Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nguyên Lý Vô Thường Trong Triết Học Phật Giáo

09 Tháng Bảy 202215:54(Xem: 2002)
Nguyên Lý Vô Thường Trong Triết Học Phật Giáo

Nguyên Lý Vô Thường Trong Triết Học Phật Giáo 

Yamakami Sogen
Tuệ Hạnh
 

Nguyên Lý Vô Thường Trong Triết Học Phật Giáo

“Tất cả là vô thường” là một trong ba nguyên lý căn bản của Phật giáo (vô thườngvô ngã và niết-bàn tịch tịnh). Ba nguyên lý[1] này dựa trên toàn bộ cấu trúc của đạo PhậtPhật giáo Nguyên thủyPhật giáo Tiểu thừa và Phật giáo Đại thừa.

Những tín đồ của Phật giáo Đại thừa, chính họ đã xác nhận bằng sự tương phản với Phật giáo Tiểu thừa về sự thành lập một nguyên lý cao siêu, đặc biệt hơn ngay trong chính họ, đó là niềm tin qua lời phát biểu của Sarvam Tathātvam: “Tất cả là như vậy”. Song, nguyên lý này không phải là tiêu điểm trong bất cứ sự mới lạ nào. Bởi vì, lý lẽ hợp nhất sẽ đưa đến kết luận xác thực về ba nguyên lý trình bày ở trên, mà niết-bàn là tối thắng

Trong tất cả kinh điển thường đề cập đến “Tất cả là khổ”, vấn đề này cũng được xem như là tiêu điểm đầu tiên trong cuộc sống. Vì không có gì hơn hệ luận thứ nhất là nguyên lý tối thượng, cái mà tạo nên chân lý trong thế giới hiện tượng “Tất cả là vô thường”. Theo quan điểm của các triết gia: “Bất cứ cái gì vô thường đều dẫn đến khổ đau; Tự ngã cũng như vậy”. Do đó, chúng ta sẽ không nhầm lẫn khi nhận biết rằng ba nguyên lý trên là giáo lý căn bản của đạo Phật, mang nét đặc thù từ tất cả hệ thống tôn giáo trong lịch sử nhân loại.
 
TIẾN TRÌNH KHẢO SÁT NGUYÊN LÝ VÔ THƯỜNG

Luật vô thường trong vũ trụ

Cái gì được gọi là dấu ấn (mudrā) của nguyên lý căn bản trong đạo Phật?

Nguyên lý có cùng nguồn gốc của Heraclitus[2]  “tất cả là một dòng chảy mạnh” (IIanta Pei) nghĩa là tất cả sự vật đều thay đổi trong trạng thái tương xứng, lời phát biểu này liên quan đến thế giới hiện tượngthừa nhận sự chứng thực phong phú từ các nhà nghiên cứu khoa học hiện đại. Lời bình luận sắc bén về nguyên lý này do Giáo sư Rhys Davids trình bày, một trong những tác phẩm nổi tiếng được xuất bản gần đây của ông.

Theo Phật giáo, những học giả kỳ cựu cho rằng “Không có sự tồn tại mà chỉ có sự xứng hợp duy nhất, mỗi trạng thái riêng biệt của chúng sinh không xảy ra cùng một lúc mà sinh diệt tương tục”. Tất cả các pháp bao gồm con người, sự vật… chúng ta tìm thấy hình thái và đặc tính riêng biệt của chúng để cấu thành một vật thể. Hơn nữa, trong mỗi cá nhân không có sự tương phản về mối liên quan của vạn vật, các yếu tố hợp thành nó là sự thay đổi thường hằng và không bao giờ giống nhau, vì hai sự vật sinh diệt tiếp liền nhau. Sự sắp xếp các yếu tố tương xứng nhau, nghĩa là tương xứng mà khác biệt và khác biệt tương xứng có thể xảy ra mà không có sự hủy diệt, sự xa lìa, điều mà không thể tránh được ở vài thời điểm hoặc một lúc nào đó có thể hoàn thành được.

Nguyên nhân

Tại sao tất cả các pháp là vô thường, và chúng lệ thuộc vào luật vô thường như thế nào?

Những nhà nghiên cứu Triết học uyên thâm về đạo Phật sẽ trả lời rằng: Luật vô thường do các nhà sáng lập tôn giáo nêu ra đều có liên quan đến luật Nhân quả, chúng không thể tách rời nhau được, bởi vì không có vật gì trong thế giới hiện tượng có thể tồn tại mà không do các nguyên nhân khác hợp lại thành. Ngay trong cái tên giả định,[3]  ngụ ý sự phát sinh và hủy diệt trong cùng một phương cách chính xác. Vì thế, đức Phật đã dạy trong kinh Đại Bát-niết-bàn (Mahāparinirvāṇasūtra): “Các ông nên biết! bất cứ cái gì tồn tại đều phát xuất từ nguyên nhân và điều kiện trong mọi phương diện vô thường”.
KHẢO SÁT VỀ LUẬT VÔ THƯỜNG

Sát-na vô thường

Sát-na vô thường là gì?

Trong thời đại hiện nay không có nhà khoa học nào nghi ngờ về phép tắc của những vấn đề không thể phá hủy được để bảo tồn năng lượng trong thế giới vật chấtĐạo Phật thừa nhận rằng, tác dụng của những quy luật này trong thế giới thực thể như những bản kinh của Sarvāstivavādins, vì nó duy trì tính bất diệt trong trạng thái bản thể của các pháp suốt ba thời kỳQuá khứhiện tại và vị lai. Trong kinh Pháp Hoa nói, “các pháp vốn như vậy”.[4]  Thật vậy, theo Phật giáo, tất cả sự vật không có điểm khởi đầu cũng không có điểm kết thúcChúng ta khó nhận biết được: “Một vật phát xuất từ cái không hoặc cái không phát xuất từ một vật nào đó và điều không thể xảy ra nếu có một vật tồn tại thì không thay đổi”. Trong kinh Pháp Cú (bản kinh Pāli) nói: “Trong bầu trời không có biển cả mênh mông, không có hang động núi lớn, một nơi như thế không thể có sự sống, nơi mà con người có thể trú ẩn và không ai có thể vượt qua sự chế ngự bởi cái chết”. Bởi vì sinh và tử là hai phạm trù đối lập hoàn toàn, tử là sự thay đổi đột ngột và thậm chí làm xáo động tinh thần của người chết cũng như những người đang hiện hữu trong cuộc sống hiện tại, sự thay đổi này tùy thuộc vào sinh, lão, bệnh… Theo Phật giáo, đây là một trong những nỗi thống khổ nhất của con người mà trong kinh điển thường đề cập đến. Bằng ngôn ngữ chuyên môn trong Triết lý Phật giáo, đó là sự thay đổi liên quan đến cái chết ngụ ý sự vô thường của vạn vật. Mặc khác, ý nghĩa về sát-na vô thường biểu thị sự khác nhau giữa trạng thái sinh và trạng thái tử, giữa sự vật vô tri và vô giác… Trong Luận giải Madhyātānugam [5]  về giáo lý Duy Thức, ngài Vô Trước (Asaṅga) đã nói: “Tất cả vạn vật được phát sinh ra do nhiều nguyên nhân hợp lại thành, không có vật nào mà tự nó tạo nên, khi sự kết hợp bị tan rã thì sự hủy diệt theo sau”. Như cơ thể con người bao gồm bốn yếu tố (tứ đại): đất, nước, gió, lửa; khi tứ đại hợp thành thì ngấm ngầm sự hủy diệt bên trong. Đó gọi là sự vô thường của một thực thể sinh diệt.

Sinh diệt vô thường

Là sự vô thường nhanh chóng trong từng ý niệm, nó thay đổi hoàn toàn, cái mà xảy ra bên trong bất cứ một chúng sinh nào hay một sự vật nào, ngoài sự tập hợp của các pháp thì xuất hiện sự sinh diệt ngay lúc đó. Như vậy, mỗi người, mỗi vật luôn luôn thay đổi và không bao giờ giống nhau, vì hai sự kiện hoạt động tiếp nối nhau. Trong Triết học Phật giáo gọi là “sinh diệt vô thường”, nguyên lý này được giải thích theo quan điểm Phật giáo là bất cứ sự thay đổi nào của vạn vật đều sinh diệt không ngừng trong từng khoảnh khắc.

Theo Bách khoa Triết học của Phật giáo Tiểu thừa mang tựa đề A-tỳ-đạt-ma Đại Tỳ-bà sa Luận” (Abhidharmamahāvibhāṣāśāstra) bản gốc Sanskrit bị thất lạc, chỉ còn bản dịch tiếng Hán của ngài Huyền Trang, trong đó nói rằng: một ngày 24 giờ có 6.499.99.980.000.000 sát-na (kṣaṇas); tập hợp năm uẩn (skandhas) sinh diệt trong từng sát-na. Ngài Phật Âm (Buddhaghaṣa)[6], người khuếch trương một luận điểm nổi tiếng về Phật giáo Sri Lanka vào đầu thế kỷ thứ V sau CN, đó là tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (p: visuddhi-magga). Quả thật, sự sống của một chúng sinh vô cùng ngắn ngủi tương ứng với con người trong giai đoạn cuối cùng của một cuộc đờiví như bánh xe ngựa đang quay vòng tại một điểm của lốp xe và chỉ một điểm mà thôi. Ngay cả cuộc sống của một chúng sinh cũng vậy chỉ kéo dài trong giai đoạn rất ngắn trong một ý niệm và khi ý niệm đó dừng lại thì sự sống cũng dừng lại. Như vậy, chúng sinh trong quá khứ đã sống mà không sống.

Năng lượng chuyển động của các sự vật do yếu tố nào mà thay đổi? Chúng ta thấy xe ngựa có khả năng di chuyển, nhưng nó không di chuyển nếu không có chủ ý trong sự chuyển động bởi năng lượng bên ngoài nào đó. Giống như cối xay nước quay được là nhờ năng lượng của nước, và quạt gió tùy thuộc vào sức đẩy của gió mới có thể quay được. Trái đất cũng vậy, cần phải có sức hút của mặt trời để quay quanh trục của nó. Quả thật, tất cả vạn vật cần phải có một loại năng lượng chuyển động nào đó, để thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Chúng ta biết rằng, vũ khí không thể hoại diệt chính nó và ngón tay không thể chỉ ra chính nó. Rồi chúng ta có thể hỏi cái gì là năng lượng làm cho tất cả sự vật thay đổi? Khi trả lời câu hỏi này, ngài đã đề cập đến sinh, trụ, dị, diệt (utpāda, sthiti, janā, nirodha). Ngài nói, đây là bốn đặc tính hợp thành các sự vật; và ngài đã thêm vào quyền sở hữu của bốn đặc tính này thì tất cả vạn vật trải qua sự biến cải và lệ thuộc vào sự lập lại chính nó trong sự xoay vòng không có điểm dừng lại.

Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstitvavādins), theo thuyết Duy thực thuộc Phật giáo Tiểu thừa, có liên quan đến bốn đặc tính sinh, trụ, dị, diệt. Bởi vì một pháp chỉ xuất hiện hoặc tồn tại qua sự phân chia ba thời: Quá khứhiện tạivị lai. Theo học thuyết của bốn đặc tính này gọi là tứ tướng (catur-lakṣaṇa). Trong triết học Phật giáo: (1) Sinh, sự tồn tại của mọi sự vật chuyển đến một trạng thái từ hiện tại đến tương lai; (2) Trụ, cũng tồn tại, cái mà tạo nên tất cả sự vật trong thực tế hoặc là trạng thái nhận biết ngay khi một vật xuất hiện từ tương lai trở về hiện tại do ảnh hưởng của sinh; (3) Dị là cái gì mà con người kéo dài sự sống trở nên nhợt nhạt của tuổi già, đang có mặt sự hoại diệt; (4) Diệt là yếu tố cuối cùng đưa đến sự hoại diệt, cái mà phá hoại tất cả sự vật chuyên chở nó đến quá khứ. Đây là lý do được giải thích tại sao trong thế giới hiện tượng, không có vật gì có thể thay đổi trong cùng một trạng thái do hai vật chuyển động liên tục tiếp nối nhau. Tóm lại, tất cả sự vật đang thay đổi liên tục do hoạt động của bốn đặc tính này.

Sau khi đức Thế Tôn nhập niết-bàn, các vị đệ tử của Ngài đã thảo luận về bốn đặc tính này và cho rằng nó tồn tại đồng thời hoặc thay đổi liên tục. Trường phái Nhất thiết hữu bộ (Sarvāstitvavādins) đã duy trì một cách liên tục tính đồng nhất của chúng, còn Kinh lượng bộ (Sautrāntikas) thì nói rằng chúng tồn tại trong cùng một sát-na, trong lúc đó những đối thủ của họ thì trung thành một cách cố chấp theo quan niệm rằng, bốn đặc tính không tồn tại cùng một lúc, nhưng chính nó đã kéo dài một cách liên tục vượt qua giới hạn của một sát-na.

Tự tánh vô thường (tánh không)

Tự tánh vô thường là sự thay đổi tương tục của các hiện tượng trong vũ trụ, bao hàm sự sinh diệt vô thường. Đây là một khấu trừ hợp lý đơn giản, một sự phân tích kỹ lưỡng về học thuyết vô thường, sự tồn tại của các hiện tượng trong việc phối hợp thời gian tạo nên bề rộng về học thuyết Tánh không (Śūnyatā) đã đưa ra một cách không tương xứng. Nhận biết rằng, mỗi chúng sinh sẽ chết đi là một quy luật tất yếu, nhưng không dễ để cảm nhận rằng tất cả chúng sinh đang kề cận cái chết như ngày và đêm trôi qua hoặc là nó đang biến chuyển liên tục trong từng sátna. Đối với tâm uế trược, đó là một vấn đề hết sức phức tạp để nắm giữ trạng thái của con người hay bất cứ sự vật nào mà chính nó là vô thường. Theo ngôn ngữ chuyên môn của Triết học Phật giáo, đối với ý niệm bên ngoài thì tự tánh duyên khởi của các pháp là Tánh không (Śūnyatā). Quả thật, đây là sự kết thúc cuối cùng, là kết luận chính đáng và phải lẽ được rút từ nguyên lý đầu tiên của đạo Phật, đó là “Tất cả là vô thường”. Khi nhận thức đúng đắn về kết luận này thì dễ dàng thực hiện quan niệm về ý nghĩa chân thật của Tánh không (Śūnyatā) có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau trong triết lý Phật giáo. Nó đã tỏ ra như mộtcạm bẫy thực sự đối với các nhà phê bình Phật giáo Châu Âu và Châu Á. Hầu như các cây bút Phật giáo phương Tây cho rằng Tánh không (Śūnyatā) đồng nghĩa với hư vô hay là sự hủy diệt. Nhưng đối với Phật giáoý nghĩa về Tánh không mang bản chất khác xa với sự nhận thứcTác giả hiểu về nó với ý nghĩa “mọi vật xuất hiện đều thay đổi liên tục từng bước trong thế giới hiện tượng”. Theo sự lý giải của Cưu-ma-la-thập (Kumārajīva) qua bản dịch Trung luận[7] của Bồ-tát Long Thọ nói: “Tầm quan trọng của tánh không (śūnyatā) là mọi vật trở nên hợp lýnếu không có nó thì vạn vật trong vũ trụ sẽ rỗng không”.[8]8 Hơn nữa, đó là chân lý vô thường mà tính chất của tất cả sự vật tùy thuộc vào khả năng của nó. Nếu mọi vật không lệ thuộc vào sự thay đổi liên tục mà là thường hằng và nếu không thể thay đổi thì tức khắc phát sinh ra dòng chảy con người và sự phát triển sinh vật sống sẽ dẫn đến ngừng hoạt động. Nếu con người không bao giờ chết mà luôn tiếp tục trong cùng trạng thái như vậy, kết quả sẽ được gì?

Tiến trình về dòng chảy con người sẽ ngừng mãi mãi. Bài bình luận “Nét phát họa về Phật giáo Đại thừa” là tài liệu mà mỗi nghiên cứu sinh Triết học nên có trong tay, Giáo sư Tiến sĩ Suzuki, một Triết gia uyên bác, người đồng hương với tôi trình bày chi tiết về ý niệm Tánh không-Śūnyatā trong phong cách của một bậc Thầy lỗi lạcTánh không mang nghĩa hạn chế về sự tồn tại của mọi hiện tượng, nó đồng nghĩa với vô ngã (anitya) hay duyên (pratīya). Vì thế, Tánh không có nghĩa là phủ định, sự khiếm diện của tính cá biệt, sự không tồn tại của những cá nhân như là trạng thái đang thay đổi một cách xác thực của thế giới hiện tượng, một dòng chảy liên tụcmột mạch nối tiếp diễn của nguyên nhân và kết quả. Nó không bao giờ được hiểu trong ý thức của sự hủy diệt hay hư vô tuyệt đối.

Nhận thức về luật vô thường của vũ trụ là gì?

Thực tế, nguyên lý vô thường trong vũ trụ không đề cập đến thế giới thực thể mà chỉ đề cập đến thế giới hiện tượng. Sự giải thích về nguyên lý này đã được trích dẫn ở trên, giải thích có khuynh hướng phủ định hay hủy diệt hơn là hướng đến giải thích tuyệt đối. Đây là điểm quan trọng, không nên để mất tầm nhìn của các nhà nghiên cứu kinh điển Phật giáo. Nhưng tại sao nó được phép thỉnh mời ngay chính đức Phật xác định thế giới hiện tượng một cách tiêu cực? Câu trả lời trở nên dễ dàng khi chúng ta nói đến sự phản chiếu, vì mục tiêu của đức Phật không dựa trên trường phái Triết học mà vạch ra con đường chứng đắc và cứu vớt chúng sinh. Thật vậy, nỗ lực tinh tấn là điều kiện cẩn thiết của các vị đệ tử vào thời đức Phật còn tại thếThế giới hiện tượng luôn đè nặng lên họ với sức áp bức của cơn ác mộng khủng khiếp và khó khăn về sự tranh đấu vì cuộc sống trong ngọn lửa thiêu đốt. Vì thế, bằng sự giải thích tiêu cực về thế giới hiện tượngmục đích chính của đức Phật dường như để dẫn đạo sinh linh từ những cơn bão tố và những cơn sóng dữ của đại dương để duy trì yếu tính bản thể, Niết-bàn tịch tịnh. Mặc dù như vậy, nhưng bài bình luận tiêu cực về nguyên lý vô thường thì không thể không có thuận lợi riêng của nó, “nó như vậy, nhưng không phải như vậy”, sự phủ định ấy đáp ứng như một sự chỉ dẫn tuyệt đối.

Như vậy, từ nguyên lý vô thường có thể tạo ra nguyên lý thường hằng là niết-bàn tịch tịnh. Hơn nữa, trước khi ứng dụng ba nguyên lý này, chúng ta đã diễn bày như một nền tảng căn bản của đạo Phật đối với hiện tượng và thế giới bản thể một cách tương ứngChúng ta xác minh rằng nguyên lý vô thường liên quan đến thế giới hiện tượng một cách riêng biệt; còn nguyên lý vô ngã thì có mối quan hệ cả nguyên lý vô thường lẫn thế giới hiện tượng; và nguyên lý Niếtbàn tịch tịnh chỉ tùy thuộc vào thế giới bản thể.

Tác giảYAMAKAMI SOGEN/Tuệ Hạnh dịch 
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2 năm 2016
--------------------------------------------------------------- 
[1]  Tam pháp ấn; s: tri-dharma-mudrā; e: three seals of the dharma.
[2] Heraclitus (Ἡράκλειτος – Herákleitos (544 TCN – 483 TCN): là nhà triết học duy vật và được coi là ông tổ của phép biện chứng. Những tư tưởng biện chứng của ông rất sâu sắc. Cách thức thể hiện lại rất phức tạp và khó hiểu, vì vậy ông thường được gọi là nhà triết học tối nghĩa. Hiện nay, tài liệu của ông chỉ còn khoảng 130 đoạn bàn về tự nhiên.
[3] Giả danhdanh ngôn tập khí (s: upacāra).
[4]  Pháp nhĩ như thị.
[5] Thuận trung luận (Madhyāntānusāraśāstra), 2 quyển, Bát-nhã Lưu-chi (Prajñāruci) dịch.
[6]  Phật Âm 佛音; C: fóyīn; J: button; S: buddhaghoṣa; P: buddhagosa; tk. 4; Một Đại luận sư của Thượng tọa bộ (p: theravāda). Sư sinh trong một gia đình Bà-la-môn tại Ma-kiệt-đà (Magadha), gần Giác Thành (Bodh-gayā). Sau khi đọc kinh sách đạo Phật, Sư theo Phật giáo, đi Tích Lan học giáo lí của Thượng tọa bộ dưới sự hướng dẫn của Tăng-già Ba-la (p: saṅghapāla thera). Sư viết 19 bài luận văn về Luật tạng (s, p: vinayapiṭaka) và về các Bộ kinh (p: nikāya). Tác phẩm chính của Sư là Thanh Tịnh Đạo (p: visuddhi-magga), trình bày toàn vẹn quan điểm của phái Đại tự (p: mahāvihāra) trong Thượng tọa bộ.
[7]  Trung luận 中論; C: zhōnglùn; J: chūron; S: madhyamaka-śāstra, 4 quyển, được xem là một tác phẩm của Long ThụTrung quán luận tụng được nối tiếp bởi chú giải của Thanh Mục (青目; s: Pingala), được Cưu-ma La-thập dịch vào năm 409 và có bổ sung thêm vào phần luận giải của riêng mình. Đây là luận văn căn bản cho việc nghiên cứu tư tưởng của trường phái Trung quán (中觀派).
[8]  Dĩ hữu không nghĩa cố. Nhất thiết pháp đắc thành.... 以有空義故 一切法得成, 若無空義者 一切則不成 Kệ 14, Quán Tứ đế, Phẩm 24 Sarvam ca yujyate tasya śūnyatā yasya yujyate | sarvam na yujyate tasya śūnyatā yasya na yujyate || MK_24,14 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 7853)
Thưa Đại Vương, những người, có được tài sản lớn, mà không bị chúng làm say đắm... rất hiếm hoi trên đời này... Diệu Liên Lý Thu Linh
(Xem: 7908)
Bạo lực, khủng bố đã xảy ra dưới nhiều hình thức khác nhau trong những trường hợp khác nhau có liên quan đến cuộc đời của đức Phật... Thích Huệ Pháp dịch
(Xem: 9040)
Chánh Ngoa Tập (Uốn nắn những điều sai ngoa) trích từ bộ Vân Thê Pháp Vựng, Đời Minh, chùa Vân Thê ở Cổ Hàng, Sa-môn Châu Hoằng soạn, Như Hòa dịch.
(Xem: 26208)
Từ điển bách khoa Phật giáo Việt Nam, Tập 1 và 2; HT Thích Trí Thủ chủ trương, Lê Mạnh Thát chủ biên
(Xem: 13892)
Các tác phẩm Phật giáo viết bằng Buddhist Hybrid Sanskrit xuất hiện sau khi Pāṇini đã hoàn thành việc chuẩn hóa tiếng Phạn vào khoảng đầu thế kỷ thứ 4 trước dương lịch.
(Xem: 28044)
Sau khi Đức Phật nhập diệt, các đệ tử tiếp tục truyền bá giáo lý của ngài trong nhân gian. Đồng thời, để bảo đảm giáo lý của ngài một cách trung thực cho hậu thế, họ đã gom lại kết tập để soạn thành một tập toàn bộ kinh điển.
(Xem: 19908)
Tu Tuệ là cách tu tập bằng thiền định phân giải, tức hướng vào mục tiêu phát huy sự hiểu biết, một sự hiểu biết siêu nhiên về bản chất đích thực của mọi vật thể và mọi biến cố...
(Xem: 7810)
Nghiệp không phát động từ bên ngoài mà sinh ra từ bên trong tâm thức của chính mình. Mỗi hành động (karma) đều tạo ra một hậu quả.
(Xem: 7665)
Làm sống lại những tiến bộ của người xưa, mỗi Phật tử sẽ trở thành gạch nối giữa quá khứhiện tại... Đỗ Thuần Khiêm
(Xem: 7518)
Khái quát trên đủ thấy Ðại Tạng kinh Hán văn là một bảo vật vô giá của Phật giáo và chung cho cả nền văn hóa thế giới... HT Thích Thiện Siêu
(Xem: 8078)
Cũng giống như trong Phật giáo, vạn pháp không hiện hữu, chỉ có mối liên hệ của chúng là hiện hữu... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 9797)
Trên thực tế, tất cả giáo huấn của Đức Phật đều nhằm giúp chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Phương pháp tiếp cận thật sự rất hợp lýthực tiễn.
(Xem: 22803)
Phật Giáo Việt Nam trong suốt chiều dài lịch sử của nó luôn luôn gắn liền với dòng sinh mệnh của dân tộc... Trần Tri Khách
(Xem: 16950)
Khi Đức Phật ra đời, Ngài đã chỉ bày rõ ràng, cặn kẽ cho người xuất gia cũng như người tại gia ở từng địa hạt một của tâm linh... HT Thích Như Điển
(Xem: 8595)
Đức Phật A Di Đà không tự làm cho tội của chúng sanh tự tiêu hủy, mà cảnh giới của Ngài là nơi những chúng sanh ấy có thể nương nào đó để tồn tạitiến tu thêm nữa... HT Thích Như Điển
(Xem: 10429)
Phương pháp chuyển hóa tâm thức của Đạo Phật không chỉ là một vấn đề niềm tin mà cũng là một niềm tin đạt đến được qua thiền phân tích... Đức Đạt Lai Lạt Ma
(Xem: 10610)
Sau khi dạy cho chúng ta hiểu khổ là gì và nguồn gốc của khổ, Đức Phật đã chỉ cho chúng ta con đường diệt khổ, tức là Bát Chánh Đạo...
(Xem: 11312)
Theo truyền thống tín ngưỡng của dân gian, có lẽ hình tượng 2 vị Thần TàiThổ Địa không xa lạ gì với người dân Việt Nam.
(Xem: 9920)
Phật giáo Mỹ sẽ phải phản ánh những nguyên tắc dân chủ, trong cái nghĩa “tự do và công lý cho mọi người”.
(Xem: 10594)
Muốn được giải thoát, trước hết chúng ta phải quan sát sự vật một cách thật cặn kẽ để có thể biết được và hiểu rõ bản chất thật sự của chúng.
(Xem: 12748)
Ý niệm về kinh liễu nghĩa và kinh không liễu nghĩa song hành với ý niệm về hai sự thật: Sự Thật Tương ĐốiSự Thật Tuyệt Đối.
(Xem: 8828)
Bản-thể-của-Phật còn gọi là Như Lai Tạng, Phật Tính, Pháp Giới, Chân Như... (tiếng Phạn là Tathagatagarbha), là một khái niệm quan trọng của Đại Thừa Phật Giáo.
(Xem: 19903)
Khi gọi là điều đạo đức, người ứng dụng hành trì sẽ cảm thấy có nhu cầu hướng tới, bởi điều đạo đức luôn mang đến hạnh phúc an lành cho con người.
(Xem: 20877)
Bát chánh đạocon đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
(Xem: 21429)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
(Xem: 13483)
Phật pháp ẩn tàng trong tất cả sự sự vật vật, và con đường giác ngộNhư Lai tuyên thuyết vốn dành cho tất cả chúng sinh có duyên được tiếp cận với đạo Phật.
(Xem: 10597)
Biết thân là huyễn mộng còn khó vứt bỏ huống hồ người chẳng giải ngộ. Nương vào lời Phật mà hành, tự ta mới có thể chuyển mệnh...
(Xem: 9563)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh...
(Xem: 26812)
Theo giáo lý đạo Phật, không ai có thể siêu độ cho ai, không ai có thể giải thoát cho ai, ngoại trừ chính cá nhân người đó.
(Xem: 10770)
Những Tỷ-kheo trong hội chúng bậc Thánh rõ biết “Đây là khổ”. Vì thấy rõ khổ nên nhàm chán, viễn ly, không tham danh vọng...
(Xem: 12163)
Trung quán tông luận phá mọi kiến giải về Thực tướng, không phải để phủ nhận Thực tướng mà để đưa đến Prajña (trí tuệ Bát-nhã)...
(Xem: 30964)
Đây là bộ sách trích lục những từ ngữ trong phần “Chú Thích” và “Phụ Chú” của bộ sách GIÁO KHOA PHẬT HỌC do chúng tôi soạn dịch...
(Xem: 14188)
Người Phật tử, dù là xuất gia hay tại gia đều không thể sống buông thả, phóng dật. Bởi lẽ, chúng ta nhận thức đời người là vốn quý, cuộc sống lại có hạn.
(Xem: 11199)
Môn Nhân minh học Phật giáo dạy chúng ta tư duy đúng đắn để có nhận thức đúng đắn, là chìa khóa của mọi thành công ở đời.
(Xem: 11138)
Ý thức sâu sắc của người Phật tử đối với tầm quan trọng thực tiễn của hiện tại khiến cho họ năng động hơn, tỉnh táo hơn, làm việc hết mình trong hiện tại.
(Xem: 11286)
Đạo Phật nhắc nhủ chúng ta, muốn giác ngộgiải thoát, đi theo con đường Phật chỉ bày thì phải đi, phải tu, chứ không thể nói suông được.
(Xem: 11680)
Tất cả Phật tử chúng ta hãy sống thiện như những cái cây có bộ rễ toàn hút những chất ngọt trong đất. Nhất định đời sống chúng ta sẽ an lạc hạnh phúc.
(Xem: 12790)
Để dạy Vô ngãVô phân biệt trong khi hành động theo cách phân biệt kỳ thị là không phù hợp lời nói với hành động.
(Xem: 24097)
Kiến thức là gì? Nó đã được thu thập hàng nghìn năm qua hằng bao kinh nghiệm, tích trữ trong trí não như kiến thức và ký ức. Và từ ký ức đó, tư tưởng (thought) phát sanh.
(Xem: 14941)
Hiện tại là giờ phút duy nhất mà mình có thể chọc thủng được bức màn thương đau, bức màn vô minh để có thể tiếp xúc được ngay với an lạc, với hạnh phúc, với tuệ giác.
(Xem: 11664)
Góp duyên để người xuất gia hoàn thành sứ mạng thiêng liêng đồng nghĩa với hạnh nguyện hộ pháp.
(Xem: 20292)
Nếu ai bị ái làm khổ thân mà diệt được thì gọi là cứu cánh, cứu cánh phạm hạnh, cứu cánh an ổn, cứu cánh vô dư (Niết-Bàn).
(Xem: 10632)
Trong các thứ hạnh phúc, được thực tập và sống theo lời Phật dạy là an vui, hạnh phúc lớn nhất. Nhờ đó, ta có được bình yên, hạnh phúc thật sự...
(Xem: 10409)
Muốn vô hiệu hóa cơn giận, trước khi nó bộc phát, Phật dạy ta hãy thường xuyên quán chiếu, xem xét sâu vào nội tâm để ta luôn tỉnh giác từng tâm niệm của mình.
(Xem: 12329)
Xin hãy đọc Kinh điển với tâm sáng suốt thanh tịnh, không vội tin chắc vào bất kỳ điều gì, mà phải nỗ lực thông qua sự hành trì thực nghiệm...
(Xem: 11519)
Sự thật về mọi sự là vô thường, khổ, vô tự tánh, vô ngã, giả hợp, như mộng, như huyễn được đạo Phật gọi là chân lý tuyệt đối, tối hậu (chân đế).
(Xem: 14323)
Cùng với chánh niệm thường trực, tàm và quý chính là hai nhân tố vô cùng quan trọng để mỗi người tự răn nhắc mình hướng thượng và thăng hoa.
(Xem: 11980)
Do định sinh trí huệ, dùng trí huệ này quán sát các pháp sẽ thấy biết như thật, quán sát vũ trụ vạn vật đúng như nó là, không sai sót mảy may.
(Xem: 24699)
Những gì Đức Phật dạy chúng ta, bằng hai con đường: tâm linh và khoa học con người sẽ đạt được cứu cánh giải thoát khỏi tất cả mọi ràng buộc...
(Xem: 12376)
Chúng ta phải cố gắng loại trừ tất cả những cảm xúc tiêu cực và phát triển những cảm xúc tích cực - vô hạn lượng - đặc biệt trong sự thực hành Phật Giáo...
(Xem: 22318)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
(Xem: 12585)
Đối với nhà Phật cho là con người ai cũng có Phật tánh, mà có Phật tánh tức là có tánh tốt.
(Xem: 12747)
Có thể nói, sự hiểu biết đúng đắn thuyết nhân quả nghiệp báo của đạo Phật sẽ tạo cho mỗi người một ý thức trách nhiệm rất cao đối với cá nhân mình và xã hội.
(Xem: 12668)
Đã là người đệ tử thì chúng ta phải tin và hành theo lời dạy của Phật, đó mới đúng là người đệ tử chân chánh, biết tôn sư trọng đạo, hiếu nghĩa trọn vẹn.
(Xem: 16848)
Có một thời gian Tôn-giả Đại Mục-kiền-Liên phụ trách trông coi việc dựng thiền-thất tại vườn Lộc-Dã; một hôm trong lúc Tôn-giả đang đi kinh hành trên khoảng đất trống...
(Xem: 13786)
Bất cứ một hiện tượng nào được phát sinh ra cũng đều phải nhờ vào một sự kết hợp của nhiều nguyên nhân và nhiều điều kiện...
(Xem: 13075)
Cách tốt nhất để vượt thắng những điều không may, hay những thứ xui xẻo hãy tự mình làm nên những công đứcthiền quán về tánh không...
(Xem: 13532)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly...
(Xem: 12635)
Với người xuất gia, phẩm vị được khẳng định ở giới hạnh chứ không phải ở tuổi tác. Có thể đầu xanh tuổi trẻ nhưng vẫn được tôn trọng cung kính...
(Xem: 14527)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant