Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Giải Thoát Trong Đạo Phật

21 Tháng Tám 202216:33(Xem: 1914)
Giải Thoát Trong Đạo Phật

Giải Thoát Trong Đạo Phật


Thích Nữ
 Hằng Như

Giải Thoát

 

I. DẪN NHẬP

Làm người sống ở đời chắc ai cũng một đôi lần mong mỏi được giải thoátGiải thoát cái gì? Chẳng hạn như khi bản thân mình gặp chuyện không vừa ý thì muốn được thoát khỏi sự không hài lòng không vừa ý đó. Như một người nghèo khổ may mắn được người giàu có cưới làm vợ, ngay từ giây phút thay đổi cuộc sống thì người này đã được giải thoát khỏi cảnh nghèo khổ bần hàn. Khi cuộc sống vợ chồng bất hòahằng ngày cải vả, nặng nhẹ khoa tay múa chân, gây đau khổ cho nhau. Trong trường hợp này tờ giấy ly hôn giúp cho họ giải thoát khỏi cuộc sống ngột ngạt đau khổ đó. Hoặc người tù tội sau một thời gian bị nhốt trong nhà giam, nay được trả tự do, như vậy người này vừa được giải thoát khỏi vòng lao lý. Hoặc có những người con, sống trong gia đình hạnh phúc, được cha mẹ chăm sóc chu đáo lại cảm thấy như mình bị kiềm kẹp không có tự do, bèn trốn cha mẹ sống lang thang với người ngoài, cho rằng mình đã được tự dođược giải thoát khỏi tầm mắt gắt gao của cha mẹ. Một người bị bệnh hành hạ đau đớn thân xác, may mắn chữa trị kịp thời, hết bệnh, khỏe mạnh trở lại, nên nói người đó được giải thoát khỏi căn bệnh nguy hiểm v.v…

Chuyện giải thoát không chỉ bàn ở con người mà loài vật khi bị ràng buộc cũng muốn được giải thoátThí dụ như con chim bị nhốt trong lồng, tuy hằng ngày được chủ chăm sóc cho ăn uống tử tế nhưng nó vẫn cảm thấy tù túng, một ngày kia nó thoát ra ngoài tung cánh bay giữa bầu trời cao rộng, không bao giờ trở lạixem như con chim đó được tự dođược giải thoát. Như vậy, con người hay con vật được tự do thoát khỏi sự ràng buộc nào đó, thì được xem là giải thoát. Nhìn chung thì giải thoát có nghĩa là cởi mở, cởi bỏ xiềng xích, thoát ly ra khỏi những ràng buộc trong hoàn cảnh khổ đau nghịch ýTóm lại giải thoát là đạt tự do sau khi buông xả tất cả những trói buộc.

 

 II. GIẢI THOÁT TRONG ĐẠO PHẬT

Trên đây là một vài thí dụ mô tả ý nghĩa giải thoát ở ngoài đời. Trong đạo Phật, hai từ giải thoát được đề cập tới một cách sâu sắc hơn. Giải thoát cao nhất theo triết lý nhà Phật là trạng thái tinh thần con người được tự dotự tại trước những buồn vui thương ghét hạnh phúc hay đau khổ của bản thân hay người ngoài cuộc. Tâm người ấy thanh tịnh tuyệt đối do đoạn tận hết những tập khíđam mêdục vọngdập tắt ngọn lửa ngầm tham, sân, si là gốc rễ của mọi đau khổ.  Các bậc thánh nhân này đã chấm dứt dòng nhân quả nghiệp báolậu hoặc,  vượt qua biển khổ vô minh, lên bờ giác ngộ giải thoát.

Còn chúng sanh thì đa phần sống trong cảnh trái ngang đau khổ nên người nào cũng muốn xa lìa khổ ải, tìm kiếm niềm vui, mong cầu giải thoát. Nhưng muốn giải thoát không phải là chuyện dễ, bởi là phàm nhân nên thường xuyên bị tri kiến mê lầm che lấp, khiến nhận thức và hành vi biến thành nô lệ của bản ngã ích kỷchạy theo ngũ dục: tài, sắc, danh, thực, thùy; hoặc làm nô lệ cho sáu giác quan mê đắm với sáu trần: sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp. Để đạt được những mục tiêu này, thử hỏi với một con người đang bị tri kiến mê lầm ngăn che như vậy, thì làm sao tránh khỏi lời nóihành vi tạo nhiều ác nghiệp gây đau khổ cho mình và phiền não cho những người liên hệ.

Các học giả Phật giáo cho rằng hệ thống giáo lý của đạo Phật nhắm vào một mục tiêu cao thượng, đó là hướng dẫn phương pháp, đường lối tu tập để hành giả đạt Giác ngộ Giải thoát. Cho nên mới nói đạo Phật là đạo Giải thoát. Trong kinh điển Phật giáo, có ghi lại lời tuyên bố của Đức Phật: “Này các Tỷ-kheo, nước của đại dương chỉ có một vị mặn. Cũng vậy, pháp và luật của ta nói ra cũng chỉ có một vị, đó là vị giải thoát” (Udana, Tự Thuyết Kinh).

Qua lời tuyên bố này, chúng ta thấy Đức Phật đã so sánh giáo Pháp của Ngài như bốn bể đại dươngĐại dương chỉ có một vị là vị mặn. Còn Chánh Pháp trong đạo Phật cũng có một vị duy nhất là vị giải thoát. Như vậy, Đức Phật đã xác định rằng mục đích duy nhất của đạo Phật là giúp chúng sanh tu tập để đến chỗ giải thoát giác ngộ.

Trên lộ trình tu tập giải thoát thì Niết-Bàn là mục tiêu giải thoát cao nhất. Niết-Bàn tiếng Phạn là Nirvana có nghĩa là diệt độDiệt độ ở đây không có nghĩa là triệt tiêu hay tiêu diệt. Bởi vì nếu hoàn toàn bị tiêu diệt thì người chứng ngộ biến thành một tượng đá vô tri giác không biết gì. Diệt ở đây có nghĩa là đoạn tận tham sân sichấm dứt dòng nhân quả nghiệp báo, nghĩa là chấm dứt lậu hoặc gồm dục lậuhữu lậuvô minh lậu và kiến lậu. Độ có nghĩa là vượt qua khỏi biển khổ vô minh, lên bờ giác ngộ. Như vậy chúng ta có thể hiểu Diệt Độ là Niết-Bàn, là Diệt đế (trong Tứ Thánh Đế), là Giải thoát ra khỏi quy luật luân hồi nhân quả.

Giải thoát có hai loại: Hữu Dư Y Giải thoát hay Hữu Dư Y Niết-Bàn, chỉ  thánh chúng được giải thoát ngay khi còn sống tức còn thân mạng. Tuy sống và sinh hoạt với người bình thường mà vẫn an nhiêntự tạigiải thoát, không bị hoàn cảnh thế nhân chi phối. Khi thân hoại mạng chung, thì thể nhập Vô Dư Y Niết-Bàn. Vô Dư Y Niết-Bàn là bản thể thường còn, bất sinh bất diệt của vạn pháp hữu tình và vô tình, không thể dùng ngôn từ để diễn tả, cũng không thể dùng  ý căn ý thức hình dung đưa ra quan niệm giải thích.

 

III. PHƯƠNG TIỆN ĐƯA ĐẾN GIẢI THOÁT

Hành giả muốn đạt giải thoát tối hậu, theo giáo lý nhà Phật là phải tu tập Giới-Định-Tuệ không có con đường nào khác. Tu Giới-Định-Tuệ tức tu theo Bát chánh đạoBát chánh đạo là con đường đưa đến giải thoátBát chánh đạo gồm các yếu tố: Chánh tri kiếnChánh tư duyChánh ngữChánh nghiệpChánh mạngChánh tinh tấnChánh niệm và Chánh định.

Chánh tri kiếnChánh tư duy thuộc về Tuệ họcChánh ngữChánh nghiệpChánh mạng thuộc về Giới họcChánh tinh tấnChánh niệmChánh định thuộc về Định học. Về mặt Tuệ học, ngoài việc thông suốt Tứ thánh đế là: Khổ đếTập đếDiệt đế và Đạo đếhành giả cũng cần phải hiểu rõ về mười hai nhân duyên trong giáo lý Duyên Khởi để thực hành đúng pháp. Về mặt Giới học thì giữ gìn thân tâm trong sạch, làm việc lành tránh việc ác.  Muốn cô lập lậu hoặc thì phải thực hành thiền Địnhthiền QuánLậu hoặc gồm vô số ác pháp, trong đó có tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến v.v…

Về giáo lý Duyên KhởiĐức Phật đưa ra mười hai nhân duyên với định lý: “Cái này có cái kia có. Cái này diệt cái kia diệt”. Mười hai nhân duyên dính chặt vào nhau thành vòng tròn sinh tử. Đó là: Vô Minh, Hành, Thức, Danh SắcLục nhập, Xúc, Ái, Thủ, Hữu, Sanh, Già, Chết (khổ uẩn).  Vô Minh là duyên sanh Hành. Hành là duyên sanh Thức. Thức là duyên sanh Danh Sắc v.v… cứ như thế nối thành một vòng tròn, không có khởi đầu cũng không có chấm dứt. Hoặc Vô Minh diệt thì Hành diệt. Hành diệt thì Thức diệt v.v… Như vậy toàn bộ mắt xích bị tan rả. Hành giả được giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi.

Tu tập theo mười hai nhân duyênhành giả cũng thực hành Giới-Định-Tuệ. Tu Giới (Chánh ngữChánh nghiệpChánh mạng) sẽ cắt đứt tại mắt xích Hành, ba nghiệp thân, khẩu, ý được thanh tịnhNhân duyên Hành bị triệt tiêu thì toàn bộ các mắt xích cũng tan rả.  Hành giả được giải thoát.

 Hành giả tu Tuệ (Chánh tri kiếnChánh tư duyhiểu rõ nguyên nhân gây ra khổ đau chính là do tham dục khát ái. Cắt đứt mắt xích Ái thì vòng mắt xích mười hai nhân duyên cũng tan rả. Hành giả được giải thoát.  

Ngoài ra nhờ có Chánh tri kiến mà hành giả dẹp được những tri kiến mê lầm gọi chung là tà kiến, tức cắt đứt mắt xích Vô Minh.  Vì Vô Minh nên Tri kiến mới mê lầmTri kiến mê lầm, là cái thấy biết không đúng với chân lý Phật dạy mà cho là đúng. Hay là cái thấy biết cảnh vật không đúng như thật của người đang mang kính màu. Kính màu xanh thì hành giả thấy cảnh màu xanh, kính màu xám thì thấy cảnh bao trùm màu xám… Hoặc là cái thấy biết đối tượng do quá khứhiện tại, tương lai ảnh hưởng khiến tâm xúc cảm thương ghét nổi lên mà nhận định sai lầm về đối tượng.

Nhờ tu Tuệ nên hành giả giải thoát được tri kiến mê lầm, trả cái thấy biết mê lầm đó về cho cái thấy biết hiện tại chân thật bây giờ và ở đây, đúng như nó đang là nên gọi là Tri kiến giải thoát.  Nói rõ hơn nhờ có Chánh tri kiếnChánh tư duy nên hành giả lần lượt thanh lọc được dòng tâm thức uế nhiễm. Hành giả thúc liễm thân tâm, không dính mắc với tướng chung tướng riêng của bất cứ đối tượng nào, sau cùng không còn chấp trước thân này pháp nọ là ta hay của ta … nên thoát khỏi luyến ái, não phiền. Như vậy Tri kiến giải thoát là sự thấy biết chân chánh, thấy biết  như thật, nhờ áp dụng Phật Pháptinh cần tu tậpdần dần đoạn tận tham dục đạt được giải thoát khổ đau.

            Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyênhành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.

 
IV. KẾT LUẬN

            Theo quan niệm nhà Phật thì con người tự ràng buộc mình trong nỗi khổ đau do chính mình gây ra. Muốn thoát khổ thì cũng phải chính mình tháo gỡ sợi dây ràng buộc đó chứ không Thần Phật nào cứu rỗi, ban ơngiáng họa cho mình được. Trước khi thành đạoĐức Phật là một vị Thái tử sống trong nhung lụa vàng son. Khi ngộ ra con người sống ở thế gian này không một ai tránh khỏi  sanh, lão, bệnh, tử, nên người đã thoát ly khỏi cung vàng điện ngọc, bỏ lại vợ đẹp con thơ, ra đi tìm đường giải thoát. Sau khi thành đạo, trong 45 năm hoằng dương chánh phápĐức Phật đã tùy theo căn cơ của chúng sanh mà diễn thuyết. Dù pháp nào, thì chung quy cũng chỉ nhằm giúp chúng sanh thoát khổ giác ngộ.

            Muốn nếm được hương vị giải thoát, trước hết hành giả phải tự thân nỗ lực tu hành.  Dù tu theo pháp môn nào, hành giả cũng phải thâm nhập bốn nền tảng giáo lý của đạo Phật. Đó là mọi khổ đau của chúng sanh đều phát xuất từ một hay nhiều nguyên nhân. Và những nguyên nhân đó có thể giải trừ bằng đường lối tu tập tám ngành Bát Chánh Đạo. Đó chính là thực hành Tam Vô Lậu HọcGiới-Định-Tuệ.

Thực hành Giới-Định-Tuệ, đời sống đạo đức của hành giả được thăng hoa, tâm định tĩnh, trí tuệ phát sáng. Kết quả sơ khởi của việc tu tậphành giả được giải thoát khỏi một số ràng buộc như ý hay bất như ý trong đời sống hằng ngàyTiếp tục tinh cần hành trìbuông xả mọi khả ái, khả lạc, khả ưu, khả sân, thường xuyên sống trong chánh niệmthể nhập Giới-Định-Tuệ, hành giả sẽ thực thụ trải nghiệm trạng thái Xả, là trạng thái tâm hoàn toàn tự do trước mọi vướng bận của cuộc đời. Bấy giờ có thể nói  hành giả đã an toàn giải thoátan trú trong Hữu Dư Y Niết-Bàn ./.

           

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

 (Thiền thất CHÂN TÂM - August 13-2022)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14208)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thứcchuyển hóa tâm linh...
(Xem: 15531)
Đối với vũ trụ học Phật Giáo, vòng lưu chuyển của đời sống của một vũ trụtuần hoàn. Có một thời điểm hình thành (thành), một thời điểm trải qua (trụ), một thời điểm suy tàn...
(Xem: 13233)
Với trí tuệ của bậc toàn giác, Đức Phật đã chỉ ra chân lí của sự sống, rằng mọi loài sống trên trái đất này đều có quan hệ hữu cơ, gắn bó khăng khít với nhau...
(Xem: 19390)
Nghiệp là một trong các giáo lý căn bản của Phật giáo. Mọi việc khổ vui, ngọt bùi trong hiện tại của chúng ta đều do nghiệp của quá khứhiện tại chi phối.
(Xem: 24663)
Làm sao cái Biết nhận thức được tự tính không của đối tượng? Đối tượng mà ta nhận thấy (nhận biết của tâm) thật ra chỉ là thấy hình ảnh không của đối tượng mà thôi.
(Xem: 15770)
Chú Đại bi còn có những tên gọi sau: Thiên thủ thiên nhãn quảng đại viên mãn vô ngại đại bi tâm đà-la-ni, Quảng đại viên mãn đà-la-ni...
(Xem: 37865)
Có thể nói nguyên nhân sâu xathen chốt nhất của sự biến mất truyền thống Tăng bảo trong Phật giáo Nhật Bản hiện tạibản thể giới luật của Tăng không được coi trọng.
(Xem: 13496)
Theo truyền thuyết, không lâu trước khi nhập niết bàn, Đức Phật đã trả lời Ananda, thị giả theo hầu cận Phật nhiều năm, khi vị này xin Phật chỉ dẫn cách đối xử cho các vị tỳ kheo...
(Xem: 13125)
Tu hành Duy thứcđạt đến hai vô ngã bằng cách biết ngã và pháp không là gì ngoài sự biến hiện của tâm thức. Nói cách khác, ngã và pháp chỉvọng tưởng không thật.
(Xem: 17204)
Ý thức là cái hoạt động mạnh nhất ở nơi con người; cho nên, cái gì tốt đẹp nhất cũng như cái gì xấu xa nhất của con người đều do ý thức tạo ra. Cũng ý thức là cái thức biến đổi...
(Xem: 13220)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài việc chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc. Những lời dạy của Ngài thật giản dị nhưng lại hết sức thiết thực...
(Xem: 17406)
Chữ Phật không phải là một danh từ riêng, mà là một danh hiệu. Trong truyền thống Phật giáo, có nhiều vị Phật trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai.
(Xem: 21692)
Đối với đạo Phật, học thuyết âm dương chỉ là tưởng tri của các học giả, không thể là chân lý. Vậy chân lý của đạo Phật là gì? Có thể gói gọn trong một chữ “Khổ”.
(Xem: 13273)
Ở trong Tứ thánh đế, Diệt thánh đếchân lý cứu cánh, là chân lý tuyệt đối, là chân lý duy nhất, là chân lý tối hậu được chứng nhập bằng Đệ nhất nghĩa trí.
(Xem: 14435)
Phật Giáo, nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kinh nghiệm trực tiếp trong vấn đề nghiên cứu tâm lý học. Nếu chỉ chú trọng duy nhất vào lý thuyết thì sẽ đánh mất đi những điều căn bản.
(Xem: 12876)
Nhiều người muốn tạo sinh vì nhiều lý do khác nhau. Hoặc là họ muốn làm sống lại một người thân yêu đã chết. Hoặc là họ muốn mình trường sanh bất tử.
(Xem: 13688)
Phật giáo cho rằng sự li hợp thành bại của hết thảy việc người trên thế gian này, đều không tách rời nguyên tắc “Nhân duyên quả báo”, kệ nhân quả ba đời nói rằng...
(Xem: 28665)
Tác phẩm này là công trình nghiên cứu mang tính khoa học, nhưng nó có thể giúp cho các nhà nghiên cứu về Phật giáo tìm hiểu thêm về lịch sử Phật giáo...
(Xem: 23439)
Thế giớichúng ta đang sống luôn bất an, bất toàn và tạm bợ mà trong kinh A Di Đà gọi là trược thế... Thích Viên Giác
(Xem: 34428)
Thiếu CHÁNH KIẾN trong sự tu hành chẳng khác gì một kẻ đi đường không có BẢN ĐỒ, không có ÁNH SÁNG rất dễ bị dẫn dụ đi theo đom đóm, ma trơi.
(Xem: 28902)
Nguyễn Du cho chúng ta thấy rằng Cụ không những là một người am hiểu sâu xa về Phật giáo mà còn là một hành giả tu tập Thiền tông qua Kinh Kim Cương... Đại Lãn
(Xem: 32218)
Đức Phật khi còn tại thế đã luôn luôn từ chối việc dùng giáo lý để thỏa mãn khao khát kiến thức con người... Nguyễn Điều
(Xem: 11340)
Chỗ ấy chính là Niết Bàn Diệu Tâm Thật Tướng, Vô Tướng, là Như Lai tạng, là Chơn Như, tịch diệt... HT Thích Như Điển
(Xem: 12013)
Trong kinh A Hàm, Đức Phật đã chỉ dạy các đệ tử không nên để tâm rong ruổi đến những cảnh giới viễn vông xa rời thực tế. Phật pháp là những gì thân thiết...
(Xem: 26330)
‘Sự quyến rũ của Đạo Phật Trong Thế Giới Mới’ được tuyển dịch từ những bài viết và pháp thoại của nhiều bậc Tôn túc và các học giả Phật Giáo nổi tiếng thế giới...
(Xem: 17413)
Phật Giáo khuyên chúng ta phải luôn giữ sự chính xác và phải chú tâm đến từng cảm nhận của mình trong cuộc sống, trong mỗi tư duy, trong từng xúc cảm, và mỗi hành động của mình.
(Xem: 14545)
Ta có thể tìm thấy thông tin về bức hình trên của Phật Thích-ca trong hai tài liệu sau đây. Một là, trong tác phẩm Vrai Zen của thiền sư Taisen Deshimaru (1914-1982).
(Xem: 34559)
Không thể có một bậc Giác Ngộ chứng nhập Niết Bàn mà chưa hiểu về mình và chưa thấy rõ gốc cội khổ đau của mình.
(Xem: 13146)
Chuyển ngữ kinh không chỉ sẽ thuận lợi trong việc hoằng pháp, mà còn dễ dàng đưa giáo pháp Đức Phật vào nền văn hóa dân gian qua các dạng khác như chuyện cổ tích, ca dao...
(Xem: 12294)
Tóm lại Phật Giáo Nguyên ThủyPhật Giáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khác nhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hay hai chủ trương tu tập khác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.
(Xem: 13428)
Sự tái sinh có đúng là một sự tiếp nối liên tục của nhiều kiếp sống sinh học khác nhau hay là trái lại đấy chỉ là các thể dạng tâm thần khác nhau có thể (hay không có thể)...
(Xem: 40563)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 26978)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 14480)
Nếu chúng ta là người Phật tử thì ngày 23 tháng chạp không nên theo tập tục văn hóa mê tín dị đoan mua cá chép vàng về để giết hại cúng Ông Táo, việc làm ấy sai trái đạo lý...
(Xem: 13274)
Phật Giáo là một trong những tôn giáo đầu tiên có giáo đoàn cho ni giới (đại khái là nữ tu sĩ). Giáo đoàn này được thành lập năm năm sau khi Đức Phật thành đạo.
(Xem: 13478)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 12549)
Phật giáo nhận thấy rằng tất cả mọi người và mọi chúng sanh đều phụ thuộc lẫn nhau. Mặc dù thân và tâm của mọi người khác nhau nhưng mọi người vẫn tương quan với nhau.
(Xem: 13172)
Với Duy thức học, mắt, tai… là các căn. Căn có hai phần, là “phù trần căn” và “thắng nghĩa căn”. “Phù trần căn” là năm giác quan mắt, tai… mà ta có thể nhận biết.
(Xem: 12336)
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân...
(Xem: 11821)
Đạo Phật đã tồn tại và phát triển 2600 năm kể từ khi Đức Phật giác ngộ lúc 35 tuổi. Giáo lý của Ngài được đặc trên nền tảng Từ biTrí tuệ qua sự chứng nghiệm của Ngài.
(Xem: 12601)
Con người và loài thú đều giống nhau: đói thì kiếm ăn, khát thì kiếm nước uống, cũng đều duy trì bản năng sinh tồn như nhau... Thích Trí Giải
(Xem: 17685)
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai lầm cố hữu, những vướng mắc lâu đời...
(Xem: 12236)
Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiện giúp đạt được Giác NgộTrí Tuệ, và đối nghịch với Trí TuệVô Minh. Vậy muốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh.
(Xem: 12773)
Từ nhiều thông tin, cách thờ phượng và sự phát triển khác nhau, hiện nay đạo Phật dường như đang dần dần thâm nhập vào nền văn hóa của toàn thế giới.
(Xem: 18461)
An cư nghĩa là khoảng thời gian người xuất gia chuyên tâm tu trì lời Phật dạy hay còn gọi là thúc liễm thân tâm theo giáo phápgiới luật do Đức Phật tuyên thuyết.
(Xem: 14321)
Ý nghĩa tôn giáo của giáo lý Duyên khởi nhấn mạnh giáo lý về học thuyết của nghiệp (karma)- giải thích căn bản của sự đau khổ trong sự tồn tại của con ngườithế giới.
(Xem: 13022)
Dù có ánh nắng vàng rực rỡ hay không, sắc diện của Đức Thế Tôn vẫn như vầng trăng rằm. Đôi mắt dịu hiền từ bi tỏa rộng... Nguyên Siêu
(Xem: 11337)
Dựa theo tinh thần Phật giáo, do nhân duyên hòa hợp tất cả những nghiệp duyên từ trong những đời quá khứkiến tạo ra con người trong kiếp này.
(Xem: 12180)
Tâm ý không mang bản chất thương hay ghét, thích hay không thích. Tâm ý (mind) có nghĩa là “khả năng hiểu biết” (knowing faculty), “khả năng tri nhận” (cognizing faculty).
(Xem: 13494)
Một khi chánh trí kiến (right understanding) đã phân biệt được cái ảo giác về tự ngã (self created ego) rồi thì mối quan hệ sẽ trở nên thân hữuhuynh đệ hơn.
(Xem: 10867)
Chúng ta phóng sanh loài khác chính là phóng sanh cho chính chúng ta, chúng ta cứu giúp sự sống của người khác chính là cứu giúp sự sống của chính chúng ta.
(Xem: 11094)
Tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên xuất bản năm 1933 là cuốn tiểu thuyết mở đầu cho sự nghiệp sáng tác của nhà văn Khái Hưng... Hoàng Như Mai
(Xem: 10315)
Câu chuyện về các tôn giáo lớn của Ấn Độ bắt đầu tại vùng thung lũng Ấn Hà vào khoảng 2,500 năm trước công nguyên. Ở đó thổ dân Dravidian đã thiết lập nền văn minh Harappa cực thịnh...
(Xem: 28949)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 25331)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 26890)
Giáo lý đạo đức của Đại thừa được đề ra trong học thuyết về các ‘Ba-la-mật’ (pāramitā), khởi đầu là sáu, gồm: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền địnhtrí tuệ ba-la-mật.
(Xem: 25807)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 18698)
Để thực hành lòng từ, trước nhất là bạn nên trực tiếp giúp đỡ họ nhu cầu về thức ăn, chỗ ở, thuốc men v.v… Nhưng điều đó chưa đủ, mà bạn cần phải ngăn chặn nguyên nhân...
(Xem: 23080)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 34611)
Do tánh Không nên các duyên tập khởi cấu thành vạn pháp, nhờ nhận thức được tánh Không, hành giả sẽ thấy rõ chư hành vô thường, chư pháp vô ngã, cuộc đời là khổ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant