Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bồ Đề Tâm Thành Tựu Vô Lượng Vô Biên Công Đức

11 Tháng Ba 202216:17(Xem: 1802)
Bồ Đề Tâm Thành Tựu Vô Lượng Vô Biên Công Đức

Bồ Đề Tâm Thành Tựu Vô Lượng Vô Biên Công Đức

Nguyễn Thế Đăng

bo de tam

 

Đức Di Lặc tiếp tục giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâm:

“Tại sao vậy? Vì nhân nơi Bồ đề tâm mà xuất sanh tất cả Bồ tát hạnhBa đời chư Phật từ Bồ đề tâm mà xuất sanh. Vì thế nên nếu có ai phát tâm Vô thượng Bồ đề tức là đã xuất sanh vô lượng công đức, có thể nhiếp giữ khắp đạo Nhất thiết trí.

Thiện nam tử! Ví như có người được thuốc vô úy thì lìa năm sợ hãi: lửa không thiêu được, độc không hại được, dao không đứt được, nước không trôi được, khói không xông được. Cũng vậy, đại Bồ tát được thuốc Bồ đề tâm Nhất thiết trí thì lửa tham không thiêu, độc sân không hại, dao mê lầm không đứt, dòng sanh tử không cuốn trôi, khói tìm tòisuy nghĩ không xông được.

Ví như có người được thuốc giải thoát, thì vĩnh viễn không hoạn nạn. Cũng vậy, đại Bồ tát được thuốc trí giải thoát Bồ đề tâm thì lìa hẳn sanh tử hoạn nạn.

Ví như có người cầm giữ thuốc Vô thắng, tất cả oán địch không ai thắng nổi. Cũng vậy, đại Bồ tát cầm giữ thuốc vô thắng Bồ đề tâm thì hàng phục được tất cả ma quân.

Ví như có người cầm giữ thuốc Thiện kiến, trừ được tất cả bệnh tật mình có. Cũng vậy, đại Bồ tát cầm giữ thuốc thiện kiến Bồ đề tâm, trừ hết tất cả các bệnh phiền não…

(Phẩm Nhập pháp giớiKinh Hoa Nghiêm)

Trước hết, chúng ta thấy ở phần này, Bồ đề tâm cũng được ví như thuốc, hương, hoa, cây cối, đèn, kim cương… nhưng câu nói dài hơn, như vậy Bồ đề tâm được giảng rộng hơn và sâu hơn.

Bồ đề tâm trừ tất cả phiền não, các hoạn nạn, các quân ma… có trong tất cả các cõi sanh tửBồ đề tâm là thuốc cho tất cả chúng sanh, chữa lành tất cả các bệnh trong sanh tử.

Trong đoạn này, có hai lần nói đến Nhất thiết tríđạo Nhất thiết trí và Bồ đề tâm Nhất thiết tríBồ đề tâm gắn với Nhất thiết trí, mà Nhất thiết trí là Bồ đề tâm tuyệt đối. Như thế trong phần này, ngay từ đầu Bồ đề tâm tương đối do vị Bồ tát phát nguyện và thực hành đã được gắn liền với Bồ đề tâm tuyệt đối hay Nhất thiết trí của các bậc Giác ngộ.

Như hương hắc chiên đàn trên trời, nếu đốt một chỉ, mùi hương xông khắp tiểu thiên thế giớigiá trị của tất cả trân bảo trong tam thiên thế giới đều không bằng. Cũng vậy, hương Bồ đề tâm của đại Bồ tát trong một niệm công đức xông khắp pháp giới, tất cả công đức Thanh VănĐộc Giác đều không bằng được.

Như nơi hải đảo mọc cây Gia tử, rễ, thân, cành, lá, hoa, quả, tất cả chúng sanh thường lấy thọ dụng không lúc nào hết. Cũng vậy, Bồ đề tâm của đại Bồ tát, từ lúc phát khởi tâm bi nguyện cho đến thành Phậtchánh pháp trụ thế luôn thường lợi ích cho tất cả thế gian không hề cách ngưng.

Như tim đèn, tùy theo lớn nhỏ mà phát ánh sáng, nếu thêm dầu thì ánh sáng không bao giờ dứt. Cũng vậy, đèn Bồ đề tâm của đại Bồ tát đại nguyện làm tim ánh sáng chiếu pháp giới, thêm dầu đại bigiáo hóa chúng sanhtrang nghiêm cõi nước, thi hành Phật sự không thôi dứt…”

Bồ đề tâm là đèn ánh sáng trí huệ chiếu pháp giớiđại nguyện làm tim đèn, cháy mãi bằng dầu đại bi, để làm Phật sự là “tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh.” Cả ba thí dụ đều nói trí huệ, nguyện và tâm bi của Bồ tát không thôi dứt, không cách ngưng, tỏa khắp pháp giới làm lợi lạc cho tất cả chúng sanh. Như thế tầm ảnh hưởng và công việc của Bồ đề tâm là khắp cả pháp giới và Bồ đề tâm của Bồ tát là phương tiện trí, nguyện và bi để nhập pháp giới.

Như người giỏi phương pháp thu phục rồng, ở giữa loài rồng mà vẫn tự tại. Cũng vậy đại Bồ tát được pháp Bồ đề tâm khéo điều phục rồng, ở trong tất cả phiền não rồng vẫn được tự tại.

Như có tráng sĩ cầm mâu nhọn đâm thủng giáp cứng xuyên qua không ngại. Cũng vậy, đại Bồ tát dùng Bồ đề tâm bén nhọn đâm thủng những tà kiếnphiền nãoxuyên qua không ngại.

Như đại lực sĩ Ma ha na già, nếu nổi oai nộ thì trên trán nổi bướu lở, nếu bướu lở chưa khép thì tất cả người trong Diêm phù đề không ai chế phục được. Cũng vậy, đại Bồ tát nếu khởi đại bi thì ắt phát Bồ đề tâm, tâm ấy chưa xả thì tất cả thế gian, ma và dân ma không làm hại được…”

Bồ đề tâm như phương pháp thu phục rồng phiền não, đây là trí huệ phương tiện, có trí huệ phương tiện thì sống trong sanh tử phiền não mà có thể hóa giải và làm lợi lạc cho việc tu hành tự giácgiác thaBồ đề tâm cũng là đại bi mà tất cả thế gian, ma và dân ma không làm gì được. Bồ đề tâm là sự hợp nhất của trí huệ và đại bisức mạnh vô địch chiến thắng sự xấu ác và mê mờ của các cõi sanh tử.

Như có cây thuốc tên Vô sanh căn, do lực của cây này làm tăng trưởng tất cả cây ở Diêm phù đề. Cũng vậy do lực của cây Bồ đề tâm của đại Bồ tát làm cho tất cả các thiện pháp của hàng hữu họcvô học và các Bồ tát đều được tăng trưởng.

Như trên tòa kim cương trong Đại thiên thế giới có thể giữ được các Phật ngồi đạo trànghàng phục các ma, thành Vô thượng Chánh giác, tất cả các tòa khác không thể kham giữ được. Cũng vậy, Bồ đề tâm có thể giữ gìn tất cả hạnh nguyện, các ba la mật, các nhẫn, các địa, hồi hướngthọ kýtu tập các pháp trợ đạocúng dường chư Phật, nghe pháp thọ hành của Bồ tát, tất cả các tâm khác không sao giữ gìn nổi.

Như núi Tu di nếu ai ở gần thì đồng màu với núi. Cũng vậy, nếu ai ở gần Bồ đề tâm của đại Bồ tát thì đồng màu với Nhất thiết trí của Bồ đề tâm ấy…”

Bồ đề tâm làm tăng trưởng và giữ gìn tất cả Phật pháp, tất cả trí huệ và công đức tích tập của Bồ tát. Hơn nữa Bồ đề tâm làm ai ở gần nó thì được chiếu sáng đồng màu với nó. Bồ đề tâm là ánh sáng của trí huệ và sự tỏa chiếu của đại bi, do đó những ai ở gần nó sẽ được chiếu sáng đồng màu với nó.

Như đem một ngọn đèn vào trong nhà tối, thì bóng tối trăm ngàn năm đều được phá trừ. Cũng vậy, Bồ đề tâm của đại Bồ tát đem vào trong tâm của chúng sanh thì có thể phá trừ hết những phiền não nghiệp chướng trong trăm ngàn vạn ức kiếp không thể nói hết.

 Như ngọc báu ma ni thanh tịnh, vì mắt lòa thì thấy là bất tịnh. Cũng vậy, Bồ đề tâm của đại Bồ tát vốn thanh tịnh, kẻ vô trí chẳng tin mà cho là bất tịnh.

Như ngọc lưu ly trong trăm ngàn năm ở chỗ dơ bẩn mà chẳng nhiễm dính dơ bẩn, vì tánh nó xưa nay thanh tịnh. Cũng vậy, Bồ đề tâm của đại Bồ tát ở cõi dục trăm ngàn kiếp mà không bị lỗi họa của cõi dục làm ô nhiễm, vì tánh nó vốn thanh tịnh như pháp giới vậy.”

Bồ đề tâm tánh vốn thanh tịnh, không gì làm dơ bẩn được. Hơn nữa tánh Bồ đề tâm vốn thanh tịnh như pháp giới xưa nay thanh tịnh. Thế nên để chứng ngộ pháp giới xưa nay thanh tịnhBồ tát cần chứng ngộ tánh Bồ đề tâm vốn thanh tịnh nơi tâm mình.

Như có nước thuốc tên Ha trạch ca, nếu dùng một lạng nước thuốc này thì biến được ngàn lạng đồng đều thành vàng thật, chẳng phải ngàn lạng đồng biến ra được thuốc này. Cũng vậy, đại Bồ tát dùng thuốc trí hồi hướng của Bồ đề tâm biến tất cả nghiệp, mê lầm đều thành tướng Nhất thiết trí, chẳng phải nghiệp mê lầm mà biến thành được tâm này.

Như lửa nhỏ tùy khi đốt chỗ nào thì ngọn lửa càng mạnh. Cũng vậy, Bồ đề tâm của đại Bồ tát tùy chỗ nào duyên đến thì lửa trí càng mạnh.

Như trong biển có ngọc báu tên Hải tạng, hiện khắp những sự trang nghiêm trong biển. Cũng vậy Bồ đề tâm của đại Bồ tát hiện khắp những sự trang nghiêm của Nhất thiết trí.

Như huyễn thuật, không có hình sắc mà hiện hình sắc. Cũng vậy, Bồ đề tâm của đại Bồ tát tuy không có sắc, không thể thấy được, nhưng lại ở khắp mười phương pháp giới thị hiện đủ thứ công đức trang nghiêm.”

Bồ đề tâm có chức năng là chuyển hóa. Như thuốc Ha trạch ca chuyển hóa đồng thành vàng, như ngọn lửa chuyển hóa tất cả những thứ gì nó chạm đến thành trí huệnhư huyễn thuật, chuyển hóa thế giới bình thường thành pháp giới đủ thứ công đức trang nghiêm.

Nói theo những Kinh, Luận khác, Bồ đề tâm “chuyển thức thành trí, chuyển sanh tử thành Niết bàn”.

 

Như đã nói ở trên, trong phần tiếp theo này Đức Di Lặc giảng về Bồ đề tâm cho đồng tử Thiện Tài, tuy ít thí dụ hơn (103 thí dụ so với phần trước 118 thí dụ) nhưng câu dài hơn, nghĩa là sâu và rộng hơn. Sâu hơn và rộng hơn nghĩa là Bồ đề tâm tương đối gần như nhập thành một với Bồ đề tâm tuyệt đối.

Bồ đề tâm tuyệt đối là Pháp giới, là Phật Tỳ Lô Giá Na, là Pháp thân của tất cả chư Phật. Thế nên sau khi giảng cho đồng tử Thiện Tài về Bồ đề tâmĐức Di Lặc cho Thiện Tài vào lầu gác Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng của ngài. Lầu gác ấy phản ánh toàn bộ pháp giớitoàn bộ không gian và thời gian, nói cách khác, lầu gác ấy chính là Pháp giới.

Bồ đề tâm tuyệt đối là tánh Khôngpháp thân của tất cả chư Phật:

Như có ngọc báu tên Vua tự tại ở trong châu Diêm phù đề cách mặt trời mặt trăng bốn vạn do tuần mà bao nhiêu cảnh vật trang nghiêm của nhật nguyệt đều hiện ảnh đầy đủ. Cũng vậy, công đức thanh tịnh của đại Bồ tát phát Bồ đề tâm ở trong sanh tử chiếu pháp giới Không, tất cả công đức của Phật trínhật nguyệt đều hiện trong đó.

Như có cây tên Vô căn, không có rễ mà cành lá hoa quả trọn đều sum suê. Cũng vậy, cây Bồ đề tâm của đại Bồ tát vốn không có căn, vô sở đắc mà có thể trưởng dưỡng cây lá hoa quả Nhất thiết trí tríthần thôngđại nguyện che mát khắp thế gian.

Như nhà huyễn thuật muốn làm huyễn sự, trước phải khởi ý ghi nhớ huyễn pháp sau đó biến hiện mới thành tựu. Cũng vậy, đại Bồ tát muốn khởi tất cả huyễn sự thần thông của chư Phật và Bồ tát, trước phải phát tâm Bồ đề sau đó tất cả mới được thành tựu.”

Ở đoạn trước có nói, “Bồ đề tâm tánh vốn xưa nay thanh tịnh như pháp giới,” tánh thanh tịnh của Bồ đề tâm và pháp giới chính là tánh Không. Ở đây, nói Bồ đề tâm là tánh Không một cách trực tiếp, “Bồ đề tâm ở trong sanh tử chiếu pháp giới Không”, “Bồ đề tâm là cây Vô cănvô sở đắc”. Và khi nói, “huyễn thuật, huyễn sự, huyễn pháp”, thì huyễn là một đặc tính của tánh Không; huyễn là sự biến hiện của tánh Không.

 

Bồ đề tâm là quang minh, ánh sáng. Đoạn Kinh này nói nhiều lần Bồ đề tâm là ánh sáng: “Như có ngọc ma ni tên Đại quang minh… “, “Như ngọc Tịnh quang minh…”, “Như ánh sáng mặt trời mặt trăng…”, “Đèn Bồ đề tâm của đại Bồ tát đại nguyện là tim đèn, sáng chiếu pháp giới, thêm dầu đại bigiáo hóa chúng sanhtrang nghiêm cõi nước, thi hành Phật sự, không hề ngưng nghỉ.”…

Như một ngọn đèn thắp cho trăm ngàn đèn khác, ngọn đèn gốc này không giảm không hết. Cũng vậy, đèn Bồ đề tâm của đại Bồ tát sanh thành đèn trí của ba đời chư Phật mà đèn tâm này vẫn không giảm không hết.

 

Bồ đề tâm là sức mạnhnăng lực không gì thắng nổi, thế nên được ví như “kim cương”, “sư tử”, “chày kim cương”, “đức vua đại thế lực”, “đại dương không thể hoại”…

Bồ đề tâm có năng lực của trí huệ và đại bi:

Như mèo chồn vừa nhìn thấy chuột, chuột liền rút vô hang chẳng dám ra. Cũng vậy, đại Bồ tát phát Bồ đề tâm tạm dùng huệ nhãn quán các nghiệp, các mê lầm thì mê lầm, nghiệp liền lẫn trốn chẳng còn sanh ra nữa.”

“Như có người uống cam lồ, tất cả vật độc không làm hại được. Cũng vậy đại Bồ tát uống Bồ đề tâm thì chẳng sa vào địa Nhị thừa, do đó đủ lực bi nguyện rộng lớn.

Nhờ năng lực của trí huệ và đại bi hợp nhất mà Bồ tát có thể “làm huyễn sự, muốn khởi tất cả huyễn sự thần thông của chưa Phật, chư Bồ tát, trước phải khởi phát Bồ đề tâm thì sau tất cả mới được thành tựu.” Như thế sức mạnh để làm huyễn sự, tất cả huyễn sự thần thông là sức mạnh của Bồ đề tâm, của trí huệ và đại bi hợp nhất.

 

Đức Di Lặc kết luận đoạn giảng về Bồ đề tâm này như sau:

Thiện nam tử! Bồ đề tâm này thành tựu vô lượng vô biên cho đến không thể nói không thể nói hết công đức thù thắng. Nếu có chúng sanh phát tâm Vô thượng Bồ đề thì được công đức thù thắng như vậy.

Vì thế, thiện nam tử, ngươi đã được lợi lành lớn, vì ngươi đã phát tâm Vô thượng Bồ đề, cầu Bồ tát hạnh, là đã được công đức lớn như vậy.

Này thiện nam tử! Như ngươi hỏi Bồ tát làm sao học Bồ tát hạnh, tu Bồ tát đạo? Ngươi hãy vào trong tòa đại lâu các Tỳ Lô Giá Na Trang Nghiêm Tạng này, quán sát khắp nơi thì có thể biết rõ sự học Bồ tát hạnh, học rồi thì thành tựu vô lượng công đức.”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 30383)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30655)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21013)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20196)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19426)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24381)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30650)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15681)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27781)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19762)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15565)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23244)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23559)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17525)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15690)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21870)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 37984)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22156)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23244)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21345)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28409)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32540)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25170)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34680)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22942)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27710)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31298)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13594)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25171)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27821)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22084)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20725)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22209)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27121)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24142)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21893)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14706)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23147)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24020)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21098)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14198)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19932)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22499)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14068)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28034)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22811)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28199)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10980)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28501)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31564)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26163)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14945)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28034)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7427)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25351)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20698)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21120)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12229)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11905)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
(Xem: 12797)
Bồ Tát Đại Thế Chí tay cầm cành hoa sen màu xanh. Hoa sen tượng trưng cho sự thanh khiết trong sạch, không dính danh lợi thế gian, có sức mạnh tự tại...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant