Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Jana Igunma | Huỳnh Kim Quang dịch: ‘Cuộc hành trình’ dài của Đức Phật tới Châu Âu và Châu Phi

29 Tháng Ba 202310:47(Xem: 1436)
Jana Igunma | Huỳnh Kim Quang dịch: ‘Cuộc hành trình’ dài của Đức Phật tới Châu Âu và Châu Phi
Jana Igunma | Huỳnh Kim Quang dịch:
‘Cuộc hành trình’ dài của Đức Phật tới Châu Âu và Châu Phi

Hanh-Trinh-Dai-cua-Duc-Phat-01-780x470

Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai. Không phải đức Phật bằng xương bằng thịt đã đến hai lục địa đó lúc Ngài còn tại thế. Nhưng đó là một câu chuyện vô cùng thú vị về một hiện tượng lịch sử đã được sử sách nói đến cách nay cả ngàn năm.

Trong cuốn “Thiền Định Phật Giáo, Khởi Nguyên Và Ảnh Hưởng,” Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ đã nêu ra một sự kiện rất lạ lùng về sự xuất hiện của đức Phật dưới tên Thánh Josaphat trong Thiên Chúa Giáo. Hòa Thượng viết như sau:

“Một hiện tượng lịch sử cũng khá hy hữu. Ít nhất từ thế kỷ 11, đức Phật dưới danh hiệu Josaphat trong danh sách các Thánh truyền đạo và tử đạo, với ngày lễ hẳn hoi trong cả hai Giáo hội phương Đông và phương Tây, chỉ từ khi phát hiện nguồn gốc, người ta mới nhận ra tiểu sử của Thánh chính là cuộc đời của Phật.”[1]

Người trông coi bảo tàng tại Thư Viện British Library ở London, Anh Quốc, là bà Jana Igunma[2] đã viết rất kỹ về câu chuyện kỳ lạ trên trong bài viết “The Buddha’s long ‘journey’ to Europe and Africa” [‘Cuộc hành trình’ dài của đức Phật tới Châu Âu và Châu Phi], được đăng trên trang blog của Thư Viện này trước cuộc triển lãm vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020.

Dưới đây, chúng tôi xin dịch toàn văn bài viết này để cống hiến cho người đọc tham tường về sự kiện lịch sử kỳ bí ấy.

Người Châu Âu ngày càng trở nên có hứng thú với các nền văn hóatôn giáo của Trung Đông và Châu Á, hay điều mà sau này họ gọi là ‘Đông Phương’, như là một kết quả của các mối quan hệ trao đổi trong suốt kỷ nguyên thứ nhất của Tây Lịch. Các hình ảnh của đức Phật với chữ Hy Lạp ΒΟΔΔΟ (‘Boddo’ để chỉ Đức Phật – Buddha) được tìm thấy trên các đồng tiền vàng từ đế quốc Kushan[3] vào thế kỷ thứ hai Tây Lịch. Đức Phật đã được đề cập đến trong một nguồn tài liệu bằng tiếng Hy Lạp, ‘Stromateis’[4], được viết bởi Clement of Alexandria vào khoảng đầu năm 200 Tây Lịch, và một nguồn tài liệu khác nói đến đức Phật được phát hiện trong tác phẩm ‘Adversus Jovinianum’[5] được viết bởi St Jerome vào năm 393 Tây Lịch. Một truyền thuyết tôn giáo được lấy cảm hứng từ ‘Cuộc Đời Của Đức Phật’ được biết đến rộng rãi trong truyền thống Ba Tư-Do Thái và các phiên bản rất sớm bằng tiếng Ba Tư, Ả Rập, Do Thái, Armenian và Georgian đã được phát hiện. Câu chuyện đã trở thành phổ biến được biết như là ‘Barlaam và Josaphat’ vào thời trung cổ của Châu Âu. Danh xưng Josaphat, trong tiếng Ba Tư và Ả Rập được đánh vần một cách khác là Budasf, Budasaf, Yudasaf hay Iosaph, là sự sửa đổi sai lầm của danh hiệu Bồ-tát đại biểu cho ‘đức Phật sẽ thành’, là nói đến Thái Tử Tất-đạt-đa là người giác ngộ thành đức Phật Cồ-đàm.

Nhiều mảnh của các phiên bản rất sớm của truyền thuyết có vẻ đã được lưu trữ trong các văn bản thuộc Ma Ni Giáo (Manichean)[6] tại Duy Ngô Nhĩ và Ba Tư từ Turfan,[7] và người ta nghĩ rằng những văn bản thuộc Ma Ni Giáo có thể đã truyền đi câu chuyện đức Phật tới Tây Phương. Từ đó câu chuyện đã được dịch sang tiếng Ả Rập, và tiếng Do Thái-Ba Tư và Syriac. Một phiên bản tiếng Hy Lạp rất sớm đã được cho là của Thánh John (675-749 Tây Lịch) tại Thành Damascus trong hầu hết các nguồn tài liệu Thời Trung Cổ, mặc dù các nghiên cứu hiện nay bác bỏ sự quy kết này trong khi có nhiều khả năng tu viện Euthymios của Georgia đã thực hiện việc phiên dịch từ tiếng Georgian sang tiếng Hy Lạp vào thế kỷ thứ 10 Tây Lịch. Nó đã trở nên đặc biệt phổ biến trong thế giới Thiên Chúa Giáo sau khi nó được phiên dịch sang nhiều thứ tiếng khác nhau vào Thời Trung Cổ, gồm tiếng La Tinh, Pháp, Provençal[8], Ý, Tây Ban Nha, Anh, Ái Nhĩ Lan, Đức, Tiệp, Serbian, Hòa Lan, Na Uy, và Thụy Điển.

blank
Một miêu tả về Josaphat của Thiên Chúa Giáo, bản thảo thế kỷ thứ 12. (www.en.wikipedia.org)

Việc lưu truyền truyền thuyết về Barlaam và Josaphat vào Thời Trung Cổ ở Châu Âu là một hiện tượng văn hóa có một không hai vào lúc ấy. Nhiều phiên bản thơ và kịch về truyền thuyết này đã trở thành thứ mà ngày nay được gọi là ‘bán chạy nhất’. Trong Thiên Chúa Giáo ở Châu Âu hai danh hiệu này được biết đến một cách phổ biếnđức Phật như là Thánh Josaphat đã trở thành vị Thánh có ngày lễ riêng của Ngài trong lịch Thiên Chúa Giáo vào ngày 27 tháng 11 hàng năm.

Mặc dù dựa vào câu chuyện về Cuộc Đời của Đức Phật, nội dung của truyền thuyết về Barlaam và Josaphat đã bị cắt xén và thêm thắt để làm cho nó phù hợp với tín đồ Thiên Chúa Giáo. Trong câu chuyện đã được Thiên Chúa Giáo hóa, một chiêm tinh gia tiên đoán rằng thái tử sơ sinh của nhà vua Avennir (hay Abenner) tại Ấn Độ, là Josaphat, sẽ trở thành một tín hữu của Thiên Chúa Giáo. Để ngăn cản điều này, nhà vua cấm vị thái tử rời khỏi hoàng cung. Vị thái tử trẻ đã được nuôi dưỡng để không biết đến bệnh tật, già yếu và cái chết. Tuy nhiên, vị thái tử đã phát hiện ra những nguy hiểm đối với cuộc sống trong những chuyến du ngoạn từ cung điện khi ngài gặp một người bị bệnh cùi và một người đàn ông mù, một ông cụ già yếu và cuối cùng là một xác chết. Tới thời điểm này thì những tương đồng giữa câu chuyện về đức Phậttruyền thuyết về Barlaam và Josaphat đã rõ ràng, mặc dù các danh xưng đã bị sửa đổi: Vua Tịnh Phạn (Suddhodana) trở thành Vua Avennir, và Thái Tử Tất-đạt-đa trở thành Josaphat (thay cho Bồ-tát – Bodhisattva). Rồi nhiều sự kiện trong truyền thuyết về Barlaam và Josaphat đã đổi khác, và một số nhân vật đã bị trộn lẫn với những người khác, chẳng hạn như người chống lại Đức Phật là Đề-bà-đạt-đa (Devadatta) và chúa tể của dục vọng Mara.

Một phiên bản tiếng Đức tiếp tục câu chuyện rằng sau khi hiểu về bệnh tật, già yếu và chết, Josaphat đã gặp nhà tu khổ hạnh Thiên Chúa Giáo Barlaam là người đã cải đạo cho thái tử. Cha của Josaphat đã cố gắng lôi người con trai của ông ra khỏi niềm tin mới. Ông ấy đã đe dọa người con trai và rồi ông ấy đã hứa trao nửa vương quốc của ông cho con trai, nhưng tất cả đều thất bại. Sau đó nhà vua gặp thầy phù thủy Theodas – một tên đổi khác của Đề-bà-đạt-đa – là người đã khuyên ông mang đến cho Josaphat nhiều con gái đẹp để quyến rũ ngài, nhưng cũng không thành công. Trong câu chuyện của đức Phật những hoàn cảnh này được liên kết với Ma Vương chứ không phải Đề-bà-đạt-đa. Josaphat cũng bị tấn công bởi ma quỷ của Theodas mà ngài đã chiến đấu. Josaphat quyết định đi xuất gia và làm một ẩn sĩ cho đến trọn đời. Trong vùng hoang dã của sa mạc ngài đã bị thú dữma quỷ tấn công. Cuối cùng ngài đã gặp lại nhà tu khổ hạnh Barlaam, và họ đã lần lượt qua đời sau đó không lâu.

Truyền thuyết này đã trở nên đặc biệt phổ biến tại Đức qua bài thơ tiếng Đức của nhà thơ người Áo Rudolf von Ems[9] mà đã được làm dựa vào phiên bản tiếng La Tinh vào khoảng năm 1230 Tây Lịch. Tại Scandinavia[10] một bản dịch sang tiếng Scandinavian Cổ (Old Norse)[11] đã được Vua Haakon Haakonsøn ra lệnh thực hiện vào thế kỷ thứ 13, làm cơ bản cho các bản dịch sau này sang tiếng Na Uy và Thụy Điển. Từ các bản dịch tiếng Syriac sang tiếng Slavonic Cổ và rồi tới các bản dịch sang tiếng Nga và Serbian cũng được thực hiện.

Kỹ thuật in ấn đã giúp thực hiện hàng loạt các bản sao của truyền thuyết về Barlaam và Josaphat làm cho nó được tiếp cận rộng rãi hơn rất nhiều. Những hình ảnh của Barlaam và Josaphat được thêm vào trang bìa trước của các tác phẩm được in thường xuyên hơn. Dù sự biểu hiện nghệ thuật của những hình ảnh như vậy được đặc trưng bởi phong cách Châu Âu của thời đó, dựa vào trí tưởng tượng của các nghệ sĩ là những người chưa bao giờẤn Độ, có thể xác định một số hoàn cảnh được nhiều người biết đến từ Cuộc Đời của Đức Phật. Những hoàn cảnh này gồm sự ra đời của đức Phật như là một thái tử, bốn cuộc gặp gỡ của ngài, sự xuất gia của ngài, Ma Vương tấn công và Đề-bà-đạt-đa chống phá.

Châu Âu không phải là điểm đến cuối cùng của câu chuyện đức Phật trong hình thức của truyền thuyết về Barlaam và Josaphat. Sự hiện hữu của câu chuyện này cũng được biết đến tại Ethiopia, có lẽ trước thế kỷ 16. Nó được ghi bởi Abha Bahrey, sử gia người Ethiopian thế kỷ 16 là người đã đề cập đến câu chuyện trong cuốn sách, có thể là bản dịch sang tiếng Ge’ez (Ethiopic) từ tiếng Hy Lạp, trong ‘Thánh Thi của Christ’ của ông vào năm 1528 Tây Lịch. Sau khi chính thức theo Thiên Chúa Giáo vào năm 330 Tây Lịch, các tín đồ Thiên Chúa Giáo ở Ethiopia đã bắt đầu dịch các văn bản thiêng liêng: Thánh Kinh, Tân Ước và năm quyển đầu của Cựu Ước (Pentateuch) sang tiếng Ge’ez. Nhiều tác phẩm đã được biên soạn lần đầu tiên bằng tiếng Aramaic[12] hay tiếng Hy Lạp chỉ được lưu trữ đầy đủ bằng tiếng Ge’ez như là các thánh thư của Giáo Hội Ethiopia. Có rất nhiều kinh điển còn tồn tại duy nhất bằng tiếng Ge’ez.

Bản dịch khác sang tiếng Ge’ez với tựa đề Baralam và Yewasef đã được thực hiện từ bản tiếng Ả Rập của Bar-sauma ibn Abu ‘l-Faraj bởi một ‘Enbiikom’, hay Habakkuk,[13] cho vua ‘Galawdewds’, hay Claudius. Nó đã được ghi niên đại ‘A.M. 7045’ là tương đương với năm 1553 Tây Lịch. Một bản sao còn tồn tại đã được viết vào triều đại của vua ‘Iyasu II (1730-55 Tây Lịch).


Tài liệu tham khảo và đọc thêm:

  • Barlaam and Iosaph. Encyclopaedia Iranica (retrieved 06.06.2019);
  • Budge, E. A. W. S. Baralâm and Yĕwâsěf: Being the Ethiopic version of a Christianized recension of the Buddhist legend of the Buddha and the Bodhisattva. Cambridge: Cambridge University Press, 1923;
  • Cordoni, Constanza and Matthias Meyer (ed.) Barlaam und Josaphat: Neue Perspektiven auf ein Europäisches Phänomen. Berlin, Munich, Boston: De Gruyter, 2015;
  • Hayes, Will. How the Buddha became a Christian Saint. Dublin: Order of the Great Companions, 1931;
  • Schulz, Siegfried A. “Two Christian Saints? The Barlaam and Josaphat Legend.” India International Centre Quarterly, vol. 8, no. 2, 1981, pp. 131–143. JSTOR (retrieved 03.06.2019);
  • Toumpouri, Marina. Barlaam and Iosaph. A companion to Byzantine illustrated manuscripts edited by Vasiliki Tsamakda. Leiden, Boston: Brill, 2017, pp. 149-168.

Chú thích của người dịch:

[1] Thích Tuệ Sỹ, Thiền Định Phật Giáo, Khởi Nguyên Và Ảnh Hưởng, Hội Đồng Hoằng Pháp GHPGVNTN, 2022, tr. 180.

[2] Jana Igunma là Người Trông Coi Bảo Tàng Viện Henry Ginsburg cho các Bộ Sưu Tập Thái Lan, Lào và Cam Bốt tại Thư Viện Bristish Library ở London, nơi bà đã được tham gia vào việc nghiên cứu, số hóa, và trưng bày tài liệu Đông Nam Á kể từ năm 2004. Bà tốt nghiệp Cao Học Lịch Sử Đông Nam Á năm 1996 và Thư Viện và Khoa Học Thông Tin vào năm 2003 từ Đại Học Humboldt University ở Bá-linh, Đức. Các lãnh vực chuyên môn của bà là ngôn ngữ, văn học, cổ ngữ và nghệ thuật của Thái Lan, Lào và Cam Bốt. Bà là tác giả của nhiều bài nghiên cứu và các chương sách về các bản thảo, nghệ thuật sách và lịch sử sách, may dệt, nghệ thuật trang trí và thiết kế tại lục địa Đông Nam Á. Các tác phẩm đã xuất bản của bài gồm có “The history of the book in Southeast Asia: the Mainland,” Oxford xuất bản tại New York năm 2013; và “Buddhism illuminated: Manuscript art from Southeast Asia,” viết với San San May, London, 2018. Bà cũng viết nhiều bài đăng trên internet. Bà là ủy viên của Nhóm Southeast Asia Library Group và thành viên của Hội Association of Southeast Asian Studies (Anh Quốc), và cũng là hội viên European Association for Southeast Asian Studies, theo www.granshan.com.

[3] Đế Quốc Kushan, có tên chữ Hán là 貴霜 (Quý Sương) là một đế quốc hỗn tập, được thành lập bởi người Yuezhi (月氏 Nguyệt Chi) tại miền tây Trung Hoa vào thế kỷ thứ nhất Tây Lịch. Đế quốc này một thời bao trùm các lãnh thổ mà ngày nay của  Uzbekistan, Afghanistan, Pakistan, và Bắc Ấn Độ, ít nhất rộng tới Saketa và Sarnath gần Varanasi (Benares) của Ấn. Đế quốc này do Hoàng Tử Kujula Kadphises (丘就卻 Khâu Tựu Khước) thành lập vào thế kỷ thứ nhất Tây Lịch và trở thành Hoàng Đế đầu tiên của Kushan. Kushan là nhà nước bảo hộ Phật Giáo, và bắt đầu từ Hoàng Đế Kanishka đã đưa thêm Bái Hỏa Giáo vào đền thờ. Kushan đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá Phật Giáo tới Trung Á và Trung Hoa, theo https://en.wikipedia.org.

[4] Tác phẩm Stromata, là viết sai từ chữ Stromateis, có nghĩa là “Linh Tinh,” được cho là của Clement of Alexandria (150 –215 Tây Lịch), là cuốn thứ ba của bộ ba tác phẩm viết về cuộc sống của tín đồ Thiên Chúa Giáo. Các bản thảo lâu đời nhất có niên đại vào thế kỷ thứ 11. Tác phẩm này có tên là Stromateis (“Linh Tinh”) bởi vì nó nói đến nhiều vấn đề khác nhau, theo https://en.wikipedia.org.

[5] Vào năm 393 Tây Lịch, trong bộ luận dài của ông “Adversus Jovinianum,” Jerome đã bác bỏ lập trường của Jovinian về hôn nhân đối với phụ nữ. Jovinian cho rằng “các thiếu nữ đồng trinh, phụ nữ góa chồng, và phụ nữ đã có chồng” đều có thân phận bình đẳng như những tín đồ Thiên Chúa Giáo. Trên cơ bản Jerome không đồng ý điều này. Ông mạnh mẽ thúc giục phụ nữ không kết hôn và giữ gìn trinh tiết. Các trường học ưu tú ngày nay phần lớn đã áp dụng một biến thể của chủ trương của Jerome, với chủ nghĩa đồng tính nữ thay thế trinh tiết. Mặc dù vậy, tác phẩm Adversus Jovinianum của Jerome vẫn bị đánh giá thấp, theo www.purplemotes.net.

Jerome, tiếng La Tinh là Eusebius Sophronius Hieronymus, cũng được biết là Jerome of Stridon (tên một ngôi làng nơi ông sinh), sinh vào khoảng năm 342-347 và mất ngày 30 tháng 9 năm 420. Ông là Linh mục Thiên Chúa Giáo, người giải tội, nhà thần học và sử gia. Ông thường được biết đến như là Thánh Jerome. Ông nổi tiếng với bản dịch Thánh Kinh sang tiếng La Tinh và các giải thích của ông về Kinh Thánh, theo https://en.wikipedia.org.

[6] Niềm tin vào chủ nghĩa nhị nguyên tôn giáo hỗn hợp bắt nguồn từ Ba Tư vào thế kỷ thứ 3 Tây Lịch và dạy cách giải phóng linh hồn khỏi vật chất thông qua sự khổ hạnh, theo Từ Điển Điện Tử https://www.merriam-webster.com.

Để được là tín đồ Ma Ni Giáo thì phải tuân theo triết lý của Ma Ni Giáo, là tôn giáo cổ xưa phân chia mọi thứ ra thành thiện hay ác. Nó cũng có nghĩa là “nhị nguyên,” vì nếu bạn là một tín đồ Ma Ni Giáo thì bạn nhìn mọi thứ bằng đen và trắng. Ma Ni Giáo đến từ chữ Mani là tên của một tông đồ sống tại Mesopotamia vào thập niên 240s Tây Lịch, là người đã thuyết giảng tôn giáo hoàn vũ dựa vào điều mà chúng ta ngày nay gọi là thuyết nhị nguyên. Manichaeism trong tiếng Trung Hoa là 摩尼教 Ma Ni Giáo, hay 明教 Minh Giáo vẫn còn tồn tạiTrung Quốc ngày nay, theo https://en.wikipedia.org.

[7] Turpan, cũng được biết là Turfan hay Tulufan, tiếng Trung Hoa là 吐鲁番 (Thổ Lỗ Phiên), là thành phố cấp tỉnh nằm ở phía đông của khu vực tự trị Tân Cương tại Trung Quốc.

[8] Provençal cũng là tên quen thuộc được đặt cho phiên bản cũ hơn của tiếng Occitan được sử dụng bởi những người hát dạo trong văn học Thời Trung Cổ, khi tiếng Pháp cổ hay tiếng d’oïl chỉ giới hạn ở các khu vực phía bắc nước Pháp, theo https://en.wikipedia.org.

[9] Rudolf von Ems sinh tại Vorarlberg ở Áo Quốc. Ông lấy tên của mình từ tòa lâu đài Hohenems gần Bregenz. Ông là một hiệp sĩ phục vụ cho Bá Tước Montfort. Các tác phẩm của ông được viết từ năm 1220 và 1254 Tây Lịch. Ông được cho là đã chết trong lúc tháp tùng Vua Conrad IV trên đường tiến vào Ý vào năm 1254. Ông là một trong những nhà thơ uyên bácảnh hưởng nhất của thời đại ông, dù không phải tất cả các tác phẩm của ông đều được bảo trì, theo https://en.wikipedia.org.

[10] Scandinavia là tiểu khu vực tại Bắc Âu, với các mối quan hệ chặt chẽ về lịch sử, văn hóa, và ngôn ngữ giữa các dân tộc hình thành của nó. Trong tiếng Anh, Scandinavia thường chỉ cho Đan Mạch, Na Uy, và Thụy Điển. Đôi khi nó cũng có thể chỉ một khu vực hẹp hơn là Bán Đảo Scandinavian Peninsula (bỏ Đan Mạch nhưng lại gồm một phần của Phần Lan), hay khu vực rộng hơn gồm tất cả Phần Lan, Ái Nhĩ Lan, và Quần Đảo Faroe, theo https://en.wikipedia.org.

[11] Old Norse, Old Nordic, hay Old Scandinavian, là giai đoạn phát triển của địa phương ngữ Miền Bắc Nước Đức trước khi chúng phân ra thành các ngôn ngữ Bắc Âu. Tiếng Bắc Âu Cổ (Old Norse) được nói bởi những người định cư của vùng Bắc Âu (Scandinavia) và những nơi định cư ở nước ngoài của họ trùng hợp theo thứ tự thời gian với Thời Đại Viking (thời kỳ cướp biển và thương buôn ở Bắc Âu từ thế kỷ thứ 8 đến 11 Tây Lịch), Thiên Chúa Giáo hóa vùng Bắc Âu và sự hợp nhất của các vương quốc Bắc Âu từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 15, theo https://en.wikipedia.org.

[12] Aramaic là ngôn ngữ của những phần dài của 2 cuốn Thánh Kinh của Daniel và Ezra. Đó là ngôn ngữ của Pháp Điển Do Thái.

Trong thế kỷ thứ 12 trước Tây Lịch, những người đầu tiên nói tiếng Aramaic đã bắt đầu sống tại nơi mà ngày nay là Syria, Iraq và Miền Đông Thổ Nhĩ Kỳ. Là ngôn ngữ chính thức của Đế Quốc Achaemenid (là đế quốc Iran cổ đại được thành lập bởi Cyrus Đại Đế vào năm 550 trước Tây Lịch và cũng là Đế Quốc Ba Tư Đầu Tiên), nó trở thành ngôn ngữ quan trọng nhất tại Trung Đông. Những người nói tiếng Do Thái đã mang ngôn ngữ này tới Bắc Phi và Châu Âu. Những tín đồ Thiên Chúa Giáo đã mang ngôn ngữ này tới Ba Tư, Ấn Độ và ngay cả tới Trung Hoa.

Vào thế kỷ thứ 7 Tây Lịch, tiếng Aramaic đã không còn là ngôn ngữ quan trọng nhất tại Trung Đông. Tiếng Ả Rập đã trở thành ngôn ngữ quan trọng mới. Tiếng Aramaic vẫn còn được nói bởi nhiều cộng đồng người Do Thái, người Mandaeans (còn được gọi là Mandaean Sabians hoặc đơn giản là Sabians, là một nhóm tôn giáo và sắc tộc) và một số tín đồ Thiên Chúa Giáo. Nhiều nhóm nhỏ người vẫn nói tiếng Aramaic tại nhiều vùng của  Trung Đông, theo https://simple.wikipedia.org.

[13] Habakkuk hay Habacuc, người sống vào khoảng năm 612 trước Tây Lịch, là một nhà tiên tri có những lời tiên tricầu nguyện được ghi trong “Book of Habakkuk,” cuốn sách thứ 8 trong 12 sách tiên tri nhỏ được sưu tập trong Thánh Kinh tiếng Do Thái. Ông được tôn kính bởi tín đồ Do Thái, Thiên Chúa Giáo, và Hồi Giáo, theo www.en.wikipedia.org.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 5273)
Thời Đức Phật tại thế, Ấn Độít nhất mười sáu tiểu vương quốc, mỗi vương quốc đều có ngôn ngữ hay phương ngữ riêng, nhưng có lẽ người dân của mỗi nước đều có thể giao tiếp và hiểu nhau được.
(Xem: 5834)
Trong các kinh sách thừa hưởng từ [Phật giáo] Ấn Độ thì nguyên tắc căn bản đó lúc thì được gọi là "tâm thức tự tại
(Xem: 7459)
Kinh Hoa Nghiêm tiếng Sanskrit là Avatamsaka, tiếng Nhật là Kégon Kyo. Kinh nầy bằng tiếng Sanskrit do Bồ Tát Long Tho (Nagarjuna) soạn vào khoảng thế kỷ thứ 2 Tây Lịch.
(Xem: 6380)
Con người muốn có cuộc sống an lạchạnh phúc, cần phải tu nhơn tạo phước, chứ không phải chỉ cầu nguyện...
(Xem: 5976)
Phát huy sự chú tâm đúng đắn hướng vào một điểm nhằm mục đích gì? Việc luyện tập đó không nhất thiết là chỉ để giúp tâm thức đạt được một mức độ tập trung thật cao...
(Xem: 4761)
Đức Đạt Lai Lạt Ma Nói Về Phật Giáo Ứng Dụng - Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5711)
A Dục, Asoka (Sanskrit). Khi đức Phật Thích ra đời, Vua A Dục là một đứa trẻ, trong lúc đang chơi đức Phật đi ngang qua, đứa trẻ đem cát mà coi như cơm cúng dường đức Phật...
(Xem: 5888)
Hàng ngày các Phật tử có thể “Xưng danh hiệu” hay “Niệm danh hiệu” của chư Phật, tức là đọc tên của chư Phật và tưởng nhớ đến các ngài.
(Xem: 6133)
Trong Phật giáo, giải thoát hay thoát khỏi luân hồi là một đề tài vô cùng lớn lao. Ngay cả những người Phật tử đã học qua giáo lý, cũng mường tượng sự giải thoát như ...
(Xem: 6600)
Như Lai có thể diễn tả những gì Ngài muốn bằng bất kỳ ngôn ngữ nào
(Xem: 5956)
Thuật Ngữ nầy có liên hệ đến rất nhiều Thuật Ngữ khác trong Kinh Điển Phật Giáo như: Thủy Giác, Chân Như, Như Lai Tạng, Pháp Tánh, Pháp Giới, Niết Bàn, Pháp Thân, Phật Tánh, Giải Thoát Thực Chất, Toàn Giác v.v…
(Xem: 7066)
Chánh pháp của Đức Phật hay Đạo Phật được tồn tại lâu dài, đem lại hạnh phúc an lạc cho chúng sanh, chư thiênloài người.
(Xem: 6683)
“Đạo Phật nhấn mạnhtu tập giúp chúng ta loại bỏ những tà kiến, chứ không phải là nơi tập hợp các hí luận”.
(Xem: 4813)
Kinh Niệm Xứ (satipaṭṭhānasutta) là kinh thu gọn của Kinh Đại Niệm Xứ (Mahāsatipaṭṭhānasutta). Kinh này là một kinh rất quan trọng trong việc giải thích cách thực hành bốn phép quán
(Xem: 4942)
Bài viết này sẽ phân tích Bát Nhã Tâm Kinh dưới cái nhìn bất nhị, hy vọng sẽ làm sáng tỏ bài kinh cốt tủy này như một lối đi của Thiền Tông
(Xem: 7721)
Đọc “Chú Lăng Nghiêm-Kệ và giảng giải“ Của Hòa Thượng Tuyên Hóa, do TT Thích Minh Định dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ
(Xem: 9829)
Đa số Phật Tử cầu được cứu độ, giải thoát khỏi khổ đau, và giác ngộ nhưng vẫn mâu thuẫn, chấp luân hồi, luyến tiếc cõi trần nên nghiệp thức luôn luôn muốn trở lại cái cõi đời, chấp khổ đau rồi tính sau.
(Xem: 7542)
Đạo Phật khai sinh ở Ấn Độ mà cũng hoàn toàn biến mất ở Ấn Độ; nhưng nhiệt tâm hoằng pháptruyền bá của thế hệ các tăng sĩ tiền bối...
(Xem: 5336)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh”
(Xem: 6430)
Nhân duyên là thực lý chi phối thế gian này. Không có một pháp nào hiện khởi hay mất đi mà không theo qui luật “Có nhân đủ duyên mới có quả”.
(Xem: 5433)
Việc dịch lại Tâm Kinh của Thiền sư Nhất Hạnh tuy theo ý thầy là dành riêng cho các đệ tử của thầy trong Làng Mai khi thầy nói với “các con” của thầy...
(Xem: 5845)
Sau khi Đức Phật tịch diệt được khoảng 150 năm thì giáo pháp của Ngài tách ra hai đường hướng:
(Xem: 6402)
Giúp đỡ người nghèo khó là một phẩm tính cố hữu của con ngườixã hội loài người. Phẩm tính này vốn tồn tại từ thời xa xưa và vẫn được duy trì trong xã hội hiện đại.
(Xem: 5701)
Làm Thế Nào Có Được Trí Tuệ Lớn Để Đạt Đến Bờ Giải Thoát - Đó phải là quán chiếu, thực hành, tu tập theo giáo lý bát nhã
(Xem: 6446)
Nhiều người trong chúng ta đã theo dõi sự phát triển về di truyền học mới đã tỉnh thức về sự băn khoăn lo lắng sâu xa của công luận đang tập họp chung quanh đề tài này.
(Xem: 7073)
Trong các nước thuộc truyền thống Phật giáo Bắc truyền, có một vị Bồ-tát thường được gọi là Quan Âm hay Quán Âm.
(Xem: 6296)
Theo kinh, luật quy định, chư Tăng thời Đức Phật không được nhận kim ngân bảo vật. Nói rõ hơn là không được nhận tiền bạc hoặc quý kim tương đương.
(Xem: 10680)
Bấy giờ bỗng nhiên đức Thế Tôn yên lặng. Một lát sau, Ngài lại nói: “Thôi đủ rồi, Xá-lợi-phất, không cần nói nữa. Vì sao ?
(Xem: 6694)
Trong Phật giáo cũng có giới luật do Đức Phật chế định. Nhưng những luật này không bắt buộc mọi người phải tuân theo mà nó ...
(Xem: 6195)
Trong kinh Tăng nhất A-hàm Đức Phật nhận định: “Ta không thấy một pháp nào tối thắng, tối diệu, nó huyền hoặc người đời khiến không đi đến nơi vĩnh viễn tịch tĩnh
(Xem: 6750)
Nguyên lý làm tư tưởng nền tảng cho lập trường Pháp hoa chính là cở sở lý tính duyên khởigiáo nghĩa Phật tính thường trú, được biểu hiện qua...
(Xem: 6152)
Trong sự trổi dậy của khoa học về thức và sự khảo sát về tâm cùng những thể thức đa dạng của nó, Phật giáo và khoa học nhận thức có những sự tiếp cận khác nhau.
(Xem: 6511)
Đối với mọi người nói chung thì lúc chết là khoảng thời gian quan trọng nhất.
(Xem: 5536)
Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về.
(Xem: 8274)
Bài viết này ghi lại một số suy nghĩ về Bát Nhã Tâm Kinh, một bản kinh phổ biến trong Phật giáo nhiều nước Châu Á, trong đó có Việt Nam.
(Xem: 5743)
Dharma tức Giáo Huấn của Đức Phật cho chúng ta biết rằng tất cả mọi thứ đều tương liên và tương tác với nhau
(Xem: 7572)
Kinh Pháp Hoa nói: “Pháp hy hữu khó hiểu đệ nhất mà Phật thành tựu, chỉ Phật cùng Phật mới có thể thấu suốt thật tướng của các pháp.
(Xem: 6264)
Tất cả những điều này rất kỳ diệu không những đối với người Phật Tử mà còn cho những người của các tôn giáo khác nữa.
(Xem: 9665)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ.
(Xem: 4074)
Nguyên tác: Toward a Science of Consciousness, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 6401)
Con đường thực nghiệm tâm linh dẫn đến đời sống giải thoátgiác ngộ đã được đức Phật giảng dạy ở trong các kinh điển...
(Xem: 4187)
Vấn đề [tâm] thức đã hấp dẫn nhiều sự chú ý tuyệt mỹ trong lịch sử dài lâu của tư tưởng triết lý Phật giáo.
(Xem: 4311)
Đối nghịch với khoa học, trong Phật giáo không có sự thảo luận triết lý trọng yếu về vấn đề những sinh vật sống xuất hiện từ vật chất vô tri giác...
(Xem: 4773)
Nguyên tác: The Big Bang and The Buddhist Beginningless Universe; Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 5338)
Âm nhạc fanbei (việc tụng niệm các bài kinh dịch âm từ tiếng Phạn) đã ảnh hưởng và góp phần tạo ra gia tài văn hóa của Trung Quốc qua nhiều đế quốc và triều đại
(Xem: 5293)
Trong vô lượng pháp môn tu theo đạo Phật, không pháp môn nào không nhằm “mục đích ban vui cứu khổ cho hết thảy chúng sanh”.
(Xem: 5826)
Trong lịch sử nhân loại, tùy theo ảnh hưởng của tư tưởng, văn hóa… mà các thể thức tang nghi cũng như phương cách xứ lý xác thân sau khi chết, được thực hiện với nhiều phương cách đặc thù.
(Xem: 6788)
Người xuất gia đích thực thì không khác gì người cày ruộng, gieo trồng, bón phân để thu hoạch thốc lúa.
(Xem: 5557)
Quan Âm Truyền Thuyết (Tuyển Tập) Diệu Hạnh Giao Trinh Chuyển Ngữ
(Xem: 4503)
Một trong những thứ gây cảm hứng nhất về khoa học là việc thay đổi sự thấu hiểu của chúng ta về thế giới dưới ánh sáng của những khám phá mới.
(Xem: 5337)
Y hệt một thành trì, canh gác trong và ngoài, hãy tự canh gác chính bản thân mình. Chớ để một khoảnh khắc nào trôi qua sơ suất…
(Xem: 5005)
Một khi tâm thức chúng ta trở thành thành kiến, thì chúng ta không thể thấy mọi thứ một cách khách quan.
(Xem: 4365)
“Đạo đức quan trọng hơn tôn giáo. Chúng ta khi tới với thế gian này không hề là tín đồ của tôn giáo nào. Nhưng đạo đức là nằm sẵn trong bản tâm.”
(Xem: 6880)
Kinh Lăng Già nói rằng sáu trăm năm sau khi Đức Phật nhập Niết Bàn sẽ có Bồ tát Long Thọ xuất hiện trùng tuyên lại giáo pháp của người.
(Xem: 4617)
Xã hội tương lai của họ hoàn toàn khác với xã hội chúng ta đã trưởng thành tại VN, và cả khác với thế hệ đầu tiên gốc Việt trưởng thành tại Hoa Kỳ.
(Xem: 8424)
Quyển sách nói về Hoàng Đế A Dục tương đối đầy đủ nhất và những cứ liệu của tác giả Lê Tự Hỷ có tính thuyết phục và độ chính xác rất nhiều...
(Xem: 7224)
Năm uẩn tức là sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn. Thuật ngữ Uẩn 蘊, nguyên ngữ Sanskrit là skandha, Pāli là khandha,
(Xem: 8379)
Đọc “Chú Đại Bi giảng giải” do cố HT Tuyên Hóa giảng - Thượng Tọa Thích Minh Định (Pháp Quốc) dịch sang Việt ngữ từ Hán Văn
(Xem: 7534)
Này các tì kheo, người thường tục, không có kiến thức tinh tế, quy phục thế giới hàng ngày của danh, và thấy các sự vật với con mắt, trung thành với các sự vật mà ...
(Xem: 7597)
Thưa đồng bào Tây Tạng của tôi, cả ở trong và ngoài Tây Tạng, cùng tất cả những người thực hành theo truyền thống Phật giáo Tây Tạng, và hết thảy những ai có...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant