nhiệm rất cao đối với cá nhân mình và xã hội.
(Xem: 12651)
Đã là người đệ tử thì chúng ta phải tin và hành theo lời dạy của Phật, đó mới đúng là người đệ tử chân chánh, biết tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa trọn vẹn.
(Xem: 16834)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống...
(Xem: 13782)
Bất cứ một hiện tượng nào được phát sinh ra cũng đều phải nhờ vào một sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và nhiều điều kiện...
(Xem: 13063)
Cách tốt nhất để vượt thắng những điều không may, hay những thứ xui xẻo hãy tự mình làm nên những công đứcthiền quán về tánh không...
(Xem: 13528)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly...
(Xem: 12623)
Với người xuất gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọng cung kính...
(Xem: 14518)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant