Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Bát Chánh Đạo

02 Tháng Mười Một 202316:28(Xem: 3585)
Bát Chánh Đạo

Bát Chánh Đạo

HT. Thích Thái Hòa 

Bát Chánh Đạo



Xuất xứ

Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển.

Phật thuyết từ chứng ngộ

Sau khi thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, đức Phật Thích Ca lại tiếp tục ở nơi trú xứ này, để chiêm nghiệm những đạo lý, do Ngài vừa chứng nghiệm suốt ba tuần. Sau đó, Ngài đã đi đến Vườn Nai (Lộc Uyển), thuyết pháp cho năm anh em Kiều Trần Như là những người bạn ngày trước cùng tu tập khổ hạnh với Ngài.

Bài thuyết pháp đầu tiên này của đức Phật có ba nội dung chính:

– Kêu gọi năm anh em Kiều Trần Như hãy từ bỏ hai cực đoan:
Từ bỏ ép xác khổ hạnh

Ngài kêu gọi năm anh em Kiều Trần Như, nên từ bỏ lối tu ép xác, khổ hạnh. Đây là sự tu tập vô ích, không dẫn đến đời sống an lạcgiải thoát lâu dài.

Từ bỏ tâm buông lung theo các dục

Ngài cũng kêu gọi họ, nên từ bỏ tâm buông lung chạy theo các dục. Vì đây là sự chạy theo các dục để hưởng thụ khoái lạc, là thấp kém và đê tiện, không có gì an ổn lâu dài, không phù hợp với đời sống cao thượng.

Đức Phật kêu gọi năm anh em Kiều Trần Như, từ bỏ hai cực đoan, ép xác khổ hạnhbuông lung trong các dục là lời kêu gọi có gốc rễ từ Chánh kiến của Thánh đạo. Đời sống ép xác khổ hạnh hay buông lung theo các dục đều có nguồn gốc từ tà kiến. Sống với tâm nhàm chán thường sinh ra lãnh cảm, khiến dẫn sinh đời sống ép xác khổ hạnh, hướng tới một tương lai đi hỏng chân. Sống với tâm vồn vã, chụp giựt thường sinh ra cuồng nhiệt đối với mọi nhu cầu, khiến dẫn sinh đời sống buông lung trong các dục vọng, làm cho đời sống con người không phải đi bị hỏng đất, mà bị ngã quỵ trên đất và lấm lem bụi đời.

Những người đi theo hai cực đoan ấy, thì quá khứ, hiện tại hay tương lai gì của họ, cũng đều nhận lấy mất tự do và khổ đau.

– Kêu gọi thực hành trung đạo

Đức Phật kêu gọi họ, nên từ bỏ cách sống theo hai cực đoan ấy và thực hành trung đạo. Trung đạo ở đây không phải là con đường giữa, mà là con đường vượt ra khỏi hai cực đoanép xác khổ hạnhbuông lung theo các dục. Con đường ấy có khả năng đem lại cách nhìn thấy chính xác, sự hiểu biết đúng đắn, những hành động hợp lý, dẫn tới đời sống an tịnh, giác ngộNiết bàn.

Và, đức Phật đã nói cho năm anh em Kiều Trần Như rằng: “Con đường dẫn đến những điều tốt đẹp ấy, chính là Bát Chánh Đạo”.

Bát Chánh Đạo gồm có: – Chánh kiếnChánh tư duy – Chánh ngữChánh nghiệpChánh mạngChánh tinh tấnChánh niệmChánh định.[1]

– Chuyển vận Pháp luân:

Tại vườn Nai, đức Phật đã chuyển vận Pháp luân Tứ Thánh Đế, ba lần, với mười hai hành tướng như sau:

Thị chuyển:

Đức Phật chuyển vận Pháp luân Tứ Thánh Đế lần thứ nhất, gọi là thị chuyển, với bốn hành tướng của Tứ Thánh Đế, cho năm anh em Kiều Trần Như như sau:

Đây là Khổ Thánh Đế, pháp được nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ có thể phát sinh.

Đây là Tập Thánh Đế, pháp được nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ có thể phát sinh.

Đây là Khổ Diệt Thánh Đế, pháp được nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ, có thể phát sinh.

Đây là Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế, pháp được nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ có thể phát sinh.

Đức Phật chuyển vận Pháp luân Tứ Thánh Đế lần thứ nhất cho năm anh em Kiều Trần Như tại vườn Nai (Lộc uyển) như vậy gọi là Thị chuyển.

Khuyến chuyển:

Đức Phật chuyển vận pháp luân Tứ Thánh Đế lần thứ hai, gọi là khuyến chuyển với bốn hành tướng Tứ Thánh Đế, cho năm anh em Kiều Trần Như như sau:

Đây là Khổ Thánh Đế, pháp cần phải được hiểu, cần phải biết đúng từ sự nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ có thể phát sinh.

Đây là Khổ Tập Thánh Đế, pháp cần phải được hiểu, cần phải đoạn trừ đúng như pháp đã được nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ có thể phát sinh.

Đây là Khổ Diệt Thánh Đế, pháp cần được hiểu, cần được chứng ngộ đúng như pháp đã được nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ có thể phát sinh.

Đây là Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế, pháp cần được hiểu, cần phải được thực hành đúng như pháp đã được nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ có thể phát sinh.

Đức Phật chuyển vận pháp luân Tứ Thánh Đế lần thứ hai, cho năm anh em Kiều Trần Như như vậy, gọi là Khuyến chuyển.

Chứng chuyển:

Đức Phật chuyển vận pháp luân Tứ Thánh Đế, lần thứ ba, gọi là chứng chuyển, với bốn hành tướng Tứ Thánh Đế, cho năm anh em Kiều Trần Như lần thứ ba như sau:

Đây là Khổ Thánh Đế, pháp đã được hiểu, đã biết đúng từ sự nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ đã có thể phát sinh.

Đây là Khổ Tập Thánh Đế, pháp đã được hiểu, đã được đoạn trừ đúng như pháp đã được nghe, đã chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ đã có thể phát sinh.

Đây là Khổ Diệt Thánh Đế, pháp đã được hiểu, đã được chứng ngộ đúng như pháp từ sự nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ đã có thể phát sinh.

Đây là Thuận Khổ Diệt Đạo Thánh Đế, pháp đã được hiểu, đã được thực hành đúng như pháp đã từng nghe, chiêm nghiệm đúng như lý, mắt trí tuệ, mắt minh triệt, mắt giác ngộ đã có thể phát sinh.

Đức Phật chuyển vận pháp luân Tứ Thánh Đế cho năm anh em Kiều Trần Như lần thứ ba như vậy, gọi là Chứng chuyển.

Như vậy, tại vườn Nai, đức Phật chuyển vận Tứ Thánh Đế, cho năm anh em Kiều Trần Như với ba lần, đủ mười hai hành tướng pháp luân xong, từ đó Phật – Pháp – Tăng, tức là Tam Bảo có mặt một cách đầy đủ cả sự tướng và lý tánh ở trong thế gian, làm chỗ nương tựa tu học cho hai giới trời và người.[2]

Từ Kinh điển

1- Bát Chánh Đạo Kinh

Bát Chánh Đạo được kết tập lại ở trong Bát Chánh Đạo Kinh, do Ngài An Thế Cao dịch vào đời Hậu Hán, khoảng năm 170TL. Hiện nay được lưu giữ ở trong bộ Đại Chính Tân Tu, quyển hai, tr 504.

Ngài An Thế Cao người nước An Tức (Parthia). Nước này nằm ở Ba Tư, nay là Iran. Damghan ngày nay là vương đô của An Tức ngày xưa. An Tức do vua Arsakes xây dựng vào năm 250 trước TL, nằm ở Tây Bắc Ấn Độ và rất thạnh, đã từng chiến tranh với đế quốc La Mã cổ, và cũng từng sinh ra nội loạn, nên yếu dần, đến năm 226TL, đã bị vương triều Tát San của đế quốc Ba Tư tiêu diệt.

Ngài An Thế Cao là con của vua nước An Tức, tên là Thanh, tự là Thế Cao, tên nước là An, nên gọi là An Thế Cao. Nghĩa là Thế Cao là người nước An Tức. Tuổi trẻ thông minh, học rộng, sau khi vua cha mất, Ngài bỏ ngôi vua, xuất gia học Phật, đến Ấn Độ vào năm 148TL, sau đó sang Lạc Dương -Trung Quốc, dịch kinh hơn hai mươi năm, cho đến đời Hán Linh Đế, năm 170 TL. Ngài dịch rất nhiều Kinh, trong đó có Bát Chánh Đạo KinhPhật Thuyết Chuyển Pháp Luân Kinh.[3]

2- Phật Thuyết Chuyển Pháp Luân Kinh

Bát Chánh Đạo cũng đã được kết tập lại ở trong Phật Thuyết Chuyển Pháp Luân Kinh, cũng do Ngài An Thế Cao dịch vào đời Hậu Hán. Hiện nay được lưu giữ ở trong bộ Đại Chính Tân Tu, quyển hai, tr 503.

3- Phật Thuyết Tam Chuyển Pháp Luân Kinh

Bát Chánh Đạo cũng đã được kết tập lại ở trong Phật Thuyết Tam Chuyển Pháp Luân Kinh, do Ngài Nghĩa Tịnh, đời Đường dịch. Hiện nay được lưu giữ ở trong bộ Đại Chính Tân Tu, quyển hai, tr 504.

Ngài Nghĩa Tịnh (635 – 713), Cao Tăng Trung Quốc đời Đường, người huyện Trác, tỉnh Hà Bắc, có thuyết nói Ngài là người Tề Châu, Lịch Thành, Sơn Đông, họ Trương, tự Văn Minh.

Ngài bẩm tính thông minh, xuất gia từ nhỏ, tham học với các bậc danh đức khắp nơi, năm 20 tuổi thọ giới cụ túc. Năm 671, từ Quảng Châu, Ngài đã vượt biển đến Thất Lợi Phật Thệ, tức là đảo Sumantra ở phía bắc Indonesia ngày nay, rồi từ đó, đi qua Ấn Độ, chiêm bái các thánh tích Phật giáo và đã đến đại học Na Lan Đà lưu lại học mười năm, sau đó trở lại Thất Lợi Phật Thệ học thêm bảy năm nữa.

Khi trở về Trung Quốc, Ngài mang theo khoảng 400 bộ kinh luận bằng tiếng Phạn và 300 viên ngọc xá lợi. Khi đến Lạc Dương, Vũ hậu Tắc Thiên trực tiếp ra cửa Đông để nghinh đón và thỉnh Ngài về trú trì ở chùa Phật Thọ Ký, chuyên việc dịch kinh.

Trong thời gian 12 năm dịch kinh, Ngài đã dịch được 56 bộ, với 230 cuốn. Trong đó có Phật Thuyết Tam Chuyển Pháp Luân Kinh. Ngài với Các Ngài La Thập, Huyền Trang, Chân Đế được tôn vinh là Tứ đại dịch kinh gia của Phật giáo Trung Quốc. Ngài mất năm 713 thọ 79 tuổi.[4]

Bát Chánh Đạo làm nền tảng cho hết thảy giáo lý Phật giáo từ Nguyên Thủy đến Đại Thừa, nên giáo lý này là trái tim của đạo Phật. Vì vậy, nó được ghi chép rất nhiều ở trong các kinh điển Phật giáo và đã có nhiều sự luận giải, sâu cạn khác nhau của các vị Luận sư trong Phật giáo.

Tuy, sự giải thích giáo lý Bát Chánh Đạo của các Luận sư trong các trường phái Phật giáo, đứng từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng không hề làm mất đi tính chất tinh túy của giáo lý này, mà chỉ làm cho giáo lý này trở nên linh hoạt, phong phú, đa dạng và thẳm sâu mà thôi.

Chính những người đi chệch hướng Phật giáo là đi chệch hướng giáo lý Bát Chánh Đạo này. Chệch hướng Bát Chánh Đạo là rơi vào Bát Tà Đạo vậy.

Do đó, đệ tử Phật, dù là xuất gia hay tại gia, chúng ta không thể không học hỏi để hiểu rõ ý nghĩa, nội dung và tác dụng của giáo lý này vào trong đời sống của nhân sinhxã hội.

Ý nghĩa

Bát Chánh Đạo, tiếng Phạn là Āryāshtāngamārga hay Āryāṣṭāngikamārga và tiếng Pāli là Āriyāṭṭhāngikamagga. Có nghĩa là con đường Thánh, có tám yếu tố hay tám thành phần.

Tám yếu tố tạo thành con đường Thánh ấy, chúng rất là chân xác, đích thực và hiện thực. Những ai thực tập hay đi trên con đường ấy, sẽ có nhiều an lạchạnh phúc, sẽ không bị sinh tử quấy rầy.

Do thuộc tính chân xác và hiện thực của các yếu tố tạo nên con đường này, mà các nhà dịch giả Trung Hoa, dịch là Bát Chánh Đạo, một đôi khi còn dịch là Bát Trực Đạo, như Ngài An Thế Cao chẳng hạn.[5]

Và tiếng Anh dịch Bát Chánh Đạo là The Noble Eightfold Path, nghĩa là Con đường tám yếu tố cao thượng.

Bát Chánh Đạo còn có ý nghĩaTrung đạo. Vì người nào đi đúng trên con đường này, thì không thể rơi vào hai cực đoan, một là ép xác khổ hạnh, hai là buông lung trong các dục.

Trung đạo của Bát Chánh Đạocon đường dẫn tới Niết bàn không bị mắc kẹt bởi hai cực đoan, nó có khả năng giúp cho hành giả đoạn trừ phiền nãovô minh để đạt tới đời sống của giải thoáttrí tuệ. Theo Nāgārjuna (Long Thọ), Trung đạo cũng có nghĩa là duyên khởi.[6]

Ngài An Thế Cao dịch là Bát Trực Đạo, nghĩa là con đường thẳng tới Niết bàn. Niết bàn là không còn phiền nãoNiết bàn là không còn vô minh.

Ngài Cù Đàm Tăng Già Đề Bà dịch là Hiền Thánh Bát Phẩm Đạo.[7]

Nội dung

Nội dung của Bát Chánh Đạo gồm có:

Chánh kiến

Tiếng Phạn Samyagdṛṣti; tiếng Pāli là Sammadiṭṭhi. Samyag (k) có nghĩa là chính xác, đích thực, hiện thực, hợp lý,… dṛṣti hay diṭṭhi đi từ động từ căn là paś, có nghĩa là thấy, nhận thức, hiểu biết,…

Vậy, Samyagdṛṣti hay Sammadiṭṭhi là cách nhìn thấy chân xác, sự hiểu biết đích thực và hiện thực, sự nhận thức hợp lý,… các nhà Hán dịch là chánh kiến và một số nhà Anh dịch là right- understanding, right insight, right view,…

Chánh kiến là cách nhìn hợp lý, sự hiểu biết đích thực, chân xác, thấu đáo đối với tất cả mọi sự hiện hữu. Nghĩa là mọi sự hiện hữu, chúng hiện hữu như thế nào, thì ta phải hiểu nó đúng như thế ấy, đó gọi là chánh kiến.

Nói cụ thể, chánh kiến là thấy rõ Tứ Thánh Đế. Nghĩa là thấy Khổ thì đúng là Khổ; thấy Tập thì đúng là Tập; thấy Diệt thì đúng là Diệt; thấy Đạo thì đúng là Đạo, không lầm lẫn, không sai lệch giữa cái này với cái kia, thấy như vậy gọi là chánh kiến.

chánh kiến không những thấy Khổ, Tập, Diệt, Đạo mà còn thấy mối liên hệ nhân duyênnhân quả giữa Khổ Tập Diệt Đạo nữa.

Lại nữa, Chánh kiến là thấy rõ tính lưu chuyển và hoàn diệt ở nơi pháp mười hai duyên khởi. Thấy rõ Khổ đếTập đế có mặt ngay ở nơi phần lưu chuyển của pháp mười hai duyên khởi và thấy rõ Diệt đếĐạo đế có mặt ngay nơi phần hoàn diệt của pháp mười hai duyên khởi.

Lại nữa, Chánh kiến là thấy rõ tự tánh không (svaśūnyata) ở nơi năm uẩn. Nghĩa là thấy rõ năm uẩn vốn không có tự tính thực hữu cho chính nó, mà ngay nơi tự thân của mỗi uẩn như sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn cũng đều không có tự tính thực hữu cho chính nó. Vì sao? Vì thấy chúng là một tập hợp của khổ, vô thường, rỗng không, không có tự ngã.

Lại nữa, Chánh kiến là thấy rõ nhân của khổ, tập nhân của khổ, duyên của khổ và thấy rõ tập nhân, tập duyên sinh ra khổ.

Lại nữa, Chánh kiến là thấy rõ sự diệt tận của khổ và tập, sự an tịnh khi khổ và tập hoàn toàn vắng mặt, sự cao quý khi khổ tập không còn và xả ly hoàn toàn mọi sự liên hệ đến sống và chết.

Lại nữa, Chánh kiến là thấy rõ Đạo dẫn đến diệt khổ, mà không dẫn đến bất cứ mục tiêu nào khác; thấy rõ Đạo đúng là đạo diệt khổ, chứ không có con đường nào khác để cho các khổ bị hủy diệt; thấy rõ sự thực hành các phẩm trợ đạo, sẽ dẫn sinh Thánh đạo và thấy rõ vô lậu Thánh đạo sinh khởi, thì siêu xuất tam giới chứng nhập Niết bàn, vô sinh, bất diệt, ngay giữa các pháp sinh diệt của thế gian.

Lại nữa, Chánh kiến là thấy rõ hết thảy chúng sanh đều có Phật tính (Buddhata), và đều có khả năng thành Phật,…

Một hành giả muốn thành tựu Chánh kiến, trước hết phải thực hành ngũ cănngũ lực, để thành tựu tuệ căn, tuệ lựctrạch pháp giác ở trong bảy yếu tố giác ngộ, khiến cho những yếu tố nầy viên mãn, các lậu hoặc ở nơi nhận thứctự tâm hoàn toàn rơi rụng, thì bấy giờ chánh kiến của bậc Thánh phát sinh.

Như vậy, Chánh kiến là thấy rõ tự thân của mọi sự hiện hữu và không hiện hữu đúng như chính nó. Và Chánh kiến là thấy rõ những phương pháp thực hành hợp lý, thích ứng với Niết bàn. Nên, Chánh kiến là một trong những thuộc tính giác ngộ của Phật và thành Phậtthành tựu chất liệu giác ngộ này.

Chánh tư duy

Tiếng Phạn là Samyāksaṃkalpa; tiếng Pāli Sammāsaṅkappa. Chữ samkalpa đi từ động từ căn là klrip, có nghĩa là suy tư, chiêm nghiệm, ngẫm nghĩ, quyết định, ý kiên quyết, tự hỏi,…

Vậy, Chánh tư duy hay Samyāksamkalpa là sự tư duy chân xác, cách chiêm nghiệm hợp lý, sự quyết định đích thực. Các nhà Hán dịch Samyāksamkalpa là Chánh tư duy; các nhà Anh dịch là Right thought, Right resolve,…

Lấy Khổ đếTập đế làm đối tượng để tư duy, nhằm phát hiện sự thật về Khổ và Tập, nghĩa là do tư duy như vậy, mà thấy rõ được sự thật về sự quan hệ nhân quả giữa Khổ đếTập đế, nên gọi là Chánh tư duy.

Lấy Diệt đếĐạo đế làm đối tượng để tư duy, nhằm phát hiện sự thật về Diệt và Đạo, nghĩa là do tư duy như vậy, mà thấy rõ được sự thật về sự quan hệ nhân quả giữa Diệt đếĐạo đế, nên gọi là Chánh tư duy.

Lại nữa, lấy “lão tử” hay “sống chết” làm đối tượng tư duy, để biết rõ chúng do duyên ở nơi “sanh” mà có; lấy “sanh” làm đối tượng tư duy, để biết rõ “sanh” do duyên nơi “hữu” mà có; lấy “hữu” làm đối tượng tư duy, để thấy rõ nó do duyên nơi “thủ” mà có; lấy “thủ” làm đối tượng tư duy, để thấy rõ nó do duyên nơi “ái” mà có; lấy “ái” làm đối tượng tư duy, để thấy rõ nó do duyên nơi “thọ” mà có; lấy “thọ” làm đối tượng tư duy, để thấy rõ nó do duyên nơi “xúc’ mà có; lấy xúc làm đối tượng tư duy, để thấy rõ nó do duyên nơi “sáu nhập”, tức là do duyên ở nơi “sáu căn, sáu trần”[8] mà có; lấy “sáu căn, sáu trần” làm đối tượng tư duy, để thấy rõ chúng do duyên nơi “danh sắc”[9] mà có; lấy “danh sắc” làm đối tượng tư duy, để thấy rõ nó do duyên nơi “ nghiệp chủng thức”[10] mà có; lấy “nghiệp chủng thức” làm đối tượng tư duy, để thấy rõ, chúng do duyên ở nơi “hành nghiệp”[11] mà có; lấy “hành nghiệp” làm đối tượng tư duy, để thấy rõ nó do duyên nơi “vô minh” mà có. Và “vô minh” do duyên đâu mà có, do duyên ở nơi không thấy Khổ đúng như Khổ, Tập đúng như Tập, Diệt đúng như Diệt, Đạo đúng như Đạo mà sinh ra. Nói gọn lại, vô minh là do không có Chánh kiến đối với Tứ Thánh Đế mà sinh ra.

tư duy rằng, do Vô minh diệt, nên hành nghiệp diệt; hành nghiệp diệt, nên thức chủng diệt,… cho đến “ái, thủ, hữu”[12] diệt, thì “sanh lão tử diệt”, tư duy như vậy, gọi là Chánh tư duy.

Lại nữa, tư duy rằng, tự tánh năm uẩn vốn rỗng lặng, không liên hệ gì đến ngã hay phi ngã, đến đắc hay phi đắc, khiến trí tuệ hay Chánh kiến sinh khởi, đó gọi là Chánh tư duy.

Lại nữa, tư duy để thấy rõ, Phật tính nơi hết thảy chúng sanh đều thường trú không bị thời gian làm cho mòn diệt, hễ đủ các duyên, nó có thể sanh khởi và lớn mạnh để sinh ra những hoa trái giác ngộ, tư duy như vậy,… gọi là Chánh tư duy.

Nói tóm lại, Chánh tư duytư duy về Khổ đế, để biết sự thật của Khổ là gì; tư duy về Tập đế, để biết sự thật của Tập là gì; tư duy về Diệt đế, để biết rõ sự thật của Diệt là gì và tư duy về Đạo đế, để biết rõ sự thật về đạo là gì. Do những tư duy như vậy, mà Chánh kiến phát sinh, thấy rõ mọi sự hiện hữu dù thuộc về sinh tử hay Niết bàn đúng như tự thân của chính nó gọi là Chánh tư duy.

Một hành giả muốn thành tựu Chánh tư duy, trước hết là thực hành ngũ căn, ngũ lực, tư duy như ý túc, trạch pháp giác phần ở trong bảy yếu tố giác ngộ, đến chỗ thuần thục viên mãn, các lậu hoặc bị đoạn tận, bấy giờ Chánh tư duy của bậc Thánh phát sinh.

Chánh tư duy là một trong những thuộc tính giác ngộ của Phật, và thành Phật chính là thành tựu chất liệu nầy.

Chánh ngữ

Tiếng Phạn là Samyagvāk; tiếng Pāli là sammavācā. Vāk hay vācā, có nghĩa là nói.

Các nhà Hán dịch Samyagvāk là Chánh ngữ; các nhà Anh dịch là Right speech.

Nói đúng với sự thực của Khổ, Tập, Diệt, Đạo, gọi là Chánh ngữ hay gọi là Samyagvāk.

Nói rằng, sanh, già, bệnh, chết là khổ, nói như vậy gọi là chánh ngữ về Khổ. Tham, sân, si, kiêu mạn, nghi ngờ, chấp ngã là gốc của khổ, nói như vậy là chánh ngữ về Tập. Niết bàn là sự an lạc hoàn toàn, vì sao? Vì không còn tham, sân, si, kiêu mạn, nghi ngờ, vô minhchấp ngã, nói như vậy gọi là chánh ngữ về Diệt. Con đường dẫn đến đời sống an lạc hay Niết bàn gồm có Chánh đạotrợ đạo. Chánh đạoBát chánh đạotrợ đạo là những thành phần yểm trợ chánh đạo, như ngũ căn, ngũ lực, tứ chánh cần, tứ như ý túc, tứ niệm xứ, thất bồ đề phần, nói như vậy là chánh ngữ về Đạo.

Nói rằng, thân năm uẩn của chúng sanh là tập hợp của các khổ của sanh, già, bệnh và chết, nói như vậy là Chánh ngữ.

Nói rằng, thân năm uẩn của chúng sanh là một tập hợp duyên vào tâm thứcvật chất hay danh và sắc mà hình thành, nên chúng vô thường, chúng rỗng không, không có thực thể, nói như vậy là Chánh ngữ.

Nói rằng, tất cả chúng sanh đều có Phật tánh và đều có khả năng thành Phật, nói như vậy là Chánh ngữ.

Như vậy, Chánh ngữlời nói đúng với sự thực và rất hiện thực, có mục đích đem lại lợi ích cho cả người nói và người nghe, không phải chỉ trong hiện tại, mà ngay cả trong tương lai; không phải chỉ có lợi ích trong đời nầy, mà ngay cả đời sau nữa.

Một hành giả muốn thành tựu Chánh ngữ phải thực tập năm pháp Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ, Tư duy như ý túc, Trạch pháp giác,… Do thực tập như vậy thuần thục, khiến tuệ sung mãn, Chánh kiến phát sinh, thấy và biết đúng như thật. Và chỉ khi nào thấy biết đúng như thật mới thành tựu Chánh ngữ. Không có Chánh kiến thì không thể có Chánh ngữ.

Nên, Chánh ngữ là từ nơi thuộc tính giác ngộ của Phật mà biểu hiện. Vì vậy, Chánh ngữ là một trong những thuộc tính của Phật.

Chánh nghiệp

Tiếng Phạn là Samyakkarmānta; Pāli là Sammākammanta. Karmānta, đi từ động từ căn kṛ của Phạn ngữ, có nghĩa là tạo tác, hoạt động, hành động,…

Các nhà Hán dịch Samyakkarmānta là Chánh nghiệp; các nhà Anh dịch là Right action, Right occupation,…

Chánh nghiệp là những hành động hợp lý. Hợp lý ở ba mặt, gồm: Hợp lý về thân, hợp lý về ngữ và hợp lý về ý.

Hành động hợp lý về thân: Thân hành động không liên hệ đến sát sanh; không liên hệ đến trộm cắp và không liên hệ đến dâm hay tà dâm, như vậy gọi là chánh nghiệp về thân.

Lại nữa, thân hành động không gây thiệt hại mình, không gây thiệt hại người, không gây thiệt hại cả hai, ngay cả nơi nầy và nơi kia, và ngay cả trong đời nầy và đời sau, gọi là chánh nghiệp về thân.

Hành động hợp lý về ngữ: Những hoạt động của ngữ không liên hệ đến những lời nói dối trá, lời nói thêm thắt, lời nói ly gián gây mất hòa hợp, đoàn kết và lời nói thô lỗ, xấu ác.

Lại nữa, ngữ hoạt động không gây thiệt hại mình, không gây thiệt hại người, không gây thiệt hại cả hai, ngay cả nơi nầy và nơi kia, và ngay cả trong đời nầy và đời sau, gọi là chánh nghiệp về thân.

Hành động hợp lý về ý: Những hoạt động của ý không liên hệ đến tham mà liên hệ đến vô tham; không liên hệ đến sân mà liên hệ đến vô sân; không liên hệ đến si mà liên hệ đến vô si; không liên hệ đến kiêu mạnliên hệ đến khiêm tốn; không liên hệ đến nghi ngờliên hệ đến tín; không liên hệ đến vô minh, mà liên hệ đến minh hay chánh kiến; không liên hệ đến chấp ngã, mà liên hệ đến vô ngãtừ bi, như vậy gọi là chánh nghiệp về ý.

Lại nữa, ý hoạt động không gây thiệt hại mình, không gây thiệt hại người, không gây thiệt hại cả hai, ngay cả nơi nầy và nơi kia, và ngay cả trong đời nầy và đời sau, gọi là chánh nghiệp về ý.

Lại nữa, thân hoạt động liên hệ viên mãn về giới giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp; ngữ hoạt động liên hệ viên mãn về giới giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp; ý hoạt động liên hệ viên mãn về giới giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp.

Lại nữa, thân hoạt động liên hệ viên mãn về định giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp; ngữ hoạt động liên hệ viên mãn về định giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp; ý hoạt động liên hệ về định giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp.

Lại nữa, thân hoạt động liên hệ viên mãn về tuệ giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp; ngữ hoạt động liên hệ viên mãn về tuệ giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp; ý hoạt động liên hệ viên mãn về tuệ giải thoát, sẽ sinh khởi Chánh nghiệp.

Như vậy, chánh nghiệp là hành động hợp lý, chính xáchiện thực, được dẫn sinh từ Tín, Tấn, Niệm, Định, Tuệ hay từ tam vô lậu học Giới, Định và Tuệ. Không thành tựu Giới Định Tuệ sẽ không có Chánh kiến; không có Chánh kiến, thì không có Chánh nghiệp. Nên, Chánh nghiệp là thuộc tính giác ngộ của Phật.

Chánh mạng

Tiếng Phạn là Samyagājīva; Pāli là Sammājīva. Ājīva đi từ động từ căn là jīv, có nghĩa là sống, phương pháp để tồn tại hoặc để sống,…

Vậy, Samyagājīva là nuôi dưỡng sinh mạng một cách hợp lý.

Các nhà Hán dịch Samyagājīva là Chánh mạng; các nhà Anh dịch là Right livelihood, Right living.

Muốn thành tựu Chánh mạng, thì phải sống bằng đời sống của thiểu dục, tri túc. Thiểu dục là ít ham muốn đối với các lợi dưỡng thuộc về vật chất, và không chạy theo các dục như tiền tài, sắc dục, danh lợi, ăn uống và ngủ nghỉ. Tri túc là biết vừa đủ đối với các nhu yếu trong đời sống hàng ngày, không có tham cầu quá đáng đối với chúng, khiến cho lòng tham tăng trưởng và tự đánh mất mình trong nếp sống lành mạnh và cao quý của Thánh đạo.

Chánh mạng là không nuôi dưỡng sinh mệnh bằng những nhu cầu của các dục hay nuôi dưỡng sinh mệnh bằng đời sống ép xác khổ hạnh, mà nuôi dưỡng sinh mệnh bằng Giới Định Tuệ.

Do nuôi sinh mệnh, với các thực phẩm thuộc về đoàn thực, nghĩa là ăn những thực phẩm thô, ăn ngày một bữa, không nghiêng về buổi sáng, không nghiêng về buổi chiều, ăn không để cho no, không để cho đói, hành giả ăn với tâm vắng mặt của tham và vắng mặt sự ưa thích do tham thúc đẩy, ăn chỉ cần đủ năng lực để hành đạo suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ, khiến tập khởi của khổ bị diệt, các khổ cũng diệt theo, thành tựu viên mãn về Chánh mạng.

Do nuôi dưỡng sinh mệnh với xúc thực, nghĩa là ăn do các căn và các trần tiếp xúc với nhau, hành giả với tâm vắng mặt của tham và vắng mặt sự ưa thích do tham thúc đẩy, nên tập khởi của khổ bị diệt, các khổ cũng diệt theo, khiến thành tựu viên mãn Chánh mạng.

Do nuôi dưỡng sinh mệnh với ý tư thực, nghĩa là ăn bằng các tư niệm thuộc ý, hành giả ăn với tâm vắng mặt của tham và vắng mặt sự ưa thích do tham thúc đẩy, nên tập khởi của khổ bị diệt, các khổ cũng diệt theo, khiến thành tựu viên mãn Chánh mạng.

Do nuôi dưỡng sinh mệnh với thức thực, nghĩa là nuôi dưỡng sinh mệnh từ những thực phẩm nhận thức, hành giả ăn với tâm vắng mặt của tham và vắng mặt sự ưa thích do tham thúc đẩy, nên tập khởi của khổ bị diệt, các khổ cũng diệt theo, khiến thành tựu viên mãn Chánh mạng.

Sử dụng y phục, với tâm ly tham, biết vừa đủ để chống lại thời tiết nóng và lạnh, giúp cho thân thể đủ khả năng hành đạo, khiến cho tập khởi của khổ bị diệt, các khổ cũng diệt theo, nên thành tựu viên mãn Chánh mạng.

Sử dụng trú xứ, với tâm ly tham, với tâm không chấp trước, khiến cho tập khởi của khổ bị diệt, các khổ cũng diệt theo, khiến thành tựu viên mãn Chánh mạng.

Sử dụng dược liệu trị bệnh, với tâm biết vừa đủ, ly tham, khiến cho tập khởi của các khổ bị diệt, các khổ cũng diệt theo, khiến thành tựu viên mãn Chánh mạng.

Chánh mạng là phẩm tính giác ngộ của Phật, thành tựu viên mãn từ bốn cách ăn, cách sử dụng y phục, trú xứ và thuốc men với tâm ly tham và với niềm vui không do lòng tham thúc đẩy.

Chánh tinh tấn

Tiếng Phạn là Samyagvyāyāma; Pāli là Sammāvāyāma. Vyāyāma của Phạn ngữ đi từ động từ gốc là yam, có nghĩa là cố gắng, nỗ lực, tiến tới,…

Vậy, Samyagvyāyāma là sự tiến tới hay nỗ lực hợp lý.

Các nhà Hán dịch Samyagvyāyāma là Chánh tinh tấn, hoặc Chánh tinh cần; các nhà Anh dịch là Right effort, Right exertion,…

Thực tập Tứ chánh cần hay Tứ chánh đoạn đến chỗ viên mãn, thì hành giả sẽ thành tựu Chánh tinh tấn.

Tứ chánh cần còn gọi là Tứ chánh đoạn, Tứ ý đoạn, Tứ chánh thắng, Tứ đoạn,… Tiếng Phạn là Catvāri prahāṇāni, samyakprahāṇa. Pāli là sammappadhānāni.

Prahāṇa hay padhāna, Hán dịch là Cần hay Đoạn. Cần là nỗ lực hay siêng năng; Đoạn là chặt đứt. Tứ chánh cần hay Tứ chánh đoạn là bốn phương pháp siêng năng để chặt đứt các thứ phiền não làm chướng ngại, trói buộcche khuất đối với tâm. Các thứ chướng ngại ấy gồm: Tham, sân, si, hôn trầm, trạo cử, nghi ngờ,…

Thực tập Tứ chánh cần luôn luôn có sự đi kèm của Trạch pháp giác để có sự chọn lựa và quyết đoán rõ ràng, giữa các pháp thiện và ác; giữa các pháp chánh và tà; giữa các pháp chướng ngại và không chướng ngại; giữa các pháp trói buộctự do,…

Một khi đã có sự chọn lựa và quyết đoán rõ ràng như vậy rồi, thì cần phải nỗ lực thường xuyên, để đoạn trừ những điều ác đã phát sinh từ thân, miệng và ý; và nỗ lực phòng ngừa những điều ác chưa phát sinh ở nơi thân, ngữ và ý. Nỗ lực khơi dậy những điều thiện chưa được khơi dậy từ nơi thân, miệng và ý; và nỗ lực duy trì, phát triển liên tục những điều thiện đã phát sinh từ nơi thân, miệng và ý, khiến cho những điều ác, những chướng ngại, những trói buộc đều bị chặt đứt hoàn toàn từ thô đến tế và khiến cho những thiện pháp đã sanh, đang sanh và sẽ sanh đều đến chỗ viên mãn, khiến Thánh đạo vô lậu phát sanh và dẫn tới đời sống giác ngộ viên mãn.

Như vậy, Tứ chánh cần hay Tứ chánh đoạnđộng cơ thúc đẩy hành giả tiến tớithành tựu Chánh tinh tấn, gia nhập vào đời sống của Thánh đạo vô lậuđược giải thoát hoàn toàn.

Nên, Chánh tinh tấn là thuộc tính giác ngộ của Phật. Và vì vậy, Phật không còn bất cứ một chướng ngại nào đối với đời sống Niết bàngiác ngộ.[13]

Chánh niệm

Tiếng Phạn là Samyaksmriti; tiếng Pāli là Sammāsati. Smriti đi từ động từ smṛ và căn của smṛ là spṛ, có nghĩa là nhớ lại, hồi tưởng lại, nhận ra, nhớ đến, chú ý đến tâm, tĩnh thức,…

Vậy, Samyaksmriti là sự nhớ nghĩ hợp lý, đích xác và hiện thực,…

Các nhà Hán dịch là Chánh niệm; các nhà Anh dịch là Right mindfulness, Right recollection,…

Để có chánh niệm, hành giả có thể thực tập niệm căncăn bản của niệm, như nhớ đến Phật, Pháp, Tăng, Giới và duy trì sự nhớ ấy, khiến chúng thường tại và phát triển lớn mạnh trên mặt ý thức. Sự lớn mạnh ấy, gọi là niệm lực, tức là sức mạnh của niệm. Khi niệm căn đã phát triển để trở thành niệm lực, niệm ấy có khả năng nhiếp phục đối với các loại phiền não che khuấttrói buộc tâm như tham dục, sân nhuế, si mê, mạn, nghi, hôn trầm, trạo cử,…

Hoặc có thể thực tập Niệm xứ hay Niệm trú, tức là bốn lãnh vực an trú tâm. Tứ niệm xứ, tiếng Phạn là Catvāri – smṛty – upasthānā.

– Trú tâm đối với thân: Nghĩa là luôn luôn để tâm quán chiếutỉnh giác đối với mọi động tác của thân. Thân đang hành xử như thế nào, thì phải ghi nhớ rõ ràng những hành xử ấy và an trú tâm vào nơi những hành xử ấy, bao gồm cả các động tác như đi, đứng, nằm, ngồi, co, duỗi, thở vào, thở ra,…

– Trú tâm đối với thọ: Thọ là những cảm giác thuộc về dễ chịu, khó chịu và trung tính. Nghĩa là đối với các cảm giác nầy, chúng đang xảy ra trên thân tâm như thế nào, thì phải biết ghi nhận đối với chúng một cách rõ ràng và trú tâm ở nơi những cảm thọ ấy, đúng như chính nó, qua các tiến trình sanh, trú và diệt của chúng.

– Trú tâm đối với tâm ý: Tâm ý là những ý niệm hiện khởi hay ẩn tàng ở nơi tâm thức. Những ý niệm ấy liên hệ đến tham hay liên hệ đến vô tham; liên hệ đến sân hay liên hệ đến vô sân; liên hệ đến si hay liên hệ đến vô si,… hoặc những ý niệm ấy, sinh khởi, lưu trú và ẩn tàng không liên hệ đến tham, cũng không liên hệ đến vô tham, mà liên hệ đến trung tính,… thì cũng phải biết rõ, ghi nhậnan trú chính xác đối với những tình trạng hiện hữu ấy của chúng, không hề bị lầm lẫn giữa tình trạng nầy với những tình trạng khác đối với tâm ý.

– Trú tâm đối với pháp: Pháp có hai loại gồm: Tâm phápsắc pháp.

  • Tâm pháp là pháp thuộc về tâm, gồm các chủng tử vận hành nơi tâm như tác ý, thọ, tưởng và tư,… hay những ảnh tượng tồn đọng ở nơi tâm thức,… Đối với các pháp thuộc về tâm này, chúng hiện khởi, lưu trú và ẩn diệt như thế nào, đều phải nhớ rõ, biết đúng và niệm trú đúng tình trạng của chúng là như thế ấy, không có lầm lẫn, đó gọi là niệm trú đối với tâm pháp.
  • Sắc pháp là các pháp thuộc về hình sắcđối ngại, như các thể rắn thuộc về địa đại; lỏng thuộc về thủy đại; nhiệt thuộc về hỏa đại; khí thuộc về phong đại; hoặc các căn, các trần,… Đối với các pháp thuộc về sắc nầy ở nội thân như thế nào, khi ý thức tiếp xúc với chúng, thì phải ghi nhận và biết rõ chúng đúng như thế ấy; đối với ngoại cảnh như thế nào, khi ý thức tiếp xúc với chúng, thì phải ghi nhận và biết rõ chúng đúng như thế ấy, đó gọi là niệm trú đối với sắc pháp.

Niệm trú không lầm lẫn giữa nội phápngoại pháp; không lầm lẫn giữa pháp thuộc về tâm và pháp thuộc về sắc, đó gọi là niệm trú đối pháp.

Thực tập Tứ niệm xứ, kèm theo Niệm giác chiý thức không những bám sát, theo dõi các đối tượng để trú tâm mà còn làm cho ý thức có giác và quán đối với đối tượng, khiến ý thức càng lúc càng sáng trong và thuần giác, mà nhất là luôn luôn ở trong trạng thái tỉnh giác đối với các yếu tố giác ngộ bao gồm cả thiền địnhtrí tuệ.

Như vậy, thực hành chánh niệm qua niệm căn, niệm lực, niệm xứ, niệm giác chi, cho đến khi các niệm nầy viên mãn, thiện vô lậu phát sinh, thì thành tựu chánh niệm.

Nên, Chánh niệm là một trong những phẩm tính thuộc về Thánh đạo vô lậu và là một trong những phẩm tính giác ngộ của Phật.

Chánh định

Chánh định, tiếng Phạn là Samyaksamādhi; Pāli là Sammasamādhi. Samādhi đi từ động từ căn dha, có nghĩa là đặt vào một điểm, nhóm lại, tụ lại,…

Vậy, Samyaksamādhi là trú vào một điểm hợp lý, sự trú tâm vào một điểm chính xác.

Samyaksamādhi, các nhà Hán dịch là Chánh định; các nhà Anh dịch là Right meditation, Right concentration,…

Chánh định là do có chánh niệmthành tựu. Nên, chánh định là tâm thuần nhất không còn bị các cảm thọ, khổ hay lạc, cũng như các ý tưởng làm lay động.

Chánh định là tâm an trú vào sự rỗng lặng hoàn toàn đối với tâm và cảnh. Các loại phiền não nơi tâm như tham, sân, si, kiêu mạn, trạo cử, hôn trầm, tà kiến, và hết thảy vô minh, vọng tưởng về chấp ngã và pháp, về chấp vô ngã và chấp vô pháp nơi tâm đều bị nhiếp phục. Tâm hoàn toàn bất động đối với những thứ phiền não ấy. Và do tâm ở vào trạng thái yên lắng bất động ấy, nên gọi là Chánh định. Chánh định như vậy, nó tương ứng với tự tánh thanh tịnh của Niết bàn. Nên, Chánh định là tâm thường trú ở trong Niết bàn. Và do tâm thường trú ở trong bản thể tịch lặng của Niết bàn, nên chánh kiến hay chánh tuệ phát sinh, thấy rõ được thực tại đúng như tự thân của chính nó.

Do đó, Chánh định là một trong những thuộc tính của Thánh đạo vô lậu và là một trong những phẩm tính giác ngộ của Phật.

Bát chánh đạo đã được các trường phái Phật giáo khai triển sâu cạn, rộng hẹp có khác nhau, nhưng những nội dung được trình bày trên đây là căn bản, và cũng từ những căn bản nầy mà các trường phái Phật giáo khai triển rộng hẹp, sâu cạn có khác. Chúng chỉ có khác nhau về mặt sâu cạn, rộng hẹp, nhưng không có khác nhau về mặt căn bản vậy.

Đặc tính của Bát chánh đạo

Bát chánh đạo có những đặc tính như sau:

Hiện kiến

Pháp Bát chánh đạo do đức Phật trình bày, pháp ấy có thể thấy và chứng nghiệm ngay trong hiện thực hay ngay trong cuộc sống của đời nầy.

Ngài tuyên bố về Khổ, thì bằng Chánh kiến hay Chánh tư duy, ta có thể thấy rõ sự thật về khổ ngay nơi thân tâm hiện tiền.

Ngài tuyên bố về Tập, thì bằng Chánh kiến hay Chánh tư duy, ta có thể thấy rõ tham, sân, si, vô minh, chấp ngã,… là những tập khởi đang có mặt nơi thân tâm hiện tiền nầy.

Ngài tuyên bố về Diệt, thì bằng Chánh kiến hay Chánh tư duy, ta có thể thấy rõ và chứng nghiệm sự an lạc của thân tâm, ngay khi các tập khởi của phiền não nơi tâm ở trạng thái hoàn toàn yên lắng.

Ngài tuyên bố về Đạo, thì bằng Chánh kiến hay Chánh tư duy, ta có thể thấy và chứng nghiệm ngay Bát chánh đạo là Đạo, ngoài Bát chánh đạo không còn có đạo nào, ngay trong hiện tiền có khả năng dẫn đến đoạn tận Khổ đế và Tập đế, để đem lại an lạc cho thân tâm ngay trong đời sống nầy.

Vì vậy, hiện kiến là thấy được pháp và chứng nghiệm pháp ngay trong đời sống nầy là đặc tính thứ nhất của Bát chánh đạo.

Vô nhiệt

Pháp Bát chánh đạo do đức Phật trình bày, pháp ấy có hiệu năng dập tắt mọi phiền não nơi tâm cho những ai thực hành. Và thực hành pháp Bát chánh đạo, thì có khả năng chứng nghiệm Niết bàn ngay trong đời sống hiện tại. Niết bàntrạng thái của tâm không còn bị lửa phiền não làm oi bức hay đốt cháy.

Lửa phiền não ở trong sanh tử đã bị pháp Bát chánh đạo dập tắt, nên đặc tính thứ hai của Bát chánh đạovô nhiệt.

Ứng thời

Pháp Bát chánh đạo do đức Phật trình bày, pháp ấy thích ứng với mọi thời đạithích ứng với mọi không gian.

Trong quá khứ, chư Phật xuất hiện cũng đã dạy pháp Bát chánh đạo cho chúng sanh thực hành như thế là như thế, vì sao? Vì chúng sanh trong quá khứ đã có Khổ như thế và Tập như thế, nên chư Phật quá khứ đã dạy pháp Bát chánh đạo như thế là như thế, để đoạn trừ Khổ và Tập cho chúng sanh như thế là như thế, khiến chúng sanh quá khứ đã thực hành Bát chánh đạo và đã chứng nhập Diệt đế, tức là Niết bàn an ổn, tối thượng.

Trong hiện tại, đức Phật Thích Ca xuất hiện, đang dạy pháp Bát chánh đạo cho chúng sanh thực hành như thế là như thế, vì sao? Vì chúng sanh trong hiện tại đang có Khổ như thế và Tập như thế, nên đức Phật Thích Ca dạy pháp Bát chánh đạo như thế là như thế, để đoạn trừ Khổ và Tập cho chúng sanh như thế là như thế, khiến chúng sanh hiện tại thực hành Bát chánh đạo chứng nhập Diệt đế, tức là chứng đắc Niết bàn an ổn, tối thượng.

Trong vị lai chư Phật xuất hiện, cũng dạy pháp Bát chánh đạo cho chúng sanh thực hành như thế là như thế, vì sao? Vì chúng sanh trong thời vị lai sẽ có Khổ như thế và Tập như thế, nên chư Phật vị lai dạy pháp Bát chánh đạo như thế là như thế, để đoạn trừ Khổ và Tập cho chúng sanh như thế là như thế, khiến chúng sanh vị lai thực hành Bát chánh đạo, chứng nhập Diệt đế, tức là chứng đắc Niết bàn an ổn, tối thượng.

Đối với không gian, pháp Bát chánh đạo không phải chỉ có đức Phật Thích Ca tuyên thuyết và dạy dỗ cho chúng sanh ở nơi thế giới Ta bà nầy, mà chư Phật trong mười phươngvô lượng thế giới cũng đã, đang và sẽ nói pháp Bát chánh đạo để dạy dỗ, hướng dẫn chúng sanh ở nơi các thế giới ấy, thực hành Bát chánh đạo để đoạn trừ Khổ và Tập, chứng nhập Diệt đế, tức là Niết bàn an ổn, tối thượng.

Vì vậy, pháp Bát chánh đạotính chất ứng thờithích ứng với mọi không gian.

Dẫn đạo

Pháp Bát chánh đạo do đức Phật giảng dạy, pháp ấy có tính cách hướng đạo, dẫn lối đưa đường, khiến người thực hành đi đến các địa vị giải thoát hay giác ngộ.

Khi còn tại thế, trong các thời pháp thoại, đức Phật Thích Ca thường căn dặn các đệ tử rằng: “Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, Như Lai chỉ là người dẫn đường”. Như Lai đã khẳng định sự có mặt của Ngài giữa cuộc đời là người dẫn đường cho chúng sanh về nơi giải thoátgiác ngộ, và giáo pháp do Ngài trình bày cũng đều có nội dung ấy. Bởi vậy, trong kinh Niết bàn hay Di giáo, đức Phật đã dặn đi, dặn lại với các đệ tử rằng: “Các con hãy nương tựa pháp, hãy lấy pháp làm bậc Đạo sư của chính mình”.

Pháp ấy là Bát chánh đạo. Dù hóa thân hay đức Phật lịch sử đã diệt độ, nhưng Pháp Bát chánh đạo còn, thì Phật pháp thường còn và vẫn có khả năng hướng dẫn chúng sanh thực hành, đi đến đời sống giải thoátgiác ngộ. Vì vậy, Bát chánh đạo là pháp dẫn đạo của Phật pháp.

Cận quán

Pháp Bát chánh đạo do tự thân đức Phật chứng nghiệm mà nói ra, nên nó không phải hiểu bằng lý thuyết mà bằng chính sự thực tập. Ở Trung bộ kinh đức Phật dạy: “Pháp của ta giảng dạy là để thực hành, chứ không phải để nói”. Nên, pháp Bát chánh đạopháp thực hành để sống và để chứng nghiệm.

Trí giả nội chứng

Ở trong kinh Thánh cầu, đức Phật dạy, pháp do Ngài chứng đạt, pháp ấy chỉ có kẻ trí mới thấu hiểu.

Kẻ trí thì lời nói, việc làmý nghĩ không rơi vào hai cực đoanép xác khổ hạnhbuông lung trong các dục. Ép xác khổ hạnh là một thái độ lãnh cảm với cuộc đời, nên trong đời sống không thể có hạnh phúcan lạc; buông lung trong các dục là một thái độ sống quá vồn vã với cuộc đời, khiến dẫn đến những tranh giành hưởng thụ, nên đời sống không thể có hạnh phúcan lạc.

Những bậc có trí trong đời biết vậy, nên tránh xa hai cực đoan ấy và thực hành trung đạoBát chánh đạo, do đức Phật giảng dạy, khiến họ có tịch tịnh, an ổnNiết bàn ngay trong thân tâm hiện tiền.

Vì vậy, pháp được đức Phật giảng dạy là pháp thuộc về trí giả nội chứng.

Tác dụnghiệu quả

Tác dụng của Bát Chánh Đạo là giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác đối với sắc, thọ, tưởng, hành và thức, qua hai mặt nhân duyênnhân quả thế gianxuất thế gian.

Đối với nhân duyên, nhân quả thế gian, Bát Chánh Đạo giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác, sắc uẩn do tương quan giữa bốn đại chủng gồm đất, nước, gió và lửa tạo nên, nên chúng luôn luôn bị bức hại và đốt cháy bởi vô thường, chúng rỗng không, không có ngã tính, không có ngã thể. Và Bát Chánh Đạo giúp cho hành giả thấy rõ hỷ lạc, do tham dục đối với sắc uẩn đem lại, chính nó là tập khởi của khổ đau và gốc rễ của sanh tử luân hồi.

Và đối với nhân duyên, nhân quả xuất thế gian, Bát Chánh Đạo giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác rằng, sắc tịch diệt là do tham dục và ái hỷ nơi tâm của hành giả đối với sắc uẩn hoàn toàn tịch diệt. Và con đường diệt tận tham dục và ái hỷ đối với sắc uẩn để thành tựu Niết bàn là các phẩm trợ đạochánh đạo.

Cũng vậy, Bát Chánh Đạo, giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác, đối với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn, đều do tương quan duyên khởi, nên chúng đều bị bức hại và đốt cháy bởi vô thường, chúng rỗng không, không có ngã tính, không có ngã thể. Và Bát Chánh Đạo giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác rằng, tham dục và ái hỷ đối với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩntập khởi của khổ đau và là gốc rễ của sanh tử luân hồi.

Và, Bát Chánh Đạo cũng giúp cho hành giả thấy rõ, thấy chính xác rằng, khổ đau và gốc rễ của nó có thể diệt tận, khi tham dục và ái hỷ đối với thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn nơi tâm của hành giả bị diệt tận. Và con đường diệt tận tham dục và ái hỷ đối thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn để thành tựu Niết bàn là các phẩm trợ đạochánh đạo.

Vậy, tác dụng của Bát Chánh Đạo là thấy rõ Khổ Tập Diệt Đạo ở nơi thân năm uẩn và ngay ở nơi thân năm uẩnvượt qua Khổ, bằng cách đoạn Tập, chứng Diệt và tu Đạo.

Tu Đạothực hành ba mươi bảy phẩm trợ của Đạo đế. Trong Đạo đế, Bát chánh đạo vừa là đạo và vừa là trợ đạo, các phẩm còn lại là trợ đạo. Do thực hành Đạo đế mà các tham dục và ái hỷ đối với sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩnthức uẩn bị hoàn toàn nhiếp phục và diệt tận, tâm vô lậu giải thoát phát sinh, chứng nhập được Niết bàn an tịnh.

Tác dụng của Bát Chánh Đạo như vậy, nếu ta tu tập, nó sẽ dẫn sinh những hiệu quả tốt đẹp, cao quý cho bản thânxã hội như sau:

Đối với bản thân

Do tự thân nỗ lực thực hành pháp Bát chánh đạo, nên có thể thành tựu các Thánh quả giải thoát như sau:

Thánh quả Dự lưu

Thánh quả nầy, tiếng Phạn là Srotāpannaphala; tiếng Pāli gọi là Sotapannaphala. Hán phiên âm là tốt lộ đa a bán na hay tu đà hoàn và dịch là nhập lưu quả, dự lưu quả hoặc nghịch lưu quả.

Nhập lưu, nghĩa là do tu tập Bát chánh đạohành giả đoạn trừ được các loại phiền não như Thân kiến thủ (Sakkāyadiṭṭhi), tức là đoạn trừ được những chấp thủ sai lầm về thân; đoạn trừ những nghi ngờ (vicikicchā), đối với Phật pháp; đoạn trừ giới cấm thủ (Śīlabbataparāmasāsa), tức là đoạn trừ được những tín điều sai lầm, khiến hành giả đạt đến địa vị nhập lưu hay dự lưu.

Nhập lưu hay dự lưugia nhập hay dự phần vào dòng chảy của bậc Thánh. Chính dòng chảy nầy chuyển lưu hành giả đi vào biển cả Niết bàn. Người tu tập dự được vào dòng chảy nầy, thì không còn chảy theo dòng chảy của sanh tử nữa, nên quả vị nầy còn gọi là nghịch lưu quả.

Dự lưu, Luận Câu Xá giải thích rằng: “Lưu là gọi chung cho những con đường dẫn tới đời sống vô lậu, do dự vào con đường nầy mà đi tới Niết bàn, nên gọi là dự lưu”.[14]

Chứng nhập được quả vị nầy, hành giả biết rõ biên cương sinh tử của đời mình chỉ còn bảy đời nữa là chấm dứt, không còn bị tái sanh ở trong luân hồi nữa, nên quả vị nầy cũng còn gọi là Thất lai quả.

Hành giả tu tập đạt được quả vị nầy, thì niềm tin của họ đối với Tam bảo không bao giờ bị hủy hoại.

Thánh quả Nhất lai

Thánh quả nầy, tiếng Phạn là Sakṛdāgāmiphala; Pāli là Sakadāgāmiphala. Hán phiên âm là Sa yết lợi đà già di pha la hay tư đà hàm quả và dịch là nhất lai quả.

Nhất lai, nghĩa là vị Thánh tu tập chứng được quả vị nầy, là do đã đoạn trừ hết Thân kiến thủ, nghi, giới cấm thủ và đoạn giảm các căn bản phiền não tham và sân, nhưng còn trở lại dục giới một lần nữa để tiếp tục thực hành Thánh đạo, để đoạn trừ các lậu hoặc còn lại, nên gọi là nhất lai.

Chứng nhập được Thánh quả nầy hành giả biết rõ, tự thân chỉ còn trở lại dục giới một lần nữa và sau đó là hoàn toàn chấm dứt, không còn sanh vào dục giới nữa.

Thánh quả Bất lai

Thánh quả nầy, tiếng Phạn là Anāgāmiphala; Pāli là Anāgāmiphala. Hán phiên âm là A na già di, A na già mê, A na hàm và dịch là Bất lai quả, Bất hoàn quả.

Bất lai quả là do bậc Thánh tu tập Bát chánh đạo, đoạn trừ hẳn Thân kiến thủ, nghi, giới cấm thủ, tham dụcsân nhuế đối với dục giới, nên vĩnh viễn không còn có tái sanh vào dục giới nữa. Vì vậy, gọi là Thánh quả Bất lai.

Chứng nhập được quả Thánh nầy, hành giả hoàn toàn không còn sanh vào dục giới, nhưng lại sanh vào cõi trời Tịnh cư thiên thuộc sắc giới, ấy là Thánh địa của các Thánh giả A na hàm. Ở nơi Thánh địa nầy, các Thánh giả tiếp tục tu tập định và tuệ vô lậu, đoạn trừ những ái nhiễm đối với sắc, gọi là sắc ái; tiếp tục đoạn trừ các ái nhiễm đối với vô sắc, gọi là vô sắc ái; tiếp tục đọan trừ những hạt giống kiêu mạn, chấp ngã, cũng như những trạo cửvô minh nơi tâm, để hướng tới đời sống của vị A la hán siêu xuất sinh tử luân hồi trong ba cõi.

Thánh quả A la hán

Thánh quả A la hánquả vị cao nhất đối với giáo lý thuộc các văn hệ kinh điển Āgāma và Nikāya. Và một trong mười phẩm tính giác ngộ của Phật.

A la hán, tiếng Phạn là Arhat, Arihant; Pāli là Arahant. Hán, phiên âm là A la hán, A ra ha, A lê ha, Át ra hát đế,… và dịch là Ứng cúng, ứng chơn, sát tặc, vô sanh, vô học chân nhân,…

Nghĩa là vị Thánh xứng đáng để cho chư thiên, nhân loại đảnh lễ cúng dường; vị Thánh đã tận diệt hết thảy giặc phiền não. Nghĩa là đoạn tận hết thảy các loại phiền não liên hệ đến dục ái, ở các cõi dục; đoạn tận hết thảy phiền não liên hệ đến sắc ái ở các cõi sắc; và đoạn tận hết thảy phiền não liên hệ đến vô sắc ái ở các cõi vô sắc, nên không còn bị sanh tử trong ba cõi chi phối; đã hoàn tất các địa vị hữu học và đã đến địa vị của bậc vô học chân nhân.

Nghĩa là, vị Thánh giả A la hán, đối với tám yếu tố của Thánh đạo đã học tập hoàn tất và minh triệt từ vô học chánh kiến cho đến vô học chánh định, đối với sự tái sanh đã chấm dứt, đối với những điều đáng làm đã làm, không còn tái sinh đời sau, nên đối với con đường giải thoát sanh tử không còn có bất cứ điều gì nữa để học, nên gọi là vô học chân nhân.

Ở trong Đại Trí độ luận, Ngài Nāgārjuna (Long Thọ) nói rằng, A la hán là Phật và chỉ có Phật mới là A la hán đích thực qua bài kệ rằng:

“Phật dĩ nhẫn vi khải
Tinh tấn vi cương giáp
Trì giới vi đại mã
Thiền định vi lương cung
Trí tuệ vi hảo tiễn
Ngoại phá ma vương chúng
Nội diệt phiền não tặc
Thị danh A la hán”.[15]

Nghĩa là:

“Phật dùng nhẫn làm áo
Tinh tấn làm cường bào
Trì giới làm đại mã
Thiền định làm nhuệ cung
Trí tuệ làm tên bắn
Ngoài phá chúng ma vương
Trong diệt giặc phiền não
Nên, gọi A la hán”.

Sự giải thích ý nghĩa A la hán tùy theo căn cơ của thính chúng mà các kinh điển có những cách giải thích sâu cạn, rộng hẹp khác nhau. Nhưng, dù giải thích sâu cạn, rộng hẹp như thế nào đi nữa, thì các kinh điển cũng đều dựa trên Bát chánh đạo để khai triển.

Và sự phân chia quả vị A la hán của các kinh luận cũng có nhiều ý nghĩa sâu cạn, rộng hẹp khác nhau, nhưng với ý nghĩa A la hán rốt ráo và hoàn chỉnh, thì A la hán là một trong trong những phẩm tính căn bản, tạo nên đời sống của một bậc giác ngộ.

Tuy nhiên, ở trong phạm vi của bài nầy, tôi chỉ trình bày gọn rằng: A la hán thuộc về Thanh vănA la hánquả vị giải thoát cao nhất đối với các Thánh quả Dự lưu, Nhất laiBất lai, và với ý nghĩa nầy A la hán được nhấn mạnh đơn thuần về ý nghĩa tự giác, chưa có đủ hoàn toàn các phẩm tính như: Như lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hành túc,… Nên, ý nghĩa A la hán trong ý nghĩa Thanh văn không đi kèm theo với những ý nghĩa như là: A la hánNhư lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hành túc, Thiện Thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn.

A la hán mà gọi là Phật, và Phật mà gọi là A la hán, A la hán trong ý nghĩa nầy, có đi kèm theo các phẩm tính giác ngộ như: A la hánNhư lai, là bậc Ứng cúng, là bậc Chánh biến tri, Minh hành túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu, Thiên nhân sư, Phật Thế Tôn.

A la hán đi kèm theo với những ý nghĩa như: Như lai, Chánh biến tri, Minh hành túc, … là A la hán của bậc Chánh giác, của bậc Toàn giác, của Phật Thế Tôn.

Nên, Phật là A la hán, nhưng không phải là A la hán đơn thuầnA la hán có đầy đủ các phẩm tính của bậc Toàn giác vậy. Và như vậy, chỉ có Phật mới là A la hán đích thực.

Đối với tự thân, tùy theo mức độ tu tập đối với Bát chánh đạo, mà các Thánh quả giải thoát tương ứng, có thể thành tựu ngay trong hiện thế.

Đối với xã hội

Đối với xã hội, Bát chánh đạocon đường chuyển hóa rất lớn để dựng xây một xã hội lành mạnh, tiến bộvăn minh, nâng những sinh hoạt của xã hội phàm tục, lên thành những sinh hoạt của xã hội bậc Thánh.

Trong một xã hội sinh hoạt lành mạnh, tiến bộvăn minh không thể thiếu một trong tám yếu tố của Chánh đạo. Vì sao? Vì sự sinh hoạt xã hội, nếu thiếu Chánh kiến, sẽ tạo nên những xung đột do những quan điểm cực đoan đem lại. Nếu thiếu chánh kiến, con người xã hội không thể nhận ra sự quan hệ giữa nhân quả hữu cơ và hữu cơ; giữa nhân quả hữu cơ và vô cơ và giữa nhân quả vô cơ với vô cơ, để có thể định hướng cho mọi hành vi đạo đứcmột thể chế hiến phápluật pháp cho một xã hội loài người tiến bộvăn minh hướng tới,… Nên, ta không ngạc nhiên gì, trong bài Hịch kẻ sĩ, Nguyễn Công Trứ nói: “Cầm chánh đạo để tịch tà cự bí,…”.

Nếu thiếu chánh tư duy, con người không nhận ra được sự quan hệ hữu cơ giữa con ngườicon người, cũng như quan hệ vô cơ giữa con ngườicon người, giữa con người và muôn vật, khiến xã hội người không vạch ra được một định hướng đúng cho mọi hành động của con người cá nhâncon người cộng đồng. Nên, khiến cho những nỗi khổ đau của con người cá nhân tác động lên con người xã hội hay ngược lại, làm cho đời sống con người bị chùn lại và đi về hướng tiêu cực thấp kém. Con người sống lãnh cảm với cuộc đời hay vồn vã, chập giựt và manh động với cuộc đời đều là những kẻ bị rơi vào cạm bẫy của tà kiếntà tư duy cả, khiến tất cả họ đang đi về hướng tiêu cực và hủy hoại cuộc sống.

Vì vậy, Chánh kiếnchánh tư duy ở trong Bát chánh đạo, giúp cho con người xã hội định hình được tính quan hệ nhân quả hữu cơ tiêu cực và tính quan hệ nhân quả hữu cơ tích cực, nhằm có thể chuyển hóa những thành phần tiêu cực của xã hội chuyển sang hướng nhân quả hữu cơ tích cực, để đạt tới sự ổn định xã hội toàn phần một cách thực tế.

Nếu khôngchánh kiếnchánh tư duy, ta không thể biết rõ, biết một cách chính xác những bất ổn và biến động xã hội do đâu, và có cách nào để giải quyết những biến động ấy, khiến chúng trở nên hòa bình, êm đẹp.

Trong những lãnh vực sinh hoạt của xã hội như: Tôn giáo, văn hóa, khoa học, chính trị, giáo dục, kinh tế, ngoại giao, quân sự, an ninh xã hội,… có cần đến Bát chánh đạo hay không, hay Bát chánh đạo chỉ dành riêng cho lãnh vực tu hành của Phật giáo?

Có thể đã có nhiều người nghĩ rằng, Bát chánh đạo chỉ nói đến những phương pháp tu tập, dành riêng cho những người thực hành theo Phật giáo. Cách nghĩ như thế tự nó đã là phi chánh đạo rồi, vì chánh đạo mà bị hạn chế bởi lãnh vực nầy hay lãnh vực kia, thì sao gọi là chánh đạo được? Tại sao? Bởi vì cái gì chánh, cái đó tự nó mang tính phổ quát mà không phải riêng lẻ. Nó phổ quát đối với thời gian, nên nó không bị thời gian làm cho mòn diệt; nó phổ quát đối với mọi không gian, nên nó không bị không gian đóng khung và nó có mặt khắp hết thảy mọi đối tượng, để thanh lọc mọi tâm ý và hành động tà vạy, cho hết thảy chúng sanh, nên nó không dành riêng cho một lãnh vực sinh hoạt nào của xã hội con người, mà nó cần có mặt khắp mọi lãnh vực sinh hoạt của xã hội, để giúp cho mọi lãnh vực ấy, thanh lọc những cách nhìn sai lệch đối với bản thân mình và những công việc mà mình đang hoạt động, khiến cho hành động càng lúc càng trở nên chính đáng, có hiệu quả chính xáctốt đẹp.

Nếu tôn giáo thiếu Chánh kiếnchánh tư duy, thì tôn giáo ấy hướng dẫn niềm tin tâm linh của con người đi đến đâu và về đâu? Vì vậy, mọi sinh hoạt tôn giáo không thể thiếu chánh kiếnchánh tư duy, nếu thiếu một trong những yếu tố của Bát chánh đạo, thì những tôn giáo ấy sẽ hướng dẫn niềm tin con người đi vào ngõ cụt, đường tà.

Nếu lãnh vực khoa học, văn hóa, chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự, an ninh xã hội, báo chí, truyền thanh, truyền hình, thông tin,… thiếu chánh kiếnchánh tư duy, thì những lãnh vực ấy sẽ hướng dẫn những sinh hoạt con người đi về đâu, đem lại cái thấy, cái biết, cái tư duy gì cho xã hội con người? Và lại nữa, nếu những lãnh vực sinh hoạt ấy của xã hội thiếu Chánh ngữ, thì họ nói gì với xã hội con người; nếu thiếu Chánh nghiệp, thì những hoạt động ấy của họ đem lại gì cho xã hội con người; nếu thiếu Chánh mạng, thì họ đem lại đời sống như thế nào cho xã hội con người; nếu thiếu Chánh tinh tấn, thì những lãnh vực ấy, đem lại những tiến bộ gì cho con người; nếu thiếu Chánh niệm, thì họ đem những sự nhớ nghĩ gì cho xã hội con người và nếu thiếu Chánh định, thì mọi lãnh vực ấy đem lại ý chí, nghị lựcan bình gì cho xã hội con người?

Nếu trong các lãnh vực sinh hoạt ấy của xã hội, không có Bát chánh đạo, thì chúng sẽ dẫn sinh tám thứ tà đạo cho mỗi lãnh vực sinh hoạt ấy của xã hội. Và đương nhiên, xã hội con người càng ngày càng sinh hoạt theo hướng đảo điên và tăm tối.

Xã hội con người bị dẫn dắt bởi tám thứ tà đạo gồm: Tà kiến là cái thấy tà vạy, một chiều; Tà tư duytư duy theo cái thấy tà vạy, tư duy theo cái thấy một chiều; Tà ngữ là nói theo cái thấy, cái tư duy tà vạy, một chiều; Tà nghiệp là hành động theo cái thấy, cái tư duy tà vạy, một chiều; Tà mạng là sống theo cái thấy, cái tư duy tà vạy, một chiều; Tà tinh tấntiến bộ, siêng năng theo cái thấy, cái tư duy tà vạy, một chiều; Tà niệm là sự nhớ nghĩ theo cái thấy, cái tư duy tà vạy, một chiều; Tà địnhthiền định theo cái thấy, cái tư duy tà vạy, một chiều.

Nếu mọi lãnh vực xã hội sinh hoạt theo tám thứ tà đạo ấy, thì những bất công của xã hội càng ngày càng trở nên gay gắttồi tệ, ấy là điều không có gì để cho những bậc có trí trong đời phải ngạc nhiên, và những bất hạnh, thất vọng và khổ đau của những con người bị cuốn chìm trong xã hội, sinh hoạt chạy theo tám tà đạo ấy là một sự thật hiển nhiên, như hai cộng với hai là bốn.

Đi theo Đạo tà thì có cái nhân quả của tà đạo, đó là Khổ đếTập đế, khiến người đi bị luân lưu mãi ở trong luân hồi sinh tử khổ đau; đi theo Đạo chánh thì có nhân quả của Chánh đạo, đó là Diệt đếĐạo đế. Đạo đếChánh đạo. Nếu đi trên con đường nầy, thì càng đi, là càng xa lìa được khổ đau, chấm dứt sanh tử, tới được với đích điểm an lạc hay Niết bàn tối thượng.

Sống đời an lạc, đời sống ấy đâu phải dành riêng cho ai, cho một thành phần nào, mà cho tất cả. Nên, Bát chánh đạo, đức Phật dạy là để đáp ứng những khát vọng lìa xa đời khổ đau và tìm về với cội nguồn an lạc của tất cả mọi người, mọi thành phần đang sinh hoạt trong mọi lãnh vực của xã hội con người.

Kết luận

Bát chánh đạogiáo lý cốt tủy của đạo Phật. Các trường phái trong Phật giáo, không có trường phái nào là không dựa vào giáo lý cốt tủy nầy để phát triển sâu và rộng.

Bát chánh đạo được ghi lại ở trong các kinh điển thuộc văn hệ Āgama hay A hàm được xem nhưPháp bản, nghĩa là căn bản của chánh pháp; Pháp quy, nghĩa là mẫu mực, quy tắc của chánh pháp; Pháp tạng, nghĩa là kho tàng của chánh pháp; Pháp giáo, là giáo lý thuộc về chánh pháp; Truyền giáo, nghĩa là giáo pháp chính truyền từ đức Phật.

Bát chánh đạo được ghi lại ở trong các kinh điển thuộc văn hệ Vaipulya hay Phương đẳng được xem là Pháp phương đẳng hay phương quảng, nghĩa là Bát chánh đạo từ văn hệ Āgama, được khai triển và diễn đạt với nghĩa lý rộng lớn, sâu xa dưới cách nhìn và chứng ngộ với những vị có tâm nguyện lớn.

Bát chánh đạo được ghi lại ở trong các kinh điển thuộc văn hệ Prajñā hay Bát nhã được xem như là pháp học, pháp hành thuộc về quán chiếu thực tướng Bát nhã. Quán chiếu Bát nhã là dùng sự quán chiếu của trí tuệ hoàn hảo để rọi vào mọi sự hiện hữu, nhằm thấy rõ sự thật tuyệt đối ở nơi mọi sự hiện hữu ấy. Và chân trí chứng nhập vào chân lý tuyệt đối ở nơi mọi sự hiện hữu ấy, khiến chân tríchân lý bất nhị, ấy gọi là Thật tướng bát nhã.

Bát chánh đạo được ghi lại ở kinh điển thuộc văn hệ Avataṃsaka gọi là Hoa nghiêm được xem như là pháp học, pháp hành thuộc về viên giáo. Nên chánh kiến là cách nhìn tương tức, tương nhập sự và lý viên dung. Pháp học, pháp hành theo trung đạo của Bát chánh đạo, để vượt ra khỏi hai cực đoan đã được đức Phật giảng dạy đầu tiên tại vườn Nai, cho năm anh em Kiều trần như, đã được giáo lý Hoa nghiêm khai triển một cách triệt đểsâu xa đối với những vị có căn khí Bồ tát viên giáo, về bốn mặt Sự vô ngại pháp giới; Lý vô ngại pháp giới; Lý Sự vô ngại pháp giớiSự Sự vô ngại pháp giới.

Bát chánh đạo được ghi lại ở trong văn hệ kinh Saddharmapuṇḍarīka hay Pháp hoa được xem như là pháp học, pháp hành thuộc về Nhất thừa giáo đối với hàng Thanh văn. Nghĩa là pháp học, pháp hành nầy cho ta thấy rằng, những vị thánh giả Thanh văn được đức Phật hướng dẫn tu học, rồi nâng họ lên địa vị của tâm bồ tátthọ ký cho họ đều thành Phật.

Bát chánh đạo được ghi lại ở trong văn hệ kinh Mahāparinirvāṇa hay Đại bát Niết bàn được xem như pháp học, pháp hành nói về Phật thânPhật tánh thường trú cho ta thấy rằng, hết thảy chúng sanh đều có khả năng tu tập thành Phật, kể cả loại đã bị rơi mất thiện căn.

Do đó, Bát chánh đạogiáo lý xuyên suốt các kinh điển Phật giáo, các trường phái Phật giáo không có trường phái nào không thiết lập tông chỉ của tông phái mình trên nền tảng của Bát chánh đạo.

Các trường phái Phật giáo không lấy Bát chánh đạo làm yếu chỉ để lập tông, thì cho dù nó có mang tên gọi Phật giáo cũng được xem như là phi Phật giáo.

Nên, những trường phái Phật giáo đi chệch hướng, chính là đi chệch hướng đối với Bát chánh đạo hay là Thánh đạo tám chi nầy. Đã đi bị chệch hướng Bát chánh đạo, các Thánh quả Thanh văn còn chưa có, nói gì đến Phật quả!

Những kẻ phá hoại chánh pháp của Phật, không ai khác hơn là người muốn đổi mới Phật giáo, bằng cách làm biến chất và thay đổi Bát chánh đạo nầy. Người làm thay đổi và biến chất Bát chánh đạo nầy, luật tạng gọi người đó là kẻ phá hoại pháp luân.

Vì vậy, là đệ tử Phật, chúng ta không thể không học và không hành theo pháp Bát chánh đạo nầy, để biện biệt chánh tà, chân ngụy, và đi từng bước vững chãi đối với Phật đạo.


[1] Mahāvāgg, p 10. Samyutta Nikāya vol V, p42.

[2] Phật Thuyết Tam Chuyển Pháp Luân Kinh, sô 110, tr 504, Đại Chính 2.

[3] Phật Quang Đại Từ Điển 3, tr 2394, 2403.

[4] Phật Quang Đại Từ Điển 4, tr 3096a và quyển 6, tr 5571c.

[5] An Thế CaoPhật Thuyết Chuyển Pháp Luân Kinh, 503, Đại Chính 2.

[6] Yaḥ pratīsamutpādaḥ śūnyatāṃ tāṃ pracakṣmahe , sā prạjñaptir upādāya pratipat saiva madhyamā – Nāgārjuna – Mādhyamika – sūtra – Trung Luận, tr 33b, Đại Chính 30.

[7] Nhất nhập đạo phẩm – Tăng Nhất A hàm Kinh, tr. 567, Đại chính 2.

[8] Sáu căn gồm: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu trần gồm: Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.

[9] Danh sắcDanh là chỉ cho tâm, những yếu tố thuộc về tinh thần như thọ, tưởng, hành và thức; Sắc là chỉ cho vật chất, những yếu tố thuộc về vật chất như đất, nước, gió, lửa,… Tinh thầnvật chất hay danh và sắc quan hệ, trộn quyện vào nhau, để tạo thành chúng sanh thuộc về Dục giớiSắc giới, nên gọi là danh sắc.

[10] Nghiệp chủng thức: Là thức tiếp nối giữa đời nầy và đời khác. Nó làm nền tảng để hình thành thể chấttinh thần cho chúng sanh. Theo Kinh đại duyên, thức nầy là nhân duyên, tập khởi của danh sắc. (Trường bộ III, tr 63 -54, ĐHVH 1972). Theo các Nhà Phật học A Tỳ Đàm, nó là “Tâm tối hậu”. (A Tỳ Đạt Ma Pháp Uẩn Túc Luận 11, tr 507, Đại Chính 26). Và theo Udlanka gọi là “Sanh phần thức”. (Duyên Sanh Luận, tr 483b, Đại Chính 32).

[11] Hành nghiệpHành nghiệp là những hoạt động của tâm ý có tính cách huân tập và lưu phát thường xuyên. Những hoạt động nầy điều khiển những hoạt động của thân và ngữ và thân ngữ luôn luôn lệ thuộc vào những hoạt động nầy.

[12] Ái, thủ, hữu: Ái là khát ái do tham dục thức đẩy; thủ là là bám lấy những gì do tham dục khát thèm; hữu là thân hữu, nghĩa là thân năm uẩn hiện hữu là do duyên vào nơi ái và thủ mà sinh khởi.

[13] Tạp A Hàm 26, 30; Đại Chính 2; Trung A Hàm 21, Thuyết Xứ kinh; Trung A Hàm 52, Chu Na kinh, Đại Chính 1; Đại Tỳ bà sa 96, Đại Chính 27; Đại trí độ luận 19, Đại Chính 25; Du già sư địa luận 29, 57, 98, Đại Chính 30.

[14] Câu Xá Luận 23, tr 123a.Đại Chính 29.

[15] Đại Trí độ luận 11, tr 71b, Đại Chính 25.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 1636)
Mỗi người hiểu về nghiệp theo mỗi kiểu khác nhau tùy vào nhận thức và trải nghiệm bản thân, nhưng phần lớn vẫn chịu ảnh hưởng của cách hiểu trong dân gian về khái niệm của từ này.
(Xem: 1508)
Từ ngàn xưa cho đến thời điểm xã hội phát triển mạnh mẽ về mọi mặt như hiện nay, mặc dù nền văn minh có bước tiến bộ vượt bậc
(Xem: 1471)
iáo lý Duyên khởi được xem như chiếc chìa khóa mở ra kho tàng pháp bảo Phật giáo, vì có thể giải quyết những vấn đề của khổ đau, cả sự sanh ra hay chết đi của con người.
(Xem: 1487)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 1673)
Những nhu cầu của con người sinh học thì giản dị, khi đói chỉ mong được ăn, khi khát mong được uống, khi mệt mong được nằm,
(Xem: 1552)
Khi thân thể tiều tụy chỉ còn da bọc xương, những khổ thọ chết người đều đã trải qua,
(Xem: 1824)
Trong quá trình thuyết giáo của đức Phật, những lời dạy của Ngài không được lưu giữ dưới dạng văn bản chữ viết
(Xem: 1452)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 1371)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào cho thích hợp với căn cơ của mình
(Xem: 1512)
Trọng tâm của triết học Phật giáohọc thuyết nổi tiếng về tính không - rằng tất cả chúng sinhhiện tượng đều trống rỗng về bản chất hay bản chất cố hữu.
(Xem: 1734)
Vô phân biệt được nói đến nhiều lần trong Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật.
(Xem: 1517)
Theo lý Duyên Khởi của đạo Phật, tất cả vạn hữu vũ trụ được hình thành do yếu tố hòa hiệp của nhơn duyên và sẽ đi đến phân ly do duyên tan rã.
(Xem: 1537)
Cuộc chiến đấu mới–Sau khi Đức Phật nhập diệt, hình bóng của ngài vẫn hiện ra trong hàng thế kỷ trong một hang động–một hình bóng rất lớn
(Xem: 1651)
Như Nietzsche khuyên răn chúng ta hãy lại bắt đầu học làm mới bằng cách để ý đến những việc ‘tầm thường’ và sự vận hành của ‘thân’ để xác định
(Xem: 1585)
Tôi nghĩ là làm một việc có lý khi bác bỏ tuyên bố của Nietzsche rằng đạo Phật là một dạng của ‘thuyết hư vô thụ động,’ rằng đạo Phật truyền dạy
(Xem: 1634)
Đặt vấn đề có phải đạo Phật là một dạng của ‘Chủ thuyết hư vô thụ động’ có nghĩa là đặt vấn đề liệu summum bonum[1] của đạo Phật,
(Xem: 1717)
Dù có nhiều tác phẩm đa dạng về Phật học thích dụng ở Châu Âu thời kỳ trước Nietzsche,
(Xem: 1723)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại,
(Xem: 1699)
Hành giả tu hành muốn mau đạt đến kết quả như mình mong muốn thì, điều kiện tiên quyết trước hết là chúng ta cần phải chọn lựa pháp môn nào
(Xem: 1846)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(Xem: 1800)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
(Xem: 1896)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định.
(Xem: 1987)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh,
(Xem: 1716)
Thay vì tìm hiểu nguồn gốc tại sao phải chịu luân hồi sinh tử, con người không ngừng tìm kiếm căn nguyên của vũ trụ vạn vật, nơi mình sinh ra;
(Xem: 2097)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết
(Xem: 1844)
Danh từ nghiệp hay karma (skt.) được đề cập thường xuyên trong các luận giải về tư tưởng triết họctôn giáo Ấn-độ.
(Xem: 1917)
Tứ quả là bốn quả vị sai biệt của các bậc Thánh Thinh Văn thừa, tùy thuộc vào trình độ căn cơ của hành giả đã đạt được sau khi tu tập
(Xem: 2449)
Sau khi hoàng hậu Ma-da (Mayā) quá vãng, vua Tịnh Phạn (Suddhodana) tục huyền với Mahāpajāpatī Gotami và bà đã xuất gia
(Xem: 3050)
Kinh Pháp Hoa dạy rằng: “Đức Phật ra đời vì một đại nhân duyên. Đó là khai thị cho chúng sanh liễu ngộ Phật tri kiến nơi mình”.
(Xem: 3741)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(Xem: 1856)
Các câu hỏi, không khác với câu khẳng định, dựa trên các giả định.
(Xem: 2264)
Đối với những người nhìn vào Phật giáo qua phương tiện tiếng Anh, việc thực hành lòng từ bi và sự xả ly có thể không tương thích với nhau,
(Xem: 1947)
Từ khi đức Phật xác lập: “Mọi vật đều vô thường, mọi vật đều vô ngã”, thường được diễn tả với danh từ Sarvam Sùnyam (mọi vật đều Không).
(Xem: 1826)
Trong lịch sử Thiền Tông Việt Nam, Thiền sư Trần Thái Tông (1218-1277) được kể như một nhân vật vô cùng đặc biệt, với nội tâm giác ngộ cao siêu,
(Xem: 1842)
Trước đây qua giáo lý của Đức Phật chúng ta hiểu rằng Đạo Phật là đạo xây dựng trên nền tảng trí tuệ, tức dùng sự giác ngộ, hiểu biết
(Xem: 1836)
Thiền sư Trần Thái Tông (1218 -1277) một vị thiền sư siêu việt, ông vua anh minh, nhà tư tưởng lớn, một nhân cách cao cả.
(Xem: 2383)
Nhận thức rằng tất cả đều là giả tạm và cuộc đời là một nỗi khổ đau lớn, nên đức Phật mới đi tìm chân lýgiác ngộ chân lý.
(Xem: 2125)
Khi đức Phật còn tại thế, Ngài đã quy chế cho cộng đồng Tăng phải an cư ba tháng mùa mưa, ngày nay lịch an cư tùy hệ phái, từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy theo truyền thống Phật giáo Bắc phương;
(Xem: 2163)
Trung đạo là khái niệm được dùng khá nhiều trong Phật giáo. Tùy duyênTrung đạo được định nghĩa khác nhau,
(Xem: 1729)
Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh tập thứ 14. Kinh văn số 550 gồm 12 quyển. Chữ Hán từ trang 865 đến trang 894, gồm tất cả 29 trang.
(Xem: 2045)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(Xem: 2485)
Con người sống trong một thế giới mà đối với anh ta dường như là một cái gì đó hoàn toàn tách biệt với chính anh ta.
(Xem: 2611)
Nhân quả là một định luật tất yếu trong sự hình thành nhân sinh quan và vũ trụ quan qua liên hệ duyên khởi của cuộc sống con người, mà qua đó nhân quả được coi như là một luật tắc không thể thiếu được khi hình thành một xã hội nhân bản đạo đức.
(Xem: 2158)
Bất hạnh lớn nhất của Phật tử chúng ta là sinh ra vào một thời không có Phật. Một mất mát lớn, gần như không gì có thể thay thế. Hơn thế nữa, bất hạnh này đang trở thành một nỗi ám ảnhchúng ta không thể nào dứt bỏ trong cuộc hành trình dài, đơn độc qua bao vòng xoáy của kiếp người chúng ta không biết mình đang ở đâu và sẽ đi về đâu trong chuyến di này.
(Xem: 1660)
Nhân ngày húy nhật của Hòa thượng Thích Trí Thủ, một trong những vị tông sư hoằng truyền luật học Phật giáo thời cận đại, tôi trích đoạn trong tác phẩm lịch sử của tôi đang viết chưa hoàn thiện, có nhắc đến công trạng của ngài, như dâng lên tấm lòng tưởng niệm đến bậc Long tượng Phật giáo.
(Xem: 1974)
Trúc Đạo Sinh, người họ Ngụy 魏, sinh ra[1] khi gia đình cư ngụBành Thành 彭城, nay là Từ Châu 徐州 phía Bắc tỉnh Giang Tô 江蘇. Nguyên quán gia đình trước ở miền Tây Nam, tỉnh Hà Bắc, sau chuyển về huyện Cự Lộc 钜鹿.
(Xem: 2216)
Nói về vấn đề “trước nhất”, Kinh Phạm Võng với nội dung cốt yếu giới thiệu về quan điểm của các phái ngoại đạo, chính là bộ kinh đầu tiên trong Trường Bộ.
(Xem: 2068)
Lý tưởng về một vị Bồ tát bắt nguồn từ Phật giáo Nguyên thủy và được phát triển hoàn thiện trong tinh thần Phật giáo Đại thừa.
(Xem: 2091)
Khi học sinh từng người, từng người tốt nghiệp rời khỏi Phật học viện rồi, tôi bắt đầu xây dựng Biệt phân viện[1]khắp nơi, để ...
(Xem: 2464)
Xuất xứ của Bát Chánh Đạo có hai nguồn là nguồn từ Phật chứng ngộ mà thuyết ra và nguồn được kết tập lại từ các kinh điển. Phật thuyết từ chứng ngộ
(Xem: 3447)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(Xem: 2273)
Chúng ta đau khổ do vì vô minh, cho nên chúng ta cần phải đoạn trừ những quan điểm lệch lạc sai lầm và phát triển quan điểm đúng đắn.
(Xem: 1664)
Tôi kính lễ bái bậc Chánh giác, bậc tối thắng trong hết thảy các nhà thuyết pháp, đã thuyết giảng Duyên khởibất diệtbất sinh, bất đoạn và bất thường, bất nhất và bất dị, bất lai và bất xuất, là sự tịch diệt mọi hý luận, và là an ổn.
(Xem: 2159)
Lý tưởng giáo dục và những phương pháp thực hiện lý tưởng này, hiển nhiên Phật giáo đã có một lịch sử rất dài.
(Xem: 3305)
Tuệ Trung Thượng Sĩ (慧中上士), Thiền sư Việt Nam đời Trần (1230-1291) có viết trong bài Phóng cuồng ngâm (放狂吟):
(Xem: 2341)
Nhân loại luôn luôn hướng về sự hoàn thiện của chính mình trong tất cả mọi mặt, vật chấttinh thần.
(Xem: 2318)
Khi Thái tử Tất-đạt-đa nhận thấy tất cả mọi người dân đang chìm trong đau khổ, và ngay chính bản thân mình rồi cũng phải chịu qui luật già, bệnh, chết nên quyết chí xuất gia học đạo. Đức Phật thành đạo tại thế gian này và cũng hoằng pháp bốn mươi chín năm cũng tại thế gian này.
(Xem: 2148)
Có phải bạn rất đỗi ngạc nhiên về tiêu đề của bài viết này? Có thể bạn nghĩ rằng chắc chắn có điều gì đó không ổn trong câu chuyện này, bởi vì lịch sử về cuộc đời của đức Phật xưa nay không hề thấy nói đến chuyện đức Phật đi tới Châu Âu và Châu Phi. Bạn nghĩ không sai.
(Xem: 4888)
Tinh thần hòa hiệp là ý nghĩa sống lành mạnh an vui, tinh thần của một khối người biết tôn trọng ý niệm tự tồn, và xây dựng vươn cao trong ý chí hướng thượng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM