Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 75: Những giọt nước mắt vui sướng của Sudatta

12 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 14539)
Chương 75: Những giọt nước mắt vui sướng của Sudatta


Đường xưa mây trắng
theo gót chân Bụt

Thích Nhất Hạnh
Lá Bối Xuất Bản lần 2, 1992, San Jose, Cali, USA

--- o0o ---

15.

Chương 75

NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT SUNG SƯỚNG CỦA SUDATTA

Mười hôm sau, Bụt khoác y, ôm bát và rời thành Vương Xá. Người đi lên miền Bắc, vượt sông Hằng, tới thăm viếng chúng khất sĩtu viện Trùng Các, rồi người lại lên đường, hướng về thủ đô Savatthi. Mùa mưa sắp tới, và người cần về tu viện Cấp Cô Độc để kịp thời chuẩn bị cho khóa an cư. Theo người có đại đức Ananda, các đại đức Sariputta, Moggallana và khoảng ba trăm vị khất sĩ khác.

Tới Savatthi, Bụt về thẳng tu viện Jetavana. Các thầy chờ Bụt ở đây rất đông. Năm nay các vị khất sĩ và nữ khất sĩ về an cư rất đông. Tin tức về những cuộc biến động ở kinh đô Magadha ai cũng đã được nghe. Thấy Bụt về nguyên vẹn và khỏe mạnh, mọi người đều tỏ vẻ mừng vui. Ni sư Khema lãnh đạo một đoàn nữ khất sĩ đến thăm viếng Bụt. Năm nay bà được đưa lên làm vị lãnh đạo tối cao bên ni giới. Ni sư Pajapati đã viên tịch mười năm về trước.

Quốc vương Pesanadi nghe Bụt về cũng lập tức đến tu viện thăm người. Vua hỏi thăm Bụt về tình hình ở Rajagaha. Bụt thuật cho vua nghe nhiều chuyện, trong đó có buổi gặp gỡ giữa người và thái hậu Videhi em ruột của vua. Bụt cho vua biết là thái hậu vẫn được bình yên nhưng chắc là trong lòng còn nhiều sầu khổ, vua cho Bụt biết là vua đã gửi một sứ đoàn qua Rajagaha cách đây hơn một tháng, và yêu cầu Ajatasattu Videhiputta giải thích tại sao có chuyện giam giữ quốc vương Bimbisara và hai vị đại thần. Quốc vương Ajatasattu là cháu của vua. Vua bảo nếu cần thì Ajatasattu phải về Savatthi để trình bày mọi sự. Hiện vẫn chưa thấy sứ đoàn trở về. Vua cũng cho biết là để tỏ ý phản kháng hành động của quốc vương xứ Magadha, vua đã lấy lại thục ấp mà thượng hoàng đã tặng nước Magadha hơn sáu muơi mấy năm về trước, khi em gái vua về làm chánh hậu của vua Bimbisara. Thục ấp này thuộc địa phận Baranasi xứ Kasi.

Ngày an cư mùa mưa đã đến. Các trung tâm tu học ở vùng thủ đô và các vùng lân cận đều có đầy các vị khất sĩ và nữ khất sĩ cư trú. Cứ mười lăm hôm Bụt lại nói pháp thoại một lần tại Jetavana, và các giới khất sĩ cũng như nữ khất sĩ từ các trung tâm khác đều được tới tham dự. Pháp thoại của Bụt thường được nói vào buổi chiều, ngay sau giờ thọ thực, vì vậy các vị khất sĩ từ những trung tâm xa, đến ngày có pháp thoại, phải nghỉ khất thực để có thì giờ đi thẳng về tu viện. Các vị đại thích ở thủ đô cố gắng sắp đặt để cúng dường thực phẩm cho các vị ngay khi các vị tới tu viện, để các vị có đủ thời gian thọ thực và nghe pháp.

Pháp thoại đầu mà Bụt nói trong mùa an cư năm nay có đề tài là hạnh phúc. Bụt dạy hạnh phúc là có thật và ta có thể thực hiện được hạnh phúc ngay trong đời sống này nếu ta biết hành theo chánh pháp.

Trước hết Bụt cho biết hạnh phúc không phải là sự đam mê vào dục lạc. Dục làc có thể cho người một ảo tưởng về hạnh phúc, và thật sự chỉ là khổ đau. Người lấy ví dụ của một người bị bệnh hủi, bị bắt buộc vào sống biệt lập ở trong rừng. Người này luôn luôn cảm thấy ngứa ngáy xốn xang rất khó chịu. Ông ta đào một cái hố, chất cành khô và những gốc cây mục xuống hố và đốt cháy cho đến khi hố đầy than hồng, rồi ông ta đứng bên cạnh hố, đưa mình mẩy tay chân lên trên hố than để hứng lấy cái nóng của than lửa đang cháy. Trong khi làm như thế ông ta thấy rất đã ngứa và cảm thấy bớt khổ. Ngày nào không được hơ mình trên hố than rừng này, ông ta rất làm đau khổ. May mắn cho ông ta, mấy năm sau bệnh hủi của ông được chữa lành. Ông trở về sống đời sống bình thường trong thôn xóm. Một hôm ông ta vào rừng thấy mấy người có bệnh hủi đang đưa mình mẩy của họ hơ trên hố than rừng của họ. Ông thấy thương xót họ vô cùng. Hố than rừng nóng quá, tới gần ông chịu không nổi. Nếu có ai tới trì kéo ông, bắt ông tới gần hố than để đưa mình mẩy hơ lên trên than lửa, ông ta sẽ la tru tréo lên và phản đối kịch liệt. Cái mà ngày xưa ông cho là làm cho ông sung sướng, bây giờ đã trở thành một mói khổ đau của ông. Bụt nói: dục lạc cũng chỉ là một hố than hồng, chỉ có người bệnh mói thấy dục lạc là vui, những người lành mạnh đều phải xa lánh hố than của dục lạc.

Nếu đam mê dục lạc không phải là hạnh phúc thì cái gì là hạnh phúc? Bụt dạy: sống thư thái, tự do, tiếp xúc được với những mầu nhiệm của cuộc sống tức là có hạnh phúc, ý thức được những gì xảy ra trong giờ phút hiện tại; không tham đắm vào bất cứ pháp nào mà cũng không ghét bỏ bất cứ một pháp nào.

Người có hạnh phúc biết quý những gì mầu nhiệm đang xảy ra trong hiện tại; một làn gió mát, một buổi sáng đẹp trời, một bông hoa vàng, một cấy trúc tím, một nụ cười của trẻ thơ, một bữa com ngon. Ngưòi có hạnh phúc biết thưởng thức những thứ ấy nhưng không bị ràng buộc vào những thứ ấy. Thấy được vạn phápvô thườngvô ngã. Người ấy không nhận thức các pháp như những gì có thường và có ngã, do đó người ấy không bị ràng buộc bởi các pháp kia, không bị tham đắm vào các pháp kia. Không bị ràng buộc, không tham đắm, người ấy sống thảnh thơi, không lo âu, không sợ hãi. Biết rằng một bông hoa có thể sớm nở tối tàn, người ấy thấy được tự tính sinh diệt vô thường của các pháp cho nên không vì sự sinh diệt của vạn phápsầu khổlo âu. Cũng vì thế nên hạnh phúc của người ấy là hạnh phúc chân thật. Người ấy không lo âusợ hãi ngay về sự sinh diệt của chính mình.

Có người cho rằng muốn có hạnh phúc trong tương lai thì phải chịu khổ trong hiện tại, vì vậy họ hy sinh hiện tại bằng cách chịu khổ chịu cực, về tâm não cũng như về thể xác, để mua lấy hạnh phúc trong tương lai. Bụt dạy rằng sự sống chỉ có mặt trong giây phút hiện tại, hy sinh hiện tạiphế bỏ sự sống, Có người nghĩ muốn có an lạcgiải thoát trong tương lai thì phải hành hạ xác thân trong hiện tại. Nghĩ như thế, họ áp dụng những phép tu khổ hạnh, chịu đói khátđau đớn trong thân xác và trong tâm tư, dùng khổ đau trong hiện tại, để mua hạnh phúc trong tương lai. Bụt dạy lối tu hành đó không những làm cho người tu chịu đau khổ trong hiện tại mà còn gây đau khổ trong tương lai nữa.

Có người cho rằng đời sống quá ngắn ngủi, không nên nghĩ tới tương lai, phải tận lực hưởng thụ những thú vui dục lạc ngay trong giờ phút hiện tại, Bụt dạy rằng tham đắm vào dục lạc như thế cũng giống như nướng mình trên hố than rừng, hành động này đem lại khổ đau ngay trong hiện tại và cho cả tương lai.

Phương pháp tu học của Bụt vượt ra ngoài hai cách sống vừa kể. Bụt dạy rằng phép sống khôn ngoan nhất là phép sống đem lại hạnh phúc trong hiện tại mà cũng sẽ đem lại hạnh phúc trong tương lai.

Tu tập theo đạo giải thoát không phải là ép xác khổ hạnh để cầu mong một hạnh phúc tương lai. Khi vị khất sĩ ăn ngày một bữa, thực tập thiền tọa, thực tập thiền hành, thực tập Tứ Niệm Xứ, thực tập Tứ Vô Lượng Tâm, thực tập phép Quán Niệm Hơi Thở, vị khất sĩ ấy tạo hạnh phúc cho chính mình và cho những người xung quanh ngay trong giờ phút hiện tại. Ăn mỗi ngày một bữa có thể giúp cho cơ thể nhẹ nhàng, có thể cho ta nhiều thì giờ hơn để tu tập, để sống thoải máitự do, và để giúp ích cho người khác. Không lập gia đình, không có vợ con không phải là một sự ép xác khổ hạnh mà cũng là để có thể sống tự dothoải mái để có thời gian tu tập và giúp ích cho kẻ khác. Sống đời sống phạm hạnh, người khất sĩ phải thấy được niềm vui và hạnh phúc trong giây phút của cuộc sống hàng ngày. Nếu sống đời sống phạm hạnh mà thấy khổ đau, ép buộc, thiếu tự do, đó là đã sống không đúng theo tinh thần chánh pháp. Nhìn vào một vị khất sĩ sống đời sống phạm hạnh. Người ta phải thấy sự có mặt của sự thoải mái, sự thong dong và niềm an lạc. Nếp sống này đem lại hạnh phúc trong hiện tạichắc chắn cũng đem lại hạnh phúc trong tương lai.

Sau buổi pháp thoại, nữ cư sĩ Punnalakkhana xin đến viếng Bụt. Bà là nội trợ của cư sĩ Sudatta Anathapindika, người đã xây dựng tu viện Jetavana để cúng dường giáo đoàn khất sĩ. Nữ cư sĩ báo tin cho Bụt biết là cư sĩ Sudatta bị ốm đã hơn mười hôm nay, và rất khổ đau vì không đến dự được buổi pháp thoại này. Bệnh của cư sĩ càng ngày càng tăng chứ không thấy giảm. Cư sĩ rất sợ sẽ không được nhìn thấy mặt Bụt trước khi qua đời.

Ngày hôm sau, Bụt đi thăm cư sĩ Sudatta, cùng đi với người có hai đại đức Sariputta và Ananda, được thấy Bụt và hai đại đức, cư sĩ mừng rỡ. Ông ngồi trên một chiếc ghế dựa, nét mặt xanh xao, Bụt bảo:

- Sudatta, suốt đời ông đã sống một cuộc sống có ý nghĩa và có hạnh phúc. Ông đã làm vơi nổi khổ của biết bao nhiêu người. Danh từ Anathapindika mà thiên hạ tặng cho ông là một trong những bằng chứng lớn của sự thành công của ông. Tu viện Jetavana là một bằng chứng lớn khác. Ông đã đóng góp thật nhiều để pháp âm của đạo giác ngộ được truyền đi khắp chốn. Ông đã sống theo chánh pháp, đã tạo được hạnh phúc cho bản thân, cho gia đình và cho rất nhiều người trong xã hội. Bây giờ ông nên tĩnh dưỡng, tôi sẽ nhờ đại đức Sariputta thỉnh thoảng tới thăm ông và hướng dẫn sự tu học cho ông. Ông không nên cố gắng để tìm lên tu viện, bởi vì di chuyển như thế sẽ làm cho ông mất sức nhiều quá.

Cư sĩ Sudatta chắp tay tạ ơn Bụt.

Mười lăm hôm sau, vào giờ pháp thoại, Bụt nói về đời sống người tại gia, về hạnh phúc chân thực mà người cư sĩ có thể thực hiện ngay trong đời sống hiện tại.

Bụt ôn lại những nguyên tắc sống “hạnh phúc trong hiện tại, hạnh phúc trong tương lai” mà người đã diễn bày trong kỳ pháp thoại trước, rồi người nói:

- Vị khất sĩ sống đời sống phạm hạnh là để có an lạc hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại, và nếp sống phạm hạnh ấy chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc hạnh trong tương lai, nhưng không phải chỉ người xuất gia mới sống được theo nguyên tắc ấy.

Những người của sĩ sống ở thành thị và trong xóm làng cũng có thể theo nguyên tắc ấy của chánh pháp mà làm cho đời sống càng ngày càng có thêm hạnh phúc. Trước hết là đừng vì ước muốn làm giàu mà chúi đầu vào công việc, bỏ mất cơ hội tạo hạnh phúc cho mình và cho gia đình mình trong giờ phút hiện tại. Hạnh phúc trước hết là sự tỉnh thức. Một cái nhìn đầy hiểu biết, một nụ cười bao dung, một câu chuyện nói thương yêu, một bữa cơm quây quầy trong đầm ấm và tỉnh thức ... đó là hạnh phúc trong hiện tại. Nuôi dưỡng sự tỉnh thức trong hiện tại, ta sẽ tránh không gây khổ đau cho ta và cho những người sống chung quanh, ta và bên cạnh ta. Bằng cái nhìn, bằng lời nói, bằng nụ cười, bằng những cử chỉ săn sóc nhỏ, ta tạo ra hạnh phúc cho ta và cho một người ngay trong giây phút hiện tại. Hạnh phúc này không cần đến giàu sangdanh vọng.

Bụt kể cho đại chúng nghe câu chuyện của Sigala, một người gia chủ trẻ tuổi mà Bụt gặp ở thành phố Rajagaha nhiều năm về trước.

Buổi sáng nọ, khoác y, mang bát và rời tu viện Trúc Lâm lúc trời mới rạng sáng. Người gặp một chàng trai tên Sigala, con của một thương gia sống ở ngoại ô thành phố. Sigala đang đứng ở ngoài trời và đang cúi lạy sáu phương Đông, Tây, Nam, Bắc, Thượng và Hạ một cách cung kính.

Bụt tới gần và hỏi chàng lạy như thế để làm gì, Sigala thưa là từ hồi còn bé, chàng đã được thân phụ dạy mỗi buổi sáng phải ra lạy sáu phương. Chàng chỉ biết vâng lời cha, sáng nào cũng ra lạy như thế, nhưng không biết để làm gì. Bụt nói: lạy như thế là thực tập một lối sống có thể đưa tới hạnh phúc trong hiện tại và trong tương lai. Người dạy rằng lạy phương Đông là để quán chiếu cách đối xử với ơn cha mẹ, lạy phương Nam là để quán chiếu cách đối xử với ơn sư trưởng, lạy phương Tây là để quán chiếu cách đối xử với tình vợ con, lạy phương Bắc là để quán chiếu cách đối xử với tình bè bạn, lạy phương Hạ là để quán chiếu cách đối xử với người cộng sự, lạy phương Thượng là để quán chiếu cách đối xử với những bậc hiền nhân.

Bụt lại dạy Sigala về phép thọ trì năm giới, phép quán chiếu để đừng vội vã hành động khi trong tâm có tham dục, giận hờn, si mêsợ hãi. Bụt dạy Sigala tránh xa sáu loại hành động có thể đưa đến sự tán gia bại sản: không say sưa, không đi lang thang trong thành phố vào giờ khuya khoắt, không lui tới những chốn cờ bạc, không lui tới những nơi ăn chơi trác táng, không la cà với những bạn xấu và không lười biếng ỷ lại.

Bụt lại dạy cho Sigala biết phân biệt thế nào là một người bạn tốt. Người nói:

- Một người bạn tốt là một người đối xử với mình một cách chung thủy, khi mình giàu sang hoặc sa sút, hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại, đắc thế hoặc thất thế thì người bạn ấy vẫn không hề thay đổi. Người bạn ấy biết lắng nghe và chia xẻ những buồn đau của mình, nói cho mình nghe những lo lắng và buồn vui của người ấy. Một người bạn tốt là một người bạn biết vui cái vui của mình và buồn cái buồn của mình.

Kể xong chuyện Sigala, Bụt nói:

- Hạnh phúc chân thật là một điều có thể thực hiện ngay trong đời này nếu ta quy tụ được càng nhiều càng tốt những điều kiện sau đây:

1.- Được thân cận với những người hiền đức, có khả năng xa lánh được những kẻ đang đi trên con đường sa đọa.

2.- Được sống trong một môi trường thuận tiện cho sự tu họcsự tạo tác những nhân lành.

3.- Được có cơ hội thêm về giáo pháp, về giới luật, về công nghệ và về ngôn ngữ văn chương.

4.- Được phụng dưỡng mẹ cha và có thời giờ để ý săn sóc vợ chồng con cái của mình.

5.- Được chia xẻ thì giờ, tài vật và hạnh phúc với kẻ khác.

6.- Được có cơ hội vun trồng đạo đức, xa lánh hẳn rượu chè cờ bạc.

7.- Được thực tập un đúc các đức khiêm nhượng, biết ơntri túc của đạo giác ngộ.

8.- Được thân cận với các vị khất sĩhọc hỏi đạo lý.

9.- Được sống một cuộc sống trong sạch theo nguyên tắc Bốn Sự Thật.

10.- Được học cách thiền quán để tháo bỏ những phiền nãoưu sầu trong cuộc sống.

Tới đây, Bụt mở lời khen những cư sĩ đã và đang sống theo chánh pháp trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đìnhxã hội, Bụt đặc biệt nhắc tới cư sĩ Sudatta Anathapindika. Bụt nói Sudatta là người đã quy tụ được nhiều điều kiện để làm cho đời sốngý nghĩa, có hạnh phúc và có lợi ích cho nhiều người. Đạo tâm của Sudatta rất lớn và cuộc đời của Sudatta đã được hướng dẫn bởi những nguyên tắc của chánh pháp, Bụt nhấn mạnh rằng có những người giàu có hơn Sudatta nhiều gấp bội, nhưng đứng về phương diện hạnh phúc thì không thể nào so sánh được với Sudatta.

Hôm ấy nội trợ của cư sĩ Sudatta là Punnalakkhana cũng có mặt trong buổi pháp thoại. Nghe Bụt nói, bà cảm động đến rơi nước mắt, bà đứng dậy và tắc bạch:

- Thế Tôn, cuộc sống của người cư sĩ có nhiều khi thật bận rộn, nhất là khi mình được thừa hưởng một gia sản lớn. Con thấy khi mình có một cơ nghiệp bình thường, sự tu đạo sẽ dễ dàng hơn. Nhìều khi nhìn những vị khất sĩ không nhà, không cửa, không vợ, không con, cầm một chiếc bình bát, đi thong dong trên nẻo đường khất thực, chúng con thấy thèm muốn sự thảnh thơi ấy một cách lạ kỳ. Chúng con ước muốn được sống như thế, nhưng mà chúng con có nhiều sợi dây ràng buộc quá, biết làm sao?

Bụt dạy:

- Nữ cư sĩ Punnalakkana! Vị khất sĩ cũng có nhiều trách nhiệm chứ không phải không. Nếp sống phạm hạnhnếp sống buộc vị khất sĩ phải an trú ngày đêm trong chánh niệm, trong giới luật. Người khất sĩ lại còn phải nghĩ đến trách nhiệm độ sinh.

Các vị cư sĩ! Như lai đã tìm ra một phương cách để quý vị có thể lâu lâu, hoặc nửa tháng một lần, được sống giống như các vị khất sĩ. Phương cách đó là Bát Quan Trai giới. Các vị có thể đến chùa thọ tám giới, sống trong thời gian trọn vẹn một ngày một đêm, ngày ăn một bữa, thực tập thiền tọa, thiền hành, sống trong phạm hạnh, tỉnh thức, tinh cần, thong dongan lạc, giống hệt như các vị khất sĩ. Sau thời gian một ngày, một đêm sống như thế, các vị lại xả giới và trở về đời sống thế gian, chỉ giữ lại năm giới và ba sự quay về nương tựa.

Các vị khất sĩ! Như lai sẽ báo tin để tất cả các vị khất sĩ biết về pháp chế Bát Quan Trai này. Quý vị có thể tổ chức tu tập Bát Quan Trai tại chùa hay ngay trong nhà quý vị, và các vị khất sĩ có thể được mời để tuyên giới, hướng dẫn và dạy dỗ trong các ngày tu Bát Quan Trai.

Punnalakkhana sung sướng hỏi Bụt:

- Bạch Thế Tôn, tám giới của pháp chế Bát Quan Trai là tám giới nào, tại sao gọi là quan, tại sao gọi là trai, xin Thế Tôn khai thị cho chúng đệ tử biết.

- Tám giới là: không sát hại sinh mạng, không trộm cướp, không dâm dục, không vọng ngữ, không uống rượu, không trang sức, không nằm và ngồi trên giường chiếu sang trọng và không sử dụng tiền bạc. Tám giới ấy là để phòng ngừa sự phát sinh của vọng niệm và tạp niệm trong thời gian tu tập nên gọi là quan. Quan có nghĩa là phòng ngừa, còn trai có nghĩa là chỉ ăn một bữa trước giờ ngọ, để có thì giờ tu tập.

Được biết thiết chế phép Bát Quan Trai, giới cư sĩ hôm ấy rất lấy làm sung sướng.

Mười hôm sau, người nhà của cư sĩ Sudatta tới tìm đại đức Sariputta, báo tin là bệnh tình của cư sĩ trở nặng.

Đại đức rủ đại đức Ananda cùng đi. Cư sĩ Sudatta nằm trên giường bệnh để tiếp hai vị đại đức. Người nhà nhắc ghế để hai đại đức ngồi gần bên giường.

Biết cư sĩ không sống được bao nhiêu ngày nữa, đại đức Sariputta khai thị:

- Cư sĩ Sudatta, ông nên quán tưởng như sau: mắt, không phải là tôi, tai không phải là tôi, mũi, lưỡi thân cũng không phải là tôi.

Đợi cư sĩ quán tưởng xong, đại đức nói:

- Cư sĩ tiếp tục quán tưởng; những gì tôi thấy không phải là tôi, những gì tôi nghe không phải là tôi, những gì tôi ngửi, nếm, xúc chạm cũng không phải là tôi.

Rồi đại đức dạy cho cư sĩ quán chiếu vô ngã trong sáu thức: cái thấy không phải là tôi, cái nghe không phải là tôi, tri giác, vị giác, xúc giácý thức cũng không phải là tôi. Đại đức nói:

- Sáu căn, sáu trần và sáu thức không phải là tôi. Sáu đại là đất, nước, lửa, gió, không giantâm thức cũng không phải là tôi. Tôi không bị ràng buộc và hạn cuộc trong những yếu tố ấy. Tôi không bị sinh tử ràng buộchạn chế. Sinh tử không chạm được tới tôi. Tôi mỉm cười, bởi vì tôi không sinh cũng không diệt. Sinh không làm cho tôi có, tử không làm cho tôi không.

Thực tập tới đó, cư sĩ Sudatta khóc. Nước mắt chảy ràn rụa trên hai má ông.

Đại đức Ananda hỏi:

- Sao, cư sĩ có tiếc nuối không, cư sĩ quán chiếu không thành công hả?

- Thưa đại đức, Ananda, con không tiếc nuối, con quán chiếu rất thành công. Con khóc vì con cảm động quá. Con được phụng sự Bụt và gần gũi các vị khất sĩ đã hơn ba mươi năm nay, vậy mà chưa bao giờ con được nếm giáo lý thậm thâm vi diệu như hôm nay.

- Cư sĩ Sudatta, giáo lý này các vị khất sĩ và nữ khất sĩ được nghe đức Thế Tôn giảng dạy luôn.

- Thưa đại đức, Ananda, đệ tử của cư sĩ chúng con có người cũng có thể nghe, hiểu và hành được giáo lý thậm thâm này. Xin đại đức Ananda bạch với Bụt để người cho phép giới cư sĩ chúng con được nghe, hiểu và thực hành giáo lý thậm thâm đó.

Cư sĩ Sudatta từ trần ngay buổi chiều hôm ấy. Các đại đức Sariputta và Ananda đã ở lại hộ niệm rất lâu cho cư sĩ.

Gia đình của cư sĩ Anathapindika là một gia đình cư sĩ kiểu mẫu. Tất cả mọi người trong gia đình từ cha mẹ đến con cái, người nào cũng có đức tin vững chải nơi Bụt, người nào cũng siêng năng học hỏi giáo lý và đem áp dụng vào cuộc đời. Trước đây mấy hôm, cư sĩ được biết tin rằng con gái út của mình là Sumagadha, lấy chồng ở xứ Anga, đã hóa độ được rất nhiều dân chúng trong vùng theo Bụt. Chồng của cô trước đó là một vị quan tổng trấn ở xứ Anga, tín đồ của phái du sĩ lõa hình. Lần đầu được chồng ép đi thăm các vị du sĩ này, cô đã khéo léo từ chối. Với sự hiểu biết vững vàng về đạo Bụt, cô đã từ từ cảm hóa được quan tổng trấn và mang được giáo lý Bụt vào đời sống của dân chúng trong vùng.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 32194)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 30400)
Thiền Quán là tri nhận Giác Thức thành Giác Trí. Giác Thức và Giác Trí được quán tưởng theo thời gian. Khi Tưởng Tri thì Thức và Trí luôn nối tiếp nhau làm cho ta có tư tưởng...
(Xem: 30663)
Một cách tự nhiên, cảm xúc có thể tích cựctiêu cực. Tuy nhiên, khi nói về sân hận hay giận dữ, v.v..., chúng ta đang đối phó với những cảm xúc tiêu cực.
(Xem: 21019)
Gốc rễ của tất cả những tâm thức phiền não tiêu cực là sự dính mắc, thủ trước, hay chấp ngã của chúng ta với những thứ, những vật, những sự kiện như tồn tại thực sự.
(Xem: 20203)
Nguyện mang lại an vui, Cho tất cả chúng sinh. Tôi xin yêu thương họ, Với tất cả lòng tôi.
(Xem: 19440)
Tâm vốn không thiện không ác, chỉ vì có Hành nên có thức qua trung gian của Tâm mà ta gọi Tâm thiện tâm ác. Gọi như thế là ta gọi cái trạng thái của thức mà thôi.
(Xem: 24395)
Để có thể ý thức được sự kiện tất cả các hiện tượng ảo giác đều không khác nhau trên phương diện tánh không, thì nhất thiết phải tập trung sự suy tư thẳng vào tánh không.
(Xem: 30662)
Sự giác ngộ đem lại lợi ích thực sự ngay trong kiếp sống này. Khi đề cập đến Pháp hành ta nhất thiết phải tìm hiểu qui trình tu tập hợp lý và hợp với giáo huấn của Đức Phật.
(Xem: 15689)
Người Phật tử ngày nay, nếu có một tiêu chuẩn nào cần nhớ và suy xét kĩ lưỡng trên bước đường tu học của mình, thì có lẽ đó là Trung Đạo.
(Xem: 27789)
Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
(Xem: 19768)
Từ bi là một phản ứng của tâm thức khi nó không thể chịu đựng nổi trước những cảnh khổ đau của người khác và phát lộ những ước nguyện mãnh liệt...
(Xem: 15579)
Qua tinh thần kinh Hiền Nhân, chúng ta nhận ra một cái nhìn về đạo đức Phật giáo trong việc ứng xử giữa người với người, là một bài học quý giá...
(Xem: 23256)
Số đông quần chúng cần một thời gian dài mới quen thuộc với ý niệm về tái sinh. Tôi cũng đã trải qua nhiều giai đoạn trong tiến trình đưa đến sự xác tín vào tái sinh.
(Xem: 23572)
Con đường tâm linhchúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
(Xem: 17532)
Năm uẩn của chúng ta -- thân thể, cảm giác, nhận thức, thúc đẩy, thức: chúng là đất sét mà chúng ta nhào nặn và tạo hình qua sự thực tập thành một vị bồ tát...
(Xem: 15695)
Giải thoát sanh tử không phải là hiện đời không chết, không phải là sống mãi ở vị lai, mà là những khổ sanh tửvị lai không còn sanh khởi nữa...
(Xem: 21876)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
(Xem: 38010)
Bộ Mật Tông - Gồm có 4 tập - Soạn giả: Thích Viên Đức
(Xem: 22175)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 23258)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 21353)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 28421)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạchạnh phúc...
(Xem: 32552)
Cho đến nay Phật giáo đã tồn tại hơn 2.500 năm, và trong suốt thời kỳ này, Phật giáo đã trải qua những thay đổi sâu xa và cơ bản. Để thuận tiện trong việc xem xét, lịch sử Phật giáo có thể được tạm chia thành bốn thời kỳ.
(Xem: 25183)
Với đạo Phật qua thời giankhông gian giáo thuyết của Phật vẫn không mai một mà còn được truyền bá ngày càng sâu rộng. Bởi lời Phật dạy là một chân lý muôn đời...
(Xem: 34687)
Trong suốt cuộc đời hóa độ, số người qui hướng về đức Thế Tôn nhiều đến nỗi không đếm hết được; riêng chúng đệ tử xuất gia, cả tăng lẫn ni, cũng phải hàng vạn.
(Xem: 22947)
ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI, cống hiến con người một phương châm giải thoát chân thật, đem lại sự ích lợi cho mình, cho người và kiến tạo một nền tảng hòa bình vĩnh viễn...
(Xem: 27723)
Khi đối diện với việc cầu nguyện, chúng ta thường có nhiều nghi vấn. Nghi vấn đầu tiên là cầu nguyện có kết quả không?
(Xem: 31310)
Ít người muốn đối diện với sự thật là các ý nghĩ và cảm nhận của họ đều vô thường. Tuy nhiên, một khi đã biết được như thế rồi thì ít ai có thể phủ nhận sức mạnh của sự thật này...
(Xem: 13599)
Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh.
(Xem: 25190)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27839)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 22096)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 20733)
Trước khi vào nội dung đề tài lần này thì có một nghi vấn đã được đặt ra như sau: "Mục tiêu của đạo Phật vốn là để giải thoát hành giảchúng sinh khỏi đau khổ luân hồi...
(Xem: 22217)
Đạo Phật đã hình thành và phát triển hơn 2500 năm, cho đến nay, tôn giáo này đã đang được sự chú ý nghiên cứu ứng dụng của các nhà khoa học.
(Xem: 27140)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 24152)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 21899)
Sự hiểu biết về sự vật hiện tượng thông thường đơn thuần chỉ là trí tuệ thế gian. Liệu loại trí tuệ này có thực sự giúp ta tiến bước trên con đường giác ngộ hay không...
(Xem: 14715)
Đức Phật là vị A-la-hán đầu tiên. Các vị A-la-hán đệ tử của ngài đều giống ngài và các vị Bồ-tát ở chỗ sau khi chứng đạt giải thoát, tiếp tục cứu độ nhân loại...
(Xem: 23156)
Chết là một phần tự nhiên của sự sống, mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn. Theo tôi thì có hai cách để xử với cái chết trong khi ta còn sống.
(Xem: 24031)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
(Xem: 21110)
Tâm giác ngộ còn được gọi là Bồ đề tâm (Bodhicitta). Trong tiếng Phạn, “citta” là tâm và “Bodhi” là giác ngộ. Bodhicitta có thể được dịch là tâm hiểu biết hoặc tâm chứa đầy hiểu biết.
(Xem: 14203)
Nghiệp một phần được biểu hiện qua quy luật nhân quả. Những gì chúng ta đang trải qua là kết quả của các nghiệp nhân do chính ta đã tạo trước kia.
(Xem: 19943)
Có rất nhiều loại cảm xúc khác nhau, và chúng đều là sự phóng chiếu của tâm. Các cảm xúc vốn không tách rời khỏi tâm, nhưng vì chúng ta chưa nhận được bản chất tâm...
(Xem: 22507)
Nền tảng những lời dạy của Đức Phậtphật tính. Và cũng do phật tínhĐức Phật đã ban cho những lời giảng. Mọi chúng sinh đều có khả năng để hoàn thiệnđạt được giác ngộ.
(Xem: 14076)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
(Xem: 28054)
Để hiểu Đạo Phật là gì? Ta hãy gạt mọi thiên kiến chỉ cần tìm sâu vào nguồn giáo lý cao đẹp ấy, một nền giáo lý xây dựng trên sự thật để tìm hiểu sự thật, do đức giáo chủ Thích Ca Mâu Ni sáng lập... HT Thích Đức Nhuận
(Xem: 22824)
Tái sinh và nghiệp là những vấn đề liên quan đến nhau gắn liền với mỗi cuộc đời. Mỗi khoảnh khắc là sự nối tiếp của khoảnh khắc trước đó...
(Xem: 28211)
Bởi vì niềm hạnh phúc và chính sự tồn tại của chúng ta là kết quả của sự giúp đỡ bảo bọc của mọi người, chúng ta phải phát huy thái độ cư xử tốt đẹp của mình đối với mọi người xung quanh.
(Xem: 10989)
Nếu chúng ta sống với tâm hồn vô tư, biết vận dụng thời gian vào những việc làm có ích, quảng kết thiện duyên, tất nhiên thời gian đó là thời gian hữu ích phú quý.
(Xem: 28514)
Hai mươi bốn bài pháp thoại trong quyển sách này được giảng theo tinh thần của Kinh Đại Bát Niết Bàn, chú trọng vào sự thực hành nơi bản thân, 'xem Pháp là nơi nương trú, là hải đảo của chính mình".
(Xem: 31577)
Trong khi Đức Phật tạo mọi nỗ lực để dẫn dắt hàng đệ tử xuất gia của Ngài đến những tiến bộ tâm linh cao cả nhất, Ngài cũng nỗ lực để hướng dẫn hàng đệ tử cư sĩ tiến đến sự thành công...
(Xem: 26179)
Tu họchành trì giáo pháp của Phật dạy là dấn bước vào một cuộc chiến đối kháng giữa hai lực lượng tiêu cực của nội tâm. Hành giả cần truy cầu để khai trừ mặt tiêu cực...
(Xem: 14958)
"Người ta không bao giờ tắm hai lần trên một con sông" triết gia Hy Lạp cổ đại Hêraclitôxơ đã nói như vậy cách đây 2.500 năm.
(Xem: 28048)
Trong phần thứ nhất, Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng về Bồ-đề tâm và cách tu tập của những người Bồ-tát. Trong phần thứ hai, Ngài giảng về Triết lý của Trung Đạo.
(Xem: 7444)
Phật GiáoTâm Lý Học Hiện Đại do ban biên tập của Bồ Đề Học Xã biên soạn, là một tài liệu giá trị cho những ai muốn tìm hiểu sự khác và giống giữa Phật PhápTâm lý Học Trị Liệu Tây phương.
(Xem: 25363)
Phật Pháp là một hệ thống triết họcluân lý truyền dạy con đường duy nhất dẫn đến Giác Ngộ, và như vậy, không phải là một đề tài để học hỏi hay nghiên cứu suông...
(Xem: 20704)
Hễ nói đến Giáo pháp của đức Phật, chúng ta không thể không nói đến pháp Duyên khởi hay nguyên lý Duyên khởi (Pratìtyasamutpàsa).
(Xem: 21132)
Sách này có hai phần: Đạt-lại Lạt-ma tại Harvard, bao gồm các khóa trình được thực hiện tại đại học Harvard, được giáo sư Jeffrey Hopkins dịch từ Tạng sang Anh ngữ...
(Xem: 12238)
Thực tế, Đức Phật xác nhận rằng cả nữ và nam có một cơ hội bình đẳng và khả năng để thực hành giáo pháp và để thành đạt mục tiêu tu tập.
(Xem: 11914)
Mục đích của Ðạo Phật là giải thoátgiác ngộ, và chỉ có trí tuệ mới là phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoátgiác ngộ.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant